You are on page 1of 30

TRIỆU CHỨNG HỌC HÀN

NHIỆT

ĐỐI TƯỢNG: Y2 YHCT


BS. TRẦN HOÀNG
NỘI DUNG

1. Mục tiêu
2. Đại cương
3. Ố hàn phát nhiệt
4. Đãn hàn bất nhiệt
5. Đãn nhiệt bất hàn
6. Hàn nhiệt vãng lai
MỤC TIÊU

1. Trình bày được cách hỏi triệu chứng về hàn nhiệt trên
người bệnh.
2. Giải thích được cơ chế bệnh sinh của triệu chứng hàn
nhiệt trên người bệnh.
3. Phân tích được các rối loạn về triệu chứng hàn nhiệt
trên người bệnh.
Câu hỏi đầu bài
1. Nguyên nhân gây hàn nhiệt vãng lai là gì?
•A. Khí hư hóa nhệt
•B. Âm hư nội nhiệt
•C. Phong hàn phạm kinh thiếu dương
•D. Dương hư hàn chứng
2. Khi tà khí xâm phạm vào phần biểu của cơ thể, mặc dù tà khí là phong hàn
nhưng bệnh nhân vẫn có triệu chứng phát nhiệt là do nguyên nhân gì?
•A. Có nhiệt tà từ bên ngoài xâm phạm vào cùng
•B. Phong làm hao khí
•C. Hàn làm hao tổn dương khí
•D. Dương khí uất lại sinh nhiệt
ĐẠI CƯƠNG

• Hàn và nhiệt là chứng trạng lâm sàng thường gặp


nhất, là căn cứ quan trọng để biện luận phân biệt
tính chất bệnh tà và tình trạng mạnh yếu của âm
dương cơ thể.
ĐẠI CƯƠNG (tt)

• Nếu có chứng trạng hàn nhiệt, cần phải hỏi sợ lạnh


và phát nhiệt có phải là xuất hiện đồng thời hay
không, đã lâu hay mới bị, mức độ nhiều ít, thời gian
bị (nếu theo cơn) dài hay ngắn, xuất hiện hàn nhiệt có
thời gian cố định nào trong ngày hay ở vị trí cục bộ
nào đó thôi không, mối quan hệ của cảm giác hàn
nhiệt với nhiệt độ cơ thể, điều kiện nào khiến hàn
nhiệt tăng giảm hoặc hết, các triệu chứng kèm theo là
gì.
BIỂU HIỆN CHUNG CỦA HÀN

• Hàn là chỉ cảm giác bệnh nhân tự cảm thấy sợ lạnh,


trên lâm sàng có chia ra:
1. Bệnh nhân gặp gió mà có cảm giác lạnh, tránh đi chỗ
không có gió thì hết gọi là ố phong (ghét gió).
2. Bệnh nhân cảm giác sợ lạnh, mặc nhiều quần áo hoặc
sưởi ấm gần lửa mà không thấy hết gọi là ố hàn (ghét
lạnh).
3. Bệnh nhân cảm giác sợ lạnh, mặc nhiều quần áo hoặc
sưởi ấm gần lửa mà thấy hết gọi là vị hàn (sợ lạnh).
BIỂU HIỆN CHUNG CỦA NHIỆT

• Nhiệt là chỉ phát nhiệt, bao gồm tình trạng thân nhiệt
tăng cao (sốt), hoặc thân nhiệt bình thường nhưng
bệnh nhân tự cảm thấy toàn thân hoặc cục bộ như
tay, chân, giữa ngực… nóng.
CƠ CHẾ BỆNH SINH

• Sự sản sinh ra hàn và nhiệt chủ yếu quyết định ở hai


phương diện là tính chất của bệnh tà và sự mạnh yếu
của âm dương cơ thể.
• Người bệnh có tà khí xâm phạm, vì hàn là âm tà, tính
mát lạnh nên hàn tà gây bệnh thì có hàn chứng tức là
các chứng biểu hiện lạnh đột ngột xuất hiện.
• Nhiệt là dương tà tính nóng mà hay thiêu đốt phần
âm, nên nhiệt tà gây bệnh thì các chứng trạng phát
nhiệt như nóng và hao tổn âm phận sẽ rõ ràng.
CƠ CHẾ BỆNH SINH (tt)

• Khi âm dương của cơ thể mất điều hòa, do bình


thường dương thì sưởi ấm, âm thì làm mát nên dương
thịnh thì nhiệt, dương hư hàn, âm thịnh thì hàn,
âm hư thì nhiệt.
• Hàn nhiệt là phản ứng của sự mạnh yếu của âm
dương cơ thể, hàn thì sinh ra âm chứng, nhiệt thì sinh
ra dương chứng.
PHÂN LOẠI

• Trên lâm sàng thường thấy chứng trạng hàn nhiệt có


bốn loại hình chính:
1. Ố hàn phát nhiệt (ghét lạnh mà phát nhiệt).
2. Đãn hàn bất nhiệt (chỉ hàn không nhiệt).
3. Đãn nhiệt bất hàn (chỉ nhiệt không hàn).
4. Hàn nhiệt vãng lai (lúc hàn lúc nhiệt).
Ố HÀN PHÁT NHIỆT

•Bệnh nhân xuất hiện đồng thời ghét lạnh mà phát nhiệt.
•Ngoại tà xâm phạm vào cơ biểu, chính khí đấu tranh với tà
khí, vị trí chính tà giao tranh chính khí không tỏa ra được bên
ngoài mà bị vây bó lại ở trong.
•Phần vệ khí bên ngoài không được chính khí bên trong bổ
sung nên bị thiếu hụt, dương nhiệt cũng không tỏa ra ngoài đủ
nên Vệ dương cũng hư làm xuất hiện triệu chứng ghét lạnh.
•Dương khí bị vây bó ở bên trong dồn ứ lại thành dương
thịnh biểu hiện phát nhiệt.
Ố hàn nhiều mà phát nhiệt ít

• Bệnh nhân cảm thấy sợ lạnh rõ ràng nhưng cũng thấy


hơi phát nhiệt.
• Đây là đặc trưng của phong hàn biểu chứng do phong
hàn xâm phạm phần biểu gây ra.
• Do hàn là âm tà, tính thu lại, hàn tà xâm phạm phần
biểu, chính khí đi ra đấu tranh, cơ tấu bế tắc, vệ dương uất
bế ở trong nên phát nhiệt.
• Bên ngoài thì cơ biểu không được ôn ấm cộng với việc
hàn tà đang lưu lại ngoài cơ biểu nên ố hàn nhiều.
Phát nhiệt nhẹ mà ố phong

•Bệnh nhân cảm thấy phát nhiệt nhẹ đồng thời


gặp gió là thấy lạnh, tránh gió đi thì hết.
•Đây là đặc trưng biểu chứng của thương phong, do
ngoại cảm phong tà gây ra.
•Do phong có tính khai tiết, cơ tấu thưa hở, dương
khí bị uất, vây bó không quá chặt, chính khí và tà khí
giao tranh không dữ dội nên phát nhiệt nhẹ mà vệ khí
bên ngoài hư nên ố phong.
Phát nhiệt nặng mà ố hàn nhẹ

• Bệnh nhân thấy phát nhiệt khá nhiều đồng thời lại có
chứng trạng hơi hơi sợ lạnh.
• Là đặc trưng của phong nhiệt biểu chứng.
• Do phong nhiệt là dương tà, dương tà gây bệnh thì dương
thịnh, dương thịnh thì nhiệt nên triệu chứng phát nhiệt rõ ràng.
• Phong nhiệt xâm phạm phần biểu làm tấu lý khai tiết, tân
dịch cùng nhiệt, vệ khí bị tiết ra ngoài làm vệ khí hư, đồng thời
chính tà giao tranh làm hao tổn một phần vệ khí, vệ khí hư suy
nên có cảm giác hơi ố hàn.
ĐÃN HÀN BẤT NHIỆT

•Bệnh chân chỉ cảm thấy lạnh mà không có phát


nhiệt, là đặc trưng hàn nhiệt của chứng lý hàn.
•Sự sinh ra cảm giác sợ lạnh đa phần là do cảm phải
hàn tà gây ra, hoặc là dương khí bất túc mà âm hàn
nội sinh.
Tân bệnh ố hàn

• Bệnh nhân đột ngột thấy sợ lạnh, mà thân nhiệt không


cao.
• Đồng thời có triệu chứng tứ chi không ấm, hoặc Vị quản,
vùng bụng, chân tay, thân mình lạnh đau, hoặc nôn ói tiêu
chảy, hoặc ho suyễn đàm khò khè, mạch trầm khẩn. Chủ yếu
thấy trong chứng lý thực hàn.
• Đa phần do bị cảm phải hàn tà khá nặng, hàn tà trực trúng
tạng phủ, kinh lạc, uất át vây bó dương khí, cơ thể không
được ôn ấm nên đột nhiên ố hàn mà thân nhiệt không cao.
Cửu bệnh vị hàn

•Bệnh nhân bệnh đã lâu, thường xuyên sợ lạnh,


tứ chi lạnh, gặp ấm thì bệnh bớt.
•Thường kèm biểu hiện sắc mặt trắng tái tiều tụy,
chất lưỡi nhạt bè bệu, mạch nhược.
•Chủ yếu thấy ở chứng lý hư hàn. Do dương khí hư
suy, hình thể mất sự ôn ấm gây ra.
ĐÃN NHIỆT BẤT HÀN

•Bệnh nhân chỉ phát nhiệt, mà không có cảm giác


sợ lạnh.
•Đa phần có liên hệ với dương thịnh hoặc âm hư
gây ra, là đặc trưng hàn nhiệt của chứng lý nhiệt.
Tráng nhiệt

•Chỉ tình trạng sốt cao, sốt liên tục không giảm,
không ố hàn chỉ ố nhiệt.
•Thường thấy triệu chứng đi kèm như mặt đỏ,
miệng khát, ra mồ hôi nhiều, mạch hồng đại.
•Nguyên nhân đa phần do phong nhiệt truyền vào
trong lý, hoặc phong hàn nhập lý hóa nhiệt, chính khí
và tà khí giao tranh nhau, dương nhiệt thiêu đốt
mạnh, chưng bốc ra ngoài gây nên.
Triều nhiệt

•Phát nhiệt vào một thời gian tương đối cố định


trong ngày, hoặc đến giờ nào đó thì phát nhiệt nặng
hơn, như thủy triều lên xuống có giờ.
•Buổi chiều 15h – 17h hay giờ Thân xu thế nhiệt
tăng cao (nhật bô triều nhiệt), thường do Vị Trường
có táo nhiệt kết lại ở trong, kinh khí của Dương minh
vượng lên ở giờ Thân, chính khí và tà khí đấu tranh
kịch liệt nên vào giờ này xu thế nhiệt nặng thêm.
Triều nhiệt (tt)

• Quá trưa và nửa đêm người bệnh có nhiệt ít gọi là ngọ hậu
triều nhiệt hoặc dạ gian triều nhiệt. Người bệnh có cảm giác nhiệt
từ trong xương thấu phát ra ngoài, gọi là cốt chưng phát nhiệt.
• Đa phần do âm hư hỏa vượng gây ra, do âm dịch suy thiếu
không chế ước được dương, dương khí của cơ thể mạnh lên, thừa
ra quá mức, sau giờ ngọ vệ dương từ từ đi vào trong lý, nửa đêm
vệ dương lưu hành ở trong lý, nhưng phần nhiệt thừa ra do dương
khí quá thịnh thì không có nơi để tiềm tàng về khiến dương khí
mạnh lên quá mức trong cơ thể càng tán phát ra ngoài mạnh hơn
mà sinh nội nhiệt, nên sau giờ trưa và nửa đêm có nhiệt ít.
Vi nhiệt

• Phát nhiệt thân nhiệt thông thường dưới 380C, hoặc


bệnh nhân tự cảm thấy nóng mà thân nhiệt bình thường.
• Vi nhiệt kéo dài, lao lực mệt mỏi thì nóng nhiều hơn,
kèm theo người thường uể oải mệt mỏi, thiểu khí, tự
hãn, thuộc khí hư phát nhiệt.
• Nóng nhẹ thành cơn, kèm sắc mặt trắng, xây xẩm
chóng mặt, chất lưỡi nhợt nhạt, mạch tế, thuộc huyết
hư phát nhiệt.
Vi nhiệt (tt)

•Nóng nhẹ kéo dài, kèm theo thấy gò má đỏ, ngũ


tâm phiền nhiệt, thường thuộc âm hư phát nhiệt.
•Mỗi khi do tình chí không thoải mái mà hay có vi
nhiệt, kèm theo thấy tức ngực, bồn chồn bứt rứt dễ
giận, thường thuộc khí uất phát nhiệt, cũng còn gọi
là uất nhiệt.
Vi nhiệt (tt)

• Trẻ em vào mùa hè lúc khí hậu nóng nực nhiều thấy
phát nhiệt kéo dài, kèm theo bứt rứt khát nước, đi tiểu
nhiều, không ra mồ hôi, đến mùa thu mát mẻ thì tự
hết, thường thuộc về khí âm lưỡng hư phát nhiệt.
HÀN NHIỆT VÃNG LAI

•Bệnh nhân cảm thấy ố hàn và phát nhiệt thay


nhau phát tác. Là phản ánh chính khí giao tranh với
tà khí, chính tà lúc mạnh lúc yếu thể hiện ra.
•Đây là đặc trưng hàn nhiệt của chứng bán biểu
bán lý.
Hàn nhiệt vãng lai vô định kỳ

•Bệnh nhân thấy lúc lạnh lúc nóng, một ngày tái lại
nhiều lần mà không có quy luật về thời gian.
•Thường thấy trong Thiếu dương bệnh.
•Tà khí phong hàn vào bán biểu bán lý, chính khí và
tà khí tương tranh, tà khí phong hàn thắng thì ố
hàn, chính khí thắng thì dương nhiệt uất lại thành
phát nhiệt, nên ố hàn và phát nhiệt luân phiên phát
tác.
Hàn nhiệt vãng lai hữu định kỳ

• Bệnh nhân ố hàn lạnh run và sốt cao thay nhau phát
tác, mỗi ngày hoặc hai, ba ngày phát tác một lần, bệnh
phát ra có giờ tương đối cố định trong ngày.
• Kèm theo có đau đầu dữ dội, miệng khát, ra mồ hôi
nhiều. Thường thấy trong Ngược tật (bệnh sốt rét).
• Ngoài ra, khí uất hóa hỏa và phụ nữ nhiệt nhập huyết
thất cũng có thể xuất hiện hàn nhiệt vãng lai tương tự
ngược tật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Văn Phong (2002), Trung y chẩn đoán học, NXB Trung Quốc Trung y dược,
tr.14-17.
2. Giovanni Maciocia (2004), Diagnosis in Chinese Medicine – A Comprehensive
Guide, CHURCHILL LIVINGSTONE.
3. Qiao Yi, Al Stone (2008), TCM Diagnosis Study Guide, Eastland Press, Inc.
Câu hỏi ôn tập cuối bài
1.Phong nhiệt phạm phần biểu bệnh nhân thường có biểu hiện gì?
•A. Phát nhiệt nặng mà ố hàn nhẹ
•B. Phát nhiệt nhẹ mà ố hàn nặng
•C. Hàn nhiệt vãng lai
•D. Lạnh run
2. Bệnh nhân có triệu chứng chân tay lạnh, thường là biểu hiện của bệnh cảnh nào?
•A. Tâm âm hư
•B. Tỳ dương hư
•C. Thận tinh bất túc
•D. Vị khí nghịch

You might also like