You are on page 1of 31

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Định nghĩa & cấu trúc hoá học của

• tinh bột

• cellulose và các dẫn chất

• gôm và chất nhầy

2. Phương pháp nhận biết các dược liệu chứa các thành phần
trên

3. Một số dược liệu chứa tinh bột, cellulose, gôm và chất nhầy
CARBOHYDRAT
Định nghĩa: Carbohydrat là nhóm hợp chất hữu cơ, gồm những
monosaccharid, những dẫn chất và sản phẩm ngưng tụ của chúng.

Phân loại: 3 nhóm


- monosaccharid
- oligosaccharid: khi thủy phân cho từ 2 đến 6 monosaccharid
- polysaccharid: phân tử rất lớn (tinh bột, cellulose, gôm, pectin,
chất nhầy), thủy phân cho nhiều hơn 6 monosaccharid
Monosaccharid:
• có công thức cấu tạo chung là Cn(H2O)n, có nhóm ald hoặc
ceton (nhóm carbonyl) và (n-1) nhóm OH.
• là những đường đơn không thể cho carbohydrat đơn giản
hơn khi bị thủy phân.
TINH BỘT
- Tinh bột là sản phẩm quang hợp của cây xanh, trong tế bào hạt lạp không
màu.

- Tinh bột được giữ trong các bộ phận của cây:

+ củ, rễ, quả, hạt, thân: 2 –70 %

+ lá: 1 –2 %

- Không tan trong nước lạnh, đun với nước nóng thì bị hồ hóa.

-Trong cây, tinh bột bị thủy phân bởi các enzym (thường gặp các α, β- amylase,
γ- amylase... ) tạo thành những đường đơn giản ở dạng hòa tan và được
chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây.

-Tinh bột ở dưới dạng hạt, kích thước và hình dáng khác nhau
 Hình dạng và kích thước: giúp cho kiểm nghiệm vi học

 Tùy theo loài, thời gian sinh trưởng mà có hình dạng và kích
thước khác nhau
o Hoài sơn: hình chuông, 30-80 µm

o Sắn: hình tròn, 5-25 µm

o Sen: hạt tinh bột đơn, kép đôi, kép ba, hình thận, 10-25 µm

o Gạo: hình đa giác có rốn rõ, xếp thành đám, 3-9 µm

o Khoai tây: hình trứng, hoặc hình thận riêng lẻ, 10-100 µm
Công dụng trong ngành Dược

- Tá dược cho các dạng bào chế

- Nguyên liệu sản xuất glucose, cồn, bánh kẹo

- Sử dụng trong đông dược


Cellulose
• Định nghĩa:

– Cellulose là thành phần chính của tế bào thực vật

– Cellulose có trong gỗ khoảng 5%, sợi bông 97-98%, sợi đay 95%

– Là polysaccharide mạch thẳng, gồm các đơn vị β-D-glucose nối với


nhau qua dây nối β (1→4)

– Khi thủy phân hoàn toàn thì cho các đơn vị glucose (từ 3000-10000 đơn
vị)
Tính chất:
- Cellulose không tan trong nước và dung môi hữu cơ
- Tan trong dung dịch hydroxyd đồng/amoniac
- Tan trong dung dịch kẽm chlorid (ZnCl2) đậm đặc
• Công dụng:

– Cellulose vi tinh thể: dùng làm tá dược rã trong bào chế (do tạo được
cấu trúc vi mao quản), tá dược dính, tá dược trơn, chất ổn định cho
các nhũ dịch và hỗn dịch

– Cellolose kiềm: có thể phản ứng với kiềm (OH bậc 1 của glucose
phản ứng với NaOH) → làm thay đổi cấu trúc sợi micel: ứng dụng
trong kỹ nghệ dệt (làm cho sợi vải bóng láng, dễ bắt màu)

– Methylcellulose (MC): methyl hóa các nhóm OH của cellulose. Dùng


trong bào chế nhũ dịch, hỗn dịch, tá dược dính và rã cho viên nén..
Tinh bột & cellulose
Giống nhau: cấu tạo từ các glucose; nếu thủy phân hoàn toàn cho các glucose,
không hoàn toàn cho các oligosaccarid.
Khác nhau:

Tinh bột Cellulose

Có chủ yếu trong rễ, củ, quả, thân, có Có chủ yếu trong tế bào thực vật: gỗ,
ít trong lá. sợi, thân...

Nối theo dây α (1-4 ở mạch thẳng, 1-6: Nối theo dây β (1-4)
mạch nhánh)

Có thể là mạch thẳng, ít phân nhánh: Chủ yếu là mạch thẳng, ít phân nhánh
amylose (25%); phân nhánh nhiều:
amylopectin (75%)

Không tan/nước lạnh; hồ hóa/nước Không tan/nước, không tan/dm hữu


nóng cơ. Tan trong dd Cu(OH)2/NH3; ZnCl2
đđ.
Gôm và chất nhầy
• Nguồn gốc

– Có cấu tạo là polysaccharid, thủy phân cho các monosaccharid

– Gôm có nguồn gốc bệnh lý, là phản ứng của cây với điều kiện không
thuận lợi

– Chất nhầy là thành phần cấu tạo của tế bào bình thường

– Gôm ở dạng rắn từ kẽ nứt tự nhiên hay vết rạch của cây; chất nhầy
chiết ra từ nguyên liệu bằng nước
Gôm và chất nhầy
• Tính chất

– Gôm và chất nhầy hòa tan trong nước, cồn thấp độ tạo dung dịch có
độ nhớt cao

– Không tan trong cồn cao độ, các dung môi hữu cơ (ether, benzene,
chloroform)

– Tủa với chì acetat trung tính hoặc kiềm

– Gôm và chất nhầy nếu cấu tạo mạch thẳng thì dễ tạo màng, ít dính;
nếu phân nhánh thì khó tạo màng nhưng tính kết dính cao.

– Độ nhớt có thể thay đổi theo pH

– Chất nhầy bắt màu xanh với methylen (giúp định tính trên vi phẫu)
Gôm và chất nhầy
• Ứng dụng

– Gôm: làm chất nhũ hóa, nhũ dịch, hỗn dịch, tá dược dính, tá dược rã
do có khả năng trương nở trong nước. Làm dịu nơi viêm khi đau
họng, viêm họng, viêm dạ dày (gôm arabic, gôm adragant).

– Chất nhầy: chữa ho, long đờm, làm chóng lành các vết thương, vết
loét, chữa táo bón (sâm bố chính, mã đề). Làm môi trường nuôi cấy
vi sinh (thạch).
CÁT CĂN
Tên khoa học: Pueraria thomsonii
Fabaceae.
Bfd: Củ
Thành phần hóa học:
- Tinh bột 12-15%
- Flavonoid: isoflavonoid: puerarin, daidzin,
daizein...
Tác dụng và công dụng:
- Puerarin làm giảm nhẹ cơn đau, giãn động
mạch vành, hạ huyết áp, nâng cao trương
lực cơ tim.
- Daizein có tác dụng estrogen
- Vị Cát căn theo YHCT: chữa cảm nóng,
khát nóng, đi lỵ ra máu, ban sởi, giải độc
rượu...
SEN
Tên khoa học: Nelumbo nucifera
Nelumbonaceae
Bộ phận dùng: Hạt, quả, tâm, tua, lá, gương
sen, ngó sen...
Thành phần hóa học:
- Hạt: tinh bột.
- Lá: alcaloid (nuciferin, n-nornuciferin, O-
nuciferin, anonain, roemerin), flavonoid
(quercetin, isoquercetin), tanin, acid hữu cơ
- Tâm sen: alcaloid (0,85-0,96, liensinin,
isoliensinin, lotusin)
- Gương sen: quercetin, protit, cacbon hydrat,
Vitamin C...
- Tua sen: tanin
Công dụng:

- Hạt sen: Bổ tỳ, chữa thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, di mộng tinh, đi
lỏng...

- Tâm sen, lá sen: có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, khát, thổ huyết...

- Ngó sen: làm thuốc cầm máu, đi ngoài ra máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra
máu, chảy máu cam..

- Quả sen: chữa lỵ, cấm khẩu

- Gương sen, tua sen: băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh..
HOÀI SƠN
Tên khoa học: Dioscorea persimilis
Dioscoreaceae.
Bfd: Thân rễ
Thành phần hóa học: tinh bột, protit, acid
amin, cholin, men tiêu hóa...
Công dụng: Thuốc bổ tỳ, thận. Chữa ăn uống
khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đái đêm,
mồ hôi trộm, đái đường, đau lưng, mỏi gối...
TRẠCH TẢ
• Tên khoa học: Alisma platago aquatica L. Alismataceae.

• Bộ phận dùng: thân rễ

• Thành phần hóa học:


– Tinh bột > 20%

– Dẫn chất triterpenoid, nhựa, protid, tinh dầu, Iod, Mn…

• Công dụng:
– Có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng, nhiễm trùng đường tiểu, viêm thận, đái
buốt, đái ra máu…

– Hạ cholesterol & lipid máu.


MÃ ĐỀ
Tên khoa học: Plantago major L.
Plantaginaceae
Bộ phận dùng: lá & hạt
Thành phần hóa học:
– Chất nhầy: lá 20%, hạt 40%
– Iridoid, flavonoid, acid hữu cơ…
Tác dụng:
– Nhuận tẩy, kháng khuẩn: chữa táo
bón, viêm ruột, đau dạ dày, lỵ…
– Long đờm: chữa ho
– Thông tiểu: chữa bí tiểu tiện, tiểu tiện
ra máu
Ý DĨ
• Tên khoa học: Coix lachryma jobi (var ma-yuen) Poaceae
• Bộ phận dùng: hạt
• Thành phần hóa học: chủ yếu là tinh bột, ngoài ra còn có coixenolid,
monolinolein, benzoxazolon (các hoạt chất ức chế tế bào ung thư và chống viêm)
• Công dụng
– chữa các bệnh tiêu hóa: ăn uống khó tiêu, viêm ruột, lỵ
– thông tiểu: chữa phù, tiểu tiện khó
– chữa viêm thấp khớp, bổ phổi..
So sánh công dụng và cách dùng

Cát căn Sen (hạt) Hoài sơn Ý dĩ


Chữa cảm nóng, Bổ tỳ, chữa thần Chữa ăn uống khó Chữa các bệnh
khát nóng, đi lỵ ra kinh suy nhược, tiêu, viêm ruột kinh tiêu hóa, ăn uống
máu, ban sởi ăn ngủ kém niên, di tinh, đái khó tiêu, viêm
đêm, mồ hôi trộm, ruột, lỵ
đái đường, đau
lưng, mỏi gối
Thanh tỳ vị Bổ tỳ, tâm Bổ thận, tỳ Bổ tỳ
Dược liệu chứa cellulose

Cây bông được lai tạo từ 4 loài thuộc chi


Gossypium

- G. herbaceum L.
- G. arboreum L.
- G. barbadense L.
- G. hirsutum L.
Việt Nam: Ninh Thuận, Đông Nai, Tây Ninh
Thế giới: Ấn Độ, Ai Cập..
SÂM BỐ CHÍNH

Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius –


Malvaceae

Bộ phận dùng: rễ củ
Thành phần hóa học: chất nhầy 40%,
tinh bột, serquiterpenoid

Công dụng: làm thuốc bổ, chữa ho. Các


serquiterpen có hoạt tính gây độc tế bào
ung thư
BẠCH CẬP

Tên khoa học: Beltia strita – Orchidaceae


Bộ phận dùng: Thân rễ (thân củ)
Thành phần hóa học: Chất nhầy (55%)
Công dụng:
- Cầm máu: ho ra máu, loét dạ dày chảy
máu, lỵ ra máu...

- Hòa với dầu vừng để chữa bỏng

- Dạng dùng: thuốc sắc, thuốc bột –


15g/ngày.
GÔM ARABIC

• Tên khoa học: Acacia senegal (L.) Willd.


• Thành phần hóa học:
– chủ yếu là polysaccharid thuộc nhóm acid
liên kết bởi D-galactose ở mạch chính và
D-glucuronic ở mạch nhánh; 3-4% chất vô
cơ (Ca, K, Mg).
– Phân tử lượng: 200.000 -300.000
– Gôm tan trong nước tạo dung dịch keo,
dính
• Công dụng: thực phẩm, tá dược trong bào
chế dược phẩm, mỹ phẩm

You might also like