You are on page 1of 54

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÁO CÁO HỌC PHẦN


TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

CHỦ ĐỀ 1: TÌM HIỂU VỀ TRI THỨC SỬ DỤNG CÂY THUỐC


BẢN ĐỊA ĐẶT TRONG HOÀN CẢNH SINH SỐNG CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÀY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. HOÀNG LÊ SƠN


NHÓM THỰC HÀNH: 01
LỚP THỰC HÀNH: NHÓM TH1 - TIẾT 1-4 THỨ 2

Hà Nội - Tháng 02 năm 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSSV Đóng góp

1 Phương Thành 21100245 Làm bản thuyết trình Powerpoint.


Nam Tìm hiểu cây thuốc Tắc kè đá, Xoan
nhừ.
2 Phùng Thúy Ngần 21100251 Tìm hiểu về cây thuốc Vọng Cách và
Huyết giác.
3 Nguyễn Bảo Ngọc 21100255 Tìm hiểu về cây thuốc Màng tang,
cẩu tích.
4 Nguyễn Bích 21100257 Giới thiệu về dân tộc Tày.
Ngọc Hoàn thiện báo cáo.
5 Đặng Thị Thanh 21100260 Tìm hiểu về cây thuốc Ba kích.
Nhàn Làm bản thuyết trình Powerpoint.
6 Nông Thị Nhàn 21100515 Tìm hiểu về cây thuốc Mía dò, Bạch
đồng nữ và Kim anh.
7 Bùi Thị Thúy 21100263 Tìm hiểu về cây thuốc Ngấy lá hồng,
Oanh Đơn lá đỏ và Thiên lý hương.
Bàn luận.
8 Tạ Thị Thu 21100266 Tìm hiểu về cây thuốc Cây nhội, Cỏ
Phương hôi.
9 Đào Thị Minh 21100269 Tìm hiểu về cây thuốc Ngũ gia bì
Phượng gai, Bình vôi, Cỏ tranh.
10 Vũ Thị Thu Trinh 21100302 Tìm hiểu về Hà thủ ô trắng, Cỏ thẹn
(Cây xấu hổ).

MỤC LỤC

I.. Giới thiệu về dân tộc Tày………………...……………………………..4

2
1. Địa bàn cư trú ...................................................................................4
2. Lịch sử.................................................................................................4
3. Hệ ngôn ngữ.......................................................................................4
II.. Tri thức sử dụng cây thuốc của nhóm dân tộc Tày…………………..5
1. Huyết giác...........................................................................................5
2. Hoa cứt lợn.........................................................................................6
3. Ngũ gia bì gai......................................................................................8
4. Hà thủ ô trắng..................................................................................10
5. Cẩu tích.............................................................................................13
6. Cây nhội............................................................................................16
7. Đơn lá đỏ...........................................................................................18
8. Cỏ tranh............................................................................................21
9. Màng Tang.......................................................................................23
10. Bình vôi...........................................................................................26
11. Xấu hổ.............................................................................................28
12. Thiên lý hương...............................................................................30
13. Kim anh..........................................................................................33
14. Ngấy lá hồng...................................................................................35
15. Mía dò.............................................................................................38
16. Bạch đồng nữ..................................................................................40
17. Vọng cách.......................................................................................43
18. Xoan nhừ…………………………………………………………45
19. Tắc kè đá.........................................................................................47
20. Ba kích…………………………………………………………….49
III.. Bàn luận…………………………………………………………..53
Tài liệu tham khảo

3
I. GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC TÀY
1. Địa bàn cư trú
Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh
Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.
2. Lịch sử
Dân tộc Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên
kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Dân tộc Tày là dân tộc thiểu số được
biết tới sớm nhất ở Việt Nam và là một trong những chủ nhân đầu tiên
của nước Việt cổ.
3. Hệ ngôn ngữ
Người Tày nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn
ngữ Kra-Dai.

1
II. TRI THỨC SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA NHÓM DÂN TỘC TÀY

1. Huyết giác

Hình 1. Cây huyết giác


1.1.Tên gọi

- Tên gọi khác: Huyết giác, cây xó nhà, dứa dại, giáng ông, ỏi càng (người
Tày), co ỏi khang (người Thái).
- Tên khoa học: Pleomele cochinchinensis Merr.
- Họ: Hành – Alliaceae.
1.2. Bộ phận dùng
- Phần gỗ màu đỏ nâu trong cây huyết giác già, lâu năm, chết mục, bỏ chỗ
gỗ mục, rửa sạch, phơi khô.
1.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Chữa trị chấn thương bị tụ máu, sưng bầm, bế kinh
- Bài thuốc dân tộc Tày - Bắc Kạn điều trị đau nhức xương khớp
1.4. Phân bố
- Việt Nam: Cây huyết giác thường mọc hoang dại tại các vùng núi đá
xanh khu vực Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ
An. Núi đất không thấy huyết giác.
- Thế giới: Nam Trung Quốc, Campuchia.

2
Hình 2. Sự phân bố của cây huyết giác

1.5.Công dụng và chỉ định


- Huyết giác còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chưa thấy
ghi trong một tài liệu nào.
- Nhân dân dùng chữa trong trường hợp ứ huyết, bị thương, máu tím bầm
không lưu thông. Dùng cho cả nam và nữ. Đối với nữ còn dùng khi kinh
nguyệt bế. Liều dùng: ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống
và xoa.
2. Hoa cứt lợn

Hình 3. Hoa cứt lợn

2.1.Tên

3
- Tên gọi khác: cây hoa cứt lợn, cỏ hôi, cây ngũ sắc, cây ngũ vị
- Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.
- Họ: Cúc - Asteraceae
2.2.Bộ phận dùng
- Hái toàn cây cắt bỏ rễ. Dùng tươi hoặc khô.
- Thường dùng cả cây hơn.
2.3.Kinh nghiệm sử dụng
- Nhân dân thường dùng cây cứt lợn làm thuốc chữa kinh nguyệt không
đều, rối loạn kinh nguyệt, rong huyết sau sinh nở.
2.4. Phân bố
- Cây cứt lợn mọc hoang dại ở khắp mọi nơi.
- Ở Việt Nam: cây mọc phổ biến ở nhiều nơi, từ Lào Cai đến Ninh Bình
đến các tỉnh đồng bằng khắp cả nước.
- Thế giới: Phân bố ở nước nhiệt đới như Châu Mỹ (Mehico), phát tán tự
nhiên vào các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,

Hình 4. Sự phân bố của cây cứt lợn

2.5. Công dụng và chỉ định


2.5.1. Công dụng

4
- Nhân dân thường dùng cây cứt lợn làm thuốc chữa bệnh phụ nữ bị rong
huyết sau khi sinh nở: Hái chừng 30-50g cây tươi, đem về nửa sạch, giã
nát, vắt lấy nước và uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày.
- Chữa viêm xoang mũi dị ứng mới phát hiện: Hái cây tươi về rửa sạch, giã
nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau.
Hiện nay đã có một số nơi chế thành thuốc sắc sẵn.
- Phối hợp với nước bỏ kết nấu nước gội đầu vừa thơm vừa sạch gấu trên
tóc.
2.5.2. Chỉ định
- Thường được chỉ định làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị
ứng trong các trường hợp: sổ mũi, viêm xoang mũi, chảy máu,…
2.6. Địa bàn: Người Tày ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn,..
3. Ngũ gia bì gai

Hình 5. Ngũ gia bì gai


3.1.Tên
- Tên gọi khác: Xuyên gia bì, Tâm diệp ngũ gia, tam gia bì, thích gia bì,
poóc sinh (Tày).
- Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus (L)
- Họ: Nhân sâm - Araliaceae.
3.2.Bộ phận dùng
- Vỏ rễ hoặc vỏ thân thu hái vào mùa động đã được rửa sạch, phơi hay sấy
khô.
3.3.Kinh nghiệm sử dụng

5
- Dân tộc Tày ở Lạng Sơn: Lấy lá giã nát, phối hợp cùng các vị thuốc khác
để đắp gãy xương, chân tay bị va đập, chữa đau lưng, mỏi gối, tê bì chân
tay. Chữa bệnh ho, hen suyễn lâu ngày không khỏi. Lá cây vò nát còn có
công dụng đuổi muỗi.
- Dân tộc Tày ở Đăk Lăk: Kết hợp cùng một số vị thuốc khác để chữa vô
sinh ở nam giới. Vỏ cây phơi khô, đun nước uống để tăng sức dẻo dai.
* Một số bài thuốc có ngũ gia bì gai
- Chữa đau khắp mình mảy, đau lưng, đau xương: Ngũ gia bì thái nhỏ sao
vàng 100g, rượu trắng 30 độ một lít, ngâm trong 10-15 ngày, thỉnh thoảng
lắc đều. Ngày uống một cốc con chừng 30ml vào buổi tối trước khi đi
ngủ.
- Chữa bạch đớn, kinh nguyệt khó khăn: Rễ ngũ gia bì gai 9g, hồng ngưu
tất 6g, uống (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa chứng kê trào phong, tay run rẩy không cầm nắm được, miệng lập
cập: Ngũ gia bì gai 30g, ngưu tất, thạch hốc mồi vị 24g, nhục quế (bỏ vỏ
ngoài) 6g, gừng khô 3g. Sắc uống (Nam dược thần hiệu).
3.4.Phân bố

Hình 6. Sự phân bố của cây ngũ gia bì


- Việt Nam: Mọc hoang ở nhiều tỉnh thành miền Bắc nước ta dọc theo biên
giới phía Bắc, hay gặp nhất là Lạng Sơn, Cao Bằng, SaPa (Lào Cai),
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Tây, Tuyên
Quang,…

6
- Thế giới: Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Myanmar,
Nepal, Philippines, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, Triều Tiên.
3.5.Công dụng và chỉ định
- Vị thuốc bổ, làm mạnh gân xương, chữa thấp khớp, lưng gối mỏi đau, trẻ
con chậm biết đi, đàn ông dương sự kém, đàn bà ngứa âm hộ, tăng trí
nhớ. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
- Đơn thuốc dùng cho phụ nữ: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, xích thược, dương
quy, mỗi vị 40g. Tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g chữa những người
phụ nữ bị lao lực, bị mệt mỏi hơi thở ngắn, sốt, ra nhiều mồ hôi, không
muốn ăn uống.
4. Hà thủ ô trắng

Hình 7: Hà thủ ô trắng

4.1.Tên
- Tên gọi khác : củ vú bò, dây bò sữa, cây sừng bò, dây mốc, mã liên an,
khâu nước, khau cần cà (Tày).
- Tên khoa học: Streptocaulon juventas (lour) Merr.
- Họ: Thiên lý - Asclepiadaceae.
4.2.Bộ phận dùng

7
- Rễ củ (có nhiều tinh bột và alcaloid), thu hái vào mùa thu, rửa sạch, cắt
bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
- Rễ giống củ sắn, mặt ngoài màu trắng ngà.
4.3.Kinh nghiệm sử dụng
- Dùng khau cần cà - Hà thủ ô trắng đã được tẩm rượu sao vàng sắc chung
dây thần thông, thường sơn, mã tiền chế, thảo quả đập vỏ hạt lấy nhân,
miết giáp tẩm giấm sao vàng. Uống 1 tháng/1 ngày điều trị sốt rét.
- Sử dụng hà thủ ô trắng đem phơi, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống
15 gram sử dụng trong 1 tháng điều trị đau nhức xương khớp.
- Chữa rắn cắn: Sau khi đã hút nọc độc của rắn, người bệnh nhai và nuốt
nước của lá và rễ cây hà thủ ô. Còn phần bã đem đắp lên vết thương, nơi
rắn cắn.
4.4.Phân bố
- Hà thủ ô trắng phân bố chủ yếu ở 3 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và
một số vùng phía nam Trung Quốc.
- Ở Việt Nam, hà thủ ô trắng phân bố rải rác khắp các tỉnh vùng núi, trung
du như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc,.. và đôi
khi cả ở đồng bằng.

Hình 8: Sự phân bố cây Hà thủ ô


4.5.Công dụng và chỉ định
- Rễ hà thủ ô trắng dùng sống thì thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm sốt, sốt
nóng, sốt rét, ra nhiều mồ hôi, đau vùng tâm vị, bị thương, sưng đau, ít

8
sữa; còn nếu chế biến, cách dùng giống hà thủ ô đỏ giúp chống lão hóa,
cải thiện tình trạng tóc bạc sớm và rụng. Ngày 12-20g dạng thuốc sắc, cao
hoặc rượu thuốc.
- Lá hà thủ ô trắng sắc uống chữa đái rắt, đái buốt. Rễ hoặc lá hà thủ ô
trắng, nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn cắn. Còn dùng lá và cành đun
nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Có thể phối hợp với lá ngải cứu.
- Không dùng hà thủ ô đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn
tiết lợn, cá, lươn, rau cả, hành tỏi.
5. Cẩu tích

Hình 9: Cẩu tích


5.1.Tên
- Tên gọi khác: Cẩu tích, lông cu li, cù liền, lông khỉ, kim mao, co cút pá
(Thái), cút báng (Tày), đạng pàm (Kho), nhải cút viằng (Dao).
- Tên khoa học: Cibotium barometz (L.) J. Sm
- Họ: Cibotiaceae.
5.2.Bộ phận dùng
- Phần lông ở thân và rễ của cây cẩu tích thường được thu hái để làm dược
liệu gọi là lông cu li hay kim mao cẩu tích. Thu hái quanh năm, nhưng tốt
nhất vào cuối thu sang đông. Khi hái về thì rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống
lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ, thái mỏng, phơi khô. Có khi đồ
hơi nước rồi mới phơi, làm như vậy nhiều lần; có khi lại còn đồ với đậu
đen chín lần đồ, chín lần phơi khô rồi cuối cùng thái mỏng phơi khô.

9
- Dược liệu của cây cẩu tích thường là những đoạn thân hay rễ có màu nâu
nhạt hoặc nâu hơi hồng, chiều dài từ 4–10cm, mặt ngoài gồ ghề, lồi lõm,
xung quanh có dính ít lông màu vàng nâu, cứng khó cắt và khó bẻ gãy khi
khô, vị đắng ngọt. Cẩu tích rất dễ bị mốc nên cần bảo quản nơi khô ráo.
5.3.Kinh nghiệm sử dụng
- Ở Lào Cai, Hà Giang, cẩu tích được dùng trong chữa đau khớp, đau lưng,
phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ.
- Trong y học Trung Quốc, thân rễ được dùng để bổ dương ; được sử dụng
như thuốc chống thấp khớp, để tăng cường xương và cơ bắp, và bổ sung
gan, thận và các cơ quan sinh sản nam giới. Rễ còn được dùng chữa các
bệnh đau thắt lưng, tê bì, liệt nửa người, huyết trắng, tinh trùng, u bướu
và chảy máu ở phụ nữ.
- Ở Philippines, thân rễ được sử dụng làm thuốc bôi tại chỗ cho các vết
thương và vết loét, đồng thời làm thuốc đắp cầm máu cho các vết thương,
chứng loạn dưỡng xương, bệnh bạch cầu, chứng khó tiểu và đa niệu.
5.4.Phân bố
- Tại Việt Nam: cây cẩu tích phân bố tập trung ở các tỉnh miền núi phía
Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai,... Ở miền nam, cây chỉ
thấy ở một số vùng núi cao như Ngọc Linh (Quảng Nam), Lang Bian
(Lâm Đồng),...
- Trên thế giới: Lào, Campuchia, Philippines, Malaysia và Indonesia, miền
Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam).

10
Hình 10: Sự phân bố cây cẩu tích
5.5.Công dụng và chỉ định
- Chỉ mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc bổ gan, thận chữa
đau lưng, đau khớp xương, đau gối, chữa phong thấp. Người già hay đi
tiểu tiện nhiều lần. Ngày dùng 10-18g dưới dạng thuốc sắc.
- Còn dùng chữa bệnh phụ nữ khí hư, bạch đới, phụ nữ có thai mà lưng,
người đều đau.
- Theo tài liệu cổ: cẩu tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và
thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa
phong hàn, thấp tỳ, lưng đau chân mỏi, thất niếu (không đi đái được), đái
nhỏ giọt.
- Những người thận hư hữu nhiệt, tiểu tiện bất lợi hoặc đỏ vàng không
dùng được.
- Đơn thuốc có cẩu tích chữa ngang lưng đau nhức: Kinh nghiệm nhân dân:
cẩu tích 15g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 10g, sinh mễ nhân 12g, mộc qua 6g,
nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Có thể thêm
20ml rượu trong khi uống thuốc, nếu uống được rượu.
- Chữa phong thấp, chân tay tê bại: Cẩu tích 20g, ngưu tất 8g, mộc qua
12g, tang chi 8g, tùng tiết 4g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 8g, tần giao 12g, quế
chi 4g, nước 600g. Sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.

11
- Chữa đau lưng mỏi gối do thận yếu: Cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, củ mài
20g, rễ cỏ xước 12g, cốt toái bổ 16g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ
giải 16g, đỗ trọng 16g. Thêm nước, sắc uống.
- Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi: Cẩu tích 16g, thục địa 12g, đỗ trọng
10g, ô dược củ sung, dây tơ hồng sao, quả kim anh, đều 8g, sắc uống.
6. Cây nhội

Hình 11: Cây nhội


6.1.Tên
- Tên gọi khác: cây nhội, thu phong, ô dương, trọng dương mộc.
- Tên khoa học: Bischofia trifoliata (Roxb) Hook.f ( hoặc Bischofia
javanica Blume.
- Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae.
- Lưu ý: có 2 cây mang tên nhội, cây thứ là có tên Khoa học là
Citharexylon quadrangulare Jacq, thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.
6.2.Bộ phận dùng
- Lá: có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây đang ra hoa.
- Lá nhội non thường được dùng trong dân gian làm món ăn.
- Chế biến: có thể dùng tươi hoặc nấu cao.
6.3.Kinh nghiệm sử dụng
- Dùng lá tươi: ngày dùng 20-40g lá tươi, nấu với nước (200ml), uống thay
nước.

12
- Nấu cao: 1kg lá nhội, nấu với nước nhiều lần, lọc lấy nước cô đặc khoảng
50ml, bôi vào âm đạo những người bị khí hư do trùng roi âm đạo.
6.4.Phân bố

Hình 12: Sự phân bố cây nhội

- Việt Nam: Cây nhội được trồng lấy bóng mát ở nhiều thành phố nước ta,
nhất là ở Hà Nội. Ngoài ra còn thấy mọc dại trong rừng.
- Thế giới: cây có ở Ấn Độ, Malaixia, Indonexia, Châu Đại Dương.
6.5.Công dụng và chỉ định
- Lá nhội có tác dụng rất mạnh đối với trùng roi âm đạo Trichomonas
vaginalis.
- Chữa khí hư do trùng roi.
- Ngoài ra dùng điều trị lỵ.
- Chữa bệnh ỉa chảy.
- Độc tính thấp.
7. Đơn lá đỏ

13
Hình 13: Đơn lá đỏ
7.1.Tên
- Tên theo dân tộc Tày: ‘Co thiên hắc tỷ hồng’, trong đó ‘Co’ nghĩa là cây,
‘thiên’ nghĩa là trời, ‘hắc’ ý chỉ màu đen, ‘tỷ’ ở đây để chỉ mặt bên dưới
của lá, ‘hồng’ để chỉ màu đỏ, màu hồng, theo các ông lang bà mế người
dân tộc Tày thì các cây càng có màu đỏ thì có dược tính chữa bệnh càng
tốt; nghĩa là ‘cây này có mặt trên láng đen, mặt dưới thì hồng đỏ’, dùng
cây này để chữa bệnh sởi, sốt phát ban rất mau khỏi.
- Tên gọi khác: đơn đỏ, đơn tướng quân, đơn tía, mặt quỉ, hồng bối quế
hoa.
- Tên khoa học: Excoecaria cochinchinensis Lour.
- Họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
7.2.Bộ phận dùng
- Lá, cành non, rễ.
- Lá và cành non được thu hái quanh năm, nên tránh thu hái vào mùa mưa
và ngày có sương mù, nên thu vào tầm tháng 4 – 6, đặc biệt vào tháng 5
âm lịch, khi tiết trời thường xuyên có nắng to, cây phát triển tốt, lá to,
dày, nhiều nhựa, màu lá đỏ tía, cũng là lúc cây cho hàm lượng hoạt chất
cao. Rễ của cây được thu hái vào mùa thu và đông.

14
- Thu hái và sơ chế: Khi thu hái cần chọn lá to, dày, chứa nhiều nhựa. Lá
sau khi thu về đem rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, dùng lò sấy khô hoặc
sao vàng. Rễ sau khi thu hái được rửa sạch, cắt nhỏ và phơi khô trong
bóng râm hoặc sấy khô.

7.3.Kinh nghiệm sử dụng


- Lá đơn đỏ có vị cay, hơi đắng, quy vào Kinh Can phế, tính mát, dùng lâu
sẽ tổn thương dương khí. Tác dụng khu phong trừ thấp, thanh nhiệt,
thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống. Chủ trị: Lỵ, đại tiện ra máu, tiểu ra máu,
mề đay mẩn ngứa, nổi mụn nhọt, tiêu chảy lâu ngày.
- Người tày vùng Lạng Sơn chuyên dùng lá cây đơn đỏ để trị bệnh sởi, sốt
phát ban, bằng cách uống và tắm hằng ngày cho hiệu quả rất tốt.
- Theo y học cổ truyền: Lá còn được sử dụng làm thuốc trợ đẻ, giảm đau
nhức (đau đầu, đau lưng, đau khớp, đau bụng). Tăng cường tuần hoàn(cải
thiện tình trạng mất ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi), Chống viêm,
Chữa bệnh đường tiêu hóa(ợ chua, đầy hơi, tiêu chảy…). Hỗ trợ điều trị
một số bệnh như sốt rét, ho, hen suyễn...
- Đơn lá đỏ có chứa chất độc, nên việc sử dụng phải cẩn thận.
* Đơn thuốc có lá đơn đỏ dùng trong nhân dân
- Chữa đi ỉa lỏng lâu ngày: Lá đơn đỏ sao vàng 15g, gừng nướng 1 miếng,
nước 600ml, sắc còn 1 bát (200ml), chia làm 3 lần uống trong ngày (kinh
nghiệm của nhân dân Huế).
- Chữa zona và mẩn ngứa, mất ngủ: Lá đơn tía tươi 400g, sao vàng, để
nguội. thêm 600ml, sắc còn 200ml (một bát), chia làm 2-3 lần uống trong
ngày.
7.4.Phân bố

15
Hình 14: Sự phân bố cây đơn lá đỏ
- Việt Nam: Đơn lá đỏ hầu như mọc khắp cả nước, mọc nhiều tại các tỉnh
miền núi phía Bắc như: Thái Bình, Tuyên Quang, Hải Dương, Hòa Bình.
- Thế giới: Đơn lá đỏ phân bố ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á và
Trung Quốc.
7.5.Công dụng và chỉ định
- Đơn lá đỏ thường được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa
mụn nhọt, mẩn ngứa, có khi dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày. Ngày dùng
15-20g lá tươi, sao vàng, sắc uống.
- Chống chỉ định: Người hay chảy máu không nên dùng.

7.6. Địa bàn

- Người Tày ở Lạng Sơn, Tuyên Quang


8. Cỏ tranh

16
Hình 15: Cỏ tranh

8.1.Tên
- Tên gọi khác: Bạch mao.
- Tên khoa học là Imperata cylindrica (L) P.Beauv.
- Họ: Lúa Poaceae (Gramineae).
8.2.Bộ phận dùng
- Thân rễ phơi hay sấy khô.
8.3.Kinh nghiệm sử dụng
- Dân tộc Tày ở Thái nguyên: rễ kết hợp với các cây thuốc khác để chữa
bệnh thận, sỏi thận, bệnh tiêu hóa.
- Dân tộc Tày ở miền Nam (rừng Lán Tranh, Lâm Đồng): Thân, dùng tươi
và khô, nấu nước dùng làm thuốc an thần, bệnh về tiêu hóa.
* Bài thuốc có cỏ tranh:
- Thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt: Rễ cỏ tranh 50g, râu ngô 40g, mã đề 25g, các
hoa 5g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 600ml nước, còn 200ml uống làm 2-3 lần
trong ngày. Trẻ em dưới 14 tuổi dùng 2/3 liều người lớn.
- Chữa hen suyễn: Bạch mao càn 60g, tang bạch bì 60g, sắc với 400ml
nước, còn 200ml, bỏ bã, uống lúc còn nóng sau bữa ăn.
- Chữa đi tiểu ra máu: Bạch mao can, ngầy tiết, mỗi vị 15g. Sắc nước, để
nguội uống.

Hình 16: Sự phân bố cây cỏ tranh

17
8.4.Phân bố
- Việt Nam: Mọc hoang ở khắp nơi nước ta, từ các đảo, vùng đồng bằng,
trung du, miền núi đến độ cao hơn 2000m
- Thế giới: Phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở
châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương, còn có một số nơi ở Nam
Âu. Ở châu Á, vùng phân bố của cỏ tranh bao gồm hầu hết các nước ở
Trung Á, Nam Á, Đông – Nam Á, Đông Dương và các tỉnh phía Nam
Trung Quốc, kể cả đảo Hải Nam.
8.5.Công dụng và chỉ định
- Rễ của cỏ tranh được dùng chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó
khăn, đái ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm
thận cấp, hen suyễn.
- Hoa cỏ tranh chữa chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu vết
thương. Liều dùng 9-15g/ngày, sắc nước uống.
9. Màng Tang

Hình 17: Màng tang


9.1.Tên
- Tên gọi khác: Màng tang, Khương mộc, Sơn thương, Tất trừng già, Khảo
khinh (Tày), Tạ chàm điằng (Dao), Lồ lê (K’Ho).

18
- Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers.
- Họ: Lauraceae (Long não).
9.2.Bộ phận dùng
- Quả hái vào mùa hạ, phơi khô hoặc cất lấy tinh dầu.
- Rễ thu hái quanh năm, phơi khô.
9.3.Kinh nghiệm sử dụng
- Các lương y ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng chuyên dùng rễ cây
màng tang chữa rắn độc cắn cho bộ đội và nhân dân hồi kháng chiến
chống Pháp: Rễ thu hái quanh năm, khi dùng đào về rửa sạch, giã nhỏ,
thêm nước, gan uống, dùng bã đắp ngoài, mỗi lần khoảng 50g. thường
phối hợp với quả xuyên tiêu, dưới dạng cây tươi hoặc dùng dược liệu tươi
hoặc dược liệu phơi khô tán bột rắc vào vết rắn cắn.
- Các dân tộc Tày, Nùng ở miền Bắc Việt Nam dùng rễ màng tang phối
hợp với rễ ba chẽ chữa kém ăn, mất ngủ, cơ thể suy yếu ở phụ nữ sau khi
đẻ: rễ màng tang phối hợp với rễ ba chẽ, mỗi thứ 100g, dược liệu tươi
hoặc 60g dược liệu khô, thái nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml chia làm
2 lần uống trong ngày.
- Tuệ Tĩnh trong “Nam dược thần hiệu” đã dùng quả màng tang (20g) phối
hợp với lá bạc hà (12g), hoa kinh giới (6g), phơi khô, tán nhỏ thành bột
mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt ngô, uống hoặc ngậm mỗi lần 1 viên
chữa mũi tắc không thông.
- Chữa bụng lạnh đau, đầy hơi, nôn mửa, nấc, kiết lỵ: quả 3-9g/ngày, rễ 10-
15g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
- Ở Trung Quốc, màng tang được dùng chữa amip, lỵ trực tràng và bệnh
sán máng: quả màng tang nghiền thành bột nhỏ cho vào nang, mỗi ngày
uống 4 lần, mỗi lần 1g, dùng liên tục 3-5 ngày, các triệu chứng như số lần
đại tiện và máu mũi trong phân giảm, amip trong phân về âm tính, về
bệnh sán máng, viêm màng tang có tác dụng nhất định ở giai đoạn đầu
của bệnh.

19
9.4.Phân bố

Hình 18: Sự phân bố cây màng tang


- Tại Việt Nam, màng tang phân bố hầu như ở tất cả các tỉnh trung du và
miền núi. Cây mọc tập trung nhiều ở các tỉnh dọc theo biên giới phía bắc
như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và
một số tỉnh khác như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên bái, Hòa Bình và
Thanh Hóa. Ở miền Nam, màng tang có nhiều ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng… Độ cao phân bố từ vài
chục mét đến 1600, song phổ biến nhất từ 500 đến 1500m.
- Trên thế giới, màng tang phân bố phổ biến từ vùng Đông Himalaya đến
khắp vùng Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc Mianma,
Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Indonesia (Java) và một
vài nơi khác. Cây còn được trồng để lấy tinh dầu ở Nhật bản, vùng Nam
Trung Quốc và Đài Loan.
9.5.Công dụng và chỉ định
- Người ta dùng quả và rễ để chữa đau bụng, không tiêu, chữa nhức đầu,
còn dùng chữa rắn cắn.

20
- Ngoài công dụng trong y học, tinh dầu màng tang còn được dùng trong
công nghiệp chất thơm, làm xà phòng, chế biến nước hoa. Citral chiết
được từ tinh dầu màng tang có mùi thơm, dễ chịu hơn tách từ sả.
10. Bình vôi

Hình 19: Bình vôi

10.1. Tên gọi


- Tên gọi khác: Củ một, củ mối tròn, ngải tượng, tử nhiên.
- Tên khoa học: Stephania rotunda Lour.
- Họ: Tiết dê – Menispermaceae.
10.2. Bộ phận dùng
- Thân củ thái mỏng phơi hay sấy khô.
- Các hoạt chất, chủ yếu là chất rotundin.
10.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Dân tộc Tày ở Miền Nam: dùng thân cây, phơi khô, ngâm rượu, chữa các
bệnh dạ dày, thuốc an thần.
- Dân tộc Tày ở Thái Nguyên: dùng thân cây, làm thuốc an thần, chữa bệnh
hen, thấp khớp, chữa mất ngủ, làm thuốc bổ,…

21
10.4. Phân bố

Hình 20: Sự phân bố cây bình vôi


- Việt Nam: ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình,
Hà Giang, Tuyên Quang, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Cao bằng,
Lạng Sơn, Thanh Hóa,…
- Thế giới: Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Lào.
- Assam, Bangladesh, Campuchia, Đông Himalaya, Ấn Độ, Lào,
Myanmar, Nepal, Thái Lan, Tây Tạng, Tây Himalaya
10.5. Công dụng và chỉ định
- Bình vôi chữa mất ngủ, ho hen, kiết lỵ, sốt, đau bụng, được dùng dưới
dạng củ thái nhỏ phơi khô sắc nước uống hoặc dạng bột, ngâm rượu hay
chè thuốc. Liều dùng 3-6g/ngày.
- Thuốc ngâm rượu gồm bột bình vôi (1 phần) với rượu 40 độ (5 phần),
mỗi ngày uống 5-15ml, có thể thêm đường cho dễ uống.
- Theo y học hiện đại: Rotundin clohydrat được dùng làm thuốc trấn kinh,
trong các trường hợp mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau tim, đau dạ dày,
hen. Ngày dùng 0,05g đến 0,1g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên. Có thể
thành dạng tiêm 0,05g rotundin clohydrat hay sunfat trong ống 5ml (vì
muối rotundin ít tan trong nước).
- Trẻ con dùng với liều 0,02g đến 0,025g đối với trẻ 1-5 tuổi; 0,03 đến 0,05
đối với trẻ 5-10 tuổi.

22
11. Xấu hổ

Hình 21: Xấu hổ


11.1. Tên
- Tên gọi khác: trinh nữ, cỏ thẹn, hàm tu thảo, cây mắc cỡ, nhả nả nhèn
(Tày)
- Tên khoa học: Mimosa pudica L
- Họ: Trinh nữ - Mimosaceae.
11.2. Bộ phận dùng
- Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều có thể sử dụng để bào chế dược
liệu
11.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Cả cây xấu hổ 15g hoặc lá 6-12g, dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo
tím 15g. Sắc uống hằng ngày vào buổi tối. Có thể phối hợp với lạc tiên,
mạch môn, thảo thuyết minh => Chữa bệnh suy nhược thần kinh, mất
ngủ.
- Cả cây xấu hổ 30g, rễ cây cẩm Bremek 16g. Sắc uống làm 2 lần trong
ngày => Chữa viêm phế quản mạn tính.

23
- Cả cây xấu hổ, chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Sắc uống hàng ngày 20-30g
thay trà. Dùng để chữa nhức mỏi, sưng phù.
11.4. Phân bố

Hình 22: Sự phân bố cây xấu hổ

- Việt Nam, xấu hổ phân bố rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi độ
cao dưới 1000m.
- Thế giới: Phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và Nam A bao gồm
Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippin, Lào, Campuchia, Papua New
Guinea, Việt Nam và Nam Trung Quốc...Tuy vậy, nguồn gốc chung của
loài cây xấu hổ lại có xuất xứ từ vùng Châu Mỹ nhiệt đới
11.5. Công dụng và chỉ định
- Cả cây xấu hổ được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế
quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm dạ dày-ruột, phong thấp tê bại,
bệnh gút, cao huyết áp. Ngày 15-25g, sắc uống
- Dùng ngoài trị chất thương, viêm mủ da. Lấy cây tươi, giã, đắp. Rễ và hạt
chữa hen suyễn và gây nôn. Rễ còn chữa sốt rét, kinh nguyệt không đều.
- Chú ý: Theo y học cổ truyền, xấu hổ có tác dụng gây mê, tê, không được
dùng liều cao. Phụ nữ có thai không được dùng xấu hổ.

24
12. Thiên lý hương

Hình 23: Thiên lý hương


12.1. Tên
- Tên gọi khác: Đương quy đẳng, đinh lăng dây, co nam coi (Tày - trong
đó: ‘Co’ là cây, ‘nam’ nghĩa là gai, chỉ những cây có gai hoặc phủ toàn
gai, ‘coi’ ở đây muốn chỉ sự khó nhìn thấy hoặc khó nhận ra; nghĩa là
‘cây này có gai nhưng khó nhận ra).
- Tên khoa học: Embelia parviflora Wall. ex A. DC
- Họ: Myrsinaceae
- Thiên lý hương là cây được liệt vào danh mục những cây thuốc quý cần
được bảo vệ, cấp VU (Vulnerable – sắp nguy cấp).
12.2. Bộ phận sử dụng
- Rễ và thân già, đôi khi người ta còn dùng cả lá để làm thuốc.
- Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn và dân tộc
Mường ở Hòa Bình, thiên lý hương là cây thuốc quý, nhất là phần rễ của
nó. Do đó cây đã bị khai thác nhiều, hiện nay đã trở nên hiếm dần.
- Thân sau khi thu hoạch được thái lát miếng (mặt miếng cắt sẽ chuyển
sang màu hung hung màu cánh gián), sau đó phơi khô và dùng làm thuốc.
12.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Người Tày vùng Lạng Sơn coi đây là thuốc quý trị được nhiều loại bệnh,
đặc biệt với các bệnh như: vô sinh hiếm muộn, yếu sinh lí, hố tinh, giải

25
nhiệt, đái dắt, đái vàng, tốt cho thận và xương khớp,... thậm chí là giải
độc.
- Cây càng già dược tính càng nhiều. Cây sau khi lấy các phần làm thuốc
cần giữ lại búp để trồng thành cây mới, điều này nhằm mục đích bảo vệ
sự bền vững của cây thuốc.
- Sao khô, hạ thủ sẽ giữ được dược tính cao hơn phơi khô
- Dùng lượng ít nhưng cho hiệu quả rất cao, vậy nên lượng thiên lý hương
trong các bài thuốc thường ít hơn các dược liệu dùng kèm.
- Thường được dùng ngâm rượu, đun nước uống hoặc sắc thuốc uống cùng
các loại dược liệu khác. Thiên lý hương có hương thơm nên được dùng
để ngâm rượu rất tốt, vừa tạo hương thơm lại tăng công dụng cho bình
rượu.
- Công dụng: Thân dùng để điều kinh; Rễ dùng làm thuốc bổ, chữa phong
tê thấp, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm ruột mãn tính, còn chữa
chứng không đậu thai.
12.4. Phân bố

Hình 24: Sự phân bố cây thiên lý hương

- Cây sống ở độ cao trên 700m.


- Việt Nam: chỉ gặp ở các tỉnh miền núi Lạng Sơn (Tràng Định, Bắc Sơn),
Vĩnh Phúc (núi Tam Đảo), Hòa Bình (Tân Lạc, Mai Châu), Nghệ An và
Gia Lai.
- Thế giới: cây phân bố ở Myanmar, Nam Trung Quốc, Thái Lan…

26
12.5. Công dụng và chỉ định
- Điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, đến kỳ kinh thì đau bụng:
Thân cây đun nước uống hàng ngày, hoặc có thể dùng ngâm rượu uống
đều đặn cũng rất tốt.
- Chữa vô sinh, hiếm muộn nữ, vô sinh nam.
- Chữa nam giới yếu sinh lý.
- Bổ thận tráng dương, cố tinh.
- Thuốc bổ dưỡng.
- Chữa phong tê thấp, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm ruột mãn tính.
- Chữa chứng không đậu thai.
- Chữa đường ruột, đại tràng mãn tính.
- Phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh

12.6. Địa bàn: người Tày ở Lạng Sơn, Hòa Bình

13. Kim anh

Hình 25: Cây kim anh


13.1. Tên
- Tên gọi khác: thích lê tử, đường quân tử, mác nam coi, mác nam lỳ (Tày).
- Tên khoa học: Rosa laevigata Michx.
- Họ: hoa hồng Rosaceae.
13.2. Bộ phận dùng

27
- Đế hoa hoặc quả giả chín, loại bỏ gai và hạt rồi phơi hoặc sấy khô, ngoài
quả giả ra còn sử dụng rễ và vỏ rễ, hoa lá kim anh làm thuốc nhưng hay
dùng nhất vẫn là quả giả.
13.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Người Tày dùng cây này để chữa cảm cúm và cầm máu.
13.4. Phân bố
- Việt Nam: kim anh mới chỉ thấy ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Vùng phân bố
tập trung ở các huyện giáp biên giới phía bắc như Cao Lộc, Bình Gia,
Tràng Đinh, Lộc Bình (Lạng Sơn) và Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh,
Hà Quảng, Quảng Hoà (Cao Bằng).
- Thế giới: Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hà Nam,
Giang Tô, Triết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên).


nh 26: Sự phân bố cây kim anh
13.5. Công dụng và chỉ định
- Kim anh được dùng cả trong đông y và tây y.
- Tây y coi kim anh là một nguồn vitamin C quan trọng. Thường chế thành
mứt có vị vừa ngọt, vừa chất và vừa chua, dùng làm thuốc bổ, thuốc cầm
máu. Thuốc pha hay cồn thuốc chế bằng toàn bộ quả (cả cùi và hạt) được
dùng chữa bệnh về thần kinh với những triệu chứng như lo câu, thần kinh
bất định, trằn trọc thâu đêm. Khi dùng phải cẩn thận, tránh ngộ độc. Quả
giả kim anh còn dùng dưới dạng siro ( 1ml có 5mg vitamin C), bột (kg
bột có 30mg vitamin C).

28
- Đông y coi kim anh có vị chua, chát, tính bình, vào kinh và thận, có tác
dụng kiện tinh, mạnh ruột, dùng chữa di tinh, đái són, tiểu tiện nhiều lần,
phụ nữ khí hư, bạch đới, tỳ tư mà hay đi ỉa lỏng. Dùng dưới hình thức bột
tay cao mềm. Ngày dùng 6 đến 12g.
- Ngoài ra người ta còn dùng lá kim anh giã nhỏ, thêm ít muối mà đắp lên
mụn nhọt, có khi phối hợp với lá dâu tằm cùng giã với muối mà đắp lên
vết thương để cầm máu.
14. Ngấy hoa hồng

Hình 27: Ngấy hoa hồng


14.1. Tên
- Tên gọi khác: Mâm xôi lá hồng, mâm xôi Tây Tạng, dum lá hồng, Co
mác thùm kin (Tày - “Co” nghĩa là cây; “Mác” nghĩa là quả, ý dùng để
chỉ những cây sử dụng bộ phận quả để chữa bệnh hoặc sử dụng bộ phận
quả để ăn ở địa phương; “thùm kin” nghĩa là quả này ăn được rất ngon,
…; nghĩa là cây có quả ăn được rất ngon).
- Tên khoa học: Rubus rosifolius Smith.
- Họ: Hoa hồng – Rosaceae.
14.2. Bộ phận sử dụng
- Quả, cành và lá.

29
- Quả thu hái vào tháng 5-7; phần cành và lá thường được thu hái quanh
năm.
- Chế biến: trái quả có thể ăn trực tiếp; cành, lá được cắt ngắn thành từng
khúc phơi khô để làm dược liệu.
14.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Quả vị ngọt, chua, tính bình vào hai kinh Can, Thận; chủ trị ích thận, cố
tinh dung chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến di
tinh, liệt dương. Trong cộng đồng, quả dùng làm thuốc bổ can thận, sinh
tinh, chữa thận hư, liệt dương, di tinh, đái són, dùng riêng hoặc dùng phối
hợp với Kim anh, Khởi tử, ba kích. Liều dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc
sắc, hoàn. Lá có vị ngọt, nhạt, mát vào 2 kinh Can, Tỳ; có tác dụng hoạt
huyết khư ứ, thanh nhiệt, lợi máu chữa ăn uống không tiêu, đầy bụng. liều
dùng trong ngày: 15 – 30g, sắc uống. cành, lá phơi khô làm trà, nấu nước
uống giúp tiêu hóa. Lá, quả có thể nghiền nhỏ hoặc giã nát đắp lên vết
thương nhằm điều trị viêm nhiễm.
- Làm trà thảo mộc, lợi tiểu: hãm 10 – 15g lá hoặc sắc uống: quả thường
làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em. Lá được dùng làm thuốc điều
kinh, gây sảy thai.
- Trị viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú: dùng 30 – 40g cành lá
cây mâm xôi, với cây ô rô, mộc thông, mỗi vị 15 – 20g, sắc uống.
- Trị viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng: cành lá cây
mâm xôi 30g, ba kích, kim anh, mỗi vị 10 – 15g, sắc uống.
14.4. Phân bố

30
Hình 28: Sự phân bố cây ngấy hoa hồng
- Việt Nam: Cây mọc hoang ở khắp vùng đồi núi rừng miền Bắc Việt Nam,
phổ biến ở miền Tây Bắc, thường thấy ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào
Cai, Yên Bái.
- Thế Giới: các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á,….
14.5. Công dụng và chỉ định
- Duy trì hệ thống tuần hoàn, tăng cường thành mạch máu và độ đàn hồi.
- Tăng hemoglobin trong máu.
- Ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh.
- Cải thiện tiêu hóa và sự trao đổi chất.
- Quả mâm xôi lá hồng có thể được sử dụng như một loại thuốc chống trầm
cảm.
- Chống lão hóa: khoa học chứng minh mâm xôi lá hồng có tác dụng chống
lão hóa mạnh hơn dâu tây gấp 1.5 lần, gấp 3 lần trái kiwi, gấp 10 lần cà
chua.
- Kháng viêm và kháng khuẩn cực mạnh. Tác dụng này không bị giảm đi
khi sử dụng quả đã được đông lạnh.
- Chống chỉ định: phụ nữ có thai, cẩn thận trong việc sử dụng nó cho
những người bị bệnh tiểu đường và dễ bị dị ứng.
15. Mía dò

Hình 29: Mía dò

31
15.1. Tên
- Tên thường gọi: Tậu chó (Lạng Sơn), cát lồi, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi,
củ chóc, se vòng, nó ưởng, ỏi phạ (Tày), co ướng bôn (Thái).
- Tên khoa học: Costus speciosus (Koenig) Smith.
- Họ: Thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Trong một số hệ thống hiện nay chi
Costus được tách ra thành họ riêng Costaceae (Mía dò).
15.2. Bộ phận dùng
- Thân rễ, búp non, cành non. Thân rễ thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch, cắt
bỏ rễ con, thái phiến phơi hoặc sấy nhẹ cho khô. Nếu thân rễ khô phải ủ
cho mềm rồi thái phiến. Dùng lửa nhỏ, sao đến khi bề mặt phiến có màu
vàng. Búp và cành non dùng tươi.
15.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Chữa bệnh sỏi thận. Dùng nước cây mía dò chữa triệu chứng đái buốt, đái
rắt,...
- Ở Trung Quốc, người ta dùng mía dò chữa viêm thận, phù thũng, xơ gan
cổ trướng, tiểu tiện không thông, mề đay.
- Ở Ấn Độ mía dò được dùng làm thuốc chữa sốt, bệnh ngoài da, rắn cắn.
- Ở Indonesia mía dò chữa các bệnh về mắt.
- Ở Lào và Malaysia, dịch hãm hoặc nước sắc của lá mía dò là thuốc ra mồ
hôi hoặc dùng làm nước tắm cho bệnh nhân sốt cao.
- Ở Malaysia, người ta còn dùng mía dò với trầu không để chữa ho.
15.4. Phân bố

Hình 30: Sự phân bố cây Mía dò

32
- Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á.
- Việt Nam: Cây phân bố rộng rãi ở tất cả các tỉnh thuộc vùng núi, trung du
và cả đồng bằng. Ở vùng đồng bằng ít gặp hơn, trong các lùm bụi quanh
làng hay vườn đã bị bỏ hoang lâu ngày. Các tỉnh có nhiều mía dò là: Hoà
Bình, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Ở miền Nam cây mọc trên các
bờ kênh rạch.
- Thế giới: Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, các tỉnh
Nam Trung Quốc và đảo Hải Nam.
15.5. Công dụng và chỉ định
- Nhân dân một số nơi (Lạng Sơn) dùng ngọn hay cành non mía dò đem
nướng, rồi vắt lấy nước nhỏ chữa đau mắt, đau tai.
- Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt, ra mồ hôi, làm thuốc mát.
- Ngày dùng 10-20g, dùng ngoài không kể liều lượng.
- Thân rễ có khi được dùng luộc ăn.
- Có thể là một nguồn chiết diosgenin.
- Thân, rễ mía dò chữa sốt đái buốt, đái nước tiểu vàng, viêm bàng quang.
Ngày dùng 5-10g dưới dạng nước sắc, cao lỏng hoặc cao mềm. Dùng
riêng hoặc phối hợp với lá lành ngạnh chữa bí tiểu tiện, với mộc tặc chữa
đái đục, với cỏ xước, cà gai leo, thổ phục linh chữa tê thấp, nhức xương.
Dùng ngoài, thân rễ mía dò giã đắp chữa rắn cắn.
- Địa bàn: Người Tày tại tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng.
16. Bạch đồng nữ

33
Hinh 31: Bạch đồng nữ
16.1. Tên
- Tên gọi khác: Bần trắng, vậy trắng, mấn trắng, mò trắng, Poóng phi dón
(Thái), Co poong pì khao (theo dân tộc Tày).
- Tên khoa học: Clerodendrum fragrans Vent.
- Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
16.2. Bộ phận dùng
- Lá thu hái quanh năm, tốt nhất là lúc cây đang ra hoa, chọn lá bánh tẻ
không bị sâu úa.
- Rễ đào về rửa sạch phơi hoặc sấy khô, khi dùng thái mỏng.
16.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Dân gian sử dụng làm thuốc rụng nhanh các hoại tử ở vết bỏng, thuốc
điều kinh, tử cung viêm loét. Chữa kinh nguyệt không đều, kinh thấy sớm
kỳ, lượng máu nhiều đỏ tươi, hoặc đau bụng trước kỳ kinh. Ngoài ra còn
có thể dùng nước ép lá tươi, chồi non giã nát, hoặc nước ép rễ tươi uống
để trị giun sán. Ngoài ra còn dùng nước ép lá bôi để diệt bọ ký sinh ở
động vật. Sử dụng thuốc nhão chế từ chồi non của cây bạch đồng nữ và
cây ổi với một nhúm muối để điều trị đau dạ dày do đầy hơi, mỗi lần
uống 2 thìa cà phê, ngày 2 lần cho tới khi khỏi.
- Người Tày tại Lạng Sơn dùng Bạch Đồng Nữ để chữa mẩn ngứa, hạ
nhiệt, hạ huyết áp.

34
16.4. Phân bố

Hình 32: Sự phân bố cây Bạch đồng nữ


- Việt Nam: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Nội,
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk,
Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.
- Thế giới: Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á như
Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
16.5. Công dụng và chỉ định
- Trong nhân dân, lá bạch đồng nữ hay mò trắng trên thường chỉ hay dùng
ngoài; không kể liều lượng người ta hái lá tươi về vò nát hay giã nát lấy
nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ, mụn nhọt hay rửa chốc đầu. Dựa
vào kinh nghiệm của người dân, thường dùng lá bạch đồng nữ sắc uống
chữa bệnh khí hư, bạch đới với liều 15-20g lá khô, thêm nước vào đun sôi
giữ sôi trong nửa giờ lấy ra uống. Dân gian thường dùng phối hợp vị này
với ích mẫu, hương phụ với ngải cứu.
- Các lương y khác thường chỉ dùng rễ cây bạch đồng nữ. Ngoài những
công dụng kể trên, mới đây dựa trên kinh nghiệm dân gian địa phương,
bệnh viện Lạng Sơn đã dùng rễ cây bạch đồng nữ và xích đồng nam chữa
bệnh vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm
nghiệm nước tiểu có sắc tố mật. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc
viên.

35
- Sắc: Rễ bạch đồng nữ 10g, nước 400ml, sắc còn một bát (200 ml), chia 2
lần uống trong ngày, có thể dùng cả rễ và thân cây thái nhỏ 600g sắc với
5 lít nước và cô đặc còn 90g, thêm tá dược làm thành viên (120 viên),
mỗi viên nặng 1g; ngày uống 8 viên chia làm hai lần.
- Trong y học dân gian Nepan, nước ép lá tươi, chồi non giã nát, hoặc nước
ép tươi uống để trị giun sán. Nước ép lá tươi: mỗi ngày uống một lần
khoảng 4 thìa cà phê, liền trong 4 ngày. Hoặc uống mỗi ngày một lần 2
thìa cà phê nước ép lá tươi cho đến khi ra giun.
- Trong y học dân gian Ấn Độ, thuốc nhão chế từ chồi non của cây bạch
đồng nữ và cây ổi với một nhúm muối để điều trị đau dạ dày do đầy hơi,
mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày 2 lần cho tới khi khỏi.
17. Vọng cách

Hình 33: Vọng cách


17.1. Tên
- Tên gọi khác: bọng cách, cách núi, co tỏ mạ (tiếng Tày).
- Tên khoa học: Folium premnae corymbosae.
- Họ: Cỏ roi ngựa- verbenaceae.
17.2. Bộ phận sử dụng
- Lá thu hái quanh năm, phơi khô.
- Có nơi dùng cả thân, rễ.
17.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Dân tộc Tày ở Lục Ngạn (Bắc Giang): Dùng điều trị viêm gan.

36
- Chữa lỵ, tiểu khó, tiêu hóa kém.
17.4. Phân bố

Hình 34: Sự phân bố cây vọng cách


- Việt Nam: Mọc hoang khắp nơi
- Thế giới: Phân bố từ Ấn Độ đến Thái Lan, Campuchia, Lào
17.5. Công dụng và chỉ định
- Vọng cách chỉ mới thấy được dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân.
Ngoài công dụng làm thuốc, lá vọng cách được nhân dân dùng ăn gỏi cá.
- Làm thuốc, lá vọng cách dùng để chữa lỵ, thông tiểu tiện, giúp sự tiêu
hóa. Rễ vọng cách chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, chữa sốt.
- Chữa kiết lỵ: Lá vọng cách tươi (30-40g), rửa sạch, vò nát thêm ít nước lã
đun sôi để nguội, trẻ em dùng nửa liều. Có thể hái phơi khô hay sao vàng
sắc uống (kinh nghiệm dân gian).

37
18. Cây xoan nhừ

Hình 35. Cây xoan nhừ


18.1. Tên
- Tên gọi khác: Xoan nhừ, Nhừ, Xoan trà, Lát xoan, Xuyên cóc, Nam toan táo
(Trung Quốc), Mác nhừ (Tày).
- Tên khoa học: Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. et Hill.
- Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae.
18.2. Bộ phận dùng
18.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Dân tộc Tày ở Xã Đức Thông Huyện Thạch An Tỉnh Cao Bằng: Dùng để
điều trị dạ dày, bỏng.
18.4. Phân bố

38
Hình 36. Sự phân bố cây xoan nhừ
- Việt Nam: mọc hoang dại ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Cao
Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên
Quang.
- Thế giới: Trung Quốc (Hồ Bắc, Hổ Nam, Quảng Đông, Quảng
Tây, Vân Nam, Phúc Kiến), Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan
18.5. Công dụng và chỉ định
- Trừ gỗ dùng để làm nhà, đóng đồ, quả dùng để ăn. Trong nhân gian Việt
Nam từ rất lâu đời đã biết dùng vỏ, lá và quả xoan nhừ sắc nước làm thuốc
bôi bỏng với tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm đau, cầm máu.
- Sau những công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng,
vỏ xoan nhừ được dùng chính thức ở nhiều nơi để chữa bỏng. Trước khi
dùng thuốc cần rửa sạch vết bỏng, cắt bỏ các vòng nốt phỏng và các lớp
thượng bì đã bong lóc ra, lau khô sạch bằng gạc vô trùng khô.
- Có thể dưới dạng nước sắc đặc của vỏ cây, hay bột vỏ cây (khi dùng pha
thêm nước với tỉ lệ 1 phần bột, 1 phần nước) có thể dùng nước sắc đặc phun
thành bụi nhỏ (sử dụng khí nén nito để tạo áp suất).
- Sau đây là một hình thức ví dụ đơn giản: Lấy vỏ cây rửa sạch cho vào nồi,
đổ nước ngang mức vỏ đun cho cạn, gạn lấy phần còn lại. Lại đổ thêm nước
mang mức cũ, đun lần thứ 2 đến cạn một nửa. Lấy hai phần nước đó lọc qua
gạc rồi cô thành cao sánh. Cứ 10kg vỏ làm được 400ml cao, màu đen,
không mùi, vị chát, dễ bảo quản.

39
- Địa bàn: Dân tộc Tày ở Xã Đức Thông Huyện Thạch An Tỉnh Cao Bằng.
19. Tắc kè đá

Hình 37. Cây tắc kè đá


19.1. Tên
- Tên khoa học: Drynaria bonii Christ.
- Họ: Dương xỉ - Polypodiaceae.
19.2. Bộ phận dùng
- Thu thập thân rễ, loại bỏ lá và lông. Chọn thân rễ già, cắt bỏ rễ con và phần
lá còn sót lại, rửa sạch đất cát rồi chọn loại to cắt thành từng đoạn, đem
phơi hay sấy khô. Phần còn lại là giã tươi.
19.3. Kinh nghiệm sử dụng
- Dùng lá chuối non hơ trên lửa cho đến khi lá chuối mềm ra, lấy phần tươi
giã nhuyễn đắp lên chỗ bị gãy hoặc bị đau, dùng lá chuối đã đun nóng đắp
lên chỗ đó và dùng dây buộc lại cho thuốc không bị tràn ra ngoài, thay đổi
một lần một ngày. Phần khô sắc lấy khoảng 1 cốc nước uống thay nước lọc
mỗi ngày.
19.4. Phân bố

40
Hình 38. Sự phân bố cây tắc kè đá
- Việt Nam: Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây
Nguyên, Nam Trung bộ: Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận…
- Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…

19.5. Công dụng và chỉ định


Cùng công dụng và chỉ định với Cốt toái bổ - Drynaria fortunei:
- Vị thuốc này mới thấy được dùng trong nhân dân.
- Theo tài liệu cổ, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh
can và thận. Có khả năng bổ thận, trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ,
làm thuốc hòa hoãn, sát trùng đỡ đau. Dùng chữa dập xương, đau xương,
bong gân, sai khớp, tai ù răng đau, thận hư. Những người âm hư, huyết hư
đều không dùng được.
- Dùng uống trong hay đắp ở ngoài.
- Có thể dùng dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu, hoặc giã đắp lên vết
thương.
- Năm 1963, tại Quân y viện 6 (Tây Bắc) có dùng cốt toái bổ điều trị có kết
quả 4 trường hợp bong gân, tụ máu như sau: Cốt toái bổ tươi hái về, bóc bỏ
hết lông tơ và lá khô, sau đó đem rửa sạch, giã nhỏ. Dấp một ít nước vào,
gói vào lá đã nướng cho mềm, rồi đắp lên các vết đau. Những loại gãy
xương hở không dùng cách này. Trong ngày thay thuốc bó nhiều lần. Nếu
không đủ cốt toái bổ, có thể lấy bã thuốc ra, dấp nước rồi lại băng

41
lại.Thường chỉ sau 3 ngày đến 1 tuần là bệnh nhân đỡ và ra viện. Trong khi
đó, dùng các phương pháp khác kéo dài có khi hàng tháng mà không đỡ.
- Địa bàn: Dân tộc Tày ở khu vực các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên
(Lâm Đồng).
20. Ba kích

Hình 39. Cây Ba Kích


20.1. Tên
- Tên thường gọi: ba kích thiên, dây ruột gà, diệp liễu thảo, chẩu phóng xì,
thau tày cáy( Tày), sày cáy ( Thái).
- Tên khoa học: morinda officinalis.
- Họ: Cà Phê (Rubiaceae).
20.2. Bộ phận dùng
- Người ta thường dùng rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích.
- Rễ đào quanh năm, tốt nhất vào thu đông. Đào về rửa sạch đất cát, phơi hay
sấy khô. Khi gần khô đập dẹt rồi lại phơi cho thật khô.

20.3. Kinh nghiệm sử dụng


- Dân tộc Tày Ba Chẽ (Quảng Ninh): dùng để ôn thận trợ dương, cường gân
cốt, trị bệnh liệt dương, lưng gối mỏi đau.
20.4.Phân bố

42
- Việt Nam: mọc hoang ở ven rừng trên đồi rộng giữa bụi bờ, bãi hoang
nhiều nhất ở Quảng Ninh, Phú Thọ,Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn,
Tuyên Quang.
- Thế giới: Các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc.

Hình 40. Sự phân bố cây Ba Kích


20.5. Công dụng và chỉ định
- Theo tài liệu cổ: Ba kích có vị cay ngọt tính hơi ôn. Có tác dụng ôn thận trợ
dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Dùng chữa dương ủy, phong cấp
cướp khí, gần cốt yếu, mềm ,lưng gối mỏi đau. Người âm hư, hỏa thịnh, đại
tiện táo bón cấm dùng.
- Trong nhân dân: ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong
các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tình, phụ nữ kinh nguyệt không
đều. Còn dùng chữa bệnh phong thấp, mạnh gân cốt
- Nhân dân ở những nơi có cây này mọc hoang thường đào củ về nấu với thịt
gà ăn để bồi bổ sức khỏe.
- Ở Trung Quốc có dùng ba kích trong đơn thuốc nhị tiên thang để chữa bệnh
cao huyết áp đặc biệt đối với phụ nữ bị cao huyết áp ở thời kỳ hết kinh.
- Bài thuốc trị bệnh tăng huyết áp (Nhị Tiên Thang): ba kích, tiêm mao, dâm
dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Nước 600ml sắc còn
200 ml. Chia 3 phần uống trong ngày. Thời gian điều trị 3 tháng.

43
- Bài thuốc trị thận hư, dương uy, di tính: ba kích, thục địa mỗi thứ 15g, sơn
thù du, kim anh tử mỗi thứ 12g, sắc nước uống.
- Bài thuốc trị thận hư, đái nhiều lần: ba kích, sơn thù du, thỏ ty tử, tang phiêu
tiêu mỗi thứ 12g sắc hoặc tán bột uống.
- Bài thuốc trị lưng gối mỏi đau, mắt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: ba kích,
tục đoạn bổ cốt chỉ mỗi thứ 12g, hồ đào nhục 5 quả sắc nước uống hoặc tán
bột uống với canh.
- Bài thuốc trị thoát vị, bịu sưng đau: ba kích, hạt quýt mỗi thứ 12g, tiểu hồi
hương 3,7g sắc nước uống.

III. BÀN LUẬN

Người dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có
nền văn hóa và truyền thống lâu đời. Một phần quan trọng trong văn hóa

44
của người Tày là việc sử dụng cây thuốc để điều trị bệnh tật và duy trì sức
khỏe. Tri thức về cây thuốc của người dân tộc Tày có nguồn gốc từ thế hệ
cha ông và được truyền từ đời này sang đời khác thông qua việc học hỏi và
truyền miệng.
Cây thuốc được coi là một phương pháp chữa bệnh truyền thống và tự
nhiên của người Tày. Họ tin rằng các loại cây và thảo dược có khả năng
chữa trị và cân bằng cơ thể, và sử dụng chúng để điều trị nhiều bệnh tật
khác nhau. Tri thức về cây thuốc của người Tày được tích lũy thông qua
quan sát tự nhiên, thử nghiệm và truyền lại kinh nghiệm từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Dựa trên khu vực sống và đặc điểm địa lý của người dân tộc Tày ta có
thể thấy, họ cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc như:
Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… nơi có khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, địa hình đồi núi nên tài nguyên thực vật đặc biệt là tài nguyên
cây thuốc rất độc đáo, có nhiều cây thuốc quý hiếm. Vậy nên kiến thức về
dược liệu của họ rất phong phú và đa dạng. Một số cây thuốc phổ biến
được sử dụng bởi người dân tộc Tày bao gồm cây bạch đồng nữ, cây ngấy
lá hồng, cây đơn lá đỏ, cây thiên lý hương,... Trải qua các quá trình phát
triển, họ đã biết đem các cây thuốc mọc hoang dã về vườn trồng nhằm
phục vụ đời sống và bảo vệ sự vững bền của cây thuốc. Đây là một bước
tiến vượt bậc và có đóng góp quan trọng trong quá trình bảo tồn các cây
thuốc Việt Nam
Cách sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày cũng rất đặc biệt.
Các bộ phận của dược liệu được họ lựa chọn làm thuốc rất đa dạng, từ
thân, cành, lá, hoá, quả, rễ đến nhựa cây. Dựa vào đó họ cũng có một vài
quy tắc khi sử dụng thuốc. Ví dụ như thời điểm thu hái, lá cây thường được
thu hái khi chúng còn tươi và đạt đến giai đoạn phát triển tốt nhất, rễ
thường được đào lên vào mùa thu hoặc mùa đông khi cây đã rút sức vào
trong đất. Việc lựa chọn thời điểm thu hái đúng sẽ đảm bảo tính chất và

45
hiệu quả của cây thuốc. Hay ví dụ như về tính chất và công dụng, nếu mục
đích là chữa bệnh ho, họ có thể chọn lá cây có tính chất làm dịu và giảm
đau họng, nếu muốn sử dụng cây để hỗ trợ tiêu hóa, họ có thể chọn rễ hoặc
vỏ cây có tính chất chống viêm và tăng cường chức năng tiêu hóa. Quy tắc
lựa chọn các bộ phận của cây dược liệu trong cộng đồng dân tộc Tày có
thể khác nhau tùy theo vùng địa lý và sự đa dạng của cây thuốc trong khu
vực đó.
Sự đa dạng trong cách sử dụng thuốc của đồng bào dân tộc Tày không
chỉ dừng lại ở đó. Người dân tộc Tày có nhiều phương pháp chế biến cây
thuốc để sử dụng cho mục đích chữa bệnh và duy trì sức khỏe, bào gồm
phơi, sấy khô, sao nhằm kéo dài tuổi thọ và bảo quản thành phần chất hoạt
chất, chưng cất bằng cách đun sôi cây trong nước và sau đó thu thập hơi
nước để tách chất hoạt chất quan trọng từ cây; nấu chín, lên men (sản xuất
các loại rượu thuốc), nghiền nát, ngâm rượu…
Điểm đặc biệt nữa của người dân tộc Tày là cách họ đặt tên cho cây
thuốc. Họ sử dụng ngôn ngữ của mình để gọi những cây thuốc dựa trên đặc
điểm và tính chất của cây đó. Ví dụ, cây dùng nhựa để chữa bệnh thì sẽ có
từ “Giang” trong tên như Co giang sùng - Dầu mè, hay với những cây dây
leo thì có từ “Khau” như Khau nam - Kim anh,... Tên các cây thuốc có thể
được đặt theo ngôn ngữ Tày, hay vay mượn ngôn ngữ dân tộc khác như
Kinh, Mường,... Trong quá trình này, họ có thể linh hoạt và sáng tạo tên
gọi để thể hiện đặc trưng và giá trị của cây thuốc đó trong y học truyền
thống của họ.
Kinh nghiệm sử dụng các loài cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của dân tộc
Tày cũng rất đặc sắc. Họ có thể tìm ra được nhiều cây thuốc trị một loại
bệnh cũng như một cây thuốc trị được nhiều bệnh. Dựa trên các kiến thức
thực tiễn, họ đưa ra các bài thuốc phối hợp các dược liệu nhằm tận dụng
triệt để các lợi ích của cây thuốc. Thậm chí, một số cây thuốc còn được dân
tộc Tày sử dụng với công dụng khác so với những công dụng được nêu ra

46
trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất
Lợi. Ví dụ: Cây Khôi trong tài liệu có tác dụng chữa: đau dạ dày, mệt mỏi,
đầy bụng, khó chịu nhưng được dân tộc Tày ở Cao Bằng sử dụng thêm với
mục đích để chữa bệnh khớp.
Tuy tri thức về cây thuốc của người dân tộc Tày đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường nhưng tài
nguyên cây thuốc vẫn không ngừng mất đi. Ngoài các nguyên nhân chung
như khai thác quá mức, thay đổi khí hậu, mất môi trường sống thì vấn đề
đáng lo ngại đang được đặt ra là việc khai thác và xuất khẩu cây thuốc một
cách trái phép sang các nước khác mà điển hình là Trung Quốc. Điều này
có thể gây ra sự suy giảm đáng kể trong nguồn cung cây thuốc, làm giảm
khả năng điều trị và gây mất cân bằng trong hệ sinh thái địa phương. Vì
vậy, phải xây dựng các phương án bảo tồn: như thu hái có chọn lọc, ít làm
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, xây dựng vườn thuốc
đối với những loài cây quý hiếm đưa vào sách đỏ, có nguy cơ cạn kiệt,
khai thác với số lượng lớn.
Tổng quan, đồng bào dân tộc Tày có kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc
về việc sử dụng cây thuốc cổ truyền. Việc tiếp thu tri thức về dược liệu của
dân tộc Tày nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung là vô cùng bổ ích
và cần thiết cho việc phát triển nền Y học sau này. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng tri thức về cây thuốc của người dân tộc Tày không được xem là thay
thế cho y học hiện đại. Trong trường hợp bệnh nặng và cần điều trị chuyên
sâu, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ sở y tế chuyên nghiệp là cần thiết.
Ngoài ra, việc bảo tồn và truyền lại tri thức về cây thuốc của người dân tộc
Tày cũng đòi hỏi sự quan tâm và ủng hộ từ cộng đồng và các chính sách
bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đức Lợi, Nguyễn Tiến Vững, Lê Thị Thu Hương, 2016. Tài nguyên
cây thuốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
3. Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê. Các dân tộc ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
4. Nhóm tác giả của Viện Dược Liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nhóm tác giả của Viện Dược Liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6. Đỗ Huy Bích, 2006, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
7. Đỗ Huy Bích, 2006, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
8. Viện dược liệu. Danh lục Cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.
9. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, tập 1-2.
10.Dược điển Việt Nam
11.Nguyễn Trung Thành, Lê Thị Thanh Hương, Cây thuốc trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái nguyên, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
12.Lê Thị Thanh Hương, Hà Văn Quân, Đoàn Văn Vệ và cộng sự, 2015,
Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân
tộc Tày ở xã Văn An, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 4 (2015).

48
13.Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Trung Thành, 2015, Nghiên cứu tri thức
và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái
Nguyên để bảo tồn và phát triển bền vững, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 1 (2016).
14.Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2003 - 2005. Danh lục các loài thực vật
Việt Nam, tập 2-3, Nxb.Nông nghiệp Hà Nội.
15.L.T.T. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ, Tập 31, Số 4 (2015) 45-55
16.Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam. Nxb. Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh, tập 1-3.
17.Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Trung tâm Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia, 2001. Danh lục các loài thực vật Việt
Nam, Tập 1, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
18.Tuệ Tĩnh Thiền Sư, 2014, Lương y Nguyễn Kỳ Nam, 3033 Cây Thuốc
Đông Y (Tuệ Tĩnh), Nhà xuất bản y học.
19.Viện Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật,
Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 611 tr.
20.Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Viện
Dược liệu, 23 tr
21. Đàm Văn Vinh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đặng Kim Tuyến, Trịnh Đình
Khá, Nguyễn Hải Hòa (2020).Tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của
cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Đức Thông, huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp Số 1-2020, Trường
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

22.Traditional Knowledge About Medicinal Plants Of Tay Ethnic


Community In South Vietnam: A Case Study At Lan Tranh Protection
Forest, Lam Dong Province. Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hợp, Hoàng

49
Văn Thái, Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Thị Lương INTERNATIONAL
JOURNAL OF PROGRESSIVE SCIENCES AND TECHNOLOGIES.
23.Medicinal Plants Used by the Tay Ethnic Group, Thai Nguyen Province,
Vietnam. Le Thi Thanh Huong, Nguyen Phu Hung, Hosakatte Niranjana
Murthy, Do Van Hai and Nguyen Trung Thanh.
24.https://www.gbif.org/
25.Tra cứu dược liệu Việt Nam: https://tracuuduoclieu.vn/
26.https://www.ajol.info/index.php/aáh

50
51

You might also like