You are on page 1of 111

LT.

DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

BÀI 1: SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON

1. Định nghĩa bệnh Parkinson:


- Parkinson là một bệnh mãn tính tiến triển xâm phạm đến hệ ngoại tháp ở não làm
mất cân bằng trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh đưa đến rối loạn
chức năng vận động, chủ yếu thường gặp ở người cao tuổi.
2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh Parkinson:
- Yếu tố dương tính:
o Bệnh sử gia đình
o Nam giới
o Chấn thương đầu
o Phơi nhiễm với chất diệt côn trùng
o Sử dụng nước giếng
o Cư trú ở nông thôn.
- Yêu tố âm tính (bảo vệ):
o Sử dụng café
o Hút thuốc lá
o Sử dụng NSAIDs
o Dùng Estrogen thay thế ở phụ nữ sau mãn kinh.
3. Dịch tễ học bệnh Parkinson:
- Tỷ lệ mới phát cao nhất ở người da trắng
- Tăng dần với dân số ở người cao tuổi
- Là hội chứng Parkinson nguyên phát
- Chiếm > 75% hội chứng Parkinson
- Tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần
- Thời gian khởi phát đến khi qua đời khoảng 15 năm.
4. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson:
- Di truyền
- Tổn thương đầu
- Sự thiếu oxy ở não
- Chất độc (MPTP, Paraquat, Rotenone…)
- Thuốc gây hội chứng Parkinson
5. Những thuốc gây hội chứng Parkinson:
- Thuốc đối kháng với thụ thể Dopamin ở trung ương:
o Cinnarizine và Flunarizine
o Haloperidone
o Phenothiazine
- Thuốc phá hủy vùng dự trữ Dopamin ở trung ương:
o Alpha – methyldopa
o Reserpin
o Tetrabenazine
6. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Parkinson:
- Tổn thương ở vùng thể vân và vùng liềm đen (mà quan trọng là vùng liềm đen).
- Do sự mất cân bằng giữa Acetylcholin và Dopamin (trong đó không thấy
Acetylcholin tăng hoạt lực mà chủ yếu là Dopamin giảm hoạt lực).
* Người bệnh Parkinson thoái hóa các tế bào sản sinh Dopamin.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

7. Triệu chứng vận động của bệnh Parkinson: (Triệu chứng chính)
- Run khi nghỉ (Rest tremor).
- Cứng cơ và khớp (Rigidity).
- Vận động chậm (Bradykinesia).
8. Triệu chứng không thuộc vận động của bệnh Parkinson: (Triệu chứng phụ)
- Một số rối loạn ứng xử thần kinh.
- Sa sút trí tuệ.
- Chức năng khứu giác bị khiếm khuyết (xuất hiện ở giai đoạn rất sớm).
- Rối loạn thực vật.
9. Các giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson theo Hoehn và Yahr:
- Giai đoạn 1:
o Có dấu hiệu ở 1 bên cơ thể.
o Chức năng không bị suy giảm hoặc ít.
- Giai đoạn 2:
o Có dấu hiệu với tư thế ở 1 bên cơ thể.
o Chức năng suy giảm ở mức độ nào đó nhưng không mất thăng bằng.
- Giai đoạn 3:
o Có triệu chứng ở 2 bên cơ thể với tư thế không vững.
o Bệnh nhân vẫn tự chủ được hoạt động tuy có bị hạn chế.
- Giai đoạn 4:
o Bị suy giảm chức năng nặng, đã mất tự chủ rõ.
o Có thể đứng được không cần hỗ trợ.
- Giai đoạn 5:
o Bệnh nhân ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường.
o Không còn tự chủ được.
10. Mục tiêu điều trị bệnh Parkinson:
- Giảm bớt tối đa các triệu chứng bệnh lý.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
- Gia tăng tuổi thọ cho bệnh nhân.
- Bảo vệ được chức năng của hệ thần kinh.
11. Xu hướng điều trị Parkinson hiện nay:
- Giải quyết triệu chứng bệnh lý nhằm phục hồi mức Dopamin trở về bình thường.
- Điều chỉnh hoạt động bất thường của hệ vận động.
12. Các thuốc điều trị Parkinson:
- Kháng cholinergic (Anticholinergic): Benztropin, Trihexyphenidyl.
- Tiền chất Dopamin và dạng kết hợp:
o Levodopa
o Ức chế Dopa decarboxylase ở ngoại biên: Carbidopa, Benserazid
o Ức chế COMT (Catechol-O-methyl-tranferase): Entacapone, Tolcapone
o Ức chế MAO-B (Mono amin oxydase loại B): Rasagiline, Selegiline
- Chủ vận receptor Dopamin:
o Apomorphin, Bromocriptine, Pramipexole, Ropinirole, Rotigotine
- Kháng virus: Amatadine
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

13. Sơ đồ chuyển hóa Dopamin: (Thi cho sơ đồ điền tên thuốc)

Dopamin aginist Substantia nigra COMT inhibitors


(Chủ vận Dopamin) (Liềm đen) (Ức chế COMT)
Apomorphin Tolcapone
Bromocriptine
Pramipexole COMT

Ropinirole
Rotigotine Dopamin Metabolites
(Chất chuyển hóa)

Dopaminergic MAO - B
Brain (Não) function
(Chức năng MAO - B inhibitors
Dopamin) (Ức chế MAO-B)
Selegiline < Rasagiline
Blood-Brain barrier
(Hàng rào máu não) Dopa decarboxylase inhibitors
(Ức chế men Dopa
decarboxylase ở ngoại biên)
Periphery Carbidopa/Benserazid
(Ngoại biên) Dopa decarboxylase
L-Dopa
(Tiền chất của Dopamin)
Dopamin

COMT inhibitors Peripheral effect


COMT (Tác dụng phụ ngoại biên)
(Ức chế COMT)
Entacapone
Metabolites
(Chất chuyển hóa) Buồn nôn/HA thế đứng
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ PARKINSON


14. Levodopa:
- Phục hồi Dopamin thần kinh.
- Là tiền chất của Dopamin.
- Dược động học:
o Levodopa: 1% vào được hàng rào máu não.
o Dạng kết hợp Levodopa/Carbidopa hoặc Levodopa/Benserazid có đến 3%
vào được hàng rào máu não.
- Tác dụng phụ:
o Trên tiêu hóa:
 Buồn nôn (chống nôn = Trimethobezamide/Domperidone)
 Đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
 Loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
o Trên tim mạch:
 Loạn nhịp tim (dùng Propranolol)
 Hạ huyết áp thế đứng (dùng Ephedrin).
o Trên thần kinh:
 Lú lẫn, ảo giác, hoang tưởng, kích động, trầm cảm.
→ Giảm liều các thuốc chống Parkinson)
→ Dùng: Clozapine/Quietiapine.
15. Cách xử trí tác dụng phụ của Levodopa:
- Buồn nôn:
o Chống nôn bằng Trimethobezamide/Domperidone.
o Không dùng Metoclopramide (vì Metoclopramide qua được hàng rào máu
não → ức chế Dopamin trung ương → làm nặng thêm tình trạng Parkinson
của bệnh nhân).
o Khi mới điều trị nên uống lúc no: hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
o Khi đã dùng lâu dài: có thể uống lúc đói tránh dung nạp thuốc.
- Loạn nhịp: Dùng Propranolol.
- Hạ huyết áp thế đứng: Dùng Ephedrin.
- Lú lẫn, ảo giác:
o Giảm liều các thuốc chống Parkinson.
o Dùng Clozapine, Quetiapine.
16. Cách xử trí hiệu ứng tiến – thoái:
- Chia Levodopa làm nhiều lần.
- Sử dụng loại Levodopa tác dụng kéo dài.
- Thay thế bằng Bromocriptine.
- Kết hợp thêm Selegiline, ức chế MAO-B, ức chế COMT.
17. Các tương tác thuốc của Levodopa:
Thuốc gây tương tác Mô tả tương tác
Antacids ↑ SKD và hiệu quả của Levodopa có thể tăng
Anticholinergics  Levodopa có thể bị tăng phân hủy ở dạ dày và giảm hấp thu ở ruột
Benzodiazepines
Hydantoins  Hiệu quả điều trị của Levodopa có thể giảm
Methionine
SKD của Levodopa có thể tăng
Metoclopromide ↔
Hiệu quả của Metoclopramide có thể giảm
MAO Inhibitors ↑ Tăng huyết áp xảy ra. Tránh dùng chung
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Chất ức chế MAO-B Selegiline thì không


Paraverine  Hiệu quả điều trị của Levodopa có thể giảm
Pyridoxine  Hiệu quả điều trị của Levodopa bị giảm
Chậm hấp thu và giảm SKD của Levodopa
Tricyclic antidepressants 
Cơn tăng huyết áp có thể xảy ra.

18. Bromocriptine:
- Là chất chủ vận Dopamin.
- Dẫn chất từ Ergot (nấm cựa gà/cựa lõa mạch)
- Tác dụng phụ:
o Buồn ngủ
o Ảo giác
o Lú lẫn
o Buồn nôn
o Hạ huyết áp thế đứng
- Chống chỉ định:
o Dị ứng
o Bệnh mạch vành
o Bệnh mạch máu ngoại vi
o Phụ nữ có thai - C
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

19. Pergolide:
- Là chất chủ vận Dopamin.
- Dẫn chất từ Ergot (nấm cựa gà/cựa lõa mạch)
- Tác dụng phụ (giống Bromocriptine):
o Buồn ngủ.
o Ảo giác.
o Lú lẫn.
o Buồn nôn.
o Hạ huyết áp thế đứng.
o Đặc biệt: gây bệnh van tim nên Pergolide bị FDA rút khỏi thị trường Mỹ
ngày 29/03/2007.
- Tương tác thuốc:
o Dùng đồng thời với Levodopa ↑tác dụng phụ gây ảo giác và rối loạn vận động.
- Chống chỉ định:
o Dị ứng
o Phụ nữ có thai - B
20. Pramipexole:
- Là chất chủ vận Dopamin
- Nhóm Non – Ergot)
- Thải trừ qua thận nên phải giảm liều ở bệnh nhân suy thận
- Tác dụng: Giảm lo âu/ trầm cảm.
- Tác dụng phụ:
o Lợm giọng
o Buồn ngủ
o Choáng váng khi đứng
o Ảo giác ở người trẻ
- Tương tác thuốc:
o Tăng độc tính khi dùng chung với Cimetidin
o Tăng nồng độ Levodopa khi dùng chung.
- Chống chỉ định:
o Dị ứng
o Phụ nữ có thai - C
21. Ropinirole:
- Là chất chủ vận Dopamin
- Dùng an toàn hơn Pramipexole
- Tác dụng phụ:
o Lợm giọng
o Buồn ngủ
o Choáng váng khi đứng
o Ảo giác ở người trẻ
- Chống chỉ định:
o Dị ứng
o Phụ nữ có thai - C
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

22. Apomorphin:
- Là chất chủ vận Dopamin.
- Chỉ dùng dạng SC (tiêm dưới da).
- Dùng xử trí giai đoạn tiến – thoái khi dùng Levodopa lâu dài.
- Không dùng gây nôn khi bị ngộ độc.
- Tác dụng phụ:
o Buồn nôn (mạnh).
o Quá liều gây ức chế hô hấp.
o Ảo giác, ngủ lơ mơ, rối loạn vận động, ngất.
- Tương tác thuốc:
o Gây loạn nhịp khi dùng chung với: Thioridazine, Quinidin, Erythromycin.
o Tăng nồng độ khi dùng chung với ức chế COMT.
- Chống chỉ định:
o Dị ứng
o Phụ nữ có thai - C

23. Benztropine và Trihexyphenidyl


- Là chất kháng cholinergic (đối vận của Acetylcholin)
- Tác động tốt trên các triệu chứng run.
- Không dùng cho người > 70 tuổi
- Tác dụng phụ:
o Rối loạn điều tiết mắt
o Khô miệng
o Táo bón
o Liều cao: gây lú lẫn, ảo giác, hôn mê (đặc biệt ở người cao tuổi)
- Chống chỉ định:
o Glaucom góc hẹp
o Hẹp môn vị tá tràng
o Rối loạn nhận thức
o Phụ nữ có thai - C
24. Selegiline:
- Ức chế MAO-B (ức chế chọn lọc men Mono-amin-oxydase loại B).
- Tác dụng: bảo vệ tế bào thần kinh.
- Sử dụng điều trị Parkinson ở giai đoạn sớm.
- Kết hợp với Levodopa/Carbidopa để khắc phục tác dụng phụ của Levodopa.
- Khởi đầu 5mg vào buổi sáng trong 1 tuần (do chuyển hóa thành Amphetamin và
Methamphetamin kích thích thần kinh trung ương gây mất ngủ).
- Tác dụng phụ:
o Lợm giọng, choáng váng, lú lẫn, ảo giác.
o Không gây hội chứng “phô mai”.
- Nhưng nếu dùng > 10mg/ngày vẫn gây ra hội chứng “phô mai”.
- Không phối hợp Selegiline với thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) và thuốc ức
chế chọn lọc thu hồi Serotonin (SSRI).
- Phải tuân thủ chế độ ăn có chứa ít chất Thyramin.
- Selegiline làm tăng tác dụng phụ của Levodopa.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

25. Rasagiline:
- Ức chế MAO-B mạnh hơn Selegiline (ức chế chọn lọc men Mono-amin-oxydase
loại B).
- Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu.
- Sử dụng điều trị Parkinson ở giai đoạn sớm.
- Kết hợp với Levodopa/Carbidopa để khắc phục tác dụng phụ của Levodopa.
- Không sử dụng cho bệnh nhân suy gan trung bình và nặng.
- Không phối hợp Rasagiline với thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) và thuốc ức
chế chọn lọc thu hồi Serotonin (SSRI).
- Tác dụng phụ:
o Khó tiêu, choáng váng, lú lẫn, ảo giác.
26. Entacapone:
- Ức chế COMT (Catechol-O-methyl tranferase).
- Không qua được hàng rào máu não.
- Phối hợp với Levodopa/Carbidopa
- Tác dụng phụ:
o Hạ huyết áp thế đứng.
o Tiêu chảy.
o Ảo giác.
o Rối loạn vận động
- Chống chỉ định:
o Sử dụng đồng thời với chất ức chế MAO không chọn lọc.
27. Tolcapone:
- Ức chế COMT (Catechol-O-methyl tranferase).
- Qua được hàng rào máu não.
- Phối hợp với Levodopa/Carbidopa .
- Khởi đầu 100mg với Levodopa/Carbidopa vào buổi sáng.
- Tác dụng phụ: Gây độc tính trên gan có thể gây tử vong.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân suy gan.
28. Amantadine:
- Nhóm thuốc kháng virus.
- Tăng tổng hợp và giải phóng Dopamin.
- Thải trừ chủ yếu qua thận.
- Sử dụng điều trị Parkinson thể nhẹ.
- Phối hợp với Levodopa/Carbidopa.
- Tác dụng phụ:
o Phù mắt cá chân.
o Hạ huyết áp thế đứng.
o Rối loạn thần kinh: mất ngủ, ảo giác.
- Giảm liều ở bệnh nhân suy thận nhưng không được ngừng thuốc đột ngột.
29. Điều trị Parkinson bằng phương pháp phẫu thuật:
- Phẫu thuật cắt bỏ.
- Phẫu thuật kích thích não sâu.
- Phẫu thuật cấy ghép.
- Nhược điểm:
o Có thể không tương thích.
o Khó kiểm soát Dopamin.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

30. Phác đồ điều trị Parkinson: (Học phác đồ để giải quyết tình huống lâm sàng)
Bệnh Parkinson

Dùng thuốc

Bảo vệ tế bào thần kinh → Ức chế MAO-B

Tổn thương chức năng ← Đánh giá lại
 
Có Không

< 65 tuổi > 65 tuổi


Run chủ yếu
Anticholineergic hay + Amantadine
Amantadine

+ Amantadine Vận động chậm + Amantadine hay


Ức chế MAO-B cứng đơ nhẹ Ức chế MAO-B

+ Chủ vận Dopamin hay Vận động chậm + Levodopa/Carbidopa


Levodopa/Carbidopa cứng đơ nặng (Levodopa/Benserazide)
(Levodopa/Benserazide)

Lợi ích không thỏa



Tăng liều + Levodopa/Carbidopa
hay chủ vận Dopamin

SỰ DAO ĐỘNG VẬN ĐỘNG


- Thêm ức chế COMT hay ức chế MAO-B
- Chia nhiều liều Levodopa Không kiểm soát được
Phẫu thuật
- Xem xét dùng Apomorphin (ở giai đoạn
thoái)

RỐI LOẠN CỬ ĐỘNG


- Loại bỏ hay giảm liều chủ vận Dopamin Không kiểm soát được
Phẫu thuật
- Thêm Amantadine
- Chia nhiều liều Levodopa

ẢO GIÁC/ RỐI LOẠN TÂM THẦN Thêm Clozapine


- Giảm liều dần Amantadine, Không kiểm soát được hay Quietiapine
Anticholinergic, Ức chế MAO-B liều thấp
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

CÂU HỎI NGẮN


1. Vai trò của Benserazid và Carbidopa trong điều trị Parkinson:
- Ức chế men Dopa decarboxylase ở ngoại biên:
o Làm tăng sinh khả dụng của Levodopa.
o Hạn chế tác dụng phụ của Levodopa.
2. Vai trò của Apomorphin trong điều trị Parkinson:
- Khắc phục tác dụng phụ của Levodopa khi sử dụng lâu dài.
3. Chất chủ vận Dopamin là dẫn chất Ergotamin từ nấm cựa gà:
- Bromocriptine
- Pergolid
4. Các tương tác thuốc giữa nhóm Ergotamin với thuốc khác:
- Bromocriptine sẽ tăng độc tính và giảm tác dụng khi dùng chung với các thuốc:
Amitriptyline, Butyrophenon, Imipramine, Methyldopa, Phenothiazine, Reserpin
- Dùng đồng thời Pergolid với Levodopa sẽ tăng tác dụng phụ gây ảo giác và rối
loạn vận động.
5. Thuốc nào làm tăng tác dụng của Levodopa:
- Antacids
- Metoclopramide
- Selegiline
- Carbidopa
- Benseramide
- Pramipexole
6. Thuốc nào làm giảm tác dụng của Levodopa:
- Kháng cholinergic (Benztropin, Trihexyphenidyl)
- Benzodiazepin
- Hydantoin
- Methionin
- Papaverin
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
- Pyridoxin (Vitamin B6)
7. Thuốc nào làm tăng tác dụng phụ của Levodopa:
- Pergolid
- Selegiline
8. Thuốc nào làm giảm tác dụng phụ của Levodopa:
- Trimethobezamide
- Domperidone
- Propranolol
- Ephedrin
- Clozapine
- Quetiapine
9. Chất phối hợp Levodopa + Carbidopa → Mục đích? Cơ chế?
- Mục đích:
o Tăng sinh khả dụng của Levodopa.
o Hạn chế tác dụng phụ của Levodopa.
- Cơ chế: Ức chế men Dopa decarboxylase ở ngoại biên.
10. Dùng những thức ăn có chứa Thyramin gây triệu chứng gì? Biểu hiện?
- Gây hội chứng phô mai (cơn khủng hoảng tăng huyết áp)
- Biểu hiện: huyết áp rất cao, đau đầu, ra mồ hôi, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, rối
loạn thần kinh tự chủ, đau ngực, loạn nhịp tim, hôn mê và tử vong.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

11. Xử trí hiệu ứng tiến thoái bằng cách:


- Chia Levodopa làm nhiều lần.
- Sử dụng loại Levodopa tác dụng kéo dài.
- Thay thế bằng Bromocriptine.
- Kết hợp thêm Selegiline, ức chế MAO-B, ức chế COMT.
12. Đặc điểm của men MAO-A, MAO-B, COMT:
- MAO-A: Mono amin oxydase loại A, có ở thần kinh.
o Oxy hóa các catecholamin như Serotonin, Noradrealin, Thyramin...
- MAO-B: Mono amin oxydase loại B, có ở ruột, gan, thận, và các mô ngoại biên
o Chuyển hóa các Dopamin (trong não khoảng 80% hoạt động là của MAO-B)
- COMT: Catechol – O – methyl transferase:
o Phân hủy các catecholamin (làm bất hoạt các chất dẫn truyền thần kinh như
Dopamin, Epinephrin, Norepinephrine…)
---o0o---
TRẮC NGHIỆM
13. Điều nào sau đây là đặc điểm của bệnh Parkinson:
a. Run rẩy c. Chậm chạp
b. Cứng ngắt d. Tất cả các đặc điểm trên.
14. Thuốc chống loạn trí nào sau đây có khả năng làm bệnh Parkinson tệ hại hơn:
a. Clozapin c. Haldol
b. Quetiapin d. Risperidone
15. Thuốc dán qua da để điều trị bệnh Parkinson được FDA chấp thuận là:
a. Rotigotine c. Pramipexole
b. Tolcapone d. Selegiline
16. Biểu hiện lâm sàng của bệnh Parkinson xuất hiện rõ khi tế bào Lewy bị hủy:
a. > 60% c. > 80%
b. > 70% d. > 90%
17. Dạng dùng chủ yếu của Apomorphin:
a. Oral c. IP
b. IV d. SC
18. Đường thải trừ chủ yếu của Pramipexole:
a. Gan c. Phổi
b. Thận d. Huyết tương/mô
19. Trong các thuốc điều trị Parkinson sau đây thuốc nào cần phải giảm liều khi
bệnh nhân suy thận:
a. Carbidopa c. Bromocriptine
b. Apomorphin d. Pramipexole
20. Chất chủ vận Dopamin không dùng đường uống chỉ được tiêm dưới da là:
a. Apomorphin c. Pramipexole
b. Pergolid d. Ropinirole
21. Tác dụng phụ phổ biến hay gặp nhất của Levodopa là:
a. Buồn nôn c. Loạn nhịp tim
b. Loét dạ dày d. Ảo giác
22. Chất kết hợp với Levodopa làm giảm tác dụng phụ, tăng sinh khả dụng của
Levodopa theo cơ chế ức chế enzym Dopa decarboxylase ở ngoại biên là:
a. Selegilin c. Entacapone
b. Rasagiline d. Carbidopa/Benserazide
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Điều nào sau đây đúng với Selegiline:


e. Đây là chất ức chế MAO chọn lọc loại B.
f. Thuốc này ngày dùng 1 lần
g. Thuốc dùng đơn trị liệu cho bệnh Parkinson khi còn trẻ
h. Tất cả những điều trên.
23. Chất chủ vận Dopamin trong điều trị Parkinson có đặc điểm:
a. Tác động bằng cách kích thích trực tiếp các thụ thể Dopamin ở trước khớp
thần kinh (synap) tại thể vân. (sau khớp)
b. Về mặt ái tính đối với các thụ thể Dopamin, không có sự khác biệt giữa các
chất chủ vận Dopamin. (có sự khác biệt)
c. Có thể phân loại các chất chủ vận Dopamin dựa trên cấu trúc hóa học thuộc
nhóm Ergotolin hoặc nhóm không Ergotlin.
d. Bromocriptine, Pergolide, Pramipexole, Ropinirole, Entacapone và
Amantadine thuộc nhóm thuốc này. (Entacapone nhóm ức chế MAO-B;
Amantadine nhóm kháng virus)
24. Selegiline có đặc điểm:
a. Selegiline là một chất ức chế men amin đơn (MAO) cả hai loại A và B
được ứng dụng trong điều trị Parkinson. (loại B)
b. Selegiline có tác dụng trong điều trị Parkinson vì có khả năng ngăn ngừa sự
phân hủy các Dopamin nội sinh và ngoại sinh ở trung ương.
c. Selegiline nên được dùng vào buổi tối, vì thuốc được chuyển hóa thành
Amphetamin và Methamphemin là chất có tác dụng an thần. (buổi sáng –
kích thích)
d. Selegiline có hiệu quả của điều trị Parkinson cao nhất ở giai đoạn muộn
hoặc khi mới bắt đầu điều trị bằng Levodopa/Carbidopa. (giai đoạn sớm –
điều trị bằng Levodopa kém hiệu quả)
25. Thuốc ức chế men Catechol-O-methyl transferase nào cần phải kiểm tra chức
năng gan 2 lần/tháng trong 6 tháng đầu điều trị bằng thuốc này?
a. Entacapone c. Cả 2 thuốc trên
b. Tolcapone d. Không thuốc nào ở trên.
26. Việc phối hợp Carbidopa với Levodopa có lợi ích gì?
a. Giảm liều Levodopa mà vẫn đạt hiệu quả trị liệu.
b. Giảm các tác dụng phụ ngoại biên do Dopamin gây ra.
c. Ức chế sự phân hủy Dopamin ở não.
d. Câu a, b đúng
e. Câu a, b, c đúng
27. Erythromycin có khả năng tương tác với thuốc điều trị bệnh Parkinson nào sau đây?
a. Bromocriptine d. Pramipexole
b. Pergolide e. Tất cả các thuốc trên.
c. Ropinirole
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

28. Để xử trí hiệu ứng tiến thoái (on off efect) khi sử dụng Levodopa ta có thể:
a. Tăng liều Levodopa
b. Chia liều Levodopa sử dụng nhiều lần
c. Sử dụng loại Levodopa tác dụng kéo dài
d. Câu a, b đúng
e. Câu b, c đúng
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

29. D.S là bệnh nhân nữ 60 tuổi, chẩn đoán PD 3 năm trước. Run tay, nhiều nhất là ở
tay phải (tay thuận) do đó gây khó khăn lúc tắm, ăn,…vận động chậm. Có mắc
thêm chứng trầm cảm và đáp ứng tốt với Phenelzine 15mg x 3 lần/ngày. Có sử
dụng thêm Estrogen 0,625mg, Calci carbonat 500mg x 2 lần/ngày, Multivitamin 1
viên/ngày. Bà chưa sử dụng thuốc PD. Khuyến cáo điều trị?
a. Khởi đầu trị liệu bằng Primidone.
b. Khởi đầu trị liệu bằng Pramipexole.
c. Khởi đầu trị liệu bằng Levodopa/Carbidopa.
d. Khởi đầu trị liệu bằng Carbidopa/Levodopa SR.
30. N.K là bệnh nhân nam 78 tuổi. Chẩn đoán PD cách đây 2 năm rưỡi. Run tay, chân
trái (thuận). Chưa sử dụng thuốc nào. Suy giảm chức năng nhận thức so với lần tái
khám trước. Lựa chọn?
a. Khởi đầu trị liệu bằng Pergolide.
b. Khởi đầu trị liệu bằng Ropinirole.
c. Khởi đầu trị liệu bằng Pramipexole.
d. Khởi đầu trị liệu bằng Carbidopa/Levodopa
31. Một ông cụ được chẩn đoán Parkinson mức độ 2. Bác sĩ cho dùng
Carbidopa/Levodopa bắt đầu liều 10/100mg và tăng liều dần 25/100mg ngày 3 lần.
Hôm nay ông cụ phàn nàn buồn nôn sau mỗi liều thuốc Carbidopa/Levodopa. Nên
làm thế nào để giảm triệu chứng này?
a. Ngưng Carbidopa/Levodopa và thay bằng Pergolide.
b. Uống Prochlorperazine
c. Uống Metoclopramide
d. Thay Carbidopa/Levodopa thành 25/100mg ngày 3 lần.

Đáp án chỉ có tính chất tham khảo


13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
D C A C D B D A A D A C B B B C E B D C
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

BÀI 2: SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


1. Định nghĩa Đái tháo đường:
- Đái tháo đường là tập hợp các rối loạn chuyển hóa do giảm tiết hoặc giảm nhạy cảm
với Insulin, trong đó tăng đường huyết là biểu hiện đầu tiên.
2. Vài nét về Đái tháo đường:
- Đái tháo đường được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và các rối loạn về
chuyển hóa đường, mỡ, đạm, khoáng chất.
- Gần 70% bệnh nhân Đái tháo đường có bệnh lý tim mạch kèm theo.
3. Các triệu chứng của tăng đường huyết:
- Khát nhiều.
- Đói nhiều.
- Tiểu nhiều và thường xuyên.
- Sụt cân bất thường.
- Mệt mỏi.
- Mờ mắt.
- Vết thương lâu lành.
4. Các triệu chứng của hạ đường huyết quá mức:
- Tim nhanh.
- Đổ nhiều mồ hôi.
- Choáng váng.
- Đói.
- Nhức đầu, bực bội.
5. Xử trí khi hạ đường huyết quá mức:
- Kiểm tra đường huyết (nếu có thể)
- Nếu đường huyết < 70mg/dl: Ăn kẹo, viên đường, uống sữa, nước ngọt, soda.
- Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút, nếu còn thấp thì làm lại như trên.
- Nếu vẫn không giảm thì gọi bác sĩ.
6. Tiêu chí chẩn đoán Đái tháo đường:
- Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết.
- Đường huyết tương lúc đói: (Đơn giản dễ thực hiện)
o
Nếu < 100mg/dl: Bình thường.
o
100mg/dl ≤ Đường huyết < 126mg/dl: Rối loạn đường huyết lúc đói (Tiền Đái
tháo đường).
o
Nếu ≥ 126mg/dl (7,0mmol/L): Đái tháo đường.
- Nghiệm pháp dung nạp Glucose: Đo đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g
Glucose. Phức tạp, mất thời gian cho Bác sĩ và bệnh nhân.
o
Nếu < 140mg/dl: Dung nạp bình thường.
o
140mg/dl ≤ Đường huyết < 200mg/dl: Rối loạn dung nạp Glucose.
o
Nếu ≥ 200mg/dl: Đái tháo đường.
 Do không đủ Insulin.
 Insulin không được đưa vào tế báo.
- HbA1c ≥ 6,5% (đo bằng HPLC): Đái tháo đường.
o
Còn gọi là Hemoglobin bị đường hóa, là phản ứng không thuận nghịch.
o
Khó khăn, khá tốn kém.
o
Chưa thật sự chính xác.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

7. Lưu ý của giá trị HbA1c:


- Phản ánh trung thực mức đường huyết thật sự của bệnh nhân.
- Giá trị HbA1c < 6,5% chưa kết luận được bệnh nhân có Đái tháo đường hay không.
- Giá trị HbA1c để xác định đường huyết có được kiểm soát tốt trong 3 tháng vừa qua
không.
- Giá trị HbA1c còn xác định bệnh nhân có tăng đường huyết sau ăn không được kiểm
soát tốt. Do insulin hoạt động không hiệu quả.
- Nếu bệnh nhân không có các triệu trứng do tăng đường huyết nên tiến hành đo lại lần
thứ 2.
8. Phân loại Đái tháo đường:
- Đái tháo đường type 1: Tế bào β bị hủy, thiếu Insulin tuyệt đối.
- Đái tháo đường type 2: Do tổn thương bài tiết Insulin và đề kháng Insulin.
- Đái tháo đường trong thai kỳ (chưa phải là Đái tháo đường thật sự).
- Các type đặc biệt khác:
o
Đái tháo đường tế bào β bất thường.
o
Đái tháo đường Insulin bất thường do di truyền.

9. Biến chứng cấp tính của Đái tháo đường:


- Hôn mê nhiễm ceton.
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
- Hôn mê hạ đường huyết.
10. Biến chứng mãn tính của Đái tháo đường:
- Biến chứng mạch máu nhỏ:
o
Bệnh võng mạc.
o
Bệnh thận.
o
Bệnh thần kinh.
- Biến chứng mạch máu lớn:
o
Bệnh mạch vành.
o
Tai biến mạch máu não.
o
Bệnh mạch máu ngoại biên.

11. Yếu tố đầu tiên trong điều trị hôn mê do tăng đường huyết quá mức:
- Truyền NaCl 9‰ trước tiên rồi mới tiêm truyền Insulin (Để pha loãng nồng độ
đường trong máu và tránh nguy cơ nhiễm toan).
12. Nguyên tắc điều trị Đái tháo đường: (Thi câu hỏi ngắn)
- Chế độ ăn – dinh dưỡng.
- Tập luyện thể lực – vận động.
- Dùng thuốc.
13. Mục tiêu điều trị Đái tháo đường:
- Mục tiêu chung:
o
Ngăn ngừa triệu chứng tăng đường huyết.
o
Giữ cân nặng lý tưởng.
o
Ngừa và làm chậm biến chứng (bình ổn đường huyết).
- Mục tiêu cụ thể:
Lý tưởng Chấp nhận
Đường huyết lúc đói 80 – 120mg/dl < 140mg/dl
Đường huyết sau ăn 80 – 160mg/dl < 180mg/dl
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

HbA1c (BT: 3,5 – 5,5%) < 7% < 7 – 8%


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

14. Mục tiêu điều trị Đái tháo đường dựa vào HbA1c:
- < 7% ; đường huyết lúc đói 80 – 120mg/dl:
o
Người trẻ tuổi.
o
Vừa mắc bệnh Đái tháo đường.
o
Không có các bệnh lý, nguy cơ kèm theo.
- ≤ 8% ; đường huyết lúc đói 100 – 120mg/dl:
o
Người già yếu.
o
Mắc Đái tháo đường lâu năm.
o
Có nhiều bệnh lý, nguy cơ kèm theo.
o
Không nhận ra các triệu chứng hạ đường huyết.

15. Các nhóm thuốc điều trị Đái tháo đường:


- Insulin
- Nhóm kích thích tiết Insulin từ tế bào β tụy:
o
Nhóm Sulfonylure:
 Thế hệ 1: Chlorpropamide, Tolbutamide (hiện nay không dùng nữa)
 Thế hệ 2: Gliclazide, Glyburide (Glybenclamide), Glipizide.
 Thế hệ 3: Glimepiride
o
Nhóm không phải Sulfonylure (Meglitinide)
 Repaglinide (dùng cho bệnh nhân suy thận).
 Nateglinide.
- Nhóm tăng nhạy cảm với Insulin ở mô sử dụng:
o
Biguanides: Metformin.
o
Nhóm Thiazolidinediones (không còn sử dụng do nghi ngờ ↑ung thư bàng
quang)).
- Nhóm ức chế hấp thu Glucose từ ruột non.
o
Nhóm ức chế men α–glucosidase từ ruột non: Acarbose, Miglitol.
- Nhóm dẫn chất Amylin: Pramlintide.
- Nhóm liên quan GLP–1 (Glucagon like peptide–1):
o
Chủ vận thụ thể GLP–1.
o
Nhóm ức chế men Dipeptidyl peptidase 4 (DPP–4).

16. Sử dụng Insulin trong điều trị Đái tháo đường:


- Phân loại Insulin dựa vào thời gian tác dụng:
o
Insulin tác dụng rất nhanh và ngắn: Lispro, Aspart, Glulisine.
o
Insulin tác dụng bình thường: Regular.
o
Insulin tác dụng trung bình và kéo dài: NPH, Glargine, Detemir.
- Cách sử dụng các loại Insulin:
o
Loại tác dụng nhanh: Tiêm IV, SC (Ngoài trừ: Insulin Lispro chỉ SC).
o
Loại tác dụng trung bình: SC.
o
Loại tác dụng kéo dài: SC.
- Lưu ý: Vị trí tiêm Insulin phải thay đổi (Cách tay, đùi, bụng)
17. Các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch có thể pha Insulin:
- NaCl 0,9%
- Glucose 5%, 10%
- Ringer lactate
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

18. Các hiện tượng tăng đường huyết cần theo dõi:
- Hiện tượng Somogyi (là hiện tượng dội ngược do tăng liều Insulin quá nhanh)
o
Là hiện tượng tăng đường huyết phản ứng sau cơn hạ đường huyết do phóng
thích hormon điều hòa ngược vào máu.
o
Khắc phục: Giảm liều Insulin buổi chiều, tối.
- Hiện tượng bình minh:
o
Là hiện tượng tăng đường huyết cao lúc sáng sớm do hormon GH được tiết ra
lúc ngủ (do liều đầu hôm chưa đủ).
o
Khắc phục: Tăng liều Insulin lúc tối hoặc chia liều để tiêm trước khi đi ngủ.

19. Ví dụ về các hiện tượng tăng đường huyết:


Đường huyết (mg/dl) Insulin tự do
10giờ tối 3giờ sáng 7giờ sáng 10giờ tối 3giờ sáng 7giờ sáng
Hiện tượng Bình
90 40 200 Cao Hơi cao
Somogyi thường
Hiện tượng Bình Bình Bình
110 110 150
bình minh thường thường thường

20. Chỉ định của Insulin:


- Đái tháo đường tpye 1.
- Cấp cứu hôn mê tăng đường huyết/nhiễm Ceton acid.
- Đái tháo đường tpye 2. Sau khi đã thực hiện chế độ ăn, vận động hợp lý và phối hợp
thuốc đến liều tối đa mà không ổn định.
- Đái tháo đường tpye 2 có Stress và các yếu tố nguy cơ.
- Đái tháo đường tpye 2 có thai và cho con bú.
- Đái tháo đường tpye 2 không dung nạp các loại thuốc uống hay suy thận, suy gan
nặng.
21. Tác dụng phụ của Insulin:
- Hạ đường huyết.
- Loạn dưỡng mỡ (thể phì đại, thể teo).
- Dị ứng.
- Kháng Insulin.
22. Các phác đồ điều trị bằng Insulin:
- Theo quy ước (kinh điển): Ít dùng (vì không phù hợp với sinh lý)
- Tiêm nhiều mũi dưới da (thường dùng).
o
Tiêm Insulin tác dụng dài trước khi đi ngủ hoặc tiêm Insulin tác dụng trung
bình trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
o
Tiêm Insulin tác dụng nhanh trước mỗi buổi ăn.
- Truyền Insulin dưới da liên tục: Cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ.
- Truyền Insulin tĩnh mạch: bệnh nặng, hôn mê do Đái tháo đường.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

23. Nhóm thuốc kích thích tiết Insulin từ tế bào β tụy:


Sulfonylure Meglitinide
- TH2: Gliclazide, Glipizide
Các thuốc thường
Glyburide (Glibenclamide) Repaglinide, Nateglinide
dùng
- TH3: Glimepiride
Thời gian tác dụng Dài Ngắn
Điều hòa đường huyết theo bữa
Đặc điểm Số lần sử dụng thuốc ít hơn
ăn một cách uyển chuyển.
- Những bệnh nhân có chế độ ăn - Những bệnh nhân có chế độ ăn
cố định. không cố định.
Đối tượng sử dụng
- Không dùng cho bệnh nhân suy - Dùng được cho bệnh nhân suy
thận, suy gan. thận.
Khả năng giảm
1,0 – 2,0 0,5 – 1,5
HbA1c
Chỉ định - Đái tháo đường tpye 2. - Đái tháo đường tpye 2.
- Đái tháo đường type 1. - Đái tháo đường type 1.
Chống chỉ định - Phụ nữ có thai và cho con bú. - Suy gan, suy thận nặng (Trừ
- Suy gan, suy thận nhẹ Rapaglinide).
- Hạ đường huyết quá mức. - Hạ đường huyết quá mức.
Tác dụng phụ
- Tăng cân. - Tăng cân.
- Trước bữa ăn 30 phút .
- Loại phóng thích chậm - Trước bữa ăn 15 – 30 phút.
Cách dùng (Gliclazide): ngày 1 lần duy nhất - Có ăn thì dùng thuốc, không ăn
vào buổi sáng hay ngay trước bữa thì không dùng.
ăn sáng.

24. Nhóm tăng nhạy cảm với Insulin ở mô sử dụng:


- Nhóm Biguanide: Metformin (thuốc duy nhất còn được sử dụng)
- Nhóm Benfluorex: Mediator (dùng thay thế Metformin khi không dung nạp với
Metformin).
- Chỉ định: Ưu tiên trên bệnh nhân béo phì và thừa cân.
- Chống chỉ định:
o
Suy thận và suy tế bào gan nặng.
o
Trường hợp thiếu oxy mô như: nhồi máu cơ tim, bệnh lý mạch vành, bệnh lý
mạch máu não, suy tim xung huyết… vì làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic.
- Tác dụng phụ:
o
Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, tiêu chảy,…
o
Nhiễm toan acid lactic.
- Cách dùng: Nên dùng thuốc ngay sau bữa ăn với liều thấp tăng dần để giảm tác dụng phụ.
25. Nhóm ức chế men α – glucosidase:
- Thuốc thường dùng: Acarbose, Miglitol, Voglibose
- Chỉ định:
o
Đái tháo đường type 2.
o
Ưu tiên trên những bệnh nhân có đường huyết sau ăn tăng cao.
o
Kết hợp với Sulfoninure và Metformin khi đơn trị liệu không kiểm soát được
đường huyết.
- Chống chỉ định:
o
Bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng kém hấp thu, tắt ruột,…
o
Suy thận.
- Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

- Cách dùng: Uống ngay lúc bắt đầu ăn để thuốc có tác dụng tốt nhất.
26. Nhóm dẫn chất Amylin (Nhóm thuốc mới)
- Tổng hợp từ tế bào β của tụy.
- Thuốc thường dùng: Pramlintide (Symlin)
- Tác dụng:
o
Làm giảm di chuyển thức ăn xuống ruột (Làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày)
o
Làm giảm nồng độ Glucagon.
o
Tăng gây chán ăn (giảm cân).
→ Giảm đường huyết sau ăn.
o
Dùng riêng lẻ không gây hạ đường huyết quá mức.

27. Nhóm liên quan GLP – 1 (Nhóm thuốc mới: Glucagon-like peptide-1)
- Tổng hợp từ tế bào L của ruột.
- Thuốc thường dùng: Exenatide, Liraglutide.
- T1/2 = 2,4 giờ.
- Dùng SC.
- Tác dụng:
o
Kích thích tiết Insulin phụ thuộc Glucose.
o
Giảm tiết Glucagon.
o
Giảm cân.
- Tác dụng phụ:
o
Gây nôn ói (giảm dần theo thời gian).
o
Khắc phục: tăng liều từ từ.
- Chống chỉ định:
o
Liraglutide chống chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ ung thư tuyến giáp.

28. Nhóm ức chế men Dipeptidyl peptidase 4 (DDP-4)


- Men phân hủy GLP – 1
- Thuốc thường dùng: Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin.
- Tác dụng: Ức chế DDP-4 làm không phân hủy GLP-1 nên kích thích tiết Insulin phụ
thuộc Glucose.
29. Điều trị Đái tháo đường type 1:
- Chủ yếu bằng Insulin.
- Khởi đầu liều từ 0,2 – 0,4UI/kg/ngày.
- Trẻ em trong độ tuổi dậy thì cần nhiều hơn.
30. Điều trị Đái tháo đường type 2:
- Bước đầu:
o
Thay đổi lối sống: giảm cân, tập thể dục (làm tăng nhạy cảm của tế bào với
Insulin)
o
Metformin.
- Tăng thêm: (chọn một trong các thuốc sau)
o
Insulin
o
Sulfoninure.
o
TZDs (Thiazolidinediones)
o
Chủ vận GLP-4
o
Ức chế α – glucosidase
o
Glinide
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
o
Pramlintide
o
DPP-4
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

CÂU HỎI NGẮN


1. Biểu hiện tăng đường huyết. Cách xử trí?
- Biểu hiện:
o
Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.
o
Đói nhiều, ăn nhiều, sụt cân.
- Xử trí:
o
Chế độ ăn – dinh dưỡng.
o
Tập luyện thể lực – vận động.
o
Dùng thuốc.
2. FDA khuyến cáo nên tầm soát bệnh Đái tháo đường với các đối tượng nào?
- ≥ 45 tuổi, BMI ≥ 25kg/m2.
3. Tiêu chí chẩn đoán Đái tháo đường:
- Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết.
- Đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl.
- Nghiệm pháp Glucose ≥ 200mg/dl.
- HbA1c ≥ 6,5%.
4. Cách tiến hành đo đường huyết bằng nghiệm pháp Glucose:
- Cho bệnh nhân uống 75g Glucose, 2 giờ sau rút máu đo đường huyết.
5. Bệnh nhân được chẩn đoán là tiền Đái tháo đường khi:
- Đường huyết ≥ 100mg/dl và < 126mg/dl.
6. Bệnh nhân được chẩn đoán tiền Đái tháo đường cần được tư vấn điều gì?
- Thay đổi lối sống: Chế độ ăn, hoạt động thể lực.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
7. Liệt kê 5 xét nghiệm đánh giá và theo dõi trong bệnh lý Đái tháo đường.
- Glucose
- Creatinin
- Urê
- HbA1c (BT < 6,5%)
- Microalbumin (BT < 30mg/24h)
8. Biến chứng cấp của bệnh Đái tháo đường:
- Hôn mê nhiễm ceton acid.
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
- Hôn mê hạ đường huyết.
9. Cách xử trí khi hạ đường huyết quá mức:
- Kiểm tra đường huyết (nếu có thể).
- Nếu đường huyết < 70mg/dl: Ăn kẹo, viên đường, uống sữa, nước ngọt, soda.
- Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút, nếu còn thấp thì làm lại như trên.
- Nếu vẫn không giảm thì gọi bác sĩ.
10. Nguyên tắc chung trong điều trị Đái tháo đường:
- Chế độ ăn – dinh dưỡng.
- Tập luyện thể lực – vận động.
- Dùng thuốc.
11. Bệnh nhân tăng đường huyết lúc đói ưu tiên chọn: Sulfonylure.
12. Bệnh nhân tăng đường huyết sau ăn ưu tiên chọn thuốc có tác dụng ngay sau khi
uống:
- Meglitinide
- Ức chế α – glucosidase.
13. Thuốc làm giảm HbA1c hiệu quả nhất: Sulfonylure.
14. Loại Insulin cho tác độngrất nhanh phù hợp với Insulin sinh lý:
- Insulin Lispro, Insulin Aspart, Insulin Glulisine.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

15. Cách sử dụng Insulin tác dụng nhanh: IV, SC (Tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da).
16. Loại Insulin tác dụng nhanh chỉ tiêm dưới da: Insulin Lispro.
17. Loại Insulin cho tác động bình thường: Insulin Regular.
18. Loại Insulin cho tác động trung bình kéo dài để duy trì mức Insulin căn bản cho
bệnh nhân: Insulin Glargine, Insulin Detemir.
19. Cách sử dụng Insulin tác dụng trung bình kéo dài: SC (Tiêm dưới da).
20. Các vị trí có thể tiêm Insulin: Vùng bụng, đùi, cánh tay.
21. Nêu tác dụng phụ của Insulin:
- Hạ đường huyết.
- Dị ứng
- Loạn dưỡng mỡ.
- Kháng Insulin.
22. Dấu hiệu để nhận biết bệnh nhân kháng Insulin?
- Khi sử dụng > 200UI/ngày trong 2 – 3 ngày mà đường huyết vẫn không hạ.
23. Thuốc ưu tiên trị Đái tháo đường cho người béo phì, thừa cân: Metformin.
24. Thuốc trị tiểu đường có thể dùng được cho bệnh nhân suy gan và suy thận:
- Repaglinide.
25. Ưu điểm của thuốc trị Đái tháo đường Metformin là gì?
- Không gây hạ đường huyết quá mức.
- Không gây tăng cân.
- Ưu tiên cho người béo phì.
26. Thuốc điều trị tiểu đường gây tác dụng phụ chán ăn làm giảm cân:
- Metformin.
- Ức chế men α – glucosidase: Acarbose, Voglibose, Miglitol.
- Dẫn chất Amylin: Pramlintide.
- Chủ vận thụ thể GLP–1: Exenatide, Liraglutide.
27. Anh Q. 28 tuổi thiếu cân, đến phòng khám than phiền mệt mỏi và đi tiểu nhiều
trong 2 tuần. Xét nghiệm nước tiểu thấy có vết máu, mức ceton vừa phải, có vi
trùng và Glucose. Anh Q. nói gia đình không có ai bị bệnh Đái tháo đường. Thử
máu mao mạch ngẫu nhiên 388mg/dl (không nhịn đói). Căn cứ trên thông tin này,
bạn hãy đưa ra nhận định bệnh bước đầu mô tả tình trạng bệnh lý của anh Q.?
- Dựa vào yếu tố: tuổi trẻ, mệt mỏi, tiểu nhiều, sụt cân, nước tiểu có Glucose, đo
đường huyết bất kỳ 388mg/dl → Anh Q. bị tiểu đường type 1.
28. Ở một bệnh nhân Đái tháo đường nhập viện. Người ta đặt một thiết bị rút máu tự động để kiểm
tra. Kết quả thu được như sau:
Đường huyết (mg/dl) Insulin tự do
10 giờ tối 3 giờ sáng 7 giờ sáng 10 giờ tối 3 giờ sáng 7 giờ sáng
90 40 200 Cao Hơi cao Bình thường
Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi nồng độ đường và Insulin tự do trong máu?
Gọi tên của hiện tượng này. Cách xử trí?
- Tăng đường huyết phản ứng sau cơn hạ đường huyết do phóng thích hormon điều
hòa ngược vào máu.
- Tên hiện tượng: Hiện tượng Somogyi.
- Xử trí: Giảm liều Insulin buổi chiều tối.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

29. Ở một bệnh nhân Đái tháo đường nhập viện. Người ta đặt một thiết bị rút máu tự động để kiểm
tra. Kết quả thu được như sau:
Đường huyết (mg/dl) Insulin tự do
10 giờ tối 3 giờ sáng 7 giờ sáng 10 giờ tối 3 giờ sáng 7 giờ sáng
110 110 150 Bình thường Bình thường Bình thường
Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi nồng độ đường và Insulin tự do trong máu?
Gọi tên của hiện tượng này. Cách xử trí?
- Tăng đường huyết cao lúc sáng sớm do hormon GH được tiết ra lúc ngủ, do liều đầu
hôm chưa đủ.
- Tên hiện tượng: Hiện tượng bình minh.
- Xử trí: Thêm liều Insulin lúc tối hoặc chia liều để tiêm trước khi đi ngủ.
30. Một bệnh nhân đến khám tổng quát, kết quả đo được FBG ≥ 126mg/dl, ta có thể
kết luận bệnh nhân bị Đái tháo đường hay không? Tại sao?
- Chưa thể kết luận bệnh nhân này bị Đái tháo đường.
- Vì còn phải kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết và phải đo 2 lần.
31. Một phụ nữ 45 tuổi, cao 154cm, nặng 72kg được chẩn đoán là Đái tháo đường, cao
huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid. Sau 3 tháng thay đổi chế độ ăn và vận động
thể lực, đường huyết vẫn không giảm. Bác sĩ cho bệnh nhân dùng Metformin. Giải
thích vì sao ưu tiên lựa chọn Metformin trong trường hợp này?
- Vì Metformin có khả năng cải thiện chuyển hóa lipid và được chỉ định sau khi đã áp
dụng chế độ ăn - vận động thể lực hợp lý mà đường huyết vẫn không được cải thiện.
---o0o---
TRẮC NGHIỆM
32. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường: Đường huyết lúc đói phải:
a. ≥ 100mg/dl c. ≥ 140mg/dl
b. ≥ 126mg/dl d. ≥ 200mg/dl
33. FDA khuyến cáo nên tầm soát bệnh Đái tháo đường với các đối tượng:
a. ≥ 35 tuổi, BMI ≥ 25kg/m2 c. ≥ 45 tuổi, BMI ≥ 25kg/m2
b. ≥ 35 tuổi, BMI ≥ 30kg/m2 d. ≥ 55 tuổi, BMI ≥ 30kg/m2
34. Khi điều trị bệnh lý Đái tháo đường, bệnh nhân cần gặp bác sĩ ngay khi mức đường
huyết tự do ở nhà là:
a. > 200mg/dl c. > 300mg/dl
b. > 250mg/dl d. > 350mg/dl
35. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT: Mục tiêu điều trị Đái tháo đường là:
a. Chặn đứng triệu chứng tăng đường huyết của bệnh nhân.
b. Bắt buột bệnh nhân giữ được cân nặng lý tưởng.
c. Ngừa và làm chậm biến chứng của Đái tháo đường.
d. Chặn đứng mức đề kháng Insulin của tế bào.
36. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT: Liều khởi đầu của Insulin là:
a. 0,25 – 0,5 UI/kg cân nặng. c. 0,75 – 1,0 UI/kg cân nặng.
b. 0,5 – 0,75 UI/kg cân nặng. d. Không câu nào đúng.
37. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT: Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường dựa vào kết
quả đo được (WHO – 2006) là:
a. Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl + đói nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều.
b. Đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl.
c. Đường huyết lúc đói ≥ 100mg/dl và < 126mg/dl.
d. Đường huyết lúc đói ≥ 100mg/dl và < 126mg/dl và OGTT ≥ 200mg/dl.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

38. Bệnh nhân được gọi là kháng Insulin khi sử dụng quá ……………… mà đường
huyết vẫn không hạ.
a. 100 đơn vị Insulin/ngày trong 1 – 2 ngày.
b. 100 đơn vị Insulin/ngày trong 2 – 3 ngày.
c. 200 đơn vị Insulin/ngày trong 1 – 2 ngày.
d. 200 đơn vị Insulin/ngày trong 2 – 3 ngày.
39. Loại Insulin phù hợp với sinh lý bình thường, NGOẠI TRỪ:
a. Insulin Lispro c. Insulin Glulisine
b. Insulin Aspart d. Insulin Regular.
40. Thuốc trị tiểu đường hiện nay không còn sử dụng do nghi ngờ tăng ung thư bàng
quang:
a. Metformin d. Glibuzide
b. Nateglinide e. Acarbose
c. Pioglitazone
41. Những triệu chứng sau nằm trong tiêu chuẩn định bệnh Đái tháo đường, NGOẠI
TRỪ:
a. Cao đường huyết bụng đói. c. Ù tai
b. Uống nước nhiều. d. Mất cân.
42. Phát biểu nào sau đây về điều trị thay thế Insulin gần sự thật nhất:
a. Phần lớn sản phẩm Insulin thay đổi rất ít với thời gian, tiến trình trị liệu, thời
gian có hoạt động hạ đường huyết.
b. Regular Insulin không thể trộn với NPH.
c. Regular Insulin không thể tiêm tĩnh mạch.
d. Giảm lượng carbohydrat tiêu thụ cần thiết cho tất cả bệnh nhân bệnh Đái tháo
đường.
e. Điều trị Insulin không cần phải theo dõi sát.
43. Sulfonylure là thuốc chính để điều trị bệnh:
a. Bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc Insulin.
b. Bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn chức năng thận và gan trầm trọng.
c. Phụ nữ mang thai bệnh tiểu đường.
d. Bệnh nhân tiểu đường nhiễm acid ceton.
e. Bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc Insulin.
44. Thuốc điều trị Đái tháo đường duy nhất được FDA cho phép sử dụng bên cạnh
Insulin trị Đái tháo đường tpye 1 là:
a. Acarbose (Glucobay) c. Metformin (Glucophage)
b. Pramlintide (Symlin) d. Benfluorex (Mediator)
45. Thuốc điều trị Đái tháo đường duy nhất được FDA cho phép sử dụng bên cạnh
Insulin trị Đái tháo đường tpye 2 là:
a. Acarbose (Glucobay) c. Metformin (Glucophage)
b. Pramlintide (Symlin) d. Benfluorex (Mediator)
46. Thuốc điều trị Đái tháo đường thay thế Metformin khi bệnh nhân không dung nạp
với Metformin:
a. Acarbose (Glucobay) d. Phenformin
b. Pramlintide (Symlin) e. Benfluorex (Mediator)
c. Buformin
47. Loại Insulin chỉ có thể tiêm dưới da:
a. Insulin Aspart c. Insulin Glulisine
b. Insulin Lispro d. Tất cả các câu đều đúng.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Tác động nào sau đây là của Metformin:


e. Kích thích tụy tiết Insulin.
f. Làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày.
g. Tăng nhạy cảm với Insulin ở mô ngoại biên.
h. Gây chán ăn.
48. Tác động nào sau đây của Glipizide:
a. Kích thích tụy tiết Insulin.
b. Làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày.
c. Tăng nhạy cảm với Insulin ở mô ngoại biên.
d. Gây chán ăn.
49. Tác động nào sau đây của Acarbose:
a. Ức chế sinh Glucagon ở tụy.
b. Làm giảm Triglyceride máu.
c. Tăng nhạy cảm với Insulin ở mô ngoại biên.
d. Làm giảm đường huyết sau ăn.
50. Phối hợp thuốc nào KHÔNG ĐƯỢC khuyến cáo cho bệnh nhân Đái tháo đường
type 2:
a. Insulin + Acarbose d. Repaglinide + Gliclazide
b. Metformin + Rosiglitazone e. Glipizide + Acarbose
c. Repaglinide+ Rosiglitazone
(Do cùng cơ chế kích thích tụy tiết Insulin)
51. Nhóm thuốc trị tiểu đường thích hợp cho bệnh nhân có chế độ ăn không cố định:
a. Sulfonylure d. Thiazolidinedione
b. Glinide e. Amylin
c. Biguanide
52. Các thuốc sau đây kích thích tiết Insulin nội sinh, NGOẠI TRỪ:
a. Glibenclamide d. Repaglinide
b. Chlorpropamide e. Tất cả sai.
c. Metformin
53. Ký hiệu U40 trên lọ Insulin có nghĩa là lọ Insulin đó có chứa:
a. 40ml c. 40 đơn vị trong 1ml
b. 40 đơn vị d. 40 đơn vị trong 1mg
54. Nhóm Thiazolidinedione có cơ chế tác dụng:
a. Kích thích tiết Insulin nội bào.
b. Tăng nhạy cảm với Insulin ở mô ngoại biên. (Giống Biguanide)
c. ức chế hấp thu Glucose ở ruột non.
d. Làm chậm di chuyển thức ăn xuống ruột.
e. Giống Insulin.
55. Vị trí tiêm Insulin nào hấp thu nhanh nhất:
a. Bụng d. Mông
b. Cánh tay e. Câu b, d đúng
c. Đùi
56. Một bệnh nhân Đái tháo đường được điều trị bằng Insulin, thường xuyên nhức đầu
vào sáng sớm, có ác mộng ban đêm, đo huyết áp lúc nhức đầu bình thường, đường
huyết buổi sáng lúc đói 80mg/dl, chẩn đoán cần phải được nghĩ đến đầu tiên là:
a. Hiện tượng Somogyi c. Hạ đường huyết ban đêm
b. Hiện tượng bình minh d. Tăng đường huyết ban đêm.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Một bệnh nhân bị tiểu đường type 1 có chế độ thuốc hiện này là NPH 10 Units và
Lispro 4 Units buổi sáng, 6 Units Lispro với bữa ăn chiều và 20 Units NPH khi đi
ngủ. HbA1c thử cách đây 2 tuần là 61,%. Cô đưa sổ ghi mức đường huyết đo tại nhà để đánh
giá:
Trước bữa Trước bữa Trước bữa tối Giờ đi ngủ 2 – 3 giờ AM
sáng (mg/dl) trưa (mg/dl) (mg/dl) (mg/dl) (mg/dl)
NPH 10UI và
6UI Lispro 6UI Lispro 20UI NPH
Lispro 4UI
162 90 40 110 40
154 87 98 103 60
169 92 88 124 38
149 94 110 116 42
Giải thích triệu chứng và cách xử trí thích hợp?
e. Hiện tượng bình minh, tăng liều NPH lúc đi ngủ.
f. Hiện tượng bình minh, giảm liều NPH lúc đi ngủ.
g. Phản ứng Somogyi, tăng liều NPH lúc đi ngủ.
h. Phản ứng Somogyi, giảm liều NPH lúc đi ngủ.
57. Sau khi điều chỉnh liều Insulin, mức Glucose bình thường 4 tháng sau bệnh nhân gọi lại với báo
cáo là mức đường huyết bây giờ cao hơn khi thử ở nhà. Bệnh nhân lên 5kg trong mùa nghỉ lễ và
không làm sao cho xuống cân được. Mức Glucose đo ở nhà như sau:
Trước bữa sáng Trước bữa trưa Trước bữa tối Giờ đi ngủ
(mg/dl) (mg/dl) (mg/dl) (mg/dl)
90 201 78 110
97 172 99 108
101 210 80 118
89 198 82 123
Điều chỉnh liều Insulin đầu tiên nào tốt nhất?
a. Tăng NPH trước khi đi ngủ. c. Tăng Lispro buổi trưa.
b. Giảm NPH buổi sáng. d. Giảm Lispro buổi trưa.
58. Một bệnh nhân ổn định với Glyburide 10mg ngày 2 lần trong 2 năm qua đến phòng
khám với mức HbA1c 9,0% (6tháng trước 6,9%) và mức Glucose bụng đói
241mg/dl. Bệnh nhân không nghĩ ra với kết quả này vì không thay đổi thức ăn,
mức hoạt động và uống thuốc. Bệnh nhân được khuyên điều gì sau đây?
a. Điều trị lần đầu thường thất bại sau 3 năm và thường phải dùng kết hợp thuốc.
Bệnh tiểu đường xâm lấn và sự thay đổi này là bình thường trong đời.
b. Cố gắng nhiều hơn thay đổi cuộc sống, bệnh nhân chưa làm hết sức để mức
Glucose ở mức kiểm soát.
c. Tụy tạng của người bệnh ngưng sản xuất Insulin. Bệnh nhân cần điều trị bằng
Insulin và tiêm ít nhất ngày 2 lần.
d. Mức Glucose huyết này là tốt, không cần thay đổi điều trị lúc này.
59. Sau 9 tháng dùng Glypizide 20mg ngày 2 lần và Metformin 1000mg ngày 2 lần,
HbA1c ổn định ở mức 9,5%. Điều nào sau đây là thay đổi dược lý tiếp theo, giả sử
bệnh nhân đã tuân thủ các chế độ dùng thuốc và thay đổi lối sống hợp lý.
a. Thêm Insulin khi đi ngủ, chỉ tiếp tục Glypizide.
b. Thêm Insulin khi đi ngủ, tiếp tục Glypizide và Metformin.
c. Thêm Pioglitazone và Insulin khi đi ngủ, tiếp tục dùng Glypizide và
Metformin.
d. Tiếp tục chế độ thuốc hiện nay, HbA1c có thể tiếp tục xuống nữa.
60. Một người đàn ông 58tuổi gốc Caucase béo mập có bệnh goutt, cao mỡ (TG
912mg/dl và HDL-C 31mg/dl) gia đình có người chị bệnh tiểu đường. Khi làm xét
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

nghiệm sàng lọc thì thấy mức đường trong huyết tương là 171mg/dl. Nhận định nào
sau đây mô tả tốt nhất giải thích của kết quả trên?
a. Kết quả này là chẩn đoán bệnh Đái tháo đường.
b. Kết quả này là chẩn đoán tiền Đái tháo đường.
c. Kết quả này là chẩn đoán rối loạn dung nạp Glucose.
d. Kết quả này là chưa phải là chẩn đoán.
61. Một bệnh nhân nam 24tuổi đến phòng khám với chỉ số khối lượng cơ thể (BMI)
29kg/m2 cùng triệu chứng đi tiểu nhiều (polyuria) uống nước nhiều (polydipsa). Khi
hỏi bệnh, người bệnh khai bà mẹ và người anh ruột bị bệnh tiểu đường. Thử đường
ngẫu nhiên cho thấy Glucose = 350mg/dl. Điều nào sau đây sẽ là điều trị khởi sự cho
bệnh nhân mới được chẩn đoán này?
a. Chỉ uống thuốc, ông ta bị tiểu đường type 2.
b. Chỉ dùng Insulin, ông ta bị tiểu đường type 1.
c. Chỉ uống thuốc, ông ta bị tiểu đường type 1.
d. Chỉ dùng Insulin, ông ta bị tiểu đường type 2.
62. Một người đàn ông 24 tuổi, đến phòng khám với chỉ số khối lượng cơ BMI là
29kg/m2 uống nước nhiều và đi tiểu nhiều. Khi hỏi, anh ta cho biết gia đình có mẹ
và người anh trai lớn bị bệnh tiểu đường. Thử Glucose ngẫu nhiên là 350mg/dl. Bác
sĩ cho đo lại mức Glucose bụng đói lần thứ nhất là 140mg/dl và lần thứ hai là
146mg/dl. Lối điều trị nào sau đây sẽ là điều trị khởi đầu cho bệnh nhân này?
a. Chỉ dùng thuốc uống, anh ta bị tiểu đường Type 2.
b. Chỉ dùng Insulin, anh ta bị tiểu đường Type 1.
c. Chỉ dùng thuốc uống cho tiểu đường Type 1.
d. Chỉ dùng Insulin cho tiểu đường Type 2.
63. Một phụ nữ 52 tuổi bệnh Đái tháo đường type 2 đến phòng khám để bác sĩ xem lại
kết quả đo đường huyết ở nhà. Mức đường huyết trước khi ăn trong khoảng 55 –
122mg/dl. Mức ghi thường xuyên là 60 – 70. Chế độ Insulin 70/30 là 30UI buổi sáng
và tối. Mức HbA1c là 10,9%. Căn cứ trên những kết quả này, bước quản lý kế tiếp
nào tốt nhất cho bệnh nhân?
a. HbA1c phải được lặp lại và giảm nhiều Insulin.
b. HbA1c phải được lặp lại và tăng nhiều Insulin.
c. Xem lại máy đo Glucose ở nhà có chính xác không.
d. Không cần phải thay đổi chế độ điều trị Insulin.
64. Một bệnh nhân nam 60tuổi, Đái tháo đường đã điều trị được 10 năm. Bệnh nhân
đã được phát hiện bệnh lý thận (Serum creatinin = 3.0mg/dl) và bệnh lý võng mạc
do Đái tháo đường. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân này là:
a. Đường huyết lúc đói 80 – 120mg/dl và HbA1c < 7% (ở người trẻ)
b. Đường huyết lúc đói 80 – 120mg/dl và HbA1c < 8%
c. Đường huyết lúc đói 100 – 120mg/dl và HbA1c < 7%
d. Đường huyết lúc đói 100 – 120mg/dl và HbA1c < 8%
e. Đường huyết lúc đói 70 – 110mg/dl và HbA1c < 7%
65. Bệnh nhân nữ 32 tuổi, Đái tháo đường type 1 đã được điều trị bằng Insulin trong
vòng 6 tháng. Trong 2 ngày qua, bệnh nhân bị cúm, nôn ói, ăn rất ít. Hướng xử trí
cho bệnh nhân này:
a. Ngưng Insulin cho đến khi bệnh nhân ăn được trở lại.
b. Giảm liều Insulin và theo dõi chặt chẽ đường huyết.
c. Giữ nguyên liều Insulin và theo dõi chặt chẽ đường huyết.
d. Tất cả đều sai.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

66. Một bệnh nhân Đái tháo đường type 1, được chỉ định sử dụng Insulin Regular
100UI ống 10ml, 35UI mỗi buổi sáng. Như vậy, cần phải hướng dẫn bệnh nhân lấy
bao nhiêu ml Insulin Regular trong mỗi lần tiêm.
Giải: 100UI → 1ml
35UI → 0,35ml
a. 3,5ml
b. 0,35ml
c. 0,035ml
d. Lượng Insulin cần lấy phụ thuộc vào thể tích ống tiêm.
e. Tất cả sai.
67. Một phụ nữ 45 tuổi, cao 154cm, nặng 72kg được chẩn đoán là Đái tháo đường, cao
huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid. Sau 3 tháng thay đổi chế độ ăn và vận động
thể lực, đường huyết vẫn không giảm. Thuốc ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân này
là:
a. Gliclazide d. Acarbose
b. Repaglinide e. Tất cả sai.
c. Metformin
68. Một bệnh nhân nam, 68 tuổi, được chẩn đoán cao huyết áp, suy tim và Đái tháo
đường. Kết hợp thuốc nào sau đây là KHÔNG ĐƯỢC khuyến cáo.
a. Glipizide + Acarbose c. Repaglinide + Acarbose
b. Glimepiride + Insulin d. Repaglinide + Insulin
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

e. Rosiglitazone + Insulin
69. Một bệnh nhân có những triệu chứng mắc bệnh Đái tháo đường nhưng chưa
điều trị. Các kết quả xét nghiệm nào thể hiện đúng nhất tình trạng bệnh nhân:
a. Glucose máu 298mg%, Glucose niệu 10mg%, HbA1c 4,5%
b. Glucose máu 298mg%, Glucose niệu 10mg%, HbA1c 9%
c. Glucose máu 298mg%, Glucose niệu âm tính, HbA1c 4,5%
d. Glucose máu 91mg%, Glucose niệu dương tính, HbA1c 9%

Đáp án chỉ có tính tham khảo


32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51
B C B C D A D D C C A A B C E B C A D D
52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71
B C C B A C D C A B D B A C D C B C E B
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

BÀI 3: SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ


TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN

1. Định nghĩa trào ngược dạ dày thực quản (GERD):


- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các thành phần dịch từ
dạ dày vào thực quản một cách không tự ý, gây ra các triệu chứng khó chịu và /
hoặc biến chứng.
2. Yếu tố bảo vệ niêm mạc thực quản:
- Cơ vòng thực quản dưới.
- Dịch nhầy thực quản với Bicarbonat.
- Nhu động của thực quản.
3. Cơ chế bảo vệ chống trào ngược dạ dày thực quản:
- Hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. (quan trọng nhất)
- Dịch nhầy thực quản với Bicarbonat và nước bọt.
- Nhu động của thực quản.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hoạt động của cơ thắt dưới thực quản:
- Sự giãn cơ vòng thực quản dưới.
- Thoát vị khe.
- Rối loạn sống nhu động thực quản.
- Sự giảm tiết nước bọt.
- Tác nhân làm giảm lực cơ thắt dưới thực quản: kích thích β, ức chế α, kháng cholin,
Theophyllin, Cafein, rượu, thuốc lá, chocolate, bữa ăn nhiều mỡ…
5. Đối tượng nguy cơ:
- Mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
6. Nguyên nhân gây Trào ngược dạ dày thực quản:
- Yếu tố bảo vệ bị suy yếu:
o
Sự suy yếu chức năng của cơ vòng thực quản dưới (là yếu tố quyết định)
o
Giảm sự thông thoáng và trung hòa acid ở thực quản.
- Yếu tố tấn công:
o
Sự trì trệ trong quá trình làm rỗng dạ dày.
o
Sự bài tiết quá mức: acid, muối mật và các enzym tiêu hóa ở dạ dày.
7. Yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến trào ngược dạ dày thực quản:
- Chế độ ăn.
- Lối sống.
- Thuốc.
- Một số tình trạng khác: có thai, thoát vị hoành.
- Các bệnh lý khác.
8. Chế độ ăn ảnh hưởng đến nguy cơ và cơ chế trào ngược dạ dày thực quản:
- Rượu (Alcohol): trương lực cơ vòng dưới thực quản, kích ứng tại chỗ, ↑tiết acid.
- Cafein, chocolate, bạc hà: trương lực cơ vòng dưới thực quản.
- Nước cam, cà chua: kích ứng tại chỗ.
- Tỏi và hành: ↑tiết acid.
- Thức ăn nhiều chất béo: trống dạ dày.
- Đồ cay: kích ứng tại chỗ, ↑tiết acid..
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

9. Lối sống ảnh hưởng đến nguy cơ và cơ chế trào ngược dạ dày thực quản:
- Vận động thể thao (trong 2 – 3 giờ sau bữa ăn)
- Béo phì: ↑áp lực cơ hoành.
- Có thai (Pregnancy): ↑áp lực cơ hoành, ↑ tiết Progesterone.
- Hút thuốc: trương lực cơ vòng dưới thực quản.
- Stress (thiếu ngủ, ăn uống không điều độ)
- Nằm ngay sau ăn.
- Mặc đồ chật: ↑áp lực cơ hoành.
10. Các thuốc ảnh hưởng đến nguy cơ và cơ chế trào ngược dạ dày thực quản:
- Kháng Cholinergic, Benzodiazepin, ức chế kênh Calcium, Progesterone,
Theophyllin, Tricyclic antidepressant (chống trầm cảm 3 vòng): trương lực cơ
vòng dưới thực quản, ↑áp lực cơ hoành.
- Aspirin, Biphosphonate, Sắt, Kali, Tetracyclin, NSAIDs: kích ứng tại chỗ.
- Narcotic analgesics (đau gây nghiện): chậm tống thức ăn.
11. Các bệnh lý ảnh hưởng đến nguy cơ và cơ chế trào ngược dạ dày thực quản:
- Khó tiêu.
- Rối loạn nhu động ruột, liệt nhẹ dạ dày.
- Bệnh loét dạ dày.
- Sừng hóa.
- Hội chứng Zolliger-Ellison.
12. Triệu chứng lâm sàng điển hình để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản:
- Ợ nóng, đau vùng thượng vị.
- Nuốt khó. Kiểm tra giữa kỳ
- Trớ. K22
13. Triệu chứng báo động để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản:
- Nuốt khó nặng dần.
- Nuốt đau.
- Sụt cân.
- Thiếu máu.
- Nôn ra máu/ tiêu phân đen.
- Tiền sử gia đình K dạ dày, thực quản.
- Sử dụng NSAIDs kéo dài.
- Trên 40 tuổi ở vùng có tần suất K dạ dày cao.
14. Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản:
- Viêm thực quản.
- Gây xơ hóa thực quản.
- Mòn, loét thực quản.
Kiểm tra giữa kỳ
- Hẹp thực quản. K22
- Ung thư thực quản.
15. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản:
- Thăm khám: Hỏi bệnh sử, theo dõi đáp ứng với thuốc ức chế bơm proton.
- Cận lâm sàng:
o
Nội soi thực quản (tiêu chuẩn vàng).
o
X-quang thực quản (phát hiện khi có biến chứng).
o
Đo áp lực cơ thắt dưới thực quản.
o
Phép đo pH kế (đáng tin cậy, nhưng không xác định các tổn thương).
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

16. Phân loại lâm sàng chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
- Nhẹ:
o
Ợ nóng < 3 lần/tuần.
o
Không có dấu hiệu biến chứng.
- Vừa:
o
Ợ nóng ≥ 3 lần/tuần
o
Không có dấu hiệu biến chứng
- Nghiêm trọng:
o
Mức độ vừa nhưng trị liệu thất bại.
o
Viêm thực quản, loét, hẹp, chuyển sản niêm mạc Barrett phát hiện qua nội soi.
o
Xuất hiện biến chứng: khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không rõ nguyên nhân,
thiếu máu thiếu sắt, hen suyễn, bệnh phổi…
17. Sơ đổ tiếp cận xứ trí trào ngược dạ dày thực quản:
Triệu chứng GERD điển
hình

Triệu chứng Triệu chứng


báo động báo động (-)
(+)

PPI test
(Ức chế bơm proton)

Không cải thiện Cải thiện


Nội soi dạ triệu chứng triệu chứng
dày

Duy trì PPI/ 4 tuần

Tái phát thường


xuyên/có triệu chứng
báo động Điều trị theo nhu cầu

18. Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
- Giảm triệu chứng (ợ nóng, đau thượng vị, nuốt khó, trớ)
- Làm lành tổn thương thực quản (dùng Smecta).
- Ngăn ngừa các biến chứng (teo, hẹp).
- Điều trị duy trì.
19. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản không dùng thuốc:
- Thay đổi lối sống.
- Chế độ ăn: 9 loại thực phẩm cần tránh tuyệt đối:
o
Cà phê, trà, đồ uống có chứa cafein.
o
Đồ uống có gas.
o
Rượu, bia, đồ uống có pha rượu.
o
Sữa.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
o
Chocolate
o
Chất chua
o
Chất cay
- Liệu pháp tư thế:
o
Nâng cao đầu giường ngủ.
o
Tránh nằm ít nhất 3 giờ sau ăn.
o
Tránh làm tăng áp lực xoang bụng như: nịt lưng, nịt ngực quá chật, mặc
quần áo quá chật.
- Thói quen xấu:
o
Giảm cân (BMI > 25): không áp dụng cho trẻ em.
o
Ngưng hút thuốc.
o
Tránh ăn quá no, nên ăn nhiều bữa nhỏ.
o
Tránh sử dụng một số thuốc làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản.
20. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc:
- Thuốc kháng acid: Al(OH)3, Mg(OH)2, Simeticon, Maalox…
- Alginic acid (chống trào bọt): Topaal.
- Thuốc chống tiết acid:
o
Ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol,
Esomeprazol…
o
Ức chế Histamin H2: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin…
- Thuốc làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản: Metoclopramide, Domperidon,
Trimebutin, Sulpiride…
* Do bệnh dễ tái phát sau khi ngưng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sau giai
đoạn điều trị tấn công (1/2 liều tấn công) hoặc điều trị theo nhu cầu.
* Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi điều trị nội khoa thất bại.
21. Sử dụng thuốc kháng acid trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
- Cơ chế: Trung hòa acid dịch vị.
- Tác dụng:
o
Tăng pH của dịch vị trào ngược và bất hoạt pepsin.
o
Tăng áp lực cơ thắt dưới thực quản.
o
Giảm 20% triệu chứng cho bệnh nhân: cắt nhanh cơn ợ nóng.
- Tác dụng đơn trị liệu:
o
Nhôm hydroxyd: gây táo bón, tránh dùng lâu dài, phối hợp với:
 Magnesi hydroxyd: nhuận trường.
 Simeticon: chống đầy hơi.
- Tác dụng phụ:
o
Nhôm hydroxyd: táo bón, giảm P huyết, xốp xương, tích lũy ở bệnh nhân
suy thận.
o
Magnesi hydroxyd: tiêu chảy, tích lũy ở bệnh nhân suy thận.
o
Muối calcium: táo bón, nhiễm kiềm và tăng acid liều cao.
o
Natri bicarbonat: phản ứng nghịc liều cao (tăng acid).
o
Maalox: ít tác dụng phụ nhất.
- Chống chỉ định – thận trọng:
o
Thận trọng với người già, bệnh nhân suy thận.
o
Không dùng Antacid Na+ cho người cao HA, suy tim, suy thận nặng, phù.
o
Không dùng lâu dài Antacid Al3+
- Tương tác thuốc:
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
o
Tạo phức chelat làm giảm hấp thu: Tetracyclin, Ciprofloxacin, Caphalosporin.
o
Viên bao tan ở ruột như pH8 → Antacid làm ↑pH dịch vị → tan ở dạ dày gây
kích ứng dạ dày (nên phải dùng kèm với Phosphalugel).
o
Tăng pH dịch vị làm giảm hấp thu: Cimetidin, Ranitidin, Digoxin, Isoniazid,
Ethambutol, kháng Cholinergic, Sắt, Ketoconazol, Phenothiazin.
- Cách dùng:
o
1 – 3 giờ sau bữa ăn và 1 lần trước khi đi ngủ.
o
Nhai trước và nuốt với nước.
o
Uống cách các thuốc khác 2 – 3 giờ (do làm thay đổi pH dịch vị).
o
Sử dụng liên tục 6 – 8 tuần.
22. Sử dụng thuốc Alginic acid trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
- Cơ chế: Phản ứng với nước bọt và Natri bicarbonat tạo thành chất keo nổi lên bề
mặt dịch vị làm cho dịch trào ngược ít acid hơn, ít gây kích ứng hơn.
- Chế phẩm: Topaal (Alginic, Al(OH)3, MgCO3)
- Cách dùng:
o
Nhai và nuốt với nhiều nước.
o
Không được nằm trong vòng 2 – 3 giờ sau khi dùng thuốc.
o
Uống cách xa các thuốc khác 2 giờ.
23. Sử dụng thuốc kháng Histamin H2 trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
- Cơ chế:
o
Ức chế tiết acid dịch vị.
o
Đối kháng cạnh tranh với Histamin tại thụ thể H2 ở tế bào viền.
- Tác dụng:
o
Làm giảm thể tích dịch vị và giảm nồng độ H+.
o
Hiệu quả với bệnh nhân viêm không có loét.
o
Giảm 50% triệu chứng.
- Tác dụng phụ:
o
Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… (hội chứng Disulfiram).
o
Mê sảng, lú lẫn, ảo giác…
o
Cimetidin:
 Gây bất lực, giảm tinh trùng, vú to (do kháng Androgen), ít gặp khi
sừ dụng < 8 tuần.
 Gây chảy sữa không do sinh đẻ (do tăng tiết Prolactin).
 Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản.
- Tương tác thuốc:
o
Cimetidin, Ranitidin: ức chế enzym cyt P450 làm giảm chuyển hóa 1 số
thuốc: Phenyltoin, Theophyllin, Phenobarbital, Benzodiazepin…)
o
Các Antacid ức chế hấp thu Cimetidin và Ranitidin.
o
Famotidin không tương tác với bất kỳ thuốc nào.
- Chống chỉ định:
o
Phụ nữ có thai và cho con bú.
o
K dạ dày
o
Suy gan, suy thận phải giảm liều.
- Cách dùng:
o
Sau khi đã hết loét dạ dày thực quản vẫn phải dùng tiếp ½ liều vào buổi tối
và kéo dài 2 tuần cho phù hợp với nhịp sinh lý.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

24. Sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
- Cơ chế:
o
Ức chế tiết acid dịch vị.
o
Ức chế chọn lọc enzym H+-K+-ATPase trong giai đoạn cuối của sự tiết acid.
- Tác dụng:
o
Ngăn tiết acid ở tế bào viền mạnh hơn các thuốc kháng Histamin H2.
o
Giảm triệu chứng và làm lành vết loét 90%.
o
Loại dùng nhiều nhất: Esomeprazol.
o
T1/2 rất ngắn (< 2 giờ), nhưng thời gian tác dụng kéo dài:
 Do ức chế bơm proton (H+-K+-ATPase) và ức chế tiết acid hơn 24 giờ.
 Sự ức chế tiết acid là có hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc 3 – 5 ngày.
 Hoạt động ức chế bơm proton là không hồi phục.
- Các nghiên cứu lâm sàng:
o
Omeprazol: làm lành tổn thương ≤ 12 tuần.
o
Lansoprazol: hiệu quả hơn ≤ 8 tuần.
o
Pantoprazol: điều trị viêm loét thực quản ≤ 16 tuần.
o
Rabeprazol, Esomeprazol: chống tiết acid và làm lành viêm loét thực quản
có loét 4 – 8 tuần.
- Tác dụng phụ:
o
Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt…
o
Omeprazol tiêm tĩnh mạch: có thể gây rối loạn thị giác.
o
Gây thiếu Vitamin B12 khi dùng lâu dài.
- Cách dùng:
o
Uống lúc 15 – 30 phút trước khi ăn sáng ngày 1 lần.
o
Không được nhai.
o
Không điều trị duy trì, dùng đủ thời gian thì ngưng thuốc (do tăng sản tế
bào niêm mạc tiết chất chua trên chuột).
25. Sử dụng thuốc kích thích chức năng vận động thực quản trong điều trị trào
ngược dạ dày thực quản:
- Cơ chế:
o
Tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản.
o
Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày.
- Tác dụng:
o
Metoclopramide:
 Đối kháng receptor Dopamin tại ruột.
 Tác dụng phụ:
 Gây methemoglobin ở trẻ sơ sinh.
 Gây hội chứng ngoại tháp.
o
Domperidone:
 Đối kháng receptor Dopamin ở ngoại biên.
 Ít gây hội chứng ngoại tháp do không vượt qua hàng rào máu não.
o
Trimebutine:
 Chất chống co thắt không cạnh tranh với hoạt tính kháng serotonin.
 Điều hòa phức hợp vận động thực quản.
 Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em < 12 tuổi.
o
Sulpiride (Dogmatil):
 Tác dụng trên đám rối thần kinh ruột làm tăng Acetylcholin.
 Tăng trương lực đoạn dưới co vòng thực quản.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

 Làm giảm triệu chứng trào ngược và làm lành vết loét tương đương
với liều cơ bản của các thuốc kháng Histamin H2.
 Không dùng chung với các thuốc ức chế enzym cyt P450.
 Tác dụng phụ:
 Gây hội chứng ngoại tháp, chảy sữa, bất lực.
 Tăng nhu động kết tràng gây tiêu chảy.
 Gây xoắn đỉnh ở bệnh nhân có QT kéo dài.
- Cách dùng: Trước ăn 30 phút, ngày 3 lần.
26. Theo dõi bệnh nhân để đạt kết quả điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất:
- Bệnh nhân phải thực hiện đúng chế độ điều trị về dụng thuốc và lối sống.
- Thực hiện những biện pháp ngăn trào ngược và hiệu quả của nó.
- Tái khám thường xuyên.
- Điều chỉnh phương pháp điều trị sau một khoảng thời gian nhất định.
27. Phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản:
- Tốt nhất và an toàn nhất là thay đổi chế độ ăn và lối sống.
28. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
- Bước 1: Thay đổi lối sống và chế độ ăn.
- Bước 2: Khi cần điều trị bằng thuốc
o
Chọn kháng acid hay Alginic acid.
o
Ức chế bơm proton.
- Bước 3: Trị liệu bắt buộc:
o
Kháng Histamin H2 từ 8 – 12 tuần.
o
Nếu còn thì dùng liều cao: Kháng Histamin H 2 hoặc ức chế bơm proton
thêm 8 – 12 tuần nữa.
o
Nếu có loét thì dùng ức chế bơm proton ngay từ đầu.
- Bước 4: Điều trị duy trì:
o
Áp dụng đối với bệnh nhân tái phát hay có biến chứng
o
Dùng kháng Histamin H2 liều thấp có hiệu quả.
- Bước 5: Phẫu thuật:
o
Là biện pháp cuối cùng khi điều trị nội khoa thất bại.
o
Áp dụng đối với bệnh nhân:
 Có những triệu chứng nghiêm trọng.
 Loét thực quản.
 Xuất hiện nhiều biến chứng.
29. Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho các đối tượng đặc biệt:
- Kháng acid và kháng Histamin H2 > 12 tuổi.
- Ức chế bơm proton > 18 tuổi, có thể dùng cho người suy thận.
- Trẻ em < 12 tuổi: được sự cho phép của bác sĩ.
- Người già, suy thận: tránh dùng thường xuyên Antacid A 3+ và Mg2+, nên dùng
kháng Histamin H2 liều thấp có hiệu quả.
- Bệnh nhân tim mạch, huyết áp: tránh dùng Antacid Na+.
- Bệnh nhân táo bón: tránh dùng Antacid Al3+.
- Bệnh nhân tiêu chảy: tránh dùng Antacid Mg2+.
- Phụ nữ có thai:
o
Chủ yếu điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn và lối sống.
o
Khuyên dùng Antacid.
o
Tốt nhất được sự cho phép của bác sĩ.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

30. Vai trò của người dược sĩ lâm sàng trong quản lý bệnh nhân trào ngược dạ dày
thực quản:
- Trách nhiệm đầu tiên.
o
Hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn và lối sống.
o
Nếu tự điều trị hay phải được thầy thuốc theo dõi phải đưa ra chiến lược
thích hợp quản lý bệnh nhân.
- Trách nhiệm thứ hai: Điều trị dùng thuốc
o
Huấn luyện bệnh nhân: chế độ ăn và thay đổi lối sống.
o
Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc để chống tái phát.
31. Lời khuyên của người dược sĩ cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản:
- Thay đổi chế độ ăn và lối sống là biện pháp tốt nhất.
- Antacid dùng trong ợ nóng nhẹ không thường xuyên, cắt đứt nhanh triệu chứng tạm
thời. Khi dùng dạng viên nén phải nhai và nuốt với nước. Không nên dùng quá 2 tuần.
- Kháng Histamin H2 ngặn chặn cơn ợ nóng khởi phát khi dùng 1 giờ trước bữa ăn.
Hiệu quả với viêm không có loét.
- Phối hợp Antacid và kháng Histamin H 2 để cắt đứt cơn ợ nóng thức thời và phòng
triệu chứng thêm nữa. Dùng kháng Histamin H 2 trước 1 – 2 giờ, sau đó dùng
Antacid để tránh tương tác thuốc.
- Thuốc ức chế bơm proton là thuốc lựa chọn đầu tiên cho bệnh nhân trào ngược dạ
dày thực quản. Dùng khi ợ nóng thường xuyên, hiệu quả cao khi có xuất hiện loét.
- Nếu triệu chứng tệ hơn hoặc không cải thiện sau 14 ngày dùng thuốc liên tục thì
khuyên bệnh nhân phải nhập viện để theo dõi điều trị.
---o0o---
ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG
1. Domperidon ít gây hội chứng ngoại tháp do không qua được hàng rào máu não.
2. Metoclopramide có tác dụng đối kháng trên receptor: Dopamin tại ruột.
3. Domperidone có tác dụng đối kháng trên receptor: Dopamin ngoại biên.
---o0o---
CÂU HỎI NGẮN
4. Các triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dạy thực quản là:
- Ợ nóng, đau vùng thượng vị
- Nuốt khó
- Trớ
5. Mục tiêu điều trị của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là:
- Giảm triệu chứng
- Làm lành tổn thương thực quản
- Ngăn ngừa biến chứng
- Điều trị duy trì.
6. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản là:
- Sự suy yếu chức năng của cơ vòng dưới thực quản.
- Sự giảm thông thoáng và trung hòa acid ở thực quản.
- Sự trì trệ trong quá trình làm rỗng dạ dày.
- Sự bài tiết quá mức của acid, muối mật, enzym.
7. Nêu các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản:
- Viêm thực quản.
- Gây xơ hóa thực quản.
- Mòn, loét thực quản.
- Hẹp thực quản.
- Ung thư thực quản.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

8. Nêu liệu pháp tư thế trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
- Nâng cao đầu giường ngủ.
- Tránh tư thế cuối người lâu.
- Tránh nằm ít nhất 3 giờ sau ăn.
- Tránh làm tăng áp lực xoang bụng như: nịt lưng, nịt ngực quá chật, mặc quần áo
quá chật.
9. Cơ chế tác dụng của Metoclopramide:
- Đối kháng tại receptor Dopamin tại ruột làm tăng nhu động của hang vị - tá tràng -
hổng tràng, tăng tống xuất thức ăn xuống ruột.
10. Tác dụng của Metoclopramide và Domperidone trong điều trị trào ngược dạ dày
thực quản:
- Tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản.
- Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày.
11. Tác dụng phụ của Metoclopramide:
- Gây Methemoglobin ở trẻ sơ sinh.
- Gây hội chứng ngoại tháp.
12. Ưu điểm của Domperidone:
- Ít gây hội chứng ngoại tháp do không vượt qua hàng rào máu não.
13. Vì sao Domperidone ít gây hội chứng ngoại tháp hơn Metoclopramide?
- Vì Domperidone tác dụng đối kháng chọn lọc trên receptor Dopaminergic ngoại
biên không qua được hàng rào máu não, nên ít gây hội chứng ngoại tháp hơn
Metoclopramide..
14. Cơ chế tác dụng của Trimebutine:
- Tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản.
- Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày.
- Chống co thắt.
15. Trimebutine, Maalox, Omeprazol: 3 thuốc này dùng để chữa bệnh gì? Dặn dò
gì? Tương tác gì?
- Chữa bệnh: Trào ngược dạ dày thực quản.
- Dặn dò:
o
Trimebutine:
 Uống với nhiều nước, không nhai.
 Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em < 12 tuổi.
o
Maalox:
 Dùng 1 giờ sau ăn và 1 lần trước khi đi ngủ.
 Nhai, sau đó nuốt với nhiều nước.
 Dùng cách các thuốc khác 2 giờ.
o
Omeprazole:
 Uống với nhiều nước, không nhai.
 Không dùng lâu hơn 8 tuần do tăng sản tế bào niêm mạc tiết chất
chua.
- Tương tác thuốc:
o
Maalox làm thay đổi pH dịch vị nên cản trở sự hấp thu của Omeprazole khi
dùng chung.
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

TRẮC NGHIỆM
16. Có một đơn thuốc gồm có Cimetidin và Maalox. Người thầy thuốc cần hướng
dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc thế nào cho hợp lý:
a. Nên uống Maalox 2 giờ trước khi uống Cimetidin.
b. Nên uống Cimetidin 2 giờ trước khi uống Maalox.
c. Cimetidin và Maalox có thể uống cùng một lúc.
d. Nên uống một thứ thuốc Cimetidin hoặc Maalox.
17. Esomeprazole (NEXIUM) có tác dụng:
a. Đối kháng cholinergic c. Ức chế bơm Na+-K+-ATPase
b. Anti-H2 d. Ức chế bơm H+-K+-ATPase
18. Tất cả các phát biểu về thuốc kháng H2 để trị trào ngược dạ dày thực quản là
đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Cimetidin có thể làm tăng nồng độ của Theophyllin trong huyết tương nếu
dùng chung.
b. Làm lành các tổn thương nặng của thực quản.
c. Tỉ lệ tái phát khi điều trị là 50% trong vòng 1 năm.
d. Tác dụng làm lành vết loét thực quản tùy thuộc mức độ bệnh, liều lượng và
thời gian dùng thuốc.
19. Thuốc có tác dụng làm tăng trương lực cơ vòng dưới thực quản là:
a. Metoclopramide d. Câu a và c đúng
b. Sulpiride e. Tất cả đúng
c. Trimebutine
20. Gây hội chứng ngoại tháp là tác dụng phụ của thuốc nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
a. Metoclopramide d. Teriparatide
b. Domperidone e. Cisapride
c. Sulpiride
21. Thuốc nào không thuộc nhóm kháng thụ thể H2:
a. Cimetidin c. Fexofenadin
b. Famotidin d. Ranitidin
22. Thuốc nào sau đây KHÔNG làm trầm trọng thêm GERD:
a. Amitriptyline c. Propranolon
b. Theophyllin d. Nifedipin
23. Thuốc ức chế bơm proton là thuốc có tác dụng:
a. Trung hòa acid dịch vị
b. Ngăn không cho Histamin gắn vào thụ thể H2.
c. Làm cho tế bào nhầy tiết ra chất nhầy.
d. Ức chế 1 enzym có tên H+-K+-ATPase đảm nhận chuyển vận acid ra khỏi tế
bào viền.
24. Các phát biểu sau đây về thuốc ức chế bơm proton đều đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Thuốc được bao tan trong ruột để không bị phân hủy bởi acid dịch vị.
b. Là “tiền thuốc” cần được hấp thu vào máu để chuyển hóa thành thuốc có
tác dụng.
c. Có thể uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
d. Tăng cường hoạt động của “bơm proton” nằm trên màng tế bào viền.
25. Những yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản?
a. Sự suy yếu của cơ thắt dưới thực quản.
b. Thoát vị khe.
c. Rối loạn nhu động thực quản.
d. Tất cả đúng.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

26. Cơ chế bảo vệ thực quản bình thường:


a. Trương lực cơ thắt dưới thực quản. d. Sự làm rỗng dạ dày.
b. Bicarbonat và nước bọt. e. Tất cả đúng.
c. Nhu động thực quản.
27. Đâu là triệu chứng điển hình của GERD:
a. Ợ nóng c. Suyễn
b. Nuốt đau d. Tất cả đúng.
28. Biến trứng trầm trọng nhất liên quan đến GERD là:
a. Ợ nóng c. Loét tiêu hóa
b. Chuyển sản niêm mạc Barrett d. Tất cả sai.
29. Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày thực quản, NGOẠI TRỪ:
a. Giảm triệu chứng c. Ngăn ngừa biến chứng
b. Làm lành vết loét d. Tất cả sai.
30. Tỉ lệ phần trăm cải thiện triệu chứng của GERD so sánh giữa 3 nhóm: kháng
acid, kháng thụ thể H2 và ức chế bơm proton theo thứ tự là:
a. 60% - 10% - 90% c. 10% - 50% - 100%
b. 20% - 50% - 90% d. 20% - 60% - 70%
31. Hướng dẫn nào tốt nhất để ngăn ngừa những triệu chứng ợ nóng xuất hiện sau
khi ăn thức ăn cay.
a. Dùng một kháng acid trước khi ăn 30 phút để ngăn ngừa.
b. Dùng một kháng Histamin H2 trước khi ăn 1 giờ để ngăn ngừa.
c. Dùng một ức chế bơm proton trước khi ăn 1 giờ để ngăn ngừa.
d. Dùng một kháng Histamin H2 sau khi ăn để cắt nhanh triệu chứng.
32. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản xảy ra thường xuyên trên 3 – 4
lần/tuần, nội soi có dấu hiệu loét thực quản. Thuốc nào sau đây nên chỉ định:
a. Maalox c. Lansoprazole
b. Cimetidin d. Metoclopramide
33. Bệnh nhân cần chú ý gì khi dùng thuốc Alginic acid:
a. Phai nhai và uống nhiều nước.
b. Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi sau khi uống thuốc xong.
c. Bệnh nhân không được nằm sau khi uống thuốc trong vòng 2 – 3 giờ.
d. Câu a và b đúng
e. Câu a và c đúng.
34. Nên uống thuốc kháng acid:
a. Ngay trước khi ăn.
b. Ngay sau khi ăn.
c. 4 lần trong ngày: uống 1 – 3 giờ sau 3 bữa ăn chính và 1 lần trước khi đi ngủ.
d. Uống lúc nào cũng được khi thấy đau.
35. Không nên uống các thuốc khác cùng lúc với thuốc kháng acid mà nên uống cách
xa ít nhất 2 giờ là vì uống cùng lúc:
a. Thuốc khác sẽ tăng độc tính
b. Thuốc kháng acid cản trở sự hấp thu của thuốc khác.
c. Thuốc khác sẽ cản trở sự hấp thu của thuốc kháng acid.
d. Thuốc kháng acid bị mất tác dụng.
36. Thuốc kháng acid cản trở hấp thu các thuốc khác là do:
a. Cảm ứng enzym Cytoprom P450.
b. Ức chế enzym Cytoprom P450.
c. Thay đổi pH dịch vị.
d. Băng rịt niêm mạc ruột.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

37. Các đặc điểm sau đây là của thuốc kháng thụ thể H2, NGOẠI TRỪ:
a. Thời gian bán hủy tương đối ngắn
b. Phải dùng nhiều lần trong ngày để có tác dụng trị liệu (4 – 5 lần/ngày).
c. Cimetidin tương tác với nhiều thuốc so với các thuốc kháng thụ thể H2 khác
vì Cimetidin ức chế enzym cytoprom P450.
d. Cimetidin có tác dụng kháng Androgen ở một số bệnh nhân.
38. Thuốc nào trị liệt dạ dày do tiểu đường (chướng bụng, khó chịu vùng bụng nhất
là sau bữa ăn)
a. Phenolphtalein d. Metoclopramide
b. Loperamide e. Ducosat
c. Glycerin
39. Thường gặp tác dụng phụ nào khi sử dụng lâu dài Antacid nhôm?
a. Đau bụng d. Tiêu chảy
b. Táo bón e. Chảy máu dạ dày
c. Đầy hơi
40. Thường gặp tác dụng phụ nào khi sử dụng lâu dài Antacid magnesi?
a. Đau bụng d. Tiêu chảy
b. Táo bón e. Chảy máu dạ dày
c. Đầy hơi
41. Sucralfat thuộc nhóm:
a. Có vị ngọt nhân tạo
b. Tác nhân làm biến chất alcol
c. Bảo vệ niêm mạc dạ dày
d. Hạ đường huyết dùng đường uống
e. Hạn chế yếu tố hủy hoại dạ dày
42. Phát biểu nào sau đây về Sucralfat là đúng?
a. Được hấp thu bằng đường uống nhưng thải trừ nhanh.
b. Trong môi trường acid tạo 1 lớp chất nhầy và dính bao vết loét để bảo vệ.
c. Làm tăng pH dạ dày lên 5 lần khi khoảng cách liều là 6 giờ.
d. Bán trên thị trường dạng uống và tiêm chích.
e. Nên sử dụng chung với Antacid.
43. Tác dụng chống nôn của chất nào do tăng tốc độ làm rỗng dạ dày?
a. Amitriptylin d. Metoclopramide
b. Benzotropin e. Nhôm hydroxyd
c. Codein
44. Lý do chính để điều chế hỗn hợp Antacid gồm có muối nhôm và magnesi thay vì
chọn Antacid chỉ có 1 thành phần:
a. Rẻ tiền.
b. Để loại trừ tác dụng phụ như táo bón và tiêu chảy.
c. Để giảm bớt số lần dùng thuốc trong ngày.
d. Để có mùi vị thơm ngom hơn.
45. Phát biểu đúng về Antacid trong điều trị loét dạ dày tá tràng đều đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Antacid có thể làm lành vết loét nhưng không có tác dụng làm giảm đau do
loét dạ dày.
b. Antacid trung hòa acid dịch vị và làm giảm hoạt tính pepsin.
c. Nếu sử dụng chỉ mỗi Antacid để trị loét dạ dày nên uống 1 - 3 giờ sau mỗi
bữa ăn và lúc đi ngủ.
d. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy khi sử dụng Antacid nên thay bằng Antacid
nhôm hydroxyd.
e. Tránh dùng Antacid có calci carbonat vì sẽ tăng acid trở lại và táo bón.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

46. Cimetidin ức chế hệ enzym cyt P450 gan đưa đến kết quả nào sau đây?
a. Tăng hiệu lực điều trị của Cimetidin.
b. Can thiệp chuyển hóa của Phenyltoin, Phenobarbital.
c. Làm giảm tốc độ làm lành vết loét ở tá tràng.
d. Làm tăng tỉ lệ tái phát loét dạ dày tá tràng
e. Làm giảm số lần sử dụng Cimetidin.
47. Chất kháng Histamin H2 mạnh nhất và ít gây tương tác thuốc:
a. Cimetidin d. Famotidin
b. Ranitidin e. Sucralfat
c. Omeprazol
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

48. Sau khi rời khỏi bệnh viện, bệnh nhân nhận một đơn thuốc gồm có: Tagarnet và
Maalox. Người dược sĩ cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc thế nào cho hợp lý?
a. Tagarnet và Maalox có thể uống cùng lúc.
b. Nên uống Maalox 1 giờ trước khi uống Tagarnet.
c. Tagarnet ức chế hấp thu Maalox
d. Uống Tagarnet chung với Maalox sẽ gây độc tính.
49. Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện những điều sau đây góp phần
trị loét dạ dày, NGOẠI TRỪ:
a. Giảm uống cà phê
b. Chỉ ăn thức ăn ngọt dịu
c. Ngừng hút thuốc
d. Tránh uống rượu
e. Tránh uống sữa như 1 phương thức trị bệnh.
50. Phát biểu nào về thuốc chống nôn là KHÔNG ĐÚNG:
a. Chlorpromazin được dùng làm thuốc chống nôn do say tàu xe.
b. Thuốc chống nôn thuộc các nhóm kháng Histamin H1, kháng cholinergic,
kháng dopaminergic.
c. Metoclopramid có thể dùng trị nôn trong thời kỳ mang thai nhưng cần phải
đắn đo vì thuốc qua nhau thai dễ dàng.
d. Các kháng Histamin như Hydroxyzin dùng để chống nôn do say tàu xe.
e. Metoclopramide làm tăng co bóp ruột đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non
nên còn được dùng trị ợ nóng, khó tiêu.
51. Phát biểu nào về thuốc chống nôn là đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Các thuốc chống nôn có thể vượt qua hàng rào máu não để tác động lên
vùng CTZ vì hàng rào máu não ở vùng này kém phát triển.
b. Kháng Histamin H1 đặc biệt hiệu quả với loại buồn nôn, ói mửa do hóa trị.
c. Cơ chế tác động của Ondersetron và Granisetron do ức chế receptor
Setoronin.
d. Tetrahydrocannabinol dẫn xuất của Marijuana có hiệu lực với loại nôn, ói
mửa khó trị.
e. Ngoài tác dụng làm tăng nhu động đường tiêu hóa trên, Metoclopramide
cón có tác dụng chống nôn.
52. Tác dụng phụ nào của kháng Histamin H2 là sai?
a. Ức chế cyt P450 nên làm rối loạn chuyển hóa của một số thuốc dùng chung.
b. Famotidin kháng Androgen nên gây chứng vú to đàn ông.
c. Cimetidin kích thích thần kinh trung ương gây mê sảng, lú lẫn, ảo giác…
d. Các thuốc kháng Histamin H2 điều được bài tiết ra sữa.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

53. Tất cả các phát biểu về thuốc kháng Histamin H2 để trị trào ngược dạ dày thực
quản là đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Tác dụng phụ thường gặp nhất là nhức đầu, tiêu chảy, chóng mặt và buồn
nôn.
b. Cimetidin có thể làm tăng nồng độ của các thuốc Wafarin, Theophyllin và
Phenyltoin trong huyết tương.
c. Bắt đầu làm giảm triệu chứng bệnh từ 1 – 2 giờ.
d. Làm lành các tổn thương nặng của thực quản.
54. Tất cả các thuộc trị loét dạ dày sau đây phù hợp với cơ chế của nó, NGOẠI
TRỪ:
a. Cimetidin – kháng Histamin H2.
b. Omeprazol - ức chế bơm proton.
c. Telezenpin – kháng cholinergic.
d. Pirenzepin – Antacid.
e. Sucralfat – bảo vệ niêm mạc dạ dày.
55. Metoclopramide thúc đẩy cửa động dạ dày là do:
a. Tác động trên receptor Histamin H2.
b. Ức chế gastrin.
c. Ức chế receptor Muscarinic.
d. Đối kháng tại receptor Dopamin.
e. Đối kháng tại receptor Opioid.

Đáp án chỉ có tính chất tham khảo:


16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
B D B E B C C D D A E A D D B B C E C B
36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55
C B D B D C B D B A B D B B A B B D D D
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

CA LÂM SÀNG 1:
Anh A 38 tuổi, 80kg, cao 1,7m, không có tiền sử gì đặc biệt nhưng vẫn hay
mua Maalox (Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd) do bị ợ nóng sau khi ăn và ợ
chua khi nằm hoặc gập cuối người vế phía trước. Gần đây anh uống Maalox không
thấy đỡ. Theo lời khuyên của dược sĩ nhà thuốc, anh đến gặp bác sĩ và được chẩn
đoán là trào ngược dạ dày thực quản, điều trị bằng Lansoprazol trong 4 tuần và hẹn
tái khám. Hết thời gian này anh thấy đỡ rõ rệt nhưng thỉnh thoảng vẫn còn đau nên
dề nghị bác sĩ kê thuốc lại. bác sĩ cho làm xét nghiệm sinh hóa: công thức máu, đo
đường huyết, men gan, lipid. Kết quả bình thường. Bác sĩ gợi ý làm nội soi, nhưng
anh A thoái thác đề nghị cho điều trị tiếp 1 đợt nếu không khỏi mới đi nội soi. Đơn
thuốc được kê:
Lansoprazol 30mg: 1viên mỗi ngày trong 4 tuần. Sau đó nếu thấy tái phát,
uống 1 viên khi có nhu cầu.
Domperidon 10mg (viên nang): uống ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối trước
bữa ăn, mỗi lần 1viên trong 1 tháng.
Topaal (acid alginic, nhôm hydroxyd, magnesi carbonat và hydratsilic): 2viên
nhai sau mỗi bữa ăn, dùng trong 1 tháng.
Hỏi:
1. Cơ chế tác động và hướng dẫn cách dùng của mỗi thuốc được kê trong đơn trong
điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
- Lansoprazol:
o
Ức chế bơm proton (H+-K+-ATPase) không hồi phục.
o
Ức chế tiết acid mạnh và có tác động kéo dài, nên uống 1 lần/ngày.
o
Uống trước ăn 30 phút.
- Domperidon:
o
Tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản.
o
Tăng tốc độ làm trống dạ dày.
o
Uống trước ăn 30 phút.
- Topaal:
o
Acid alginic: phản ứng với nước bọt và natri carbonat tạo thành chất keo
nổi lên trên bề mặt dịch vị, ngăn dịch trào ngược ít acid và ít gây kích ứng
thực quản hơn.
o
Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd: trung hòa acid dịch vị.
o
Cách dùng: Nhai và nuốt với nhiều nước sau bữa ăn 1 – 2 giờ, không nằm ít
nhất 3 giờ sau khi uống thuốc, uống cách xa các thuốc khác 2 giờ.
2. Tương tác thuốc có thể xảy ra khi bệnh nhân uống đồng thời các thuốc trên?
- Topaal làm thay đổi pH dịch vị nên cản trở sự hấp thu của Lansoprazol khi dùng
chung.
3. Mục tiêu điều trị?
- Giảm triệu chứng.
- Làm lành các tổn thương thực quản.
- Ngăn ngừa biến chứng.
- Điều trị duy trì.
4. Trách nhiệm của người dược sĩ lâm sàng cho bệnh nhân?
- Hướng dẫn bệnh nhân về chế độ ăn và thay đổi lối sống, tránh hút thuốc, uống
rượu, bia và các đồ uống có chất kích thích (cà phê, trà, nước ngọt có gas…).
- Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc chống tái phát.
5. Trình bày các bước theo dõi và phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
- Theo dõi:
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
o
Bệnh nhân phải thực hiện đúng chế độ điều trị về thuốc và lối sống.
o
Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản và hiệu
quả cùa nó.
o
Tái khám thường xuyên.
o
Phải điều chỉnh phương pháp điều trị sau một thời gian nhất định.
- Phòng ngừa:
o
Tốt nhất là thay đổi chế độ ăn và lối sống.
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

BÀI 4: HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (IBS)

1. Đại cương về Hội chứng ruột kích thích:


- Là bệnh lý tiêu hóa thường gặp nhất.
- Là 1 trong 10 bệnh thường thấy ở phòng mạch cá thể.
- Xảy ra ở mọi tuổi, mọi giới (nữ > nam).
- Việc điều trị thường kéo dài.
- Không có nguyên nhân rõ ràng.
2. Các danh pháp hội chứng ruột kích thích:
- Viêm đại tràng tiết nhầy (1921).
- Viêm đại tràng co thắt (1928).
- Hội chứng đại tràng kích thích (1962).
- Hội chứng ruột kích thích (1966).
3. Định nghĩa hội chứng ruột kích thích (IBS):
- IBS là rối loạn chức năng có đặc điểm: đau bụng mãn tính, khó chịu ở bụng và rối
loạn đi tiêu.
4. Nguyên nhân sinh bệnh của IBS:
- Rối loạn vận động nhu động ruột.
- Thay đổi ngưỡng nhạy cảm của ruột.
- Rối loạn điều chỉnh tương tác não - ruột.
- Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn.
5. Các triệu chứng gợi ý IBS:
- Số lần đi tiêu bất thường.
- Độ cứng của phân bất thường. Kiểm tra giữa kỳ
- Đi tiêu bất thường. K23
- Phân có đàm nhầy.
- Bụng căng chướng.
6. Tiêu chuẩn chẩn đoán IBS:
- Tiêu chuẩn Rome II:
o Bệnh nhân đau bụng hay khó chịu ở bụng kéo dài ít nhất 12 tuần (không
liên tục) trong vòng 12 tháng trước đó và có 2 trong 3 triệu chứng sau:
 Đau giảm sau khi tống phân.
 Bệnh khởi phát với sự thay đổi số lần đi tiêu.
 Bệnh khởi phát với sự thay đổi độ cứng, lỏng của phân.
- Tiêu chuẩn Rome III: (giống Rome II)
o Bệnh nhân đau bụng hay khó chịu ở bụng kéo dài ít nhất 12 tuần (không
liên tục) trong vòng 6 tháng trước đó và có 2 trong 3 triệu chứng sau:
 Đau giảm sau khi tống phân.
 Bệnh khởi phát với sự thay đổi số lần đi tiêu.
 Bệnh khởi phát với sự thay đổi độ cứng, lỏng của phân.
7. Các dạng chính của IBS:
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Đau bụng.
→ Cần tiến hành 1 số xét nghiệm để loại trừ: các tổn thương, các bệnh lý khác tại đại
tràng (ưng thư đại tràng, ung thư trực tràng…)
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

8. Các triệu chứng chẩn đoán IBS:


- Đau bụng và khó chịu ở bụng.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Rối loạn đi tiêu.
- Chướng bụng.
- Tiêu nhầy.
- Cảm giác đi tiêu không được trọn vẹn.
- Stress: mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, trầm cảm, đau lưng, đau khi giao hợp, tiểu
khó, migraine (đau nửa đầu).
9. Các chỉ dẫn gợi ý để chẩn đoán IBS:
- Bệnh nhân trẻ (nhất là nữ).
- Triệu chứng có vẽ điển hình.
- Thăm khám lâm sàng không phát hiện bất thường.
- Các thăm dò sơ bộ bình thường.
- Đáp ứng với điều trị bước đầu.
10. Tam chứng IBS:
- Đau bụng, chướng bụng. Kiểm tra giữa kỳ
- Thay đổi thói quen đi tiêu. K22
- Không thay đổi về cấu trúc và sinh hóa.
11. Các bước điều trị IBS:
- Giải thích, trấn an cho bệnh nhân.
- Các hướng dẫn về tiết chế ăn uống.
- Điều trị bằng thuốc.
- Các phương thức khác.
12. Giải thích, trấn an bệnh nhân IBS:
- Nhấn mạnh cho bệnh nhân biết bệnh không nguy hiểm.
- Phải lưu ý các yếu tố khởi phát và triệu chứng.
13. Hướng dẫn về tiết chế ăn uống cho bệnh nhân IBS:
- Triệu chứng tiêu chảy: Kiêng các thức ăn nhiều chất béo, sữa, rau tươi.
- Triệu chứng táo bón: Kiêng rượu, cà phê.
- Bệnh nhân cần theo dõi phản ứng của cơ thể với thức ăn.
14. Điều trị IBS bằng thuốc:
- Điều trị cổ điển:
o Thuốc chống co thắt cơ trơn:
 Hyoscyamin, Dicyclomine
 Drotaverin, Spasmaverin
 Trimebutin
o Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: sử dụng khi bệnh nhân đau nhiều, thường
xuyên và liên tục, triệu chứng nổi bật là tiêu chảy.
 Amitriptylin
 Desipramine
o Thuốc trị táo bón.
 Nhẹ: dùng thuốc nhuận tràng tạo khối và các chất sợi (Methyl
cellulose, Carboxy methylcellulose, Macrogol, Sterculia gum).
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

 Nặng: dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu (Lactulose, Sorbitol,


Glycerin, Mannitol, muối Mg2+, Na+), sử dụng lâu dài làm nặng thêm
triệu chứng chướng bụng.
o Thuốc trị tiêu chảy:
 Ưu tiên 1: Loperamide
 Ưu tiên 2: Diphenoxylat + Atropin.
 Ưu tiên 3: Cholestyramine
o Kháng sinh: Dùng trong trường hợp nghi ngờ do nhiễm khuẩn.
- Điều trị mới:
o Thuốc tác động lên thụ thể Serotonin (5-HT = 5-Hydroxy Tryptamine)
 Đối kháng tại thụ thể 5-HT3: giảm tiết dịch đường tiêu hóa → trị tiêu
chảy:
 Alosetron
 Cilansetron
 Đồng vận một phần tại thụ thể 5-HT4: trị táo bón.
 Tegaserod
 Thuốc ức chế chọn lọc sự tái thu hồi Serotonin (là thuốc lựa chọn
sau cùng khi các thuốc khác không còn hiệu quả)
 Paroxetin
 Citalopram
15. Tóm tắt một số thuốc dùng trong điều trị IBS:
Thuốc Liều khởi đầu Liều duy trì Lưu ý
Loperamide 4mg/ngày 4 – 8mg/ngày CCĐ: Trẻ em < 6 tuổi
Amitriptylin 10 – 25mg mỗi tối 10 – 100mg mỗi tối Khoảng liều rộng, cần
Desipramine 10 – 50mg mỗi tối 10 – 150mg mỗi tối khởi đầu bằng liều thấp
Gây viêm đại tràng, thiếu
Alosetron 1mg/ngày/4 tuần 1mg x 1–2 lần/ngày máu cục bộ, không sử
dụng lâu dài
Chỉ dùng trong thể táo
6mg x 2 lần/ngày
Tegaserod 6mg x 2 lần/ngày bón. Chỉ dùng tối đa 12
trong 4 – 12tuần
tuần

16. Các bước điều trị IBS thể táo bón:


- Giáo dục, trấn an, xử lý stress.
- Dùng chất xơ, tập thể dục, uống nhiều nước.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc chống co thắt.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, tâm lý liệu pháp, an thần kết hợp thuốc chống co
thắt cơ trơn.
- Chất đồng vận một phần tại thụ thể 5-HT4: Tegaserod
17. Các bước điều trị IBS thể tiêu chảy:
- Giáo dục, trấn an, xử lý stress.
- Ăn kiêng không có lactose và cafein.
- Loperamide, thuốc chống co thắt.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, tâm lý liệu pháp, an thần kết hợp thuốc chống co
thắt cơ trơn.
- Chất đối vận tại thụ thể 5-HT3: Alosetron, Cilansetron.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

18. Các bước điều trị IBS thể đau bụng:


- Giáo dục, trấn an, xử lý stress.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, tâm lý liệu pháp, an thần kết hợp thuốc chống co
thắt cơ trơn.
- Chất đối vận tại thụ thể 5-HT3: Alosetron, Cilansetron (nếu có tiêu chảy).
19. Các phương pháp khác điều trị IBS:
- Thôi miên, thư giãn, tập yoga, tâm lý trị liệu.
- Kích thích thần kinh bằng điện xuyên da.
---o0o---
CÂU HỎI NGẮN
1. Tiêu chuẩn Rome 2 để chẩn đoán IBS:
- Đau bụng ít nhất 12 tuần trong vòng 12 tháng.
2. Tiêu chuẩn Rome 3 để chẩn đoán IBS:
- Đau bụng ít nhất 12 tuần trong vòng 6 tháng.
3. Hội chứng ruột kích thích được phân làm mấy loại chính: (3 loại)
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Đau bụng.
4. Nêu tam chứng IBS:
- Đau bụng, chướng bụng.
- Thay đổi thói quen đi tiêu.
- Không thay đổi về cấu trúc và sinh hóa.
5. Nguyên tắc điều trị IBS:
- Giải thích, trấn an bệnh nhân.
- Hướng dẫn bệnh nhân về tiết chế ăn uống.
- Điều trị dùng thuốc.
- Các phương thức khác: thôi miên, yoga, thư giãn, …
6. Các hướng dẫn về tiết chế ăn uống ở bệnh nhân IBS:
- Triệu chứng tiêu chảy: Kiêng các thức ăn nhiều chất béo, sữa, rau tươi.
- Triệu chứng táo bón: Kiêng rượu, cà phê.
- Bệnh nhân cần theo dõi phản ứng cơ thể với thức ăn.
7. Nhóm thuốc điều trị IBS cổ điển:
- Chống co thắt cơ trơn.
- Chống trầm cảm 3 vòng.
- Thuốc trị táo bón.
- Thuốc trị tiêu chảy.
- Thuốc kháng sinh.
8. Nhóm thuốc điều trị IBS mới:
- Đối kháng thụ thể 5-HT3.
- Đồng vận một phần thụ thể 5-HT4.
- Ức chế chọn lọc thu hồi Serotonin.
9. Thuốc điều trị IBS thể táo bón:
- Nhẹ: Nhuận tràng cơ học: Celulose, Glycerin, Macrogol…
- Nặng:
o Nhuận tràng thẩm thấu: Lactulose, Sorbitol, Mannitol…
o Động vận một phần tại thụ thể 5-HT4: Tegaserod.
10. Thuốc điều trị IBS thể tiêu chảy:
- Loperamid, Diphenoxylat + Atropin, Cholestyramine.
- Alosetron, Cilansetron.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

- Amitriptylin.
11. Thuốc điều trị IBS thể tiêu chảy đối kháng thụ thể 5-HT3:
- Alosetron, Cilansetron
12. Thuốc điều trị IBS thể táo bón đồng vận một phần tại thụ thể 5-HT4:
- Tegaserod.
13. Thuốc ức chế chọn lọc thu hồi Serotonin trong điều trị IBS:
- Paroxetin và Citalopram
14. Thuốc điều trị IBS có khoảng trị liệu rộng, cần khởi đầu bằng liều thấp:
- Amitritylin và Desipramine
15. Cần lưu ý gì khi sử dụng Tegaserod cho bệnh nhân IBS:
- Chỉ dùng trong IBS thể táo bón.
- Không dùng quá 12 tuần.
16. Tiên lượng đối với bệnh nhân IBS là như thế nào:
- Về lâu dài bệnh nhân bị IBS có thể điều trị giảm hoặc mất các triệu chứng nhưng
rất dễ tái phát.
---o0o---
TRẮC NGHIỆM
17. Các xét nghiệm sau đây dùng để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích:
a. Công thức máu.
b. Xét nghiệm ký sinh trùng trên mẫu phân.
c. Xét nghiệm vi khuẩn trên máu.
d. Chụp X-quang.
e. Không tiêu chuẩn nào.
18. Việc chuẩn đoán IBS chủ yếu dựa vào:
a. Kết quả thăm khám lâm sàng.
b. Kết quả chụp X-quang khung đại tràng.
c. Đời sống lâm lý xã hội của bệnh nhân.
d. Tiền sử bệnh.
e. Tất cả đúng.
19. Các triệu chứng chính trong IBS bao gồm:
a. Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
b. Đầy hơi, ăn không tiêu, chán ăn.
c. Đau bụng, rối loạn đi tiêu, chướng bụng.
d. Táo bón, ợ nóng, đau bụng.
20. Theo tiêu chuẩn Rome 2 để chẩn đoán IBS: “Bệnh nhân đau bụng hay khó chịu
hiện diện ở bụng kéo dài .....A…..(không cần phải liên tục) trong vòng…..B…..
trước đó và có 2 trong 3 đặc điểm sau….” với A, B lần lượt là:
a. A: Nhiều nhất 6 tuần, B: 12 tháng.
b. A: Ít nhất 6 tuần, B: 12 tháng.
c. A: Nhiều nhất 12 tuần, B: 12 tháng.
d. A: Ít nhất 12 tuần, B: 12 tháng.
21. Thuốc điều trị IBS thể tiêu chảy: chọn nhiều câu đúng:
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

a. Amitriptylin c. Alosetron
b. Loperamide d. Tegaserod
22. Thuốc điều trị IBS thể tiêu chảy: chọn một câu KHÔNG ĐÚNG:
a. Amitriptylin c. Alosetron
b. Loperamide d. Tegasetron
23. Thuốc điều trị IBS thể táo bón: chọn nhiều câu đúng:
a. Desipramine c. Cilansetron
b. Mannitol d. Tegaserod
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Thuốc điều trị IBS thể táo bón: chọn một câu KHÔNG ĐÚNG:
e. Lactulose g. Cilansetron
f. Mannitol h. Tegaserod
24. Các bước điều trị IBS bao gồm:
a. Giải thích, trấn an bệnh nhân.
b. Các hướng dẫn về tiết chế ăn uống.
c. Điều trị dùng thuốc.
d. Các phương thức khác.
e. Tất cả đúng.
25. Thuốc lựa chọn đầu tiên trong điều trị IBS thể tiêu chảy là:
a. Cholestyramine c. Diphenoxylat
b. Loperamide d. Diphenoxylat + Atropin
26. Thuốc lựa chọn thứ hai trong điều trị IBS thể tiêu chảy là:
a. Cholestyramine c. Diphenoxylat
b. Loperamide d. Diphenoxylat + Atropin
27. Thuốc lựa chọn thứ ba trong điều trị IBS thể tiêu chảy là:
a. Cholestyramine c. Diphenoxylat
b. Loperamide d. Diphenoxylat + Atropin
28. Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, mới được chẩn đoán IBS với triệu chứng chủ yếu là tiêu
chảy. Nên ưu tiên sử dụng thuốc nào cho bệnh nhân này?
a. Than hoạt d. Loperamide
b. Dicyclomine e. Amitritylin
c. Alosetron
29. Bệnh nhân nữ, IBS với triệu chứng nổi bật là tiêu chảy. Bệnh nhân đau bụng rất
nhiều và rất thường xuyên. Các cơn đau làm bệnh nhân rất khó chịu và ảnh
hưởng rất nhiều đến công việc của bệnh nhân (thường xuyên phải nghỉ việc).
Thuốc nào có thể có hiệu quả cao trong trường hợp này?
a. Amitritylin d. Trimebutin
b. Loperamide e. Câu b và c đúng
c. Diphenoxylat
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

30. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường đạt hiệu quả cao trong IBS mà triệu chứng
nổi bậc là:
a. Đau bụng và khó chịu ở bụng.
b. Táo bón
c. Tiêu chảy
d. Rối loạn đi tiêu
31. Một bệnh nhân được chỉ định Tegaserod để điều trị IBS thể táo bón sau khi không
đáp ứng điều trị với các thuốc trị táo bón thông thường khác. Nên khuyên bệnh
nhân sử dụng thuốc trong thời gian bao lâu?
a. Chỉ dùng thuốc cho đến khi hết táo bón rồi ngưng ngay.
b. Chỉ nên dùng tối đa 12 tuần.
c. Chỉ nên dùng tối đa 4 tuần.
d. Phải dùng lâu dài vì IBS là một bệnh mãn tính.
e. Tất cả đều sai.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

CA LÂM SÀNG
Một bệnh nhân nữ 38 tuổi đi khám bác sĩ tiêu hóa vì: đau râm ran ở bụng, tiêu chảy
và đầy hơi, bệnh nhân đã bệnh trong nhiều năm và đã dùng nhiều thuốc khác nhau: thuốc
giảm đau, thuốc an thần, thuốc giãn cơ trơn nhưng chưa thuốc nào đạt được hiệu quả điều trị
kéo dài.
Bệnh nhân than phiền hay đau dữ dội trước xương sườn trái, đau hết sau khi đi tiêu.
Bệnh nhân đi tiêu phân lỏng, vừa đi xong cảm giác muốn đi tiếp tục, đôi lúc bệnh nhân thấy
phân cứng lỗn nhỗn.
Bệnh nhân cho biết không bị sốt, không bị thiếu máu, không bị giảm cân, đi tiêu
không có máu và không có màu đen, bệnh nhân đã từng dùng qua các thuốc: Diazepam,
Trimebutine, Loperamide, Acetaminophen, Nystatin để trị nấm Candida và 1 số Vitamin.
Các thăm khám lâm sàng được xác định không có bất thường, bệnh nhân đã được nội soi
đại tràng nhưng chưa lấy kết quả.
32. Trong trường hợp này chẩn đoán IBS dựa chủ yếu vào:
a. Thăm khám lâm sàng.
b. Chụp X-quang.
c. Tiền sử bệnh.
d. Tiền sử bệnh về đời sống tâm lý xã hội của bệnh nhân.
e. Các nghiên cứu trên nhu động đại tràng.
33. Đặc điểm chính của hội chứng ruột kích thích của bệnh nhân này là:
a. Đau bụng rối loạn chức năng ruột.
b. Đau liên quan đến đi cầu.
c. Không phát hiện trên bệnh lý sinh hóa và giải phẫu.
d. Bệnh mãn tái đi tái lại.
e. Tất cả đúng.
34. Dự đoán tình trạng bệnh nhân này sau một thời gian dài (có điều trị):
a. Đau bụng tái đi tái lại, thay đổi thói quen đi cầu.
b. Viêm túi thừa.
c. Ung thư đại tràng.
d. Mất các triệu chứng bệnh nếu được điều trị thích hợp.
e. Viêm ruột kết do bức xạ.
35. Trong trường hợp này, yếu tố nào được đặc lên hàng đầu:
a. Chế độ ăn nhiều chất xơ.
b. Xem xét lại việc sử dụng thuốc sao cho hợp lý hơn.
c. Tư vấn về mặt tâm lý.
d. Chẩn đoán chính xác hơn.
e. Chăm sóc và điều trị như trước.
Đáp án chỉ có tính tham khảo
17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
E D C D ABC D BD C E B D A D A C B C E
35 36
A C
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

BÀI 5: SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY

1. Định nghĩa tiêu chảy:


- Tiêu chảy là tăng số lần đại tiện > 3 lần/ngày, thể tích phân > 300g/ngày, phân lỏng
nhiều nước → gây mất nước và chất điện giải.
2. Nguyên nhân gây tiêu chảy:
- Sự hiện diện của các chất không được hấp thu trong lòng ruột, kéo theo nước vào
lòng ruột do cơ chế thẩm thấu.
- Niêm mạc ruột tăng bài tiết dịch và các chất điện giải.
- Tăng nhu động ruột → gây đau bụng.
 Mất cân bằng giữa hấp thu và bài tiết nước và chất điện giải.
3. Phân loại nguyên nhân gây tiêu chảy: (4 loại)
- Tiêu chảy do đi du lịch.
- Tiêu chảy do Stress.
- Tiêu chảy do vi khuẩn.
- Tiêu chảy do dùng thuốc (kháng sinh, Antacid chứa Mg2+, Sorbitol,…).
4. Mục đích điều trị tiêu chảy:
- Làm tăng quá trình hấp thu các chất dịch trong lòng ruột.
- Làm giảm nhu động ruột.
5. Việc điều trị tiêu chảy gồm 2 phần:
- Bù nước và điện giải (Rất quan trọng trong tiêu chảy cấp).
- Điều trị triệu chứng.
6. Phân loại tiêu chảy theo nguyên nhân: (2 loại)
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
o
E.Coli và Vibrio cholerae: phóng thích enterotoxin gây bài tiết anion.
o
Clostridium difficile và E.Coli: phóng thích cytoxin tiêu hủy tế bào ruột gây
xuất huyết (tiêu phân đàm máu).
o
Shigella dysenteriae, E.Coli và Salmonella: gây sưng viêm ruột nên tăng bài tiết.
o
E.Coli dính vào bờ bàn chải ruột (vi nhung mao) làm tổn thương hấp thu.
o
Sự sản sinh quá mức của vi trùng hoặc nấm ở ruột người suy giảm miễn dịch
làm giảm hấp thu nước và điện giải (do dùng kháng sinh).
- Tiêu chảy không do nhiễm khuẩn:
o
Tiêu chảy do thẩm thấu.
o
Tiêu chảy do phóng thích histamin, gastrin, prostaglandin.
o
Tiêu chảy do rối loạn vận động nhu động: bệnh tiểu đường, cắt ruột, dùng một
số thuốc kháng sinh (Erythromycin, Ampicillin,…), Antacid chứa Mg2+
7. Phân loại tiêu chảy theo triệu chứng: (2 loại)
- Tiêu chảy cấp tính: (< 2 tuần)
o
Nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng).
o
Độc tố, độc chất.
o
Thuốc, thức ăn.
- Tiêu chảy mãn tính: (> 2 tuần):
o
Dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng (Viêm đại tràng, HIV,…)
o
Triệu chứng cơ năng (bệnh viêm ruột, cường giáp,…)
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

8. Phân loại tiêu chảy mãn tính:


Phân loại Cơ chế Nguyên nhân
- Thiếu Lactase.
Thẩm thấu Kém / không hấp thu - Dùng Mg2+, Sorbitol, Fructose.
- Viêm tụy mãn, tắc ống mật.
- Độc tố vi khuẩn, virus, cắt bỏ hồi tràng,
ung thư tuyến giáp.
Tăng tiết Tăng tiết điện giải
- Hormon bài tiết (gastrin, polypeptid) gây
hoạt mạch ở ruột.
Màn nhầy ruột bị tổn - Viêm loét đại tràng, bệnh Cohn, bệnh lỵ
Viêm loét
thương mãn tính, AIDS.
- IBS (Hội chứng kích thích ruột), bệnh tiểu
Rối loạn nhu động Giảm thời gian tiếp xúc
đường, bệnh thần kinh.

9. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy:


- Giải quyết nguyên nhân gây tiêu chảy:
o
Trị nhiễm trùng ngay bằng kháng sinh.
o
Cắt bỏ khối u tiết các chất gây tiêu chảy.
o
Thay đổi chế độ ăn để điều trị tiêu chảy do bệnh Celiac và các bệnh tiêu chảy
do kém hấp thu.
- Bồi hoàn nước:
o
Bù lại điện giải và lượng nước đã mất.
o
Thường sử dụng ORS (Glucose, NaCl, KCl, Natri citrat,…)
10. Điều trị tiêu chảy dựa trên các nguyên nhân: (7 loại)
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
- Tiêu chảy do đi du lịch.
- Tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh.
- Tiêu chảy ở người bị AIDS.
- Tiêu chảy ở phụ nữ có thai.
- Tiêu chảy ở trẻ em.
- Tiêu chảy thẩm thấu.
11. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
- Kháng sinh.
- Bù nước và điện giải.
- Dinh dưỡng.
- Điều trị triệu chứng
12. Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
- Kháng sinh được chỉ định ngay khi có nhiễm trùng xâm lấn.
- Tetracyclin, Bactrim (TMS), Erythromycin, Azithromycin, Ciprofloxacin.
13. Việc bù nước trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
- Quan trọng nhất: bù lượng nước đã mất và đang mất.
o
Nhẹ: 50g/kg.
o
Trung bình: 75 – 100g/kg.
- Uống: Dung dịch bù nước điện giải:
o
Bổ sung đường và acid amin dễ hấp thu.
o
Bổ sung chất điện giải: ORESOL 1gói/1lít nước; ORESOL-II 1gói/200ml nước.
- Dịch truyền:
o
Nặng: Truyền tĩnh mạch dung dịch Lactate Ringer để bù nước và điện giải.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

14. Khi không có sẵn ORESOL thì có thể dùng 1 trong các loại dung dịch sau:
- Nước muối – đường: 1 muỗng café muối + 8 muỗng đường pha trong 1 lít nước. Có
thể vắt thêm ½ quả chanh.
- Nước cháo muối: Gạo 50g + muối ăn 1 muỗng + 1 lít nước. Đun nhừ thành cháo.
- Nước dừa – muối: Muối ăn 1 muỗng + 1 lít nước dừa non dùng bù nước như ORS.
(Do nước dừa có nhiều K+ nên cần thêm muối chứa Na+ để cân bằng Na+ - K+).
15. Dinh dưỡng trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
- Duy trì việc ăn uống tiếp tục trong lúc tiêu chảy sẽ làm giảm nhanh rối loạn hấp thu
ruột do nhiễm trùng, rút ngắn thời gian tiêu chảy và cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
- Nên dùng thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
16. Điều trị triệu chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
- Không có chỉ định dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nhu động ruột.
- Dùng các thuốc chống nôn.
17. Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn thức ăn, nước uống:
Nguyên nhân Triệu chứng Điều trị
- Tiêu chảy, phân lỏng nhiều nước (lợn cợn Doxycyclin
Vibrio cholerae
giống nước vo gạo). Cotrimoxazol
(Phẩy khuẩn tả)
- Nôn, đau bụng, không sốt. Chloramphenicol
Erythromycin
Staphylococus
- Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng. Azitromycin
aureus
- Mất nước nặng, không sốt. Ciprofloxacin
(Tụ cầu vàng)
Levofloxacin
E. Coli - Tiêu chảy, có loại gây triệu chứng giống hội
Fluoroquinolon
(Vi khuẩn dạ dày chứng lỵ (EPEC).
Cotrimoxazol
ruột) - Phân có máu hoặc tả (ETEC).
Salmonella Fluoroquinolon
- Tiêu chảy, sốt, đau bụng.
(Vi khuẩn Cephalosporin
- Sốt cao mạch chậm.
thương hàn) Cotrimoxazol
Chloramphenicol
- Tiêu chảy, nôn, đau bụng. Cotrimoxazol
Salmonella typhi
- Sốt cao về chiều, mạch nhịp phân ly. Fluoroquinolon
Cephalosporin
Campylobacter Macrolid
(Xoắn khuẩn - Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, phân có máu Fluoroquinolon
gram âm) Augmentin
- Lỵ amid (có sốt). Lỵ trực trùng (không sốt).
Shigella (Lỵ) Cotrimoxazol
- Tiêu chảy, phân có đàm máu và món rặng.

18. Tiêu chảy do đi du lịch:


- Chỉ xảy ra đối với du khách (mà không xảy ra với người dân địa phương do đã có
kháng dịch tạm thời).
- Xảy ra từ 4 – 15 ngày sau khi đến vùng dịch hoặc > 3 tuần đối với Giardia.
19. Điều trị tiêu chảy do đi du lịch:
- Bù nước và điện giải.
- Điều trị triệu chứng.
- Sử dụng kháng sinh (Doxycyclin,...)
- Thuốc kháng nhu động ruột (Paregoric, Diphenoxylat, Loperamid).
- Thuốc kháng Cholinergic (Atropin, Hyoscyamin).
- Chất hấp phụ.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

20. Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy do đi du lịch:


- Phòng ngừa:
o
Dùng trước 1 ngày trước khi đến vùng dịch.
o
Tiếp tục thêm 2 ngày sau khi rời khỏi vùng dịch.
- Điều trị: Nếu đã bị tiêu chảy thì dùng kháng sinh 7 ngày.
- Kháng sinh thường dùng: Doxycyclin,
21. Thuốc kháng nhu động ruột cho người tiêu chảy do đi du lịch:
- Thiên nhiên: Paregoric.
- Tổng hợp: Diphenoxylat, Difenoxin, Loperamid.
- Tác dụng: Làm chậm nhu động ruột → làm chậm di chuyển các chất dịch trong lòng
ruột → kéo dài thời gian hấp thu nước và các chất điện giải → tăng độ đặc của khối
phân.
- Chống chỉ định:
o
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Viêm kết tràng.
o
Trẻ em < 2 tuổi. Sốt cao.
22. Các thuốc kháng nhu động ruột thường dùng:
- Diphenoxylat:
o
Là các opiat, dẫn xuất của meperidin.
o
Tác dụng phụ:
 Chán ăn, buồn nôn, ói mửa, trướng bụng, loét ruột.
 Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, bồn chồn, khoái cảm.
 Phản ứng quá mẫn.
o
Chống chỉ định: Vàng da do gan.
- Difenoxin:
o
Là chất chuyển hóa có hoạt tính của Diphenoxylat.
o
Thời gian tác động dài hơn Diphenoxylat.
- Loperamid:
o
Là các opioid, dẫn xuất của piperidin.
o
Hấp thu chậm và không hoàn toàn qua đường uống.
o
Ức chế nhu động ruột nhanh chóng và kéo dài, chống bài tiết.
o
Ít tác dụng phụ hơn Diphenoxylat.
o
Thời gian tác dụng kéo dài hơn Diphenoxylat và không cần kê đơn.
o
Chống chỉ định: Trẻ em < 6 tuổi. Phụ nữ có thai. Bệnh gan.
23. Thuốc kháng cholinergic dùng trong điều trị tiêu chảy do đi du lịch:
- Thuốc thường dùng: Atropin, Hyoscyamin
- Tác dụng:
o
Làm giảm nhu động ruột → làm tăng hấp thu các chất dịch từ lòng ruột vào
máu → giảm co thắt cơ bụng.
o
Thường kết hợp với các opiat hoặc các chất hấp phụ.
o
Không dùng trong trường hợp cấp và nặng.
- Tác dụng phụ: Khô miệng. Rối loạn thị giác. Loạn nhịp tim.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân tăng nhãn áp góc hẹp.
24. Thuốc hấp phụ dùng trong điều trị tiêu chảy do đi du lịch:
- Là chất bảo vệ niêm mạc ruột.
- Hấp phụ độc tố, vi khuẩn, thuốc, dịch tiêu hóa, khí.
- Không hấp thu vào tuần hoàn → không độc, nhưng hiệu quả chưa được chứng minh.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

25. Thuốc hấp phụ dùng trong điều trị tiêu chảy do đi du lịch thường dùng:
- Calci polycarbophil (Fibercon).
o
Có khả năng hấp phụ lượng nước gấp 60 lần trọng lượng của nó.
o
Hiệu quả cao và an toàn.
- Kaolin, Pectin:
o
Kaolin là Aluminum silicat hydrat hóa thiên nhiên. An toàn, hiệu quả đáng ngờ.
o
Pectin là carbohydrat phức tạp được ly trích từ vỏ cam, hiệu quả còn nghi ngờ.
o
Kaolin + Pectin = Kaopectate được sử dụng rộng rãi.
o
Chỉ định: Tiêu chảy cấp.
o
Tác dụng phụ: Táo bón.
- Smecta (Dioctahedral smectite):
o
Tác dụng:
 Bao phủ niêm mạc dạ dày ruột → tăng khả năng đề kháng của lớp dịch
nhầy đối với tác nhân kích thích do gắn với glycoprotein.
 Thuốc không hấp thu qua màng ruột, đào thải theo phân.
o
Chỉ định:
 Tiêu chảy cấp và mạn.
 Điều trị các hội chứng kích thích ruột (IBS) ở người lớn và trào ngược
dạ dày - thực quản.
o
Tác dụng phụ: Táo bón.
o
Tương tác:
 Ảnh hưởng đến các thuốc dùng chung theo cơ chế cơ học, nên uống
cách xa các thuốc khác 2 giờ.
- Bismuth subsalisylat:
o
Tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, ít có tác dụng diệt Helicobacter pylori,
nên dùng phối hợp để có tác dụng diệt khuẩn.
o
Tác dụng phụ:
 Táo bón.
 Phân có màu đen xám (dễ nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa).
26. Điều trị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh:
- Triệu chứng:
o
Tiêu chảy nhẹ và không sốt.
o
Tiêu chảy do viêm ruột kết màng giả (do Clostridium difficile)
- Nguyên nhân:
o
Sử dụng kháng sinh phổ rộng và kỵ khí.
o
Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
- Thời gian: 3 – 5 ngày sau khi dùng thuốc.
- Điều trị:
o
Ngưng hoặc đổi thuốc.
o
Điều trị hỗ trợ:
 Lactobacilus (sữa chua, viên bao tan trong ruột, viên tan ở pH thích
hợp).
 Probio.
 Thuốc kháng tiết: Acetorphan (Ức chế tiết encephalinase → lượng
encephalinase ở ruột → AMP vòng).
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

27. Điều trị tiêu chảy do viêm ruột kết màng giả:
- Các kháng sinh gây viêm ruột kết màng giả do kém hấp thu:
o
Thường gặp: Cephalosporin, Clindamycin, Ampicillin
o
Ít gặp: Penicillin, Macrolid
o
Hiếm gặp: Rifampicin, Bacitracin
- Vi khuẩn gây viêm ruột kết màng giả: Clostridium difficile
o
Gram (+), kỵ khí.
o
Tiết ra chất độc enterotoxin và cytoxin.
o
Xảy ra 4 – 9 ngày sau khi dùng thuốc.
o
Phân lỏng, có màu xanh tái.
o
Đau bụng, sốt hoặc không sốt.
- Điều trị:
o
Metronidazol, Linezolid, Cholestyramin.
o
Nếu bị đề kháng dùng Vancomycin đường uống.
o
Ở người suy giảm miễn dịch dùng Immunoglobin (nhưng rất đắt tiền).
o
Không sử dụng: Loperamid, Diphenoxylat, Bismuth.
28. Điều trị tiêu chảy cho người bị AIDS:
- Nguyên nhân:
o
Do sử dụng nhiều loại thuốc (kháng sinh, Dideoxyinosin)
o
Do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, Protozoa, Giardia.
- Điều trị:
o
Điều trị nguyên nhân.
o
Điều trị triệu chứng: opioid, ostreotid.
o
Thuốc thường dùng: (đắt tiền chỉ dùng trong cấp cứu)
 Somatostatin:
 Là hormon, là chất dẫn truyền thần kinh ruột.
 Chỉ tiêm tĩnh mạch (IV).
 Octreotid
 Là dẫn xuất tổng hợp của Somatostatin
 Sinh khả dụng cao hơn, thời gian tác dụng dài hơn Somatostatin.
 Có thể tiêm dưới da (SC).
29. Octreotid:
- Cơ chế tác dụng:
o
Ức chế tiết các hormon dạ dày – ruột (gastrin, pepsinogen, VIP, secretin…)
o
Ức chế tiết dịch và HCO3-
o
Giảm nhu động ruột.
- Chỉ định:
o
Tiêu chảy do phóng thích nhiều hormon ruột.
o
Tiêu chảy khó điều trị (AIDS).
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, khó chịu. Chứng phân mỡ. Thay đổi đường huyết.
30. Điều trị tiêu chảy ở phụ nữ có thai:
- Nguyên nhân: Do COX 1 làm tăng Prostaglandin → gây co cơ → tiết nước và điện
giải → gây tiêu chảy.
- Điều trị (dùng thuốc):
o
Chất hấp phụ: Pectin, Smecta
o
Kháng sinh: Ampicillin, Erythromycin, Cephalosporin, Metronidazol,…
o
Nifuroxazid, Nifuzid
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
o
Loperamid.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

31. Điều trị tiêu chảy ở trẻ em:


- Nguyên nhân:
o
Do kém hấp thu.
o
Do nhiễm khuẩn:
 Virus: Rotavirus (phải tiêm ngừa cho trẻ từ đầu).
 Vi khuẩn: Salmonella, Shigella, Campolybacter
 Ký sinh trùng.
- Điều trị:
o
Chủ yếu là bù nước và truyền dịch.
o
Sử dụng thuốc:
 Kháng sinh: Cotrimoxazol, Ceftriaxon, Metronidazol.
 Loperamid: Chống chỉ định trẻ em < 6 tuổi.
 Chất hấp phụ: Pectin, Smecta.
 Probiotics.
o
Cho trẻ ăn uống bình thường, không kiêng thịt, cá, đường, sữa,…
o
Cho trẻ bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa và chia ra làm nhiều bữa ăn
hơn.
32. Tiêu chảy thẩm thấu do thiếu men Lactase:
- Lactase là emzym tiêu hóa Lactose có trong ruột non.
- Thiếu Lactase, Lactose không tiêu hóa được nên sẽ kéo nước vào lòng ruột và gây
tiêu chảy.
- Lactase có thể uống với sữa hoặc các sản phẩm có sữa.
---o0o---
ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG
1. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn phải sử dụng ngay thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt.
2. Các thuốc làm giảm nhu động ruột như Loperamid không nên dùng cho trẻ em dưới 6
tuổi.
3. Thuốc điều trị tiêu chảy dẫn xuất của Meperidin, có trên thị trường thường phối hợp
với Atropin là Diphenoxylat và Difenoxin.
4. Thuốc điều trị tiêu chảy dẫn xuất của Piperidin, có trên thị trường dạng riêng không
phối hợp với thuốc khác là Loperamid.
5. Thuốc trị tiêu chảy theo kiểu hấp phụ, không hấp thu vào tuần hoàn, không có tác
dụng phụ Polycarbophil.
---o0o---
CÂU HỎI NGẮN
6. Điều trị tiêu chảy gồm 2 phần, đó là:
- Bù nước và điện giải.
- Điều trị triệu chứng.
7. Mục đích điều trị tiêu chảy:
- Làm tăng quá trình hấp thu các dịch trong lòng ruột.
- Làm giảm nhu động ruột.
8. Trường hợp không có sẵn dung dịch ORESOL để bù nước và điện giải trong
tiêu chảy qua đường uống, hãy liệt kê 1 loại dung dịch thay thế mà có thể tự pha
chế?
Khi không có sẵn ORS có thể pha 1 trong các loại dung dịch sau:
- Nước muối – đường: 1 muỗng café muối + 8 muỗng đường pha trong 1 lít nước. Có
thể vắt thêm ½ quả chanh.
- Nước cháo – muối: Gạo 50g, muối ăn 1 muỗng + nước 1 lít. Đun nhừ thành cháo.
- Nước dừa – muối: 1 muỗng muối ăn cho 1 lít nước dừa non, dùng bù nước như ORS.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

9. Trình bày triệu chứng lâm sàng mất nước nặng do tiêu chảy?
- Mắt đờ đẫn, lơ mơ, trũng rất sâu, miệng khát, môi khô, da nhăn nheo chậm đàn hồi.
10. Tại sao cần phải phối hợp Atropin với Diphenoxylat và Difenoxin trong điều trị
tiêu chảy loại kháng nhu động ruột?
- Để tránh lạm dụng Diphenoxylat và Difenoxin vì Atropin kích thích thần kinh trung
ương ở liều cao.
11. Thuốc điều trị tiêu chảy theo cơ chế hấp phụ:
- Calci polycarbophil (Fibercon)
- Kaolin, Pectin
- Smecta (Dioctahedral smectite)
- Bismuth subsalicylat.
12. Thuốc điều trị tiêu chảy theo cơ chế kháng nhu động ruột:
- Paregoric
- Diphenoxylat, Difenoxin
- Loperamid
- Thuốc kháng cholinergic: Atropin, Hyoscyamin
13. Trị tiêu chảy ở trẻ em dùng thuốc gì?
- Kháng sinh: Cotrimoxazol, Ceftriaxon, Metronidazol
- Chất hấp phụ: Smecta, Calci polycarbophil
- Probiotics
14. Trị tiêu chảy ở phụ nữ mang thai dùng thuốc gì?
- Kháng sinh: Amipicillin, Erythromycin, Metronidazol, Cephalosporin
- Chất hấp phụ: Pectin, smecta.
- Nifuroxazid, Nifurzid
- Loperamid.
15. Kháng sinh chữa tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae):
- Cyclin (Doxycylin, Tetracyclin)
- Cotrimoxazol
- Chloramphenicol
- Macrolid (Erythromycin, Azithromycin)
- Fluoroquinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin)
16. Kháng sinh chữa tiêu chảy do nhiễm E.Coli:
- Fluoroquinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin)
- Cotrimoxazol
17. Kháng sinh chữa tiêu chảy do nhiễm Salmonella (vi khuẩn thương hàn):
- Fluoroquinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin)
- Cephalosporin.
- Cotrimoxazol.
18. Kháng sinh chữa tiêu chảy do nhiễm Salmonella typhi:
- Chloramphenicol
- Cotrimoxazol.
- Fluoroquinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin)
- Cephalosporin.
19. Kháng sinh chữa tiêu chảy do nhiễm Campylobacter (Xoắn khuẩn gram âm)
- Macrolid (Erythromycin, Azithromycin)
- Fluoroquinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin)
- Augmentin (Amoxycillin + Acid clavulanic)
20. Kháng sinh chữa tiêu chảy do nhiễm Shigella (vi khuẩn lỵ)
- Cotrimoxazol
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

TRẮC NGHIỆM
21. Sử dụng dịch bù nước và điện giải cho bệnh nhân tiêu chảy:
a. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi.
b. Liều dùng chỉ phụ thuộc vào tuổi và cân nặng của bệnh nhân.
c. Trong mọi trường hợp chỉ dùng đường uống.
d. Tất cả sai.
22. Nhóm thuốc nào được lựa chọn để điều trị tiêu chảy ở trẻ em:
a. Thuốc hấp phụ. c. Thuốc bao phủ niêm mạc.
b. Thuốc giảm nhu động ruột. d. Thuốc bù nước và điện giải.
23. Thuốc điều trị tiêu chảy khi sử dụng tạo chất chuyển hóa có tác dụng sinh học
và thời gian tác động kéo dài hơn chất ban đầu là:
a. Diphenoxylat c. Dioctahedral
b. Loperamid d. Difenoxin
24. Thuốc nào sau đây được chọn để trị tiêu chảy khó điều trị ở bệnh nhân bị AIDS:
a. Loperamid d. Bismuth
b. Lactase e. Cholestyramin
c. Octeotide
25. Thuốc được chọn để trị tiêu chảy khó điều trị ở bệnh nhân bị AIDS:
a. Loperamid d. Bismuth
b. Lactase e. Cholestyramin
c. Somatostatin
26. Thuốc được chọn để trị tiêu chảy do viêm ruột màng giả:
a. Metronidazol c. Probiotic
b. Vancomycin d. Câu a, b đúng
27. Thuốc được dùng để phòng ngừa tiêu chảy cho du khách khi đến vùng dịch tiêu
chảy:
a. Bismuth d. Loperamid
b. Ciprofloxacin e. Vancomycin
c. Probiotic
28. Thuốc kháng sinh dùng để phòng ngừa tiêu chảy du lịch cho du khách khi đến
vùng dịch tiêu chảy:
a. Doxycylin c. Vancomycin
b. Metronidazol d. Rifampicin
29. Thuốc nào có tác dụng trị tiêu chảy cho du khách:
a. Mg(OH)2 d. Psylium
b. Diphenoxylat e. Metoclopramid
c. Dầu khoáng
30. Thuốc nào có tác dụng trị tiêu chảy du lịch:
a. Loperamid d. Metronidazol
b. Diosmectite e. Calci polycarbophil
c. Lactobacillus
31. Ưu điểm của Loperamid so với Diphenoxylat trong điều trị tiêu chảy, NGOẠI
TRỪ:
a. Ít qua hàng rào máu não. d. Khởi phát tác động nhanh.
b. Tác động kéo dài. e. Sử dụng dạng đơn chất.
c. Được chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi.
32. Chất hấp phụ điều trị tiêu chảy gây táo bón, NGOẠI TRỪ:
a. Calci polycarbophil d. Smecta
b. Kaolin e. Bismuth
c. Pectin
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

33. Thuốc được chống chỉ định trong tiêu chảy do viêm ruột kết màng giả, NGOẠI
TRỪ:
a. Loperamid d. Bismuth
b. Diphenoxylat e. Difenoxin
c. Metronidazol
34. Tác dụng trị tiêu chảy của Loperamid có lợi điểm gì so với Diphenoxylat?
a. Có thời gian bán thải ngắn nên không gây lạm dụng thuốc.
b. Tác động trực tiếp lên thần kinh trung ương nên nhanh hơn Diphenoxylat.
c. Dường như không có tác dụng giống opium.
d. Rẻ tiền hơn Diphenoxylat.
e. Có thể dùng đường tiêm chích.
35. Phát biểu nào về thuốc trị tiêu chảy loại hấp phụ là đúng?
a. Có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy nặng.
b. Rất an toàn bởi vì không hấp thu vào tuần hoàn.
c. Trị tiêu chảy chỉ cần liều nhỏ.
d. Than hoạt được xem là chất hấp phụ nhiều nước nhất.
e. Được lựa chọn trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
f. Kaolin và Pectin được xem là hai chất hấp phụ hiệu quả nhất.
36. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG về thuốc điều trị tiêu chảy cấp:
a. Nên bổ sung dịch nếu có nôn mửa nhưng chỉ với lượng nhỏ.
b. Dịch bổ sung gồm nước, đường, kali, natri và bicarbonat.
c. Không dùng chất hấp phụ nếu có tác nhân xâm lấn.
d. Nhịn ăn trong 6 – 12 giờ.
e. Nếu là trẻ em cần tiếp tục cho bú sữa mẹ như bình thường.
37. Thuốc là hợp chất Bismuth (Denol, Tryno):
a. Có thể dùng liên tục kéo dài.
b. Không nên dùng liên tục mà nên dùng cách quãng vì thuốc có thể bị tích tũy
gây độc cho não.
c. Không nên dùng liên tục mà nên dùng cách quãng vì thuốc gây táo bón.
d. Nếu dùng liên tục sẽ làm phân có màu xám đen.
38. Tác dụng điều trị của 1 thuốc dùng đường uống có thể bị thay đổi ở người bị
tiêu chảy do các lý do sau, NGOẠI TRỪ:
a. Do tiêu chảy gây mất nước.
b. Do tiêu chảy làm thuốc hấp thu kém.
c. Do tiêu chảy làm thuốc bài tiết nhanh theo phân.
d. Do tiêu chảy làm thuốc chuyển hóa nhanh ở gan.
e. Do trong tiêu chảy có sự thay đổi hệ tạp khuẩn ở ruột.
39. Chăm sóc và điều trị tiêu chảy cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp do nhiễm Shigella
gồm các điều sau đây, NGOẠI TRỪ:
a. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng tiêu chảy tự biến mất trong 48 giờ thì không
cần điều trị.
b. Dùng các thuốc uống có đường (như soda, nước trái cây) để làm giảm khối
lượng phân.
c. Nhịn ăn ít nhất 6 giờ, sau đó ăn thức ăn lỏng tăng dần lên.
d. Sử dụng kháng sinh (Bactrim, Doxycyclin) trong 7 ngày.

Đáp án chỉ có tính chất tham khảo


21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
A D D C C D B A B A C A C B D D D C
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

BÀI 6: THUỐC ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN

1. Định nghĩa táo bón:


- Đại tiện dưới 3 lần/tuần.
- Phân cứng và ít.
- Gắng sức khi tống phân và cảm giác chưa tống hết phân.
2. Nguyên nhân sơ cấp gây táo bón:
- Ý thức.
- Nếp sống hiện đại.
- Thiếu vận động.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối.
3. Nguyên nhân thứ cấp gây táo bón:
- Do dùng thuốc.
- Bệnh hệ thần kinh.
- Bệnh hệ tiêu hóa.
- Rối loạn chuyển hóa.
4. Mục tiêu điều trị táo bón:
- Giúp tống phân dễ dàng.
- Điều hòa nhu động ruột.
- Ngừa biến chứng trĩ, nứt hậu môn.
5. Nguyên tắc điều trị táo bón:
- Nếp sống lành mạnh.
o
Uống nhiều nước.
o
Thức ăn đa dạng, nhiều chất cellulose, rau quả.
- Vận động cơ thể.
- Dùng thuốc nhuận tràng:
o
Làm tăng nhu động ruột.
o
Làm tăng thành phần nước trong phân.

6. Nguyên tắc sử dụng thuốc trong điều trị táo bón:


- Không tự ý dùng thuốc quá 1 tuần.
- Không dùng loại dầu khoáng cho người già, bệnh nhân suy nhược, trẻ em < 6 tuổi.
- Không dùng thuốc khi đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Không dùng thuốc trong trường hợp tắc ruột.
- Nên dùng đơn chất, tránh phối hợp trên 2 loại.
- Khi uống có hiệu quả, tránh dùng loại tọa dược.
7. Nguyên tắc sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ con:
- Thêm thức ăn có chất xơ.
- Trị táo bón cấp: ưu tiên dùng tọa dược Glycerin, Mg2+.
- Sau cùng là nhuận tràng tạo khối và làm mềm phân.
8. Nguyên tắc sử dụng thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai:
- Tránh dùng loại nhuận tràng kích thích, dầu khoáng.
- Nên uống nhuận tràng tạo khối và làm mềm phân.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

9. Nguyên tắc sử dụng thuốc nhuận tràng cho người già:


- Điều trị lối sống.
- Không dùng thuốc nhuận tràng làm mất nước.
- Không dùng thuốc nhuận tràng kích thích lâu dài.
- Suy thận: không dùng Mg2+.
- Trị táo bón cấp: dùng tọa dược Glycerin, Lactulose, nhuận tràng tạo khối và làm
mềm phân.
10. Phân loại thuốc điều trị táo bón: (4 loại)
- Nhóm thuốc nhuận tràng cơ học.
- Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu – muối.
- Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích.
- Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân và làm trơn trực tràng.
11. Nhóm thuốc nhuận tràng cơ học:
- Chế phẩm:
o
Methyl cellulose
o
Carboxymethyl cellulose
o
Macrogol (Forlax)
o
Sterculia gum (gôm cây Trôm)
o
Agar – Agar (rau câu)
- Tính chất:
o
Là dẫn chất của cellulose hay các polysaccharide.
o
Không bị thủy phân bởi men tiêu hóa. Không bị hấp thu.
- Cơ chế:
o
Trương nở trong nước.
o
Kích thích nhu động ruột.
o
Làm tăng khối lượng phân.
- Đặc điểm, tác dụng:
o
Thời gian tác dụng chậm: Nhuận tràng trong vòng 12 – 24giờ.
o
Tác dụng hoàn toàn từ 2 – 3 ngày.
o
Tương đối an toàn, ít tác dụng phụ.
- Chống chỉ định: Hẹp ruột, dính ruột. Tắt nghẽn ruột.
12. Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu – muối:
- Chế phẩm:
o
Các poly-alcohol: Glycerin, Lactulose, Mannitol, Sorbitol,…
o
Các muối hòa tan: Mg2+, Na+, phosphat, citrat…
- Cơ chế:
o
Làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, làm mềm phân.
o
Làm tăng nhu động ruột.
- Đặc điểm, tác dụng:
o
Nhuận tràng rất nhanh (trừ Lactulose).
o
Tương đối an toàn khi dùng ngắn ngày.
o
Thường dùng trước khi phẫu thuật.
- Tác dụng phụ:
o
Dùng lâu dài gây kích ứng trực tràng, rối loạn cân bằng nước và điện giải.
o
Tăng Mg2+ huyết và suy thận.
o
Lactulose gây tiêu chảy.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

- Chống chỉ định:


o
Trẻ em < 2 tuổi.
o
Bệnh trĩ.
o
Muối Na+: không dùng cho người cao huyết áp, suy tim và phù.
o
Muối Mg2+: độc với người suy thận.
- Tương tác thuốc: Muối Mg2+ tương tác với:
o
Kháng sinh (Tetracyclin, Quinolon).
o
Kháng nấm (Ketoconazol, Itraconazol).

13. Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích:


- Có 2 nhóm:
o
Nhóm kích thích ruột non:
 Dầu Thầu dầu: chống chỉ định với những chất độc thân dầu.
o
Nhóm kích thích ruột già:
 Anthraquinon (Sennoside)
 Diphenyl methane (Phenolphtalein, Bisacodyl, Picosulfate Natri)
- Cơ chế:
o
Kích thích nhu động ruột qua sự hoạt hóa đám rối thần kinh trong thành ruột
và niêm mạc → Tăng nhu động ruột, trực tràng, tử cung.
o
Tác động lên tế bào niêm mạc ruột kết → Tăng bài tiết nước và điện giải.
- Đặc điểm, tác dụng:
o
Hiệu quả sau 6 – 12 giờ. Nên uống 1 liều trước khi đi ngủ.
- Tác dụng phụ:
o
Co cơ bụng, buồn nôn.
o
Rối loạn cân bằng nước và điện giải.
o
Loại tọa dược gây kích ứng niêm mạc trực tràng.
- Chống chỉ định:
o
Viêm kết tràng, đau bụng không rõ nguyên nhân.
o
Phụ nữ có thai, cho con bú
o
Không nên dùng liên tục 1 tuần.

14. Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân và làm trơn trực tràng:
- Chế phẩm:
o
Làm mềm phân: Chất diện hoạt.
 Docusate (chất diện hoạt): Doxinate, Norgalax, Dialose, Regutol
 Dehydrocholic acid (Dehydrocholate): Cholen, Decholin, Bilax.
o
Làm trơn lòng ruột: Dầu khoáng: Neo-Cultol, Agoral Plain
- Cơ chế:
o
Chất diện hoạt:
 Làm tăng khả năng tương tác giữa nước – chất béo – chất xơ của phân
→ làm ẩm, làm mềm, làm phân dễ di chuyển trong lòng ruột.
 Thay đổi tính thấm của ruột → làm tăng sự bài tiết nước và các chất
điện giải.
o
Dầu khoáng:
 Làm trơn phân giúp phân dễ di chuyển trong lòng ruột.
 Ức chế tái hấp thu nước từ phân vào lòng ruột → Tăng khối lượng
phân.
- Tác dụng:
o
Thuốc tác dụng tốt trong trường hợp đi ngoài đau.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
o
Dùng cho bệnh nhân cần tránh gắng sức rặn khi đi ngoài.
o
Phù hợp với táo bón ở người cao tuổi.
- Tác dụng phụ:
o
Gây co thắt cơ nhẹ.
o
Gây độc cho gan và nguy cơ gây ung thư.
o
Rối loạn hấp thu các vitamin tan trong dầu.
- Chỉ định:
o
Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
o
Trĩ, nứt hậu môn.
- Chống chỉ định: Suy gan.
15. Thuốc điều trị táo bón theo từng nhóm:
Nhóm cơ học Nhóm Nhóm Nhóm làm mềm phân
(Tạo khối) thẩm thấu kích thích và làm trơn trực tràng
Methyl cellulose: Lactulose: Phenolphtalein Docusate:
+ Citrucel + Duphalac Bisacodyl: + Doxinate
Carboxymethyl cellulose Sorbitol + Apo-Bisacodyl + Norgalax
Macrogol (Forlax) Mannitol + Dulcolax + Dialose
Sterculia gum (gôm cây Trôm): Glycerin Picosulfate: Poloxamer
+ Normacol Mg2+ + Fructines Dehydrocholate:
+ Normacol Bourdain Na+ + Uphatin + Cholen
Sennoside: + Decholin HMR
+ Laxaton + Bilax
+ Mucinum Dầu Thầu dầu
Dầu khoáng:
+ Neo-Cultol
+ Agoral Plain
---o0o---
ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG
1. Thuốc nhuận tràng làm trơn, mất hiệu lực khi trương lực ruột không còn Dầu khoáng.
2. Thuốc nhuận tràng kích thích, không được uống chung với sữa hoặc Antacids vì viên
thuốc tan nhanh sẽ kích thích dạ dày ruột Bisacodyl.
3. Thuốc làm trơn lòng ruột trị táo bón làm giảm hấp thu các Vitamin tan trong dầu,
Coumarin, thuốc tránh thai đường uống nên hiện nay ít dùng.
---o0o---
CÂU HỎI NGẮN
4. Liệt kê 4 nhóm thuốc có thể gây táo bón:
- Thuốc kháng Cholin.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc an thần.
- Thuốc điều trị Parkinson.
5. Các biện pháp điều trị táo bón không dùng thuốc bao gồm:
- Ăn nhiều chất xơn.
- Uống nhiều nước.
- Vận động cơ thể.
- Ý thức đi cầu.
6. Ý kiến của Dược sĩ về việc kết hợp 1 một làm mềm phân Docusate với thuốc trị táo
bón làm trơn (Dầu Parafin) đường uống?
- Không nên phối hợp vì Docusate + Dầu Parafin → Ngộ độc cho gan.
7. Vì sao không nên phối hợp dầu khoáng và chất diện hoạt trong điều trị táo bón?
- Vì sẽ hấp thu vào máu gây độc cho gan.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

8. Thuốc nhuận tràng được xem là an toàn nhất:


- Nhóm thuốc nhuận tràng cơ học hay nhuận tràng tạo khối.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

9. Nhóm thuốc nhuận tràng ít được sử dụng nhất:


- Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân và làm trơn trực tràng do tính không an
toàn.
10. Thuốc chữa táo bón theo cơ chế tạo khối:
- Macrogol (Forlax), gôm cây Trôm (Normacol) , Methylcellulose,
Carboxymethylcellulose
11. Nên có lời khuyên gì cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc nhuận tràng cơ học?
- Nên uống nhiều nước, do nhuận tràng cơ học chứa nhiều chất xơ hấp thu nước để tạo
khối và tăng thể tích khối phân.
12. Cơ chế tác động của thuốc nhuận tràng MgSO4?
- Làm tăng áp suất thẩm thấu, giữ nước, làm mềm phân và tăng nhu động ruột.
- Kích thích màng nhầy tá tràng phóng thích Cholecystokinine hoặc Pancreatozymine
làm tăng nhu động ruột.
13. Thông thường, táo bón có thể điều trị hiệu quả bằng cách:
- Thay đổi chế độ ăn và lối sống.
- Vận động cơ thể.
- Dùng thuốc.
14. Cơ chế của Lactulose trong điều trị táo bón:
- Tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột gây giữ nước làm mềm phân và tang nhu
động ruột.
15. Tác dụng của Lactulose trong điều trị táo bón:
- Acid hóa các chất trong ruột và làm tiêu hệ vi khuẩn đường ruột.
- Tăng đào thải NH3 trị hôn mê não gan (nhưng kém hơn Neomycin).
16. Tác dụng phụ của Lactulose:
- Đầy bụng, co thắt, tiêu chảy.
17. Dùng Lactulose cải thiện bệnh não gan là do:
- Lactulose được vi khuẩn đường ruột acid hóa thành những acid ngắn (acid lactic,
acid tartric…), các acid này kết hợp với NH3 tạo thành NH4+ không được hấp thu
theo phân ra ngoài, nên làm giảm nồng độ NH3 trong máu → thích hợp để điều trị
hôn mê não do gan.
18. Vì sao nhóm thuốc nhuận tràng kích thích nên uống 1 liều vào buổi tối trước khi đi
ngủ?
- Vì thuốc có hiệu quả tác dụng sau 6 – 12 giờ, nên uống 1 liều vào buổi tối trước khi
đi ngủ để khởi động cho đại tiện vào buổi sáng hôm sau.
19. Nêu các tác dụng phụ của dầu khoáng:
- Làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu, coumarin, thuốc tránh thai đường uống.
- Gây rò rĩ hậu môn, làm ngứa và khó chịu quanh hậu môn.
- Gây viêm phế quản, viêm phổi không điển hình ở người già, suy nhược và khó nuốt.
20. Lời khuyên cho bệnh nhân sử dụng dầu khoáng để điều trị táo bón:
- Không nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc đang nằm vì dễ gây viêm phế quản,
viêm phổi không điển hình.
21. Tác dụng trị táo bón của dầu khoáng:
- Do không hấp thu nên ở lại cùng phân làm trơn phân và giữ nước trong phân, làm
mềm phân và làm trơn trực tràng.
22. Chống chỉ định của dầu thầu dầu:
- Không dùng chung với các chất độc thân dầu do acid ricinoleic tan trong dầu tăng
hấp thu các chất độc thân dầu.
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

TRẮC NGHIỆM
23. Tất cả các thuốc sau đây được xem là thuốc nhuận tràng lý tưởng, NGOẠI TRỪ:
a. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân. d. Thuốc nhuận tràng làm trơn trực tràng.
b. Thuốc nhuận tràng tạo khối. e. Chất xơ.
c. Thuốc nhuận tràng kích thích.
24. Các phát biểu sau đây về thuốc nhuận tràng là đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Thuốc nhuận tràng tạo khối kích thích nhu động ruột do tăng khối lượng ruột.
b. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như Sorbitol cũng làm giảm nồng độ NH3 trong
máu bệnh nhân não do gan.
c. Phenolphtalein, Cascara và Senna là thuốc nhuận tràng kích thích.
d. Dầu khoáng không được dùng làm thuốc nhuận tràng bởi vì nó can thiệp vào sự
hấp thu của Vitamin tan trong mỡ.
e. Docusate ít khi dùng làm thuốc nhuận tràng, chủ yếu là thuốc làm mềm phân.
25. Phát biểu nào sau đây về thuốc nhuận tràng cơ học là sai:
a. Là những chất không bị ly giải bởi các men tiêu hóa.
b. Có tác dụng làm tăng thể tích chất cặn bã.
c. Có tác dụng nhuận tràng nhanh sau vài giờ.
d. Ít gây độc tính nguy hiểm.
26. Tất cả các phát biểu về thuốc nhuận tràng tạo khối là đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Sẽ gây tắc nghẽn ruột nếu bệnh nhân uống thiếu nước.
b. Làm giảm táo bón hoàn toàn và nhanh hơn loại nhuận tràng kích thích.
c. Đó là các polysaccharide thiên nhiên hoặc tổng hợp.
d. Loại này hút nước tạo khối gel kích thích nhu động ruột.
e. Khởi đầu tác dụng chậm (12 – 24giờ) nên ít dùng trị táo bón cấp và nặng.
27. Phát biểu KHÔNG ĐÚNG về thuốc nhuận tràng tạo khối:
a. Trị táo bón mạnh và hoàn toàn hơn loại nhuận tràng kích thích.
b. Sẽ gây táo bón nếu bệnh nhân uống ít nước hoặc không uống nước.
c. Là các chất polysaccharide thiên nhiên hoặc tổng hợp.
d. Hút nước tạo khối gel kích thích nhu động ruột.
e. Khởi phát tác dụng chậm (24 – 72giờ) do đó ít được dùng trong táo bón cấp và nặng.
28. Đặc điểm nào của thuốc nhuận tràng làm mềm là KHÔNG ĐÚNG:
a. Hoạt chất của Docusate.
b. Ít hấp thu vào vòng tuần hoàn.
c. Hiệu quả đối với bệnh nhân tránh sự căng thẳng do táo bón như trường hợp bệnh
nhồi máu cơ tim cấp.
d. Thuốc này có thể dùng với một ít nước hoặc thậm chí không cần dùng nước.
e. Khởi đầu tác động từ 1 – 2 giờ.
29. Các thuốc nhuận tràng làm mềm phân:
a. Chỉ dùng bằng đường uống.
b. Phù hợp để điều trị cho người cao tuổi.
c. Chỉ dùng điều trị, không dùng để đề phòng táo bón.
d. Tất cả sai.
30. Để điều trị táo bón cho đối tượng bị trĩ, thuốc nào nên được chọn ưu tiên:
a. Lactulose c. Picosulfat
b. Sennosid d. Dehydrocholat
31. Nhóm thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai:
a. Nhuận tràng cơ học. d. Nhuận tràng làm mềm phân, trơn trực
b. Nhuận tràng thẩm thấu – muối. tràng.
c. Nhuận tràng kích thích. e. Câu a, d đúng.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Nhóm thuốc nhuận tràng tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai:
f. Nhuận tràng cơ học. i. Nhuận tràng làm mềm phân,
g. Nhuận tràng thẩm thấu – muối. trơn trực tràng.
h. Nhuận tràng kích thích. j. Câu b, c đúng
32. Chọn thuốc trị táo bón cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai:
a. Methyl cellulose d. Glycerin
b. Sorbitol e. Bisacodyl
c. Laxaton
33. Chọn thuốc trị táo bón cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai:
a. Docusate d. Phenolphtalein
b. Sorbitol e. Bisacodyl
c. Lactulose
34. Chọn thuốc trị táo bón cho bệnh nhân là trẻ con:
a. Lactulose d. Cisapride
b. Laxaton e. Bisacodyl
c. Glycerin
35. Thuốc nhuận tràng loại kích thích:
a. Docusate d. Glycerin
b. Cisapride e. Bisacodyl
c. Lactulose
36. Thuốc trị táo bón nhưng lại có tác dụng cải thiện bệnh não do gan:
a. Macrogol d. Sennoside
b. Cisapride e. Lactulose
c. Phenolphtalein
37. Thuốc đồng thời có 2 tác dụng: kháng acid và nhuận tràng
a. Bisacodyl d. Magie hydroxyd
b. Nhôm hydroxyd e. Natri bicarbonat
c. Sucralfate
38. Thuốc trị táo bón CHỐNG CHỈ ĐỊNH với phụ nữ mang thai:
a. Dầu khoáng d. Chất xơ
b. Docusate e. Gelatin
c. Dầu thầu dầu
39. Khi phối hợp Docusate và dầu Parafin sẽ có thể:
a. Gây độc cho gan. d. Làm tăng hiệu quả của Parafin.
b. Gây độc co thận. e. Tất cả đều sai.
c. Làm tăng hiệu quả của Docusate.
40. Thuốc nhuận tràng được chống chỉ định dùng chung với các chất thân dầu:
a. Dầu khoáng d. Anthraquinon
b. Dầu Parafin e. Diphenyl methane
c. Dầu Thầu dầu
41. Không nên chỉ định thuốc nhuận tràng nào cho trường hợp táo bón do khởi phát
tác dụng chậm:
a. Glycerin. d. Phenolphtalein
b. Bisacodyl (viên đạn). e. Một số thuốc khác.
c. Psyllium.
42. Bệnh nhân A, 70 tuổi đang nằm ở khoa cấp cứu và vừa trải qua ca phẫu thuật nông
động mạch vành do nhồi máu cơ tim cấp. Thuốc nào để điều trị táo bón cho bệnh
nhân trong thời gian này?
a. Sorbitol c. Normacol (Gôm cây Trôm)
b. Parafin d. Bisacodyl
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

43. Loại chất nào sau đây được sử dụng làm thuốc trị táo bón cơ học:
a. Tinh bột d. Câu b, c đúng
b. Cellulose e. Câu a, b, c đúng.
c. Gôm cây Trôm (Normacol)
44. Loại đường nào sau đây KHÔNG ĐƯỢC sử dụng làm thuốc trị táo bón:
a. Glucose d. Sorbitol
b. Lactose e. Các câu trên đều đúng.
c. Mannitol
45. Loại đường nào sau đây sử dụng làm thuốc trị táo bón:
a. Glucose c. Mannitol
b. Fructose d. Các câu trên đều đúng.
46. Thuốc trị táo bón do Verapamil:
a. Cascara d. Metoclopramid
b. Diphenoxylat e. Dầu khoáng
c. Mg(OH)2
47. Loại muối nào sau đây KHÔNG được sử dụng làm thuốc trị táo bón:
a. NaCl d. MgSO4
b. Na2SO4 e. Tất cả đúng.
c. MgCl2
48. Thuốc điều trị táo bón mãn tính:
a. Cisapride c. Docusate
b. Decholin d. Bisacodyl

Đáp án chỉ có tính chất tham khảo


23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42
C C C B A D B D E E A A C E E D C A C C
43 44 45 46 47 48 49
A D A C C A A
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

BÀI 7: THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN

1. Định nghĩa hen suyễn:


- Hen suyễn là một rối loạn mãn tính trên đường hô hấp, đặc trưng bởi sự viêm, tăng
phản ứng phế quản và tắc nghẽn đường dẫn khí.
2. Triệu chứng của hen phế quản:
- Ho.
- Nặng ngực.
- Khó thở.
- Thở khò khè hay thở rít.
→ Triệu chứng này lặp đi lặp lại, thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.
3. Yếu tố chủ thể ảnh hưởng đến cơn hen phế quản:
- Gen.
- Béo phì.
- Giới tính (không rõ ràng).
4. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cơn hen phế quản:
- Dị nguyên: bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, thời tiết.
- Nhiễm trùng.
- Khói thuốc lá.
- Chế độ ăn.
- Thuốc kháng viêm Non-steroid: Ibuprofen, Aspirin…
5. Đo chức năng hô hấp: (2 phương pháp)
- Lưu đỉnh kế: PEF – Lưu lượng đỉnh thở ra > 80% giá trị dự đoán hoặc giá trị tốt nhất.
- Phế dung kế: FEV1 – Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên, FVC,...
6. Nguyên tắc điều trị hen phế quản:
- Giãn phế quản.
- Kháng viêm.
7. Mục tiêu điều trị hen phế quản:
- Đạt được và duy trì kiểm soát hen:
o
Không xuất hiện triệu chứng vào ban ngày.
o
Bệnh nhân không phải thức giấc do hen suyễn về đêm.
o
Không cần phải sử dụng thuốc khẩn cấp.
o
Không có các cơn hen nặng.
o
Không hạn chế hoạt động thể lực.
o
Chức năng phổi bình thường.

8. Các nhóm thuốc điều trị hen suyễn:


- Giãn phế quản:
o
Thuốc kích thích thụ thể β-Adrenergic (ưu tiên lựa chọn hàng đầu)
o
Thuốc giãn phế quản theo cơ chế kháng Cholinergic.
o
Thuốc giãn phế quản nhóm Xanhthin.
- Ức chế các quá trình viêm:
o
Corticoid.
o
Thuốc kháng Leukotrien.
o
Cromoglicic, Nedocromil.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
o
Thuốc bảo vệ tế bào Mast (dưỡng bào).
9. Mức độ kiểm soát hen:
- Đánh giá mức độ kiểm soát lâm sàng hiện tại (nên theo dõi > 4 tuần).
- Đánh giá nguy cơ trong tương lai:
o
Nguy cơ xuất hiện cơn kịch phát.
o
Nguy cơ không ổn định.
o
Suy giảm nhanh chức năng phổi.
o
Tác dụng ngoại ý.
10. Thuốc giãn phế quãn nhóm Xanhthin:
- Gồm có:
o
Theophyllin
o
Aminophyllin (làm tăng hấp thu Theophyllin)
- Tác dụng:
o
Theophyllin:
 Giãn cơ trơn khí phế quản nhẹ đến trung bình và kháng viêm yếu.
 Phạm vi điều trị hẹp (10 – 20mcg/ml).
 Có dạng phóng thích kéo dài.
 Độc tính nhiều.
 T1/2 thay đổi tùy theo đối tượng bệnh nhân.
- Tương tác:
o
Với chất cảm ứng enzym gan: Phenobarbital, Phenytoin, Rifampicin,
Nicotin,... làm mất tác dụng của Theophyllin (↑chuyển hóa, T1/2).
o
Với chất ức chế enzym gan: Cimetidin, Ranitidin, Erythromycin,
Clarithromycin, Fluconazol,... làm tăng nồng độ Theophyllin trong máu gây
ngộ độc (chuyển hóa, ↑T1/2).
o
Thức ăn giàu carbohydrat, ít protein → thải trừ → ↑T1/2.
o
Thức ăn nghèo carbohydrat, giàu protein → ↑thải trừ → T1/2.
11. Thuốc kích thích thụ thể β2-Adrenergic (Chất chủ vận β2-Adrenergic):
- Thuốc kích thích thụ thể β không chọn lọc (rất ít dùng)
o
Adrenalin (dùng cấp cứu trong trường hợp suy hô hấp, trụy tim mạch)
o
Ephedrin
o
Isoetharin
o
Isoprenalin (Isoproterenol)
o
Metaproterelin
o
Noradrenalin (Norepinephrin)
- Thuốc kích thích thụ thể β chọn lọc (rất hay dùng)
o
Tác động ngắn và trung bình (SABA):
 Bitolterol
 Pirbuterol
 Levalbuterol
 Altebuterol (Salbutamol)
 Terbutalin
 Procaterol
 Fenoterol
o
Tác động kéo dài (LABA):
 Formoterol
 Salmeterol
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

12. Cơ chế tác dụng của nhóm kích thích thụ thể β2-Adrenergic:
- Kích thích thụ thể β2 làm giãn phế quản.
13. Nguyên tắc sử dụng thuốc kích thích thụ thể β2-Adrenergic:
Loại tác dụng ngắn Loại tác dụng kéo dài
- Kiểm soát nhanh triệu chứng - Thời gian khởi phát tác dụng:
- Ngừa co thắt phế quản cấp tính. + Formoterol: 5phút – kéo dài 12giờ
- Tăng nhu cầu sử dụng thuốc. + Salmeterol: 30phút – kéo dài 12giờ
- Dùng trong hen không được kiểm soát - Dùng trong hen dai dẵng, trung bình và khó
- Dạng dùng: xông hít, uống, tiêm... kiểm soát.
- Không dùng đơn trị liệu để kiểm soát trong
thời gian dài (phối hợp với Corticoid).
- Che lắp dấu hiệu của cơn hen dai dẵng và khó
kiểm soát.
- Dạng dùng: chủ yếu là xông hít

14. Tác dụng phụ của loại kích thích thụ thể β2-Adrenergic tác dụng kéo dài:
- Dùng đơn trị liệu gây che lấp dấu hiệu của cơn hen dai dẵng và khó kiểm soát.
- Kích thích thụ thể β liên tục và kéo dài sẽ gây giảm số lượng thụ thể β trên phế quản
trong thời gian dài → giảm tác dụng của thuốc.
- Dễ gây lờn thuốc hơn nhóm tác dụng ngắn.

15. Tác dụng phụ của nhóm thuốc kích thích thụ thể β2-Adrenergic:
- Run rẩy đầu chi.
- Nhịp tim nhanh.
- Hạ kali máu (phụ thuộc liều, dạng uống/tiêm hơn là dạng xông hít).
16. Các thuốc kích thích thụ thể β2-Adrenergic theo đường sử dụng:
- Đường hít:
o
An toàn, hiệu quả nhất, ít tác dụng phụ.
o
Đắt tiền.
- Đường uống:
o
Rẻ tiền nhưng tác dụng phụ nhiều nhất.
- Đường tiêm:
o
Dùng trong trường hợp hen nặng, hẹp toàn bộ cây phế quản do hấp thu vào máu.

17. Thuốc giãn phế quản theo cơ chế kháng Cholinergic: (chỉ dùng đường hít)
- Là các dẫn xuất có cấu trúc amonium bậc 4: Ipratropium, Oxitropium.
- Sinh khả dụng toàn thân thấp do kém hấp thu.
- Ít tác dụng phụ hơn Atropin.
- Dùng theo đường xông hít.
- Dùng cho người không dung nạp với chất chủ vận β2.
- Tác động ngắn, khởi phát tác dụng nhanh (5 – 20phút).
- Tác dụng kém hơn chất chủ vận β2.
- Phối hợp với thụ thể β2 trong trường hợp hen cấp tính, trung bình và nặng.
18. Đặc điểm của Ipratropium:
- Chỉ dùng đường xông hít.
- Không uống vì không hấp thu.
- Không tiêm vì tác dụng phụ độc.
- Tăng cường hiệu quả khi phối hợp với chất chủ vận β2.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

19. Mục đích kết hợp Corticoid với thuốc giãn phế quản:
- Khi kết hợp Corticoid với thuốc giãn phế quản giúp bảo tồn số lượng thụ thể β theo
thời gian.
- Corticoid là yếu tố tiết kiệm thuốc giãn phế quản.
20. Nhóm thuốc kháng viêm Corticoid:
- Đường toàn thân: Prednison, Prednisolon, Hydrocortison, Methylprednisolon.
- Đường xông hít: Beclomethason, Budesonide, Ciclesonide, Flunisonide, Fluticason,
Momentason, Triamcinolon.
- Đóng vai trò quan trọng trong điều trị hen suyễn với cơ chế chống viêm.
- Giúp tăng tốc độ hồi phục sau cơn hen và phòng ngừa cơn hen cấp.
- Cần phối hợp thuốc giãn phế quản (nhất là loại kích thích β2) để giảm nhanh chóng
triệu chứng.
21. Các đường sử dụng của corticosteroid:
- Đường uống:
o
Dùng trong thời gian ngắn (3 – 10ngày) để kiểm soát nhanh cơn hen.
o
Dùng lâu để kiểm soát cơn hen nặng và dai dẵng.
- Đường tiêm:
o
Dùng thời gian ngắn để kiểm soát nhanh cơn hen.
- Đường hít:
o
Kháng viêm mạnh.
o
Dùng kiểm soát các cơn hen nhẹ đến trung bình trong thời gian dài.
- Hen cấp tính nặng: Hydrocortison hoặc Methylprednisolon (IV).
- Hen tiến triển nặng dần: Prednison hoặc Prednisolon (PO)
22. Thuốc bảo vệ tế bào Mast:
- Gồm có:
o
Cromolyn (Cromiglicic).
o
Nedocromil.
- Cơ chế: Ổn định tế bào Mast khỏi phản ứng kháng nguyên - kháng thể.
- Tác dụng: Kháng viêm nhẹ.
- Dùng lâu dài trong hen suyễn nhẹ và dai dẵng.
- Dùng 4 – 6 tuần mới thấy được hiệu quả tối đa.
- An toàn với người sử dụng.
23. Thuốc kháng Leukotrien:
- Zileuton: Ức chế quá trình sinh tổng hợp Leukotrien.
- Montelukast, Zafirlukast: Ức chế tại receptor của Leukotrien.
- Công dụng:
o
Dùng cho trẻ em bị hen phế quản.
 Montelukast: trẻ từ 1 tuổi.
 Zafirlukast: trẻ từ 7 tuổi.
o
Trẻ em > 12 tuổi và người lớn kém hiệu quả với nhóm thuốc này.
- Lưu ý đối với Zileuton:
o
Có thể gây viêm gan và tăng Bilirubin máu nên cần theo dõi định kỳ.
o
Ức chế chuyển hóa Theophyllin, nên cần giảm liều Theophyllin 50% khi dùng
chung.
o
Kháng viêm yếu hơn Montelukast và Zafirlukast.
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

ĐIỀN VÀO CHỐ TRỐNG


1. Bệnh hen suyễn được đặc trưng bởi sự viêm, sự tăng phản ứng và sự tắc nghẽn đường
thông khí.
2. Ipratropium được phân vào nhóm kháng Cholin.
3. Thuốc được lựa chọn để khởi đầu điều trị cơn hen là thuốc chủ vận β2-Adrenergic.
---o0o---
TRẢ LỜI ĐÚNG SAI
4. Hen phế quản được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở không hồi phục.
5. Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính và tăng đáp ứng của đường thở với nhiều tác
nhân kích thích. (Đ)
6. Các chất kích thích chọn lọc thụ thể β2-Adrenergic ít ảnh hưởng trên tim. (S)
7. Các thuốc bảo vệ tế bào Mast chủ yếu có tác dụng trong điều trị, ít có tác dụng dự phòng
hen phế quản.
---o0o---
CÂU HỎI NGẮN
8. Nêu 2 nguyên tắc điều trị hen phế quản:
- Giãn phế quản.
- Kháng viêm.
9. Kể tên các nhóm thuốc điều trị hen phế quản:
- Giãn phế quản nhóm Xanhthin (Theophyllin)
- Chất chủ vận β2-Adrenergic (Salbutamol, Terbutalin, Formoterol, Salmeterol)
- Kháng cholinergic (Ipratropium)
- Thuốc kháng viêm Corticosteroid (Prednisolon, Methylprednisolon)
- Thuốc bảo vệ tế bào Mast (Cromolyn, Nedocromyl).
- Thuốc kháng Histamin H1 (Ketotifen, Zaditen))
- Thuốc kháng Leukotrien (Zileuton, Zafirlukast, Montelukast)
10. Nêu 2 nhóm thuốc thường dùng điều trị hen suyễn cho phụ nữ mang thai?
- Salbutamol.
- Corticoid đường hít.
11. Dùng β-blocker cho bệnh nhân cao huyết áp và hen phế quản:
- Nhóm chọn lọc hay không chọn lọc có hoạt tính giao cảm nội tại.
12. Nêu ưu điểm của đường xông hít so với đường có tác dụng toàn thân khi dùng
corticoid trong điều trị hen suyễn?
- Không qua hiệu ứng vượt qua lần đầu ở gan.
- Tập trung tại chỗ ở nồng độ cao.
- Sử dụng liều thấp.
- Ít tác dụng phụ.
13. Nêu tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng corticoid đường xông hít trong điều trị
hen suyễn? Cách khắc phục?
- Tác dụng phụ:
o
Kích ứng niêm mạc đường hô hấp trên.
o
Đau họng, khàn tiếng.
o
Nhiễm nấm Candidas ở họng và thanh quản.
- Khắc phục: Xúc họng bằng nước ấm sau 10phút xịt thuốc.
14. Giải thích vì sao ở người hút thuốc lá, thời gian bán thải của Theophyllin ngắn
(T1/2 = 4giờ)?
- Vì trong thuốc lá có Nicotin là chất gây cảm ứng enzym gan nên làm tăng chuyển
hóa Theophyllin → tăng thải trừ Theophyllin.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

15. Giải thích cơ chế tương tác thuốc khi cho bệnh nhân sử dụng đồng thời
Theophyllin và Clarithromycin?
- Clarithromycin ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan làm tăng nồng độ Theophyllin
lên 19% nên gây ngộ độc.
16. Giải thích vì sao ở trẻ em (1 – 9 tuổi) thời gian bán thải của Theopyllin là ngắn
nhất?
- Vì ở đối tượng này tỉ lệ Khối lượng gan/Trọng lượng cơ thể là lớn nhất nên sự
chuyển hóa thuốc ở gan là mạnh mẽ nhất, nên T1/2 của Theopyllin là thấp nhất.
17. Trong điều trị hen phế quản dai dẵng, trung bình và nặng, sử dụng loại kích thích
β chọn lọc tác động kéo dài tại sao phải dùng kèm Corticoid?
- Vì kích thích β chọn lọc tác động kéo dài sẽ làm giảm số lượng thụ thể β theo thời
gian dẫn đến việc lờn thuốc.
- Dùng Corticoid ngoài tác dụng kháng viêm còn có tác dụng giúp bảo tồn số lượng β
tránh được việc lờn thuốc.
18. Vì sao Ipratropium chỉ dùng dạng xông hít trong điều trị hen suyễn?
- Vì Ipratropium có cấu trúc amonium bậc 4 dễ tan trong nước và kém hấp thu nên khi
sử dụng dạng uống hoặc tiêm thuốc sẽ không được hấp thu mà còn gây nhiều tác
dụng phụ độc.
19. Tại sao hen suyễn nặng phải dùng SABA chích (IV) mà không dùng dạng xông hít?
- Trường hợp hen suyễn nặng thì cây phế quản co thắt toàn bộ từ trên xuống dưới nếu
dùng dạng xông hít chỉ giãn phế quản phần trên, phần dưới phải mất một thời gian
phế quản mới giãn được.
- Khi sử dụng đường tiêm thuốc được hấp thu vào máu và có tác dụng giãn toàn bộ cây
phế quản cùng một lúc trong thời gian ngắn.
20. Bệnh nhân A, 25 tuổi, hen suyễn có khó thở, sốt cao. Lựa chọn đầu tiên là thuốc
nào, thuộc nhóm gì? Thuốc phối hợp là thuốc nào, thuộc nhóm gì?
- Lựa chọn đầu tiên: Salbutamol. Thuộc nhóm kích thích chọn lọc thụ thể β2-Adrenergic.
- Phối hợp với: Methylprednisolon. Thuộc nhóm kháng viêm Corticoid.
21. Chất cường giao cảm + Acid Cromoglicic được chỉ định trong trường hợp nào?
- Hen suyễn do dị ứng hay gắng sức.
22. Nêu vai trò của Corticoid trong điều trị bệnh hen suyễn:
- Kháng viêm.
- Tăng nhạy cảm các receptor β2-Adrenergic.
23. Vai trò của Corticoid khi phối hợp với thuốc kích thích thụ thể β2-Adrenergic.
- Vừa có tác dụng kháng viêm vừa tăng nhạy cảm với thụ thể β2-Adrenergic đối với
thuốc. Giúp hồi phục lại số lượng receptor β2 khi dùng thuốc kích thích thụ thể β2 kéo
dài làm giảm số lượng của receptor này.
24. Methylprednisolon liều khởi đầu là 1 – 2mg/kg, loại ống 40mg/kg thì cần tiêm bao
nhiêu ml cho người nặng 60kg?
Giải:

Vậy cần tiêm: 3ml cho bệnh nhân nặng 60kg.


---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

TRẮC NGHIỆM
25. Thuốc nào sau đây thuộc nhóm chủ vận β2-Adrenergic tác dụng nhanh:
a. Bambuterol c. Albuterol
b. Salmeterol d. Formoterol
26. Thuốc nào dưới đây thuộc nhóm đối kháng cholinergic ở receptor Muscarinic:
a. Isoprenalin c. Zileuton
b. Oxitropium d. Ketotifen
27. Thuốc nào dưới đây thuộc nhóm đối kháng cholinergic ở receptor Muscarinic:
a. Isoprenalin c. Zileuton
b. Ipratropium d. Ketotifen
28. Các thuốc sau đây có thể dùng để dự phòng cơn hen về đêm, NGOẠI TRỪ:
a. Bambuterol c. Formoterol
b. Salmeterol d. Terbutalin
29. Glucocorticoid nào dưới đây thường được sử dụng ở dạng tiêm tĩnh mạch khi cấp
cứu cơn hen nặng:
a. Triamcinolon c. Prednisolon
b. Hydrocortison d. Fluticason
30. Kết hợp thuốc nào sau đây có tác dụng tăng hiệu quả điều trị hen, NGOẠI TRỪ:
a. Salbutamol + Fluticason d. Salbutamol + Prednisolon
b. Formeterol + Hydrocortison e. Formeterol + Methyl prednisolon
c. Albuterol + Dexamethason
31. Khi sử dụng Albuterol giá trị xét nghiệm nào sau đây sẽ thay đổi nhiều nhất?
a. Chlorid c. Sodium
b. Potassium d. Calcium
32. Bệnh hen suyễn được đặc trưng bởi?
a. Sự viêm c. Sự tắc nghẽn đường dẫn khí
b. Sự tăng phản ứng phế quản d. Tất cả đúng
33. Bệnh hen suyễn được đặc trưng bởi ………… đường thông khí?
a. Sự viêm d. Câu a, b đúng.
b. Sự tăng phản ứng e. Câu a, b, c đúng
c. Sự tắc nghẽn
34. ……….là triệu chứng gợi ý chính trong điều trị hen suyễn:
a. Khò khè d. Câu b, c đúng
b. Khó thở e. Câu a, b, c đúng.
c. Ho
35. ………. là yếu tố chủ đạo trong sinh lý bệnh hen suyễn:
a. Sự viêm c. Tắc nghẽn
b. Sự tăng đáp ứng d. Sự co thắt khí quản.
36. Methylprednisolon được phân vào nhóm nào?
a. β2-agonist c. Anticholinergic
b. Corticosteroid d. Methylxanhthin
37. Methylprednisolon được dùng với liều khởi đầu là 1 – 2mg/kg trong điều trị hen
suyễn thuốc được sản xuất ở dạng dung dịch tiêm, đóng gói ở liều 20mg/ml. Để điều
trị cho bệnh nhân A, mỗi liều cần lấy bao nhiêu ml? Biết bệnh nhân A nặng 60kg.
a. 3ml b. 10ml c. 1ml d. 0,6ml
38. Methylprednisolon được dùng với liều khởi đầu là 1 – 2mg/kg trong điều trị hen
suyễn thuốc được sản xuất ở dạng dung dịch tiêm, đóng gói ở liều 20mg/ml. Để điều
trị cho bệnh nhân A, mỗi liều cần lấy bao nhiêu ml? Biết bệnh nhân A nặng 60kg.
a. 6ml c. 1ml
b. 10ml d. 0,6ml
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

39. Khi điều trị hen cho bệnh nhân ngoại trú, thuốc nào sau đây nên dùng phối hợp với
chất chủ vận β2 để phòng ngừa và kiểm soát cơn hen.
a. Methylprednisolone tiêm tĩnh mạch.
b. Theophylline uống.
c. Loratadine uống.
d. Fluticason khí dung.
40. Theophyllin có đặc điểm nào sau đây?
a. Tác dụng làm giãn phế quản kém hơn chất chủ vận β2.
b. Là thuốc có độc tính mạnh nên cần thận trong khi sử dụng.
c. Được dùng theo đường uống hoặc tiêm.
d. Câu a, b, c đúng
41. Các thuốc nào sau đây có tác dụng kháng viêm trong hen suyễn:
a. Ipratropium c. Prednisolon
b. Salbutamol d. Salmeterol
42. Ipratropium là thuốc thuộc nhóm:
a. Giãn phế quản chủ vận thụ thể β2 c. Kháng viêm Corticosteroid
b. Kháng cholinergic d. Kháng thụ thể Leukotrien.
43. Đặc điểm của Ipratropium, NGOẠI TRỪ:
a. Chỉ dùng đường xông hít.
b. Không nên uống vì kém hấp thu.
c. Không được tiêm vì tác dụng phụ gây độc.
d. Tăng cường hiệu quả khi phối hợp với chất chủ vận β2.
e. Tác dụng giãn phế quản mạnh hơn chất chủ vận β2.
44. Cách sử dụng thuốc nào có hại nhất khi dùng lâu dài trị hen suyễn nặng cho một
cậu bé 10 tuổi:
a. Albuterol dạng khí dung dùng hằng ngày.
b. Prednisolon dạng uống dùng hằng ngày.
c. Beclometason dạng khí dung dùng hằng ngày.
d. Cromolyn dạng xông hít dùng hằng ngày.
e. Theophyllin dạng uống tác động kéo dài, dùng hằng ngày.
45. Cơ chế tác dụng chính của Cromolyn:
a. Làm giãn cơ trơn khí quản.
b. Cạnh tranh với Acetylcholin tại receptor ở khí quản.
c. Ức chế phóng thích chất trung gian từ tế bào Mast.
d. Ức chế Adenosin là chất nội sinh gây co thắt phế quản.
46. Các triệu chứng hen suyễn do dị nguyên là kết quả của:
a. Tăng phóng thích chất trung gian từ tế bào Mast.
b. Tăng đáp ứng Adrenergic trên đường dẫn khí.
c. Tăng tính thấm thành mạch của mô khí quản.
d. Giảm dòng calci vào tế bào Mast.
e. Giảm tổng hợp Prostaglandin.
47. Thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị hen suyễn cấp là:
a. Theophyllin d. Cromolyn
b. Chất chủ vận β e. Thuốc kháng Histamin
c. Corticosteroid
48. Thuốc nào sau đây được khuyến cáo CHỐNG CHỈ ĐỊNH cho bệnh nhân hen
suyễn:
a. Propranolol d. Digoxin
b. Quinidin e. Chlopromazin
c. Procainamid
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

49. Thuốc kháng Histamin nào được đề nghị sử dụng trong điều trị hen phế quản:
a. Chlopheniramin d. Alimemazin (Theralen)
b. Promethazin (Phenergan) e. Loratadin
c. Ketotifen
50. Thuốc kháng viêm nào được sử dụng trong điều trị hen phế quản:
a. Diclofenac d. Indomethacin
b. Ibuprofen e. Aspirin
c. Corticosteroid
51. Những đặc điểm sau đây về Theophyllin đều đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Khoảng an toàn hẹp.
b. Sự hấp thu không phụ thuộc vào tuổi tác.
c. Sự hấp thu phụ thuộc vào thức ăn giàu chất béo.
d. Tăng nồng độ khi phối hợp với Cimetidin.
e. Tăng hiệu quả nhưng độc tính cũng tăng khi phối hợp với β2-Adrenergic.
52. Run rẩy đầu chi là tác dụng phụ của thuốc nào sau đây:
a. Corticoid d. Theophyllin
b. β2-Adrenergic e. Ipratropium
c. Cromolyn
53. Bệnh nhân hen phế quản do nhiễm khuẩn, kháng sinh được lựa chọn để phối hợp
với Theophyllin cho hiệu quả và an toàn.
a. Clarithromycin d. Tetracyclin
b. Erythromycin e. Ciprofloxacin
c. Azithromycin
54. So sánh hiệu lực giãn phế quản của các nhóm thuốc:
a. Chủ vận β2 > Kháng Cholin > Nhóm Xanhthin.
b. Chủ vận β2 > Nhóm Xanhthin > Kháng Cholin.
c. Nhóm Xanhthin > Chủ vận β2 > Kháng Cholin.
d. Kháng Cholin > Chủ vận β2 > Nhóm Xanhthin.
e. Kháng Cholin > Nhóm Xanhthin > Chủ vận β2.
55. Thuốc trị hen suyễn can thiệp vào quá trình sinh tổng hợp Leukotrien gồm:
a. Zileuton d. Pranlukast
b. Montelukast e. Câu a, c đúng.
c. Zafirlukast
56. Thuốc trị hen suyễn đối kháng tại thụ thể của Leukotrien:
a. Zileuton d. Pranlukast
b. Montelukast e. Câu b, c, d đúng.
c. Zafirlukast
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Đáp án chỉ có tính chất tham khảo


25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
C B B D B D B D E B A B A A D D C B E B
45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56
C A B A C C B B C A A E
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

BÀI 8: SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

1. Dịch tễ học bệnh loãng xương:


- Châu Á nhiều hơn Châu Âu do chế độ ăn thiếu Ca2+.
2. Tại sao phụ nữ dễ mắc bệnh loãng xương hơn nam giới: (Thi câu hỏi ngắn)
- Do sự suy giảm chức năng của tuyến sinh dục làm tăng tốc độ mất xương:
o
Nam giới nhờ Testosterol tiết ra từ tinh hoàn, đến 70 tuổi tuyến sinh dục
này vẫn còn khả năng tiết Testosterol.
o
Nữ giới nhờ Estrogen tiết ra từ buồng trứng, hết tuổi sinh sản thì buồng
trứng cũng hết khả năng tiết Estrogen.
- Do sinh đẻ.
3. Tác dụng của Estrogen và Testosterol trong việc phòng ngừa loãng xương:
- Ức chế tế bào hủy xương.
- Tăng hấp thu Ca2+ từ ruột.
4. Loãng xương là gì? (Định nghĩa loãng xương):
- Loãng xương là một bệnh được đặc trưng bởi một khối lượng xương thấp đến mức
làm cho xương trở nên giòn và dẫn tới dễ gãy.
5. Sự giảm tỉ trọng khoáng chất của xương được đặc trưng bởi:
- Chỉ số BMD (Bone Mineral Density)
6. Phân biệt nhược xương, nhuyễn xương, loãng xương:
- Nhược xương: thiếu tế bào xương, mỏng xương.
- Nhuyễn xương: thiếu vitamin D.
- Loãng xương: giảm khối lượng xương.
7. Cấu tạo hóa học của bộ xương:
- Bộ xương chiếm 15 – 17% trọng lượng cơ thể, trong đó:
o
Chất hữu cơ chiếm: 20 – 40% khối lượng xương → Tạo khung protein để
Ca2+, Mg2+, P gắn vào.
o
Chất khoáng: 50 – 70% khối lượng xương, chủ yếu Ca2+, P, Mg2+.
o
Nước: 5 – 10% khối lượng xương.
o
Lipid: < 3% khối lượng xương.
- Quan trọng nhất là Ca2+: 99% Ca2+ trong xương, 1% Ca2+ trong cơ (cơ tim,…)
8. Chu chuyển xương: (Thi câu hỏi ngắn)
- Quá trình xây dựng:
o
Xảy ra ở trẻ em.
o
Tạo xương >> hủy xương (Ca2+ đến > Ca2+ đi).
o
Ở vị trí gần đầu xương.
o
Làm thay đổi kích thước và tăng trưởng.
- Quá trình tái tạo:
o
Xảy ra ở người lớn.
o
Tạo xương < hủy xương (Ca2+ đi > Ca2+ đến).
o
Ở vị trí xương bị hủy.
o
Xương được sửa chữa.
9. Cấu tạo xương được điều hòa nhờ 2 loại tế bào chính:
- Tế bào sinh xương (Tạo cốt bào – Osteoblast).
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

- Tế bào hủy xương (Hủy cốt bào – Osteoclast).


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

10. Quá trình thay đổi khối lượng xương trong cơ thể trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (< 25 tuổi): Tạo cốt bào > Hủy cốt bào (Osteoblast > Osteoclast).
o
Đây là giai đoạn bộ xương đạt tới khối lượng đỉnh.
- Giai đoạn 2 (Từ 25 – 40 tuổi): Tạo cốt bào = Hủy cốt bào (Osteoblast =
Osteoclast).
o
Đây là giai đoạn bộ xương đạt chất lượng cao nhất.
- Giai đoạn 3 (> 40 tuổi): Tạo cốt bào < Hủy cốt bào (Osteoblast < Osteoclast).
o
Khối lượng chất khoáng sẽ giảm dần theo tuổi.
o
Tốc độ mất xương từ 0,5 – 1% mỗi năm.
o
Trong 5 – 10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương 2 – 4% khối
lượng xương mỗi năm.
o
Trong toàn bộ cuộc đời người phụ nữ, mất khoảng 35% xương đặc, 50%
xương xốp. Trong khi nam giới chỉ mất khoảng 2/3 số lượng này.
11. Chức năng của xương: (Thi câu hỏi ngắn)
- Giá đỡ của cơ thể.
- Bảo vệ các cơ quan nội tạng.
- Vận động.
- Dự trữ Ca2+.
- Điều hòa Ca2+ máu.
12. Đặc trưng của loãng xương:
- Giảm tỉ trọng chất khoáng hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương.
- Giảm protein và khoáng chất → hủy cấu trúc vi thể của mô xương → sức chống
đỡ và chịu lực của mô xương giảm: xương mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ
xẹp… ở các vị trí chịu lực của xương (cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương
quay…)
- Hệ quả cuối cùng của loãng xương là gãy xương → giảm tuổi thọ, giảm chất
lượng cuộc sống, gây ra nhiều biến chứng.
13. Nguyên nhân loãng xương:
- Tiên phát: 95% do tuổi cao, sau mãn kinh, suy giảm chức năng tuyến sinh dục.
- Thứ phát: 5% (khi có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ)
o
Bất động quá lâu ngày.
o
Bị các bệnh nội tiết.
o
Bệnh tiêu hóa, do dinh dưỡng (kém hấp thu, thiếu Ca2+)
o
Suy thận mãn hoặc chạy thận nhân tạo lâu ngày.
o
Bệnh xương khớp mãn tính.
o
Sử dụng một số thuốc.
 Thuốc chống động kinh (Dihydan).
 Thuốc trị tiểu đường (Insulin).
 Thuốc chống đông (Heparin).
 Thuốc kháng viêm Corticosteroid
14. Nguyên nhân sử dụng Corticosteroid làm loãng xương: (Thi câu hỏi ngắn)
- Do Corticosteroid có tác dụng:
o
Ức chế trực tiếp quá trình tạo xương.
o
Làm giảm hấp thu Ca2+ ở ruột.
o
Tăng bài xuất Ca2+ ở thận.
o
Tăng quá trình hủy xương.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

15. Liệt kê một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương: (Thi câu hỏi ngắn)
- Yếu tố di truyền.
- Màu da, giới tính (nữ > nam)
- Tiền sử gãy xương.
- Sử dụng corticoid.
- Hút thuốc, nghiện rượu.
- Nhẹ cân (BMI < 19kg/m2).
- Phụ nữ cho con bú (mất Ca2+ tạm thời).
- Mắc một số bệnh về xương khớp.
16. Các triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương:
- Đau cột sống: thường kèm theo co cứng cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay
đổi tư thế.
- Biến dạng cột sống (gù vẹo, giảm chiều cao…)
- Đau xương: đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài…
- Gãy xương.
- Chuột rút (vộp bẻ), lạnh hoặc ớn lạnh, thường ra mồ hôi
- Các bệnh kèm theo: cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp,…
17. Chẩn đoán loãng xương dựa vào:
- Tuổi tác, giới tính.
- Các đặc điểm và thói quen sinh hoạt.
- Gãy xương tự nhiên, lún cột sống không có chèn ép tủy, giảm chiều cao.
- Mất chất khoáng chủ yếu ở cột sống và xương chậu.
- X-quang hệ thống xương.
- Đo tỉ trọng khoáng chất của xương (BMD) và khối lượng của bộ xương (BMC).
18. Tiêu chuẩn đánh giá loãng xương: (Thi câu hỏi ngắn)
- Dựa vào chỉ số T-score.
- T-score là giá trị BMD của người được đo so với giá trị BMD của người trẻ bình
thường (ở tuổi 20 – 30 cùng giới tính).
BMD đo được – BMD người trẻ
T-score = -----------------------------------------
SD người trẻ bình thường
- Đánh giá:
o
T-score > – 1 SD: Bình thường.
o
– 2,4 SD < T-score < – 1 SD: Mỏng xương (thiếu tế bào xương, nhược xương).
o
T-score < – 2,5 SD: Loãng xương (giảm khối lượng xương).
19. Hậu quả của loãng xương:
- Gãy xương:
o
Các vị trí chịu lực của cơ thể.
o
Người cao tuổi thường có các bệnh lý khác đi kèm (tim mạch, huyết áp,…)
o
Việc liền xương thường rất khó khăn.
- Gãy xương đùi:
o
Sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm lâu ngày.
20. Mục tiêu điều trị loãng xương:
- Phòng chống hay giảm thiểu nguy cơ gãy xương.
- Đối với bệnh nhân đã gãy xương: ngăn chặn nguy cơ tái gãy xương.
- Giảm hay ngăn ngừa tình trạng mất xương.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

21. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh loãng xương: (Thi câu hỏi ngắn)
- Điều trị:
o
Chế độ ăn.
o
Vận động liệu pháp.
o
Biphosphonate + Calcium + Vitamin D.
o
Calcitonin + Calcium + Vitamin D.
o
Hormon thay thế + Calcium + Vitamin D.
- Phòng bệnh:
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
o
Tiền mãn kinh: o
Sau mãn kinh:
 Chế độ ăn.  Chế độ ăn.
 Vận động liệu pháp.  Estrogen/Progesteron.
 Calcium.  Vận động liệu pháp.
 Calcium.
22. Các nhóm thuốc chính trong điều trị loãng xương:
- Thuốc ức chế hủy xương:
o
Nhóm Biphosphonate: Etidronate, Alendronate, Risedronate, Ibandronate.
o
Hormon thay thế: Calcitonin, Ethinyl Estradiol.
o
Điều hòa chọn lọc trên receptor Estrogen: Raloxifene.
- Thuốc tăng tạo xương:
o
Hormon PTH: Teriparatide (dùng trong loãng xương nặng).
o
Calcium.
o
Calcitriol (Vitamin D3).
o
Vitamin D.
o
Thuốc giúp tăng đồng hóa: Durabolin, Daca-Durabolin.
23. Thuốc ức chế hủy xương nhóm Biphosphonate:
- Tác dụng
o
Ức chế hủy xương (chất ức chế chọn lọc): Alendronate, Risedronate.
o
Ức chế không chọn lọc vừa ức chế tiêu xương vừa ức chế thành lập xương:
Etidronate
o
Alendronate:
 Ngừa mất xương, tăng BMD cột sống và xương đùi 5 – 10%.
 Duy trì ít nhất 2 năm sau khi ngưng thuốc.
 Nếu uống nhiều sẽ tăng tế bào hủy xương (Osteoclast).
o
Risedronate:
 Tăng BMD cột sống và xương đùi.
 Ngừa mất xương ở cánh tay trên.
 Giảm nguy cơ gãy xương.
o
Tiludronate:
 Ngừa mất bè xương.
 Phòng ngừa loãng xương.
 Trị nhược xương và gãy xương do loãng xương sau mãn kinh.
- Chỉ định:
o
Phòng và điều trị loãng xương do dùng Corticoid.
o
Làm tăng khối lượng xương và ngăn ngừa gãy xương.
- Tác dụng phụ:
o
Hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ chua, loét ống thực quản, khó nuốt, căng bụng, viêm
dạ dày. Khắc phục bằng cách: uống nhiều nước, ngồi khi uống.
o
Nhức đầu, đau cơ bắp, ngứa.
o
Xét nghiệm: Ca2+, P trong tháng đầu, sau đó không giảm nữa trong 3 năm.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

- Chống chỉ định:


o
Dị dạng thực quản.
o
Ca2+ máu.
o
Mẫn cảm với thuốc.
o
Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tương tác thuốc với các thuốc dùng chung:
o
Thuốc bồi dưỡng Ca2+, Antacids, Café, Nước cam → SKD Biphosphonate.
o
Ranitidin → SKD Biphosphonate.
o
Aspirin → Biphosphonate làm tác dụng phụ Aspirin.
24. Thuốc ức chế hủy xương nhóm Hormon (Calcitonin – salmon = Miacalcin: dạng
xịt)
- Tác dụng:
o
Ức chế tiêu xương, hữu ích khi đau xương.
o
Bơm vào mũi (khó dùng cho người dị ứng).
- Chỉ định:
o
Điều trị loãng xương do lão suy, do dùng Corticoid, nằm bất động lâu ngày.
o
Bệnh viêm xương biến dạng (Bệnh Paget).
o
Bổ sung Ca2+ + Vitamin D khi dùng thuốc.
- Tác dụng phụ: Viêm mũi, chảy máu cam,…
25. Thuốc ức chế hủy xương nhóm điều hòa thụ thể Estrogen chọn lọc (SERM)
Raloxifene (Evista):
- Tác dụng:
o
Giảm hủy xương, giảm gãy đốt sống, giảm thay thế xương toàn thể.
o
Giảm Cholesterol toàn phần.
- Chỉ định: Ngừa rỗng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Tác dụng phụ: Bốc hỏa, chuột rút.
- Chống chỉ định:
o
Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em.
o
Bệnh huyết khối.
26. Calcium – thuốc tăng tạo xương:
- Tốt nhất nên ăn uống hằng ngày.
o
> 50 tuổi đang uống Estrogen: 1.000mg/ngày
o
> 50 tuổi không uống Estrogen: 1.500mg/ngày
o
> 65 tuổi: 1.500mg/ngày.
27. Vai trò của Vitamin D trong điều trị loãng xương: (Thi câu hỏi ngắn)
- Điều hòa tỉ lệ Ca2+, P, Mg2+ để dễ hấp thu Ca2+ qua màng ruột.
28. Teriparatide - thuốc tăng tạo xương (Hormon PTH):
- Tác dụng: chỉ dùng trong loãng xương nặng.
o
PTH ngừa tái tổ hợp điều hòa chuyển hóa xương.
o
Hấp thu Ca2+ ở ruột.
o
Tái hấp thu Ca2+, P ở tiểu quản thận.
o
Giảm gãy cột sống và gãy xương.
- Tác dụng phụ:
o
Tăng Ca2+ quá mức.
o
Tăng độc tính Digoxin.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

29. Hiệu quả chống gãy xương cột sống ở bệnh nhân loãng xương:
- Cao nhất: Alendronate.
- Thấp nhất: Calcitonin.
30. Hiệu quả chống gãy xương ngoài cột sống ở bệnh nhân loãng xương:
- Cao nhất: Alendronate 10 – 40mg
- Thấp nhất: HRT (Hormon thay thế)
31. Thuốc có tỉ lệ tăng mật độ xương:
- Cao nhất: Alendronate (7,5%)
- Thấp nhất: Vitamin D (0,4%)
32. Thực phẩm cung cấp Calci có giá trị cao nhất:
- Cua đồng: 3.520mg Ca2+/100g.
- Sữa bột gầy: 1.400mg Ca2+/100g.
- Mè: 1.200 Ca2+/100g.
- Bồ ngót: 169 Ca2+/100g.
33. Điều trị tổng quát – phòng ngừa loãng xương: (Thi câu hỏi ngắn)
- Chế độ ăn.
- Vận động liệu pháp.
- Tránh hút thuốc và uống ít rượu.
- Điều trị triệu chứng.
- Tránh bất động làm loãng xương nặng thêm.
- Phòng ngừa té ngã.
- Tái khám định kỳ.
34. Điều trị đặc hiệu loãng xương:
- Ức chế hủy xương.
- Tăng tạo xương.
- Phối hợp thuốc chống hủy xương, giúp tạo xương:
o
Calcitonin + Calcium + Vitamin D.
o
Hormon thay thế + Calcium + Vitamin D.
o
Biphosphonate + Calcium + Vitamin D.
- Các biện pháp khác:
o
Sodium fluorua 50mg/ngày (NaF)
o
Phosphat.
35. Biện pháp phòng ngừa loãng xương hiệu qua nhất, kinh tế nhất:
- Liệu pháp vận động.
- Chế độ ăn phòng loãng xương.
- Phòng loãng xương bằng cách bổ sung Estrogen (phụ nữ sau mãn kinh).
- Vai trò Calci, Biphosphonate.
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG


1. Khi uống thuốc thuộc nhóm Biphosphonate, để tránh loét thực quản bệnh nhân cần
thực hiện: uống nhiều nước, uống buổi sáng, không được nằm.
2. Bệnh nhân có chỉ số T-score > – 1 SD được xem là: bình thường.
3. Bệnh nhân có chỉ số – 2,4 SD < T-score < – 1 SD được xem là: nhược xương.
4. Bệnh nhân có chỉ số T-score < – 2,5 SD được xem là: loãng xương.
5. Các chất khoáng Ca2+, Mg2+, P cung cấp sức mạnh cứng chắc của khung xương.
6. Các protein giúp xương đàn hồi và dẻo dai.
7. Hậu quả của bệnh loãng xương là gãy xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ
thể như cột sống, thắt lưng, cổ xương đùi, vì làm cho sức chống đỡ và chịu lực của
xương giảm đi.
8. Thuốc có hệ số hiệu nghiệm chống gãy xương cột sống ở bệnh nhân loãng xương cao
nhất là Alendronate và thấp nhất là Calcitonin.
9. Thuốc có hệ số hiệu nghiệm chống gãy xương ngoài cột sống ở bệnh nhân loãng
xương cao nhất là Alendronate và thấp nhất là Hormon thay thế.
10. Nhóm thuốc có tác dụng phòng ngừa loãng xương là Estrogen.
11. Nhóm thuốc có tác dụng điều trị loãng xương là Calcitonin và thuốc giúp tăng đồng
hóa Durabolin, Daca-Durabolin.
12. Các thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị loãng xương là: Etidronate,
Alendronate, Risedronate, Ibandronate, Raloxifene, Calcium, Calcitriol (Vitamin D 3),
Vitamin D
13. Thuốc chỉ dùng khi bị loãng xương nặng là Teriparatide và thường dùng một mình
không phối hợp với các thuốc khác.
14. Chống chỉ định của Raloxifene là bệnh huyết khối.
15. Tác dụng phụ của Raloxifene là chuột rút và bốc hỏa.
16. Thuốc điều trị loãng xương dạng xịt là Calcitonin – salmon (Miacalcin).
17. Ion vô cơ làm dễ dàng thành lập xương mới, đặc biệt khi dùng liều cao Fluor.
18. Hormon được bài tiết từ tuyến cận giáp của người, các chế phẩm thường dùng của
hormon này được lấy từ cá hồi Calcitonin.
19. Chất lấy từ sụn cá hồi để phòng loãng xương là: Calcitonin.
20. Nguyên vật liệu tạo xương, kích thích hoạt động tế bào sinh xương: Calcium.
21. Loại hormon kích thích hấp thu Calci và phosphat ở ruột là: Vitamin D.
22. Dẫn chất phosphat tổng hợp có thể làm chậm loãng xương Pamidronate.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

23. Thuốc gây tiêu xương do ức chế tổng hợp protein: Prednisolon (Glucocorticoid tổng
hợp).
---o0o---
CÂU HỎI ĐÚNG SAI
24. Điều trị thay thế Estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh để tránh loãng xương. (Đ)
25. Trong thời gian điều trị thay thế bằng hormon nên bổ sung Calci và Vitamin D để
giúp tái tạo xương đồng thời tránh uống rượu là yếu tố nguy cơ gây loãng xương. (Đ)
26. Nên uống Alendronate lúc bụng no để kéo dài thời gian làm trống dạ dày cho thuốc
đủ thời gian tan trong acid dịch vị. (S) → (để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa).
27. Chống chỉ định của Alendronate là tăng huyết áp. (S) → (CCĐ: Dị dạng thực quản,
phụ nữ có thai, cho con bú, giảm Ca2+ máu).
28. Raloxifene cũng là thuốc chống loãng xương nhưng cách dùng tiện lợi hơn Alendronate.
(Đ).
---o0o---
CÂU HỎI NGẮN
29. Tại sao phụ nữ dễ mắc bệnh loãng xương hơn nam giới:
- Sự suy giảm chức năng của tuyến sinh dục làm tăng tốc độ mất xương:
o
Nam giới nhờ Testosterol tiết ra từ tinh hoàn, đến 70 tuổi tuyến sinh dục này
vẫn còn khả năng tiết Testosterol.
o
Nữ giới nhờ Estrogen tiết ra từ buồng trứng, hết tuổi sinh sản thì buồng trứng
cũng hết khả năng tiết Estrogen.
30. Giải thích vì sao bệnh loãng xương chiếm tỉ lệ cao ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh?
- Vì phụ nữ sau tuổi mãn kinh bị thiếu hụt hormon Estrogen.
31. Chu chuyển xương:
- Quá trình xây dựng: - Quá trình tái tạo:
o
Xảy ra ở trẻ em. o
Xảy ra ở người lớn.
o
Tạo xương >> hủy xương o
Tạo xương < hủy xương (Ca2+
(Ca2+ đến > Ca2+ đi). đi > Ca2+ đến).
o
Ở vị trí gần đầu xương. o
Ở vị trí xương bị hủy.
o
Làm thay đổi kích thước o
Xương được sửa chữa.
và tăng trưởng.
32. Chức năng của xương:
- Giá đỡ của cơ thể.
- Bảo vệ các cơ quan nội tạng.
- Vận động.
- Dự trữ Ca2+.
- Điều hòa Ca2+ máu.
33. Nguyên nhân sử dụng Corticosteroid làm loãng xương:
- Ức chế trực tiếp quá trình tạo xương.
- Làm giảm hấp thu Ca2+ ở ruột.
- Tăng bài xuất Ca2+ ở thận.
- Tăng quá trình hủy xương.
34. Liệt kê một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương:
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

- Yếu tố di truyền.
- Màu da, giới tính (nữ > nam)
- Tiền sử gãy xương.
- Hút thuốc, nghiện rượu.
- Nhẹ cân.
- Phụ nữ cho con bú (mất Ca2+ tạm thời).
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

35. Tiêu chuẩn đánh giá loãng xương:


- Dựa vào chỉ số T-score.
- T-score là giá trị BMD của người được đo so với giá trị BMD của người trẻ bình
thường (ở tuổi 20 – 30 cùng giới tính).
BMD đo được – BMD người trẻ
T-score = -----------------------------------------
SD người trẻ bình thường
- Đánh giá:
o
T-score > – 1 SD: Bình thường.
o
– 2,4 SD < T-score < – 1 SD: Mỏng xương (thiếu tế bào xương, nhược xương).
o
T-score < – 2,5 SD: Loãng xương (giảm khối lượng xương).
36. Nguyên tắc điều trị loãng xương:
- Chế độ ăn.
- Vận động liệu pháp.
- Biphosphonate + Calcium + Vitamin D.
- Calcitonin + Calcium + Vitamin D.
- Hormon thay thế + Calcium + Vitamin D.
37. Nguyên tắc phòng bệnh loãng xương thời kỳ tiền mãn kinh:
- Chế độ ăn.
- Vận động liệu pháp.
- Calcium.
38. Nguyên tắc phòng bệnh loãng xương thời kỳ sau mãn kinh:
- Chế độ ăn.
- Estrogen/Progesteron.
- Vận động liệu pháp.
- Calcium.
39. Vai trò của Vitamin D trong điều trị loãng xương:
- Điều hòa tỉ lệ Ca2+, P, Mg2+ để dễ hấp thu Ca2+ qua màng ruột.
40. Vai trò của chất khoáng và protein:
- Chất khoáng: cung cấp sức mạnh, cứng chắc của xương.
- Protein: giúp xương đàn hồi và dẽo dai.
41. Tác dụng của Estogen và Testosterol trong việc phòng ngừa loãng xương:
- Ức chế tế bào hủy xương.
- Tăng hấp thu Ca2+ từ ruột.
42. Hướng dẫn cách uống Biphosphonate (Alendronate) cho bệnh nhân loãng
xương:
- 10mg mỗi ngày với nước, 2 giờ trước khi ăn sáng hay 70mg mỗi tuần.
43. Khi uống thuốc điều trị loãng xương thuộc nhóm Biphosphonate, để tránh loét
dạ dày thực quản bệnh nhân cần thực hiện:
- Không nhai thuốc khi uống, uống nhiều nước, không được nằm.
44. Làm thế nào để điều trị loãng xương có hiệu quả:
- Cần được điều trị toàn diện, liên tục và lâu dài.
- Đánh giá kết quả điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng và sự cải thiện về tỉ lệ khoáng
chất (BMD) và khối lượng bộ xương (BMC) so với trước khi điều trị.
- Về mặt lâm sàng:
o
Người bệnh bớt đau nhức.
o
Tăng khả năng vận động.
o
Giảm tỉ lệ bị gãy xương.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

45. Trong điều trị loãng xương dùng Biphosphosnate suốt đời được không? Tại
sao?
- Biphosphonate không dùng kéo dài suốt đời. Duy trì ít nhất 2 năm sau khi ngưng
thuốc vì nếu dùng nhiều sẽ tăng số lượng tế bào hủy xương nhưng không hoạt động.
46. Thuốc chữa loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh:
- Biphosphonate
- Raloxifene
47. Phối hợp thuốc có hiệu quả cao nhất trong điều trị loãng xương:
- Calcitonin + Calcium + Vitamin D
- Hormon thay thế + Calcium + Vitamin D
- Biphosphonate + Calcium + Vitamin D
CA LÂM SÀNG: LOÃNG XƯƠNG (Trả lời cho câu 48 – 52)
Mật độ xương cao nhất ở tuổi 20 – 30 là 1,00g/cm với SD là 0,12g/cm, một phụ nữ
ở tuổi 60, không hút thuốc và không uống rượu, không có tiền sử bị gãy xương,
được đo mật độ xương ở cột sống là 0,75g/cm. Hỏi:
48. Chỉ số T BMD (T-score) của người này là bao nhiêu?
BMD đo được – BMD người trẻ
T-score = ----------------------------------------- =
SD người trẻ bình thường
49. Nhận định kết quả?
- Bệnh nhân bị mỏng xương (Vì – 2,4 SD < T-score = –2,08 SD < –1 SD)
50. Hãy cho lời khuyên cho người phụ nữ này?
- Nên có chế độ ăn phù hợp đề phòng loãng xương bổ sung Estrogen.
- Nên kiểm tra mật độ xương sau 6 tháng.
- Nên vận động nhẹ nhàng phù hợp lứa tuổi.
51. Nếu người phụ nữ này có chỉ số T BMD là – 3,33 ở khung chậu, nhận định kết
quả của chỉ số T BMD?
- Bệnh nhân bị loãng xương (Vì T-score = – 3,33 SD < – 2,5 SD)
52. Có cần điều trị không? Nếu có điều trị, hãy nêu mục tiêu điều trị, điều trị tổng
quát và phòng ngừa?
- Nên điều trị cho bệnh nhân này.
- Mục tiêu điều trị:
o
Phòng chống hay giảm thiểu nguy cơ gãy xương.
o
Đối với bệnh nhân đã gãy xương: ngăn chặn nguy cơ tái phát gãy xương.
o
Giảm hay ngăn ngừa tình trạng mất xương.
- Điều trị tổng quát và phòng ngừa:
o
Chế độ ăn.
o
Vận động liệu pháp.
o
Tránh hút thuốc, uống rượu.
o
Tránh bất động làm nặng thêm tình trạng loãng xương.
o
Phòng té ngã
o
Tái khám định kỳ.
---o0o---
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

TRẮC NGHIỆM
53. Cấu tạo của bộ xương gồm:
a. Khoáng chất 50 – 70% d. Lipid < 3%
b. Khung hữu cơ 20 – 40% e. Tất cả đúng
c. Nước 5 – 10%
54. Thành phần nào sau đây quan trọng nhất của bộ xương:
a. Khoáng chất d. Lipid
b. Chất hữu cơ e. Câu a, b đúng
c. Nước
55. Khung hữu cơ của bộ xương chủ yếu là:
a. Protein d. Câu a, b đúng
b. Glucid e. Câu a, c đúng
c. Lipid
56. Cấu tạo xương được điều hòa chủ yếu nhờ 2 tế bào nào sau đây?
a. Tế bào sinh xương c. Câu a, b đúng
b. Tế bào hủy xương d. Tất cả sai.
57. Điều nào sau đây KHÔNG PHẢI là mục tiêu điều trị loãng xương:
a. Phòng chống hay giảm thiểu nguy cơ gãy xương.
b. Giảm hay ngăn ngừa tình trạng mất xương.
c. Đối với bệnh nhân đã gãy xương: ngăn chặn nguy cơ tái gãy xương.
d. Bù đắp lượng calci đã mất.
58. Triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương là:
a. Đau nhức các đầu xương.
b. Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.
c. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau.
d. Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ.
59. Phát biểu nào sau đây đúng về bệnh loãng xương:
a. Là bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ.
b. Là bệnh xảy ra ở cả 2 giới.
c. Là bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam do nữ có giai đoạn mãn kinh.
d. Hậu quả của bệnh là nghiêm trọng.
e. Câu b, c, d đúng.
60. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về bệnh loãng xương:
a. Là bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ.
b. Là bệnh xảy ra ở cả 2 giới.
c. Là bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam do nữ có giai đoạn mãn kinh.
d. Hậu quả của bệnh là nghiêm trọng.
e. Câu b, c, d đúng.
61. Phát biểu nào sau đây là đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Xác suất mắc bệnh loãng xương là rất thấp.
b. Xác suất mắc bệnh loãng xương là rất cao.
c. Dưới 25 tuổi là giai đoạn phát triển: sinh xương > hủy xương.
d. Từ 25 – 40 tuổi là giai đoạn ổn định: sinh xương = hủy xương.
e. Trên 40 tuổi là giai đoạn mất xương: sinh xương < hủy xương.
62. Tốc độ mất xương trong 5 – 10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh là:
a. 2 – 4% khối lượng xương mỗi năm. d. 3 – 5% khối lượng xương mỗi năm.
b. 4 – 6% khối lượng xương mỗi năm. e. 2 – 5% khối lượng xương mỗi năm.
c. 6 – 8% khối lượng xương mỗi năm.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Hậu quả của bệnh loãng xương:


f. Dòn xương i. Gây ra nhiều biến chứng
g. Tăng nguy cơ hủy xương j. Tất cả đúng.
h. Giảm chất lượng cuộc sống
63. Nguyên nhân của loãng xương là do:
a. Yếu tố di truyền d. Tuổi già
b. Hoạt động thể lực e. Tất cả đúng
c. Dinh dưỡng, mãn kinh
64. Nguyên nhân quan trọng nhất của bệnh loãng xương:
a. Yếu tố di truyền d. Mãn kinh
b. Hoạt động thể lực e. Tuổi già
c. Dinh dưỡng
65. Chẩn đoán loãng xương dựa vào:
a. Độ hấp phụ năng lượng tia X kép (DEXA hay DXA).
b. Chụp cắt lớp (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
c. Độ hấp phụ năng lượng quang phổ kép (DPA) hay quang phổ đơn (SPA).
d. Siêu âm
e. Tất cả đúng.
66. Phương pháp nào thường dùng ở Việt Nam để đo mật độ loãng xương:
a. Đo hấp phụ năng lượng tia X kép: DEXA (DXA).
b. Chụp cắt lớp (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
c. Độ hấp phụ năng lượng quang phổ kép (DPA).
d. Siêu âm.
67. Phương pháp nào thường dùng đánh giá mức độ loãng xương:
a. Đo hấp phụ năng lượng tia X kép: DEXA (DXA).
b. Chụp cắt lớp (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
c. Độ hấp phụ năng lượng quang phổ kép (DPA).
d. Siêu âm.
68. Phương pháp nào không đánh giá, không đo được mật độ xương nhưng đo được
chất lượng xương:
a. Đo hấp phụ năng lượng tia X kép: DEXA (DXA).
b. Chụp cắt lớp (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
c. Độ hấp phụ năng lượng quang phổ kép (DPA).
d. Siêu âm.
69. Phát biểu nào sau đây là đúng:
a. Chỉ số Z không quan trọng.
b. Chỉ số T được xem là quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh loãng xương.
c. Chỉ số T không quan trọng.
d. Chỉ số Z được xem là quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh loãng xương.
e. Câu a, b đúng.
70. Vị trí đo mật độ xương là:
a. Cột sống d. Câu a, b đúng
b. Khung chậu e. Câu a, c đúng
c. Lòng bàn chân
71. Bệnh lý kèm theo bệnh loãng xương:
a. Thoái hóa khớp c. Tiểu đường
b. Tăng huyết áp d. Tất cả đúng
72. Thuốc có hiệu quả chống gãy xương cột sống ở bệnh nhân loãng xương cao
nhất:
a. Vitamin D b. Calci
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

c. Alendronate d. Calcitonin
73. Thuốc có hiệu quả ngăn tình trạng mất xương cao nhất:
a. Risedronate d. Etidronate
b. Alendronate e. Calcitonin
c. Calcium
74. Thuốc được chọn để phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh:
a. Raloxifene d. Calcitonin
b. Teriparatide e. Vitamin D
c. Ibandronate
75. Điều hòa chọn lọc trên receptor Estrogen là cơ chế của thuốc:
a. Risedronate d. Teriparatide
b. Raloxifene e. Calcitriol
c. Calcitonin
76. Thuốc điều trị loãng xương thông dụng nhất trong nhóm Biphosphonate:
a. Etidronate c. Risedronate
b. Alendronate d. Ibandronate
77. Thuốc điều trị loãng xương không thông dụng nhất trong nhóm Biphosphonate
vì hiệu quả kém:
a. Etidronate c. Risedronate
b. Alendronate d. Ibandronate
78. Thuốc ức chế hủy xương, NGOẠI TRỪ:
a. Nhóm Biphosphonate: Alendronate, Risedronate.
b. Hormon: Calcitonin, Estrogen.
c. Điều hòa chọn lọc trên receptor Estrogen: Raloxifene.
d. Calcium.
79. Thuốc tăng cường tạo xương, NGOẠI TRỪ:
a. Teriparatide c. Vitamin D
b. Calcium, Calcitriol d. Nhóm Biphosphonate.
80. Phát biểu đúng về Alendronate:
a. Ức chế tiêu xương.
b. Ngừa mất xương và tăng BMD cột sống và xương đùi 5 – 10%
c. Duy trì ít nhất 2 năm sau khi ngưng thuốc.
d. Hiệu quả nhất chống gãy xương cột sống ở bệnh nhân loãng xương.
e. Tất cả đúng.
81. Phát biểu về glucocorticoid trên xương là đúng:
a. Đối kháng với Vitamin D: kích thích vận chuyển Zn2+ ở ruột.
b. Có tác dụng hạ đường huyết.
c. Làm giảm PTH: kích thích tiêu xương.
d. Kích thích tổng hợp collagen ở xương.
e. Kích thích sinh xương.
82. Loãng xương ở người già do:
a. Tế bào sinh xương lão hóa.
b. Hấp thu Ca2+, Vitamin D ở ruột bị hạn chế.
c. Hormon sinh dục giảm.
d. Tất cả đúng.
83. Estrogen ngăn chặn hoặc trì hoãn sự tiêu xương của phụ nữ sau mãn kinh là do:
a. Kích thích sản xuất Calcitonin. d. Làm tăng khoáng hóa xương.
b. Ức chế tác dụng của PTH. e. Câu a, b đúng.
c. Kích thích thay thế các xương đã mất.
LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2 - CTUMP

Calcitonin được chỉ định trong trường hợp nào sau đây?
f. Loãng xương i. Loạn dưỡng xương do ruột
g. Còi xương j. Suy tuyến cận giáp
h. Bệnh Paget (Viêm xương biến dạng)

BÀI TẬP
Một bà cụ 71 tuổi không hút thuốc, ít khi uống rượu, và tập thể dục 30 phút
mỗi tuần 3 lần. Bà cụ uống Calcium 500mg/Vitamin D 400UI ngày 3 lần. Bà cụ
cao 1,75m nặng 72kg. Chỉ số T-score BMD của bà cụ là – 1,9 ở xương đùi và –
2,6 ở cột sống.
84. Phát biểu nào sau đây đúng?
a. BMD bình thường ở cột sống.
b. Mỏng xương ở cột sống.
c. Loãng xương ở cột sống. (T-score = – 2,6 SD < – 2,5 SD: Loãng xương)
d. Loãng xương được định nghĩa khi đã xảy ra gãy xương.
85. Điều trị nào sau đây thích hợp cho bà cụ này?
a. Không cần điều trị thêm. Tiếp tục Calcium và Vitamin D.
b. Alendronate 10mg mỗi ngày.
c. Miacalcin bơm vào mũi 1 xịt mỗi ngày.
d. Estrogen liên hợp + Medroxyprogesterone 0,625/5mg mỗi ngày.
86. Nếu bà cụ trên có chỉ số T-score BMD – 1,9 ở xương đùi và – 2,1 ở xương cột
sống, nhận định nào sau đây đúng?
a. BMD bình thường ở xương đùi.
b. Mỏng xương ở xương đùi. (– 2,4 SD < T-score = – 1,9 SD < –1 SD: mỏng
xương)
c. Loãng xương ở xương đùi.
d. Loãng xương được định nghĩa khi đã xảy ra gãy xương.
87. Bà cụ trong bài tập trên nên điều trị bằng cách nào?
a. Tiếp tục dùng Calcium và Vitamin D.
b. Risedronate
c. Miacalcin bơm vào mũi.
d. Teriparatide.

Đáp án này chỉ có tính tham khảo:


53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72
E E A C D C E A A A E E A E A B D E D D
73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89
C B A B B A D D E C D E C C B B B
---o0o---

You might also like