You are on page 1of 32

MỘT SỐ CÂY THUỐC

1. Bạc hà - Mentha arvensis - Họ: Lamiaceae (Bạc hà)


Công dụng: Thuốc làm nóng, sát trùng, dễ tiêu, chữa cảm cúm, nhức đầu sổ
mũi, đau bụng (Lá).

Đặc điểm:

- Dạng cây thảo

- Lá bạc hà mọc đối từng lá đơn, hình bầu dục hoặc hình trứng, đầu nhọn,
xung quanh mép lá có hình răng cưa. Cuống ngắn

- Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc ở kẽ lá.

- Phần dùng làm thuốc: dùng toàn bộ phận trên mặt đất

2. Bách bộ - Stemona tuberosa.


Họ: Stemonaceae. (Bách bộ)
Công dụng: Ho, bổ phổi, chữa viêm phế quản, trừ giun kim, diệt chấy rận
(Rễ).

Đặc điểm: cây dạng thân leo, quấn. Lá mọc đối, mép lá lượn sóng, gân phụ
chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá, cụm hoa mọc ở kẽ lá

- Bộ phận làm thuốc: rễ củ


3. Bạch đồng nữ
Tên khoa học: Clerodendrum canescens

Họ: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)

Công dụng: Viêm gan vàng da, bạch đới, điều kinh, ho, ho ra máu, sốt, lỵ
trực trùng (Rễ sắc uống).

4. Bán hạ nam
Tên tiếng Việt: Bán hạ, Bán hạ roi, Củ chóc mo dài

Tên khoa học: Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume

Tên đồng nghĩa: Arum flagelliforme Roxb.

Họ: Araceae (Ráy)

Công dụng: Ho, nôn mửa, tràng nhạc (Rễ củ). Dùng ngoài trị vết thương
sưng đau, mụn độc lở ngứa.

5. Bố chính sâm / Sâm bố chính


Tên tiếng Việt: Sâm thổ hào, Sâm báo, Nhân sâm Phú Yên

Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.

Tên đồng nghĩa: Hibiscus sagittifolius Kurz, Hibiscus abelmoschus L.


Họ: Bông (Malvaceae)

Công dụng: Chữa các chứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước,
gầy còm.

6. Bồ công anh
Tên tiếng Việt: Bồ công anh, Mũi mác, Rau diếp dại, Rau bồ cóc, Rau bao,
Rau mét, Phắc bao, Lin hán (Tày), Lằy mắy kìm (Dao)

Tên khoa học: Lactuca indica L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Bổ, lọc máu, giúp tiêu hoá, tiêu độc, mụn nhọt, áp xe, bắp
chuối, rôm xảy, đau vú; còn chữa vết thương nhiễm trùng, đau dạ dày (cả
cây sắc uống).

7. Cà gai leo
Tên tiếng Việt: Cà gai leo, Chẽ nam (Tày), Cà gai dây, Cà quýnh, Cà
quạnh, Brong goon (Bana), Gai cườm

Tên khoa học: Solanum hainanense Hance.

Họ: Solanaceae (Cà)

Công dụng: Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn,
viêm gan, giải độc gan, mụn nhọt, lở ngứa (Rễ sắc uống).
8. Cam thảo đất
Tên tiếng Việt: Cam thảo đất, Cam thảo nam, Dã cam thảo, Thổ cam thảo,
Trôm lay (Kho), Dạ kham (Tày)

Tên khoa học: Scoparia duicis L.

Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)

Công dụng: Thuốc hạ nhiệt, điều kinh, giảm ho, sởi, tê phù, cảm cúm, lỵ
trực trùng (cả cây).

9. Cỏ mần trầu
Tên tiếng Việt: Cỏ mần trầu, Thanh tâm thảo, Màng trầu, Co nhả hút
(Thái), Hất trớ lậy (K'ho), Rday (K'dong), Cao day (Bana), Hang ma (Tày),
Hìa xú san (Dao)

Tên khoa học: Cynosurus indica L.

Tên đồng nghĩa: Eleusine indica (L.) Gaertn.

Họ: Poaceae (Lúa)

Công dụng: Hạ nhiệt, chữa sốt, lợi tiểu, hạ huyết áp, dị ứng khắp người mẩn
đỏ; còn chữa viêm gan vàng da, viêm thận, mụn nhọt (cả cây).
10. Cỏ nhọ nồi
Tên tiếng Việt: Cỏ nhọ nồi, Cỏ mực

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.

Tên đồng nghĩa: Verbesina prostrata L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Cầm máu, ho ra máu, chảy máu cam, viêm gan, sốt xuất huyết,
tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ (cả cây), ho hen, ho lao, viêm cổ họng, diệt
khuẩn,….

11. Rau má
Tên tiếng Việt: Rau má, Xà lách dây

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb. in Mart.

Tên đồng nghĩa: Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.

Họ: Hoa tán – Apiaceae

Công dụng: Chữa sốt, bệnh về gan, vàng da, táo bón, thổ huyết, tiểu tiện ít
và buốt… (cả cây).
12. Cỏ tranh
Tên tiếng Việt: Cỏ tranh
Tên khác:Bạch mao căn, Nhả cà, Lạc cà (Tày), Gan (Dao), Đia (Kdong)
Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv.
Họ Hòa thảo (Poaceae)
Công dụng: Giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, ho gà (Thân rễ sắc uống).

13. Cỏ xước
Tên tiếng Việt: Ngưu tất, Cỏ xước, Hoài ngưu tất

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume

Họ: Amaranthaceae (Rau rền)

Công dụng: Tê thấp, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều; còn
chữa cảm mạo, phát sốt, sổ mũi; sốt rét, lỵ; viêm màng tai; quai bị, viêm
thận phù thũng, đái rắt, đái buốt (Rễ).
14. Cối xay
Tên thường gọi: Cây dằng xay, Quýnh ma, Kim hoa thảo, Ma bản thảo, Ma
mãnh thảo, Nhĩ hương thảo, Co tó ép (Thái), Phao tôn (Tày).

Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) G. Don

Họ: Bông (Malvaceae)

Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn.

15. Cốt khí


Tên tiếng Việt: Cốt khí củ, Điền thất, Nam hoàng cầm, Hỗ tượng căn, Co
hớn hườn (Thái), Mèng kéng (Tày), Hồng lìu (Dao)

Tên khoa học: Reynoutria japonica Houtt.

Họ: Polygonaceae (Rau răm)

Công dụng: Thân rễ có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, giải độc, chữa đau nhức
xương, viêm gan vàng da, viêm ruột, viêm phế quản, viêm amygdal, táo
bón, rắn độc cắn.
16. Cúc hoa
Tên gọi khác: Cúc diệp, Nữ tiết, Nữ hoa, Nữ hành, Nhật tinh, Cảnh sinh,
Truyền duyên niên, Âm thành, Chu doanh (Biệt Lục), Trị tưởng (Nhĩ Nhã),
Kim nhị, Mẫu cúc (Bản Thảo Cương Mục), Nữ hoa (Hòa Hán Dược Khảo),
Kim nhụy (Bản Thảo Cương Mục), Dược cúc (Hà Bắc Dược Tài), Cam cúc
hoa (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ),Bạch cúc hoa (Dược Liệu Việt Nam).

Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium Ramat

Họ: Cúc (Asteraceae)

Công dụng: trị đau đầu, chóng mặt, đau nhức xương khớp, đinh nhọt sưng
đau, đẹp da, chống lão hóa.

Cúc hoa vàng

Tên tiếng Việt: Cúc hoa vàng, Kim cúc, Dã cúc, Cam cúc, Khổ ý, Hoàng
cúc, Bióoc kim (Tày)

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L.

Họ thực vật: Asteraceae

Công dụng: Chữa đau đầu, đau mắt, tê thấp, lợi tiểu, hoa lâu ngày (Hoa sắc
hoặc ngâm rượu uống). vết thương sưng tấy (Lá, Hoa)
Phân bố: Cây trồng

Mùa hoa quả: XI-I

17. Cúc tần


Tên gọi khác: Cúc tần, cây từ bi, lức, lức ấn, Cây Đại bi, đại ngải, hoa mai
não, băng phiến ngải, co mát (Thái), phặc phà (Tày), Ngai camphos plant
(Anh), camphrée (Pháp)

Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less.

Họ: Cúc - Asteraceae

Công dụng: Chữa cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện, phong thấp
tê bại, đau nhức xương, trị chấn thương, gãy xương, bong gân và trị ghẻ.

18. Dành dành


Tên tiếng Việt: Dành dành, Chi tử, Mác làng cương (Tày), bạch thiên
hương,…

Tên khoa học: Gardenia augusta (L.) Merr.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Chữa sốt vàng da, cầm máu (Quả, hạt). Đau mắt đỏ (Lá tươi).

19. Dâu
Tên thường gọi: Cây dâu còn có tên dâu tằm, dâu cang (H`mông), tang,
mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao), tầm tang.

Tên khoa học: Morus alba L.

Họ: Dâu tằm - Moraceae

Công dụng: chữa cảm cúm, ra mồ hôi trộm, huyết áp cao, viêm khớp sưng
phù, chân tay tê bại, cước khí, đầu ngón tay đau nhức, ngứa đỏ về mùa
đông.
20. Địa liền
Tên tiếng việt: Địa liền, Sơn nại, Tam nại, Củ thiền niền, Co xá choóng
(Thái), Sa khương

Tên khoa học: Kaempferia galanga L.

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Công dụng: Chữa ngực, bụng lạnh đau, thổ tả, nôn, cảm sốt, nhức đầu, tê
thấp đau nhức (Thân rễ sắc hoặc tán bột uống, xoa bóp).

21. Diệp hạ châu


Tên thường gọi: Diệp hạ châu, Diệp hòe thái, Lão nha châu, Prak phle

Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L.

Họ: Thầu dầu - Euphorbiaceae

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu chảy, viêm họng, viêm gan, suy gan,
mụn nhọt

22. Đinh lăng


Tên thường gọi: Cây Đinh lăng Còn có tên Cây gỏi cá, Nam dương sâm

Tên khoa học: Polyscias fruticosa L.

Họ: Ngũ gia bì - Araliaceae

Công dụng: làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu, chữa cảm sốt,
giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
23. Đơn lá đỏ
Tên tiếng Việt: Đơn lá đỏ, đơn mặt trời, đơn tía, đơn lá liễu, hồng bối quế
hoa

Tên khoa học: Excoecaria cochinchinensis Lour.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Công dụng: Dùng trong phạm vi dân gian, chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, nổi
mề đay, tiêu chảy lâu này không khỏi

24. Dừa cạn


Tên tiếng Việt: Dừa cạn, Bông dừa, Hoa hải đằng, Trường xuân hoa, Phiắc
pót đông (Tày)

Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don


Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Chữa đái đường, đái ra máu (Thân). Sốt rét (Rễ). Thuốc hạ
huyết áp, điều kinh, lọc máu (cả cây sắc uống).

25. Gai
Tên tiếng Việt: Gai, Trữ ma, Gai tuyết, Gai làm bánh, Co pán (Thái), Bẩu
pán (Tày), Chiểu đủ (Dao)

Tên khoa học: Boehmeria nivera (L.) Gaudich.

Tên đồng nghĩa: Urtica nivera L.

Họ: Urticaceae (Gai)

Công dụng: Thuốc lợi tiểu, cầm máu, an thai, nhiễm trùng đường tiết niệu,
viêm thận phù thũng, ho ra máu, đái ra máu, rong kinh (Rễ, lá).

26. Gừng
Tên tiếng Việt: Gừng, Khương, Co khinh (Thái), Sung (Dao)

Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Công dụng: Chữa đau bụng, ỉa chảy, dễ tiêu, tê thấp, nhức đầu, ngạt mũi,
nôn mửa, bụng đầy trướng (Thân rễ sắc uống). Vỏ củ chữa phù thũng. Củ
gừng còn phối hợp với các vị thuốc khác chữa trúng phong.
27. Hoắc hương
Tên tiếng Việt: Hoắc hương

Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth.

Tên đồng nghĩa: Mentha cablin Blanco

Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

Công dụng: Chữa cảm lạnh, nôn mửa, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy (cả cây
trừ rễ).

28. Húng chanh


Tên tiếng Việt: Húng chanh, Rau tần dày lá, Rau thơm lông, Dương tử tô

Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

Công dụng: Chữa ho, viêm họng, sát trùng, khản tiếng (Lá tươi ngậm với
muối nuốt nước). Cảm cúm (Lá nấu nước xông). Còn chữa sốt cao, ngộ độc,
nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng.
29. Hương nhu trắng
Tên tiếng Việt: Hương nhu trắng, É lá lớn

Tên khoa học: Ocimum gratissimum L.

Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

Công dụng: Chữa đau dạ dày, bệnh ngoài da, tê thấp, cảm sốt, làm ra mồ
hôi (cả cây sắc uống).

30. Huyết dụ
Tên tiếng Việt: Huyết dụ, Long huyết, Thiết thụ, Phất dũ, Chổng đeng
(Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diêu ái (Dao).

Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) Goepp

Họ: Asteliaceae

Công dụng: Thuốc cầm máu, chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột,
lao phổi, lỵ (Rễ, lá sắc uống).

31. Hy thiêm
32. Ích mẫu
Tên tiếng Việt: Ích mẫu, Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ
linh lo (Thái)

Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt.

Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

Công dụng: Thuốc điều kinh, chữa đau bụng kinh, phù thũng, bạch đới (cả
cây). Phối hợp với Chàm mèo làm thuốc gây sảy thai. Còn dùng chữa cao
huyết áp, tiêu độc, viêm thận, phù.

33. Ké đầu ngựa


Tên tiếng Việt: Ké đầu ngựa, Phắt ma, Thương nhĩ, Mác nháng (Tày)

Tên khoa học: Xanthium strumarium L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Tiêu độc, chữa mụn nhọt, chống lở loét, an thần, hạ huyết áp,
đau khớp, bướu cổ (Quả sắc uống). Bướu cổ (cả cây).
34. Khổ sâm cho lá
Tên tiếng Việt: Khổ sâm cho lá

Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá tràng, chốc đầu.

35. Kim ngân


Tên tiếng Việt: Kim ngân nhẵn, Kim ngân dại

Tên khoa học: Lonicera dasystyla Rehd.

Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy)

Công dụng: chữa nhọt độc, mẩn ngứa, rôm sảy, viêm mũi, tiêu độc (cả
cây). Hoa sắc nước uống trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, lỵ, ho do
phế nhiệt, viêm mũi dị ứng, thấp khớp.
Kim ngân dại
Kim ngân rừng

36. Kim tiền thảo


Tên tiếng Việt: Rau má lông, Liên tiền thảo, Rau má thìa, Kim tiền thảo

Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi mật, hoàng đản, phong thấp,
cảm cúm, ho, kinh nguyệt không đều, băng lậu bạch đới (cả cây sắc uống).
Viêm tuyến mang tai, mụn nhọt.

37. Sim
Tên tiếng Việt: Sim, Đào kim phượng, Hồng sim, Dương lê, Co nim (Thái),
Mạo nim (Tày), Piều ním (Dao), Trợ quân lương

Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.

Tên đồng nghĩa: Myrtus tomentosa Ait.

Họ: Myrtaceae (Sim)

Công dụng: Lỵ, ỉa chảy (Búp non, nụ hoa sắt uống). Rửa vết thương (Búp
non). Bổ, kích thích tiêu hóa (Quả ngâm rượu uống).
38. Lá lốt

39. Mã đề

40. Mạch môn


Tên tiếng Việt: Mạch môn, Lan tiên, Tóc tiên, Duyên giới thảo, Xà thảo,
Phiéc kép phạ (Tày), Mạch môn đông

Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl.

Họ: Convallariaceae

Công dụng: Viêm phế quản, sốt nóng, thiếu sữa,ho, tiêu đờm, táo bón (Rễ
sắc uống).
41. Mần tưới
Tên tiếng Việt: Mần tưới, Trạch lan, Lan thảo, Co phất phứ (Thái)

Tên khoa học: Eupatorium fortunei Turcz

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Khó tiêu, điều kinh, đàn bà đẻ bị đau bụng do ứ huyết, phù
thũng, choáng váng hoa mắt, chấn thương, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, giải
nhiệt (cả cây sắc uống).

42. Mỏ quạ
Tên tiếng Việt: Mỏ quạ, Hoàng lồ, Cây bướm, Sọng vàng, Gai vàng lồ, Gai
mang, Móc câu, Nam phịt (Tày)
Tên khoa học: Cudrania cochinchinensis L.

Họ: Moraceae (Dâu tằm)

Công dụng: Phù thũng, giảm đau nhức, ho ra máu, bế kinh, hoàng đản, ung
sang thũng độc (Rễ sắc uống). Trị vết thương, mụn nhọt (Lá). Gỗ chữa sốt
và ỉa chảy.

43. Mơ tam thể


Tên tiếng Việt: Mơ lông, Dây thối địt, Dắm chó, Ngưu bì đống, Cẩu xú
đằng, Khau tất ma (Tày), Co tốt ma (Thái)

Tên khoa học: Paederia foetida L.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Chữa lỵ, sôi bụng, viêm ruột, tê thấp, sỏi thận, viêm dạ dày,
viêm ruột, bó gãy xương (Lá).

44. Náng
Tên tiếng Việt: Náng hoa trắng, Chuối nước, Tỏi voi, Cây náng, Văn châu
lan, Luộc lài, Cáp gụn (Tày), Co lạc quận

Tên khoa học: Crinum asiaticum L.

Họ: Amaryllidaceae (Thủy tiên)


Công dụng: Chữa bong gân, sai khớp, sưng tấy do ngã (Lá nướng đắp).
Gây nôn (thân hành giã uống). Mụn nhọt, rắn cắn (thân hành giã đắp). Độc
chú ý khi sử dụng

45. Ngải cứu


Tên tiếng Việt: Ngải cứu, Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú (Hmông ), Nhả
ngải (Tày), Ngỏi (Dao)

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Điều kinh, tả, đầy bụng, ho (Lá, ngọn non sắc hoặc nấu cao
uống).

46. Nghệ
Tên tiếng Việt: Nghệ, Nghệ nhà, Khương hoàng, Co khản mỉn, Co hem
(Thái), Uất kim, Khinh lương (Tày)

Tên khoa học: Curcuma longa L.

Tên đồng nghĩa: Curcuma domestica Valet.

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Công dụng: Vàng da, thông huyết, đau dạ dày (Thân rễ sắc hoặc tán bột
trộn mật ong uống). Chóng lên da, mất sẹo (Thân tươi giã lấy nước bôi).
Còn chữa táo bón và bỏng.
47. Ngũ gia bì chân chim
Tên tiếng Việt: Sâm nam, Cây chân chim, Kotan (Lào), Ngũ chỉ thông, cây
đáng, lá lằng

Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin

Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)

Công dụng: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng
đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

48. Nhân trần


Tên tiếng Việt: Nhân trần, Chè cát, Tuyến hương, Hoắc hương núi

Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br.

Tên đồng nghĩa: Adenosma glutinosum (L.) Druce

Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)


Công dụng: Cảm sốt, điều kinh, dễ tiêu, vàng da, bệnh gan, tiểu tiện đục,
bại liệt, thấp khớp ở trẻ em, mề đay (cả cây sắc uống).

49. Nhót
Tên tiếng Việt: Nhót, Bất xá, Hồ đối tử, Lót (Tày)

Tên khoa học: Elaeagnus latifolia L.

Họ: Elaeagnaceae (Nhót)

Công dụng: Trợ tim, ho, hen, viêm khí quản, đau dạ dày, viêm gan mạn
tính, viêm xương tủy, viêm tinh hoàn cấp tính, ỉa chảy. chữa bệnh nấm ecpet
mọc vòng, đòn ngã bầm giập.

50. Ổi
Tên thường gọi: Cây ổi, Là ủi, Phan thạch lựu, Guajava

Tên khoa học: Psidium guyjava L.

Họ: Sim - Myrtaceae

Công dụng: nhuận tràng; lá và búp non chữa đau bụng đi ngoài, tiêu chảy
51. Phèn đen
Tên tiếng Việt: Phèn đen, Tạo phàn diệp, Chè nộc, Chè con chim, Co ranh
(Thái), Mạy tẻng đăm (Tày)

Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Poir.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Đau nhức trong xương, tụ huyết, sởi, sốt (Rễ lá sắc uống). Rắn
cắn.

52. Quýt
53. Rau má

54. Râu mèo


Tên tiếng Việt: Râu mèo, Bông bạc

Tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.

Họ: Lamiaceae (Bạc hà)

Công dụng: Lợi tiểu, thông gan, mật, chữa sỏi đường tiết niệu, thấp khớp
(cả cây sắc uống)

55. Rau sam


56. Sả
Tên gọi khác: Cỏ sả, Sả chanh, lá sả, hương mao

Tên khoa học: Cymbopogon citratus (DC) Stapf.

Họ: Lúa – Poaceae

Công dụng: Trị đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, giải cảm, sốt, trị bệnh Thấp
khớp, xoa bóp các vết bầm dưới da, cầm máu; kinh nguyệt không đều, phù
sau khi sinh.

57. Sài đất


Tên tiếng Việt: Sài đất, húng trám, ngổ núi, cúc giáp

Tên khoa học: Wedelia calendulacea (L.) Less

Tên đồng nghĩa: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: chữa viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp
chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt.

58. Sắn dây


Tên thường gọi: Sắn dây, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây

Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth.


Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, sốt cao, nôn mửa, trị tiêu chảy, gáy vai
cứng đau.

59. Thiên môn


Tên tiếng Việt: Thiên môn, Dây tóc tiên, Co sin sương (Thái), Sùa sú tùng
(Hmông), Mè mằn, Mằn săm (Tày), Dù mác siam (Dao)

Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.

Họ: Asparagaceae (Thiên môn)

Công dụng: Ho, tiêu đờm, táo bón (Rễ sắc uống). Cao huyết áp (Lá sắc
uống).

60. Tía tô
Tên tiếng Việt: Tía tô, Tô ngạch

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt

Họ: Lamiaceae (Bạc hà)

Công dụng: Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất,
hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ
có tác dụng lý khí.
61. Trắc bách diệp
Tên tiếng Việt: Trắc bá, Bá tử, Trắc bách diệp, Co tổng péc (Thái)

Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco

Họ: Cupressaceae (Hoàng đàn)

Công dụng: Chữa ho, cầm máu (Lá). Lòi dom, tê thấp (Hạt sắc nước uống).
Đau nhức răng (Lá ngậm).

62. Trinh nữ hoàng cung


Tên tiếng Việt: Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng

Tên khoa học: Crinum latifolium L.

Họ: Amaryllidaceae (Loa kèn đỏ)

Công dụng: Chữa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư tử cung
(Lá). Trong lá có chứa lycirin là một alcaloid độc, khi dùng phải cận thận.

63. Xạ can
Tên tiếng Việt: Rẻ quạt, Xạ can, Lưỡi đồng
Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.

Họ: Iridaceae (La đơn)

Công dụng: Viêm họng, ho, sưng amidan, sưng vú, tắc tia sữa, đại tiện
không thông, đau bụng kinh (Thân rễ).
64. Xích đồng nam

65. Xuyên tâm liên


Tên tiếng Việt: Xuyên tâm liên, Công cộng, Khổ diệp, Hùng bút, Khổ đởm
thảo, Nguyễn cộng, Nhất kiến kỷ

Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Nees.

Họ: Acanthaceae (Ô rô)

Công dụng: Chữa sốt, cúm, ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amygdal, viêm
đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung, khí hư, ỉa chảy, lỵ,
huyết áp cao...
66. ý dĩ
Tên tiếng Việt: Ý dĩ, Bo bo, Hạt cườm, Co pắt, Mạy pít, Mác vất (Tày), Co
đuôi (Thái), Nọ a châu (Bana)

Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L.

Họ: Poaceae (Hòa thảo)

Công dụng: Bổ, phù thũng, viêm ruột, bạch đới, phong thấp, loét dạ dày,
loét ổ tử cung, ỉa chảy (Hạt).

You might also like