You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thuỳ Lê


MỤC TIÊU

1 Trình bày được chức năng sinh lý của các tạng


Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.

Vận dụng được học thuyết tạng tượng trong giải


2 thích, chẩn đoán các hội chứng bệnh lý theo YHCT.
1. ĐẠI CƯƠNG

TẠNG • Các tổ chức, cơ quan trong cơ thể.

• Biểu tượng về hình thái, sinh lý, bệnh lý


TƯỢNG
của nội tạng phản ánh ra bên ngoài.

HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG nghiên cứu hoạt động của các
tạng phủ trong cơ thể lúc bình thường cũng như lúc có bệnh
1. ĐẠI CƯƠNG
NGŨ TẠNG LỤC PHỦ
Tâm Tiểu trường
Can Đởm
Tỳ Vị
Phế Đại trường
Thận Bàng quang
(Tâm bao) Tam tiêu

Tàng trữ, quản lý Chứa đựng, chuyển


vận, truyền tống
NGŨ TẠNG
CAN

THẬN TÂM

PHẾ TỲ
Ngũ hành
Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
Hiện tượng
Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
Ngũ thể Cân Mạch Cơ nhục Da lông Cốt tủy
Ngũ khiếu Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận Mừng Lo nghĩ Buồn Sợ
2. CÁC TẠNG - TÂM
Chức năng sinh lý:

Tàng thần

TÂM Khai khiếu ra lưỡi

Chủ huyết mạch,


biểu hiện ra mặt
2. CÁC TẠNG - TÂM
Tâm chủ thần chí, tâm tàng thần:
Chứng bệnh: Hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, hôn
mê, cười nói huyên thuyên
2. CÁC TẠNG - TÂM
Tâm chủ huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt:
Chứng bệnh: Sắc mặt nhợt nhạt, kém tươi.
2. CÁC TẠNG - TÂM
Tâm khai khiếu ra lưỡi:
- Đầu lưỡi đỏ tâm nhiệt
- Chất lưỡi nhợt tâm huyết hư
- Chất lưỡi xanh có điểm ứ huyết tâm huyết ứ trệ
2. CÁC TẠNG - TÂM
Tâm bào lạc:
- Là tạng phụ ở bên ngoài
bảo vệ cho tâm.
- Triệu chứng tương đối
giống của tâm
2. CÁC TẠNG – TÂM

Tâm khí hư: khí đoản, tinh thần Tâm dương hư: mệt mỏi vô lực,
mệt mỏi, tự hãn, vận động ra nhiều sắc mặt xanh tái, người lạnh,
mồ hôi hơn, mạch hư. chân tay lạnh.

BIỂU HIỆN BỆNH LÝ


Hồi hộp trống ngực, ngủ kém

Tâm âm hư: ngũ tâm phiền nhiệt, Tâm huyết hư: hoa mắt chóng
miệng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế mặt, sắc mặt nhợt, môi lưỡi nhợt,
sác. mạch tế vô lực.
2. CÁC TẠNG - CAN
Chức năng sinh lý:
Chủ cân, biểu hiện ra
Tàng huyết móng tay, móng chân

CAN

Chủ sơ tiết Khai khiếu ra mắt


2. CÁC TẠNG - CAN
• Can chủ tàng huyết:
- Tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể
- Chứng bệnh: hoa mắt, chóng mặt, tay chân co
quắp, run, kinh nguyệt ít, bế kinh…
2. CÁC TẠNG - CAN
• Can chủ sơ tiết:
- Chức năng sơ thông khí huyết, thông điều khí cơ.
- Chứng bệnh: ngực sườn đầy tức, u uất, thở dài,
cáu gắt, nóng tính, hoa mắt, chóng mặt…
2. CÁC TẠNG - CAN
Can chủ cân, biểu hiện ra móng tay, móng chân:
- Can đưa huyết đến nuôi dưỡng cho cân.
Móng tay móng chân là phần thừa của cân.
- Chứng bệnh: run chân tay, liệt cứng, co duỗi khó khăn
hoặc co quắp, co giật, móng khô mỏng dễ gãy
2. CÁC TẠNG - CAN
• Can khai khiếu ra mắt:
- Can tàng huyết, kinh can có nhánh đi lên mắt
- Chứng bệnh:
+ Can huyết bất túc quáng gà, không nhìn rõ.
+ Can dương vượng hoa mắt chóng mặt.
2. CÁC TẠNG - CAN
Can
khí uất
kết

Can
Biểu
Can
dương
vượng
hiện âm hư
bệnh lý
Can
huyết

TÌNH HUỐNG
Bệnh nhân nam, 42 tuổi, nghề nghiệp thủ quỹ, thời gian
gần đây do áp lực công việc nhiều, bệnh nhân thường
xuyên cáu gắt, có lúc thấy vùng ngực sườn tức nặng
như có người bó chặt, miệng đắng, hay thở dài.
• Các triệu chứng trên liên quan đến tạng phủ nào?
• Nếu bệnh ảnh hưởng đến tạng mẹ của tạng bị bệnh,
anh/chị cần khai thác thêm các triệu chứng liên quan
đến tạng phủ nào?
• Nếu bệnh đã ảnh hưởng đến tạng con thì bệnh nhân
có thể có thêm triệu chứng gì?
2. CÁC TẠNG – TỲ
Chức năng sinh lý:
Chủ vận hóa đồ ăn,
Thống huyết thức uống

TỲ
Khai khiếu ra miệng,
Chủ cơ nhục, tứ chi biểu hiện ra môi
2. CÁC TẠNG – TỲ
• Tỳ chủ vận hóa đồ ăn, vận hóa thủy thấp:
- Vận hóa đồ̀ ăn: tiêu hóa vận chuyển các chất
dinh dưỡng của đồ ăn thành khí huyết đi nuôi cơ thể.
Chứng bệnh: ăn kém, đầy bụng, chướng bụng, chậm
tiêu, ỉa chảy, sống phân, gầy sút…
- Vận hóa thủy thấp: tỳ đưa nước và tinh hoa
của đồ ăn lên phế, đi nuôi dưỡng cơ thể rồi chuyển
xuống thận ra bàng quang bài tiết ra ngoài
Chứng bệnh: phù thũng, ỉa chảy, cổ trướng…
2. CÁC TẠNG – TỲ

• Tỳ chủ thống huyết:


- Làm huyết dịch chảy trong lòng mạch.
- Chứng bệnh: thổ huyết, tiện huyết,
băng huyết, chảy máu cam...
2. CÁC TẠNG – TỲ

• Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi:


- Chứng bệnh: cơ nhục nhẽo, tứ chi
mệt mỏi, gây ra các chứng sa: sa sinh dục,
sa trực tràng, sa dạ dày...
2. CÁC TẠNG – TỲ

• Tỳ khai khiếu ra miệng, biểu hiện ra môi:


- chứng bệnh: chán ăn, miệng nhạt,
môi nhợt.
2. CÁC TẠNG – TỲ
Biểu hiện bệnh lý: ăn kém
- Tỳ khí hư: nhạt miệng, chán ăn, mệt mỏi, thở
ngắn ngại nói, sắc mặt vàng, cơ nhục teo nhẽo,
có thể gặp các chứng sa, phụ nữ gặp rong kinh
hoặc kinh quá nhiều, chất lưỡi bệu, rêu ướt,
mạch trầm nhược,…
- Tỳ dương hư: đau bụng, đầy bụng, chườm ấm
đỡ đau, ỉa chảy, người lạnh, tay chân lạnh, lưỡi
nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì…
2. CÁC TẠNG – PHẾ
Chủ khí, chủ hô hấp
Chức năng sinh lý:

Chủ bì mao

PHẾ Thông điều thuỷ đạo

chủ tuyên phát, túc giáng


khai khiếu ra mũi, chủ
về tiếng nói
2. CÁC TẠNG – PHẾ
• Phế chủ khí, Phế chủ hô hấp:
- là nơi chứa khí, trao đổi thanh khí và trọc khí.
Chứng bệnh: khó thở, thở nhanh, hơi thở ngắn,
tiếng nói nhỏ, yếu.
2. CÁC TẠNG – PHẾ
• Phế chủ tuyên phát, túc giáng:
- Tuyên phát: thúc đẩy khí huyết, tân dịch phân bố
toàn thân.
- Túc giáng: đưa Phế khí đi xuống.
Chứng bệnh: tức ngực, ngạt mũi, khó thở, hen suyễn
2. CÁC TẠNG – PHẾ
• Phế chủ bì mao:
- đóng mở lỗ chân lông, ôn dưỡng bì mao và chống
lại sự xâm nhập của ngoại tà.
Chứng bệnh: cảm mạo
2. CÁC TẠNG – PHẾ
• Phế thông điều thủy đạo:
Tuyên phát: nước được đưa ra ngoài cơ thể bằng
đường mồ hôi.
Túc giáng: phế đưa nước xuống thận, bàng quang
bài tiết ra ngoài.
2. CÁC TẠNG – PHẾ
Biểu hiện bệnh lý: ho
➢Phế khí hư: ho, thở ngắn, ngại nói, tiếng nói nhỏ, người mệt, tự ra
mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, thở nhanh, chất lưỡi nhạt, mạch hư
➢ Phế âm hư: hai gò má đỏ, ho lâu ngày, ho không có đờm hoặc ít
đờm dính, họng khô ngứa, người gầy, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi hơi
đỏ, ít rêu, mạch tế sác
➢Phế nhiệt: ho đờm vàng dính khó khạc, miệng khô, khát nước, nước
mũi đục, đau họng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.
2. CÁC TẠNG – THẬN Chủ cốt sinh tủy, thông với
não, biểu hiện ra tóc
Chức năng sinh lý:
Tàng tinh, chủ
sinh dục phát dục

THẬN Chủ nạp khí

Chủ khí hóa nước Khai khiếu ra tai, tiền


âm và hậu âm
2. CÁC TẠNG – THẬN
• Thận tàng tinh, chủ sinh dục và phát triển của
cơ thể:
Thận tinh: tinh tiên thiên và tinh hậu thiên
Mọc răng, biết lẫy, biết bò, biết đi, trưởng
thành, sinh con cái
2. CÁC TẠNG – THẬN
• Thận chủ khí hóa nước:
- Thận đem nước do đồ ăn uống do tỳ vận
hóa và hấp thu đưa tới nuôi dưỡng các tổ chức
cơ thể và bài tiết ra ngoài.
Chứng bệnh: phù thũng…
2. CÁC TẠNG – THẬN
• Thận chủ cốt sinh tủy, thông với não, biểu hiện
ra ở tóc:
Tinh sinh tủy, tủy ở trong xương Thận chủ
cốt tủy
Tinh sinh huyết, tóc là phần dư của huyết
vinh nhuận ra tóc.
Tủy lên não thận thông với não.
2. CÁC TẠNG – THẬN
Thận chủ nạp khí:
Không khí do phế khí hít vào được túc giáng
xuống Thận và giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của
thận.
Chứng bệnh: ho, hen suyễn, tức ngực, khó
thở…
2. CÁC TẠNG – THẬN
• Thận khai khiếu ra tai, tiền âm và hậu âm:
Thận tinh nuôi dưỡng hoạt động của tai, thận
hư thì tai ù, tai điếc.
Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, hậu âm là nơi
đại tiện ra phân.
2. CÁC TẠNG – THẬN
Biểu hiện bệnh lý: đau lưng mỏi gối
- Thận âm hư: ù tai, răng lung lay, ngũ tâm phiền
nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác
- Thận dương hư: sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt
trắng, di tinh, liệt dương, tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi
nhạt, mạch trầm trì
3. CÁC PHỦ
- Đởm : Bài tiết ra dịch mật tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn
- Vị : Chứa đựng và nghiền nát thức ăn
- Tiểu trường: Có tác dụng phân thanh, giáng trọc để hấp thu các chất
dinh dưỡng và truyền tống các chất cặn bã xuống đại trường.
- Đại trường : Chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã.
- Bàng quang : Chứa đựng và bài tiết nước tiểu.
- Tam tiêu: Tam tiêu có chức năng bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể.
+ Thượng tiêu: Tâm, Phế
+ Trung tiêu: Tỳ
+ Hạ tiêu: Can, Thận
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Câu 1: Tạng Phế khai khiếu ra đâu ?
A. Mắt
B. Tai
C. Mũi
D. Lưỡi
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Câu 2: Tạng Can phụ trách chức năng nào liên quan đến huyết ?
A. Vận huyết
B. Tàng huyết
C. Thống huyết
D. Sinh huyết
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Câu 3: Bệnh nhân nam 70 tuổi, nghề nghiệp hưu trí, thời gian
gần đây ăn xong xuất hiện đầy bụng, đau bụng, chườm nóng
đỡ đau, đi ngoài phân lỏng, chân tay lạnh, chất lưỡi nhợt. Các
triệu chứng trên liên quan đến tạng phủ nào ?
A. Tâm
B. Tỳ
C. Phế
D. Thận
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Câu 4: Bệnh nhân nam 64 tuổi, thời gian gần đây thường
thấy đau mỏi vùng thắt lưng, tai nghe kém, tóc bạc, răng
rụng nhiều. Nếu bệnh nhân có thêm triệu chứng lòng bàn
tay lòng bàn chân nóng thì vị trí bị bệnh là?
A. Âm
B. Dương
C. Khí
D. Huyết
Thank you

You might also like