You are on page 1of 9

TIẾP CẬN TRIỆU CHỨNG SỐT

TIẾP CẬN
❖ Tuổi: Age 
● Trẻ em
● Người lớn
❖ Đặc điểm sốt

1.Khởi phát (Onset)


● Đột ngột + không tiền triệu
● Đột ngột + triệu chứng nhẹ xuất hiện trước khi sốt (nhức đầu, khó chịu…)
=> khởi phát đột ngột thường do virus, sốt rét, nhiễm khuẩn cấp,.. 
● Từ từ + tiền triệu (triệu chứng đi trước khi sốt: đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, chán ăn,
rối loạn tiêu hóa,...)
=> Khởi phát từ từ thường gặp ở bệnh lao, thương hàn, sốt mò,...
2.Tính chất (Characteristics)
● Nóng đơn thuần:  gặp trong bệnh sốt mò, thương hàn, bệnh lupus ban đỏ hệ
thống,...
● Có kèm rét: 
● Sốt kèm theo gai rét (rét ít) : gặp ở đa số các bệnh
● Sốt kèm cơn rét run (BN đắp nhiều chăn): gặp trong bệnh sốt rét, nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường mật, đường niệu.
3. Phân độ : Severity

4. Thời gian: Duration


● Sốt ngắn ngày
● Sốt kéo dài

5. Diễn biến ( Progession)


Diễn biến của sốt: 
● Sốt liên tục hoặc sốt kiểu hình cao nguyên: 
− Sốt cao liên tục: Thân nhiệt cao đều, kéo dài, với dao động tối thiểu (≤ 1 C). Gặp
o

trong:
    *Viêm phổi do vi khuẩn gram âm, do phế cầu, thương hàn, sốt rét ác tính.
    *Sốt vẹt, nhiễm rickettsia và hôn mê với tổn thương thần kinh trung ương.
● Sốt dao động hoặc nhiều cơn trong ngày: 
− Sốt gián đoạn:
● Thân nhiệt lên xuống khoảng rộng (0,3-1,4 độ C) và trở về bình thường ít nhất một
lần trong 24 giờ
● Do áp-xe sinh mủ, và do dùng thuốc hạ nhiệt không đều, lao lan toả, viêm đài bể thận
cấp với nhiễm trùng huyết, sốt rét

− Sốt nối cơn:Tương tự sốt gián đoạn, nhưng thân nhiệt không trở về bình thường.
Đây là kiểu sốt thường gặp nhất tại khoa nhiễm:
● Nhiễm siêu vi hô hấp cấp, viêm phổi do Mycoplasma.
● Sốt rét do Plasmodium falciparum.

− Sốt bừng (hay sốt nhiễm trùng):Có thể là sốt gián đoạn hoặc sốt nối cơn, với
chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từ 1,4 C trở lên. Gặp trong:
o

● Nhiễm trùng sinh mủ (đặc biệt là áp-xe).


● Lao kê, các lymphoma.

Sốt tái phát: bao gồm các giai đoạn sốt và không sốt rét xen kẽ. Thân nhiệt quay trở

về bình thường vài ngày trước khi tăng trở lại . thường gặp trong một số bệnh nhiễm
khuẩn: Leptospirosis, thương hàn, sốt mò, sốt rét (P.vivax, P.ovale), Leishmaniasis.
● Sốt có chu kỳ: 
− Sốt hồi quy: Thời kỳ sốt và thời kỳ thân nhiệt bình thường luân phiên theo chu kỳ.
Trong giai đoạn sốt, sốt có thể theo bất cứ kiểu nào trên đây. Gặp trong:
● Sốt chuột cắn, sốt dengue và các lymphoma

*Sốt về sáng hoặc sốt đảo ngược: Thân nhiệt cao nhất vào buổi sáng sớm (2- 4 giờ hoặc 3-
6 giờ) hơn là suốt chiều tối (16-20 giờ). Thỉnh thoảng gặp trong lao kê, nhiễm salmonella,
áp-xe gan và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

*Phân ly mạch nhiệt:


Thân nhiệt cao với mạch tương đối chậm. Gặp trong: 
● Thương hàn, bệnh nhiễm brucella, sốt vẹt.
● Sốt giả (sốt không biến thiên trong ngày).
Nguồn: Slide của ThsBs. Nguyễn Anh Tú - Tiếp cận chẩn đoán sốt 
https://docs.google.com/presentation/d/17qq6G81ohMk0S5UqgL9L0Y57mI4o1yNn/edit?
fbclid=IwAR1hLawfZ2id52RoEjYaHmrE4K7pNQ2qqn_00vY_VYCHpwVM4xTcOx4Ho18#slid
e=id.p29 

6. Triệu chứng đi kèm: Association


❖ Toàn thân: 
● Rối loạn tri giác ,mệt mỏi 
● Da niêm xanh,chi lạnh hoặc nóng ẩm 
❖ Các triệu chứng cơ quan tổn thương:
● Hô hấp: Ho, khó thở
● Hệ TKTW: Nhức đầu, co giật, cổ gượng
● Hệ niệu: Tiểu khó, tiểu gắt, tiểu máu
● Hệ tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy
● Da: Nhọt, áp xe, phát ban, vàng da 
● Tim mạch: Âm thổi mới xuất hiện
● Cơ - xương khớp: Đau các cơ, các khớp , cột sống v,v,...
● Tai - mũi - họng: Đau xoang,đau tai, giảm thính lực,đau họng….
● Nội tiết, dinh dưỡng và các cơ quan khác: Bướu giáp to ,....

❖ Triệu chứng gợi ý các bệnh sốt không do nhiễm trùng như ung thư, tự miễn, rối loạn
điều hòa thân nhiệt

7. Bệnh sử: History 


Bệnh sử
● Previous episode of fever: Đặc biệt quan tâm ở trẻ em 
− Sốt là một dấu hiệu bệnh phổ biến ở trẻ em và thường gặp nhất là do nhiễm trùng.
Tuy nhiên, khi các bệnh nhiễm trùng cấp tính và mãn tính đã được loại trừ và khi
kiểu sốt trở nên tái phát hoặc theo chu kỳ, thì nên xem xét phổ rộng các bệnh tự
viêm đang mở rộng, bao gồm cả các hội chứng sốt định kỳ. Sốt Địa Trung Hải (FMF)
gia đình là hội chứng tự viêm đơn gen di truyền phổ biến nhất, và việc nhận biết và
điều trị sớm có thể ngăn ngừa biến chứng đe dọa tính mạng của nó, đó là bệnh
amyloidosis toàn thân. Sốt định kỳ, viêm miệng áp-tơ, viêm họng và hội chứng viêm
tuyến tiền liệt (PFAPA) là hội chứng sốt định kỳ phổ biến nhất ở thời thơ ấu; tuy
nhiên, cơ sở di truyền cơ bản của nó vẫn chưa được biết

− Hội chứng sốt tái phát hoặc sốt định kỳ được xác định bằng 3 hoặc nhiều đợt sốt
không rõ nguyên nhân trong thời gian 6 tháng, xảy ra cách nhau ít nhất 7 ngày.
Khoảng thời gian giữa các đợt sốt là không đều ở một số hội chứng và sốt tái phát
với chu kỳ nghiêm ngặt ở những hội chứng khác, nhưng các cơn sốt sẽ tự khỏi mà
không cần điều trị kháng sinh, chống viêm hoặc ức chế miễn dịch. Bệnh nhân
thường cảm thấy khỏe giữa các đợt nhưng thường bị đau đáng kể trong các đợt sốt.
Mặc dù các hội chứng sốt định kỳ riêng lẻ hiếm gặp, nhưng chúng cực kỳ quan trọng
để nhận biết, vì chẩn đoán và điều trị thích hợp không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc
bệnh ngắn hạn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và gia đình họ mà
còn có thể ngăn ngừa các biến chứng lâu dài có thể dẫn đến tử vong .

● Past treatment/ Past surgery (Bệnh lý điều trị và phẫu thuật gần đây) 
− Các bệnh lý nội khoa
− Đã từng phẫu thuật? Cách đây bao lâu?
− Truyền máu?
− Hình xăm v..v..

● Travel history: (Du lịch vùng dịch tễ)

● Personal and Social history:


− Thuốc lá
− Rượu bia
− Yếu tố môi trường và gia đình
− Môi trường sống (nguồn nước,...)
− Thú nuôi: chim, chó, mèo,...
− Nguồn gốc sữa đang dùng (triệt trùng hay chưa,..)
− Tình dục
− Dùng thuốc: đang điều trị HIV, viêm gan B, viêm gan C, thuốc nội tiết,... 
● Drug history (Dùng thuốc):

● Dấu hiệu nguy cấp : 

ĐỊNH NGHĨA

Người thuộc loại động vật hằng nhiệt. Bình thường thì thân nhiệt của cơ thể người được
điều hòa bởi trung tâm điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, trung tâm điều nhiệt đó sẽ điều
hòa quá trình sinh nhiêt từ các hoạt động chuyển hóa của gan, cơ cùng với quá trình thải
nhiệt từ gan và phổi, qua đó thì sẽ giúp cho các phản ứng hóa học trong tế bào, sinh hóa và
các enzym hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ có thể làm việc bình thường

Ở một người bình thường nhiệt độ lấy ở miệng là 36,8 ± 0,4 C hay là 98,2 ± 0.7 F
o o

Nhưng ở những người khỏe mạnh thì thân nhiệt của họ biến thiên rất nhiều vào buổi sáng,
các trị số nhiệt độ ở miệng 97 F (36.1 C) là tương đối phổ biến.
o o

Thân nhiệt trong ngày tăng lên đỉnh điểm là 99 F (37.2 C) hoặc hơn vào lúc 6 đến 10 giờ tối
o o

và sau đó hạ xuống mức tối thiểu ở khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ sáng

Những bệnh nhân mà bị sốt cao thì cũng có chiều hướng thay đổi nhiệt độ theo mô hình
ngày đêm như vậy. Sốt có chiều hướng lên cao hơn và đến đỉnh điểm vào buổi chiều và
nhiều người mắc bệnh có sốt có các trị số nhiệt độ tương đối bình thường vào lúc sáng
sớm.

Định nghĩa sốt:

+Là một sự tăng thân nhiệt ( > 37.8 C ở miệng hoặc >38,2 C ở trực tràng ) hoặc cao hơn so
o o

với giá trị bình thường hàng ngày được biết đến của một người

+Sốt xảy ra khi vùng điều nhiệt nằm ở vùng dưới đồi đặt lại điểm định nhiệt ở nhiệt độ cao
hơn, khi đó sẽ có nhiều đáp ứng tăng sinh nhiệt (ớn lanh, lạnh run) xuất hiện cùng với giảm
thải nhiệt (co mạch ngoại vi: da tái nhợt, nổi da gà) và đưa thân nhiệt tăng lên bằng điểm
định nhiệt mới và gây nên sốt.

+Quá trình đặt lại điểm định nhiệt này chủ yếu là để phản ứng với nhiễm trùng nhưng không
đồng nghĩa với nhiễm trùng

+Nhiệt độ của sốt thường không vượt quá 41,1 C o

Định nghĩa sốt không rõ nguyên nhân (FUO - Fever of Unknown Origin) là: 

+Bệnh kéo dài hơn 3 tuần

+Khi nhiệt độ cơ thể cơ thể > 38,3 C (>101 F) nhiều lần 


o o

+Thăm khám mà chưa xác định được nguyên nhân sau 1 tuần nằm viện thăm khám

và xét nghiệm

FUO được chia thành nhiều loại:


+FUO cổ điển: tình trạng sốt kéo dài >3 tuần, đã điều trị ngoại trú 3 lần, điều trị nội viện 3
ngày hoặc khám ngoại trú đầy đủ 1 tuần mà không giải thích được nguyên nhân

+FUO do nhiễm trùng bệnh viện: bệnh nhân ít nhất được 3 ngày thăm khám và 2 ngày
được cấy các dịch cơ thể mà không giải thích được nguyên nhân gây sốt ở bệnh nhân,
bệnh nhân không có dấu hiệu nhiễm trùng tại thời điểm nhập viện

+FUO ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính: có ít nhất 3 ngày thăm khám và 2 ngày cấy
các dịch cơ thể mà không giải thích được nguyên nhân gây sốt ở bệnh nhân mà có lượng
bạch cầu trung tính <500/μL máu hoặc sẽ giảm xuống mức đó trong vòng 1-2 ngày

+FUO liên quan đến HIV: là sốt ở bệnh nhân bị nhiễm HIV, kéo dài >4 tuần ở bệnh nhân
ngoại trú hoặc >3 ngày ở bệnh nhân điều trị nội trú khi đã được thăm khám đúng cách
( gồm 2 ngày cấy các dịch cơ thể )  mà không tìm được nguyên nhân.

Tăng thân nhiệt:

+Tăng thân nhiệt thì là một sự tăng nhiệt độ không kiểm soát, vượt quá khả năng thải nhiệt
của cơ thể mà không làm thay đổi điểm định nhiệt ở vùng dưới đồi, nhiệt độ do tăng thân
nhiệt có thể tăng lên mức >41,1 C (nhiệt độ của sốt không vượt quá 41,1 C )
o o

+Nguyên nhân của tăng thân nhiệt là do: tiếp xúc với các yếu tố ngoại sinh (sốc nhiêt), các
yếu tố nội sinh ( tăng thân nhiệt do thuốc, tăng thân nhiệt ác tính )  

Phân biệt giữa sốt và tăng thân nhiệt:

+Trong chẩn đoán thì khó phân biệt giữa sốt và tăng thân nhiệt, bệnh sử thì thường rất là
hữu ích ( ví dụ như bệnh nhân có tiền căn tiếp xúc với nhiệt độ hay điều trị bằng các thuốc
ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt )
+Những bệnh nhân tăng thân nhiệt có da khô, nóng, thuốc hạ sốt không làm ảnh hưởng đến
nhiệt độ cơ thể, những bệnh nhân bị sốt có thể có da lạnh (do co mạch) hoặc da nóng, ẩm
và thuốc hạ sốt thường làm giảm nhiệt độ của cơ thể

REFERENCE:

[1] Sách Triệu chứng học bệnh học nội khoa Bộ môn nội tổng quát trường Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch, 2020

[2] AllanR.Tunkey, MD, PhD,Warren Alpert Medical School of Brown University “Fever”7/2020.
[Online]. Availabe:https://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/biology-of-
infectious-disease/fever#v997379[Accessed1/11/2021]

[3] Dan Longo, Anthony Fauci, Dennis Kasper, Stephen Hauser, J. Jameson and Joseph
Loscalzo, Harrison Manual of Medicine, 18th Edition. US: McGraw-Hill Professional, August
2012.

[4] Dr Förhécz Zsolt,“Patient with fever”,04/2018 [Online].


Availabe:https://semmelweis.hu/belgyogyaszat3/files/2018/04/Patient-with-fever.pdf
[Accessed1/11/2021].

[5] Emily Shuman “Approach to fever” Oxford  Medicine Online 


DOI : 10.1093/med/9780190862800.003.004810

[6]Gordon S. Soon, MD,Ronald M. Laxer, Approach to recurrent fever in childhood(2017


Oct) r.NCBI,US National Library of Medicine National Institutes of Health, PMCID:
PMC5638471

[6] J. Larry Jameson, Anthony S. Fauci, Dennis L. Kasper, Stephen L. Hauser, Dan L.
Longo, Joseph Loscalzo, Harrison's Principles of Internal Medicine, 20th Edition.

You might also like