You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

KHOA DƯỢC
*****

THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC


Bộ môn: QUẢN LÝ DƯỢC – DƯỢC LIỆU

Đối tượng: Đại học Dược chính quy

VINH – 2022

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
KHOA DƯỢC
*****

THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC


Bộ môn: QUẢN LÝ DƯỢC – DƯỢC LIỆU

Đối tượng: Đại học Dược chính quy

Biên soạn: ThS. DS. Trần Thị Oanh


ThS. DS. Hồ Thị Dung

VINH - 2022
2
Latin1:
ĐỌC VIẾT TÊN THUỐC THEO TIẾNG LATIN
Mục tiêu
1. Phát âm được các nguyên âm đơn, nguyên âm kép, phụ âm đơn, phụ âm kép
2. Đọc thành thạo các từ chuyên ngành theo tiếng Latin.
Nội dung
1. Các nguyên âm đơn
Hình thái chữ
Tên
Viết Viết Phát âm Ví dụ
gọi
hoa thường
A a a a anatomia, aqua, camphora, tabella
E e ê ê cera, arteria, cerebrum, ceratus, cicade
I i i i iecur, labium. liber, digitalis, meninx
J i iôta i jodum, injectio, jus, jocur
O o ô ô collum, ovum, dosis, mono, hetero
U u u u anus, nervus, maximum, caecum
u (âm oxygenium, larynx, hybridus
Y y ipxilon
Pháp)

2. Các nguyên âm kép


Trong tiếng Latinh có 4 nguyên âm kép có cách phát âm riêng:
2.1. Nguyên âm kép ae
Phát âm như âm [e] trong tiếng Việt
Ví dụ: saepe (nhiều khi), aeger (ốm đau), aether (ete), aetheroleum (tinh
dầu), aequalis (bằng),aequivalens (tương đương) …
2.2. Nguyên âm kép oe: phát âm như âm [ơ] trong tiếng Việt
Ví dụ: foetus (thai), oedema (bệnh phù), oenanthe (cây Rau cần), …
2.3. Nguyên âm kép au: âm này là như âm [au] trong tiếng Việt.
Ví dụ: aurum (vàng kim), aureus (như vàng kim), auris (tai), auricula (tai
nhỏ), aurantium (quả cam) …
2.4. Nguyên âm kép eu: phải được phát âm như âm [êu] trong tiếng Việt,
nhưng do thói quen theo âm Pháp, nhiều người đã phát âm thành âm
[ơ] khiến người nghe nhầm với nguyên âm kép oe

3
Ví dụ: euglena (Trùng mắt), eucalyptus (cây Bạch đàn), leucaena (cây Keo
dậu), Melaleuca cajuputi (cây Tràm), leucaemia (bệnh bạch cầu), seu (hoặc)…
Lưu ý: aë, oë không phải là nguyên âm kép, khi phát âm phải tách thành 2
âm:
aë: phát thành a – ê oë: phát thành ô – ê
3. Các phụ âm đơn
Hình thái chữ
Tên gọi Phát âm Ví dụ
Viết hoa Viết thường
B b bê bờ bonus, borax, botanica, bufo
cờ camphora, collum, corolla
C c xê
xờ caecum, cera, coena, cerebrum
D d đê đờ dosis, deformis, divisio, duodenum
F F epphơ phờ facies, fel, finis, flos, folium, functio
G g ghê gờ ganglion, gaster, gemma, giganteus
H h hát hờ herba, homo, hora, hybridus
K k ca cờ kaolinum, keratoma, kola
L l enlơ lờ labium, larynx, levis, liber, locus
M m emmơ mờ maximum, meninx, minimum, mutatio
N n ennơ nờ nasus, nervus, nomen, numero
P p pê pờ pancreas, penicillinum, pestis, porcus
Q q cu q(u): quờ quadruplex, quercus, quinque
R r errơ rờ radix, recipe, rosa, ruber
xơ saccharum, semen, solutio
S s etxơ
dờ sinensis, plasma, dosis, mensa
tờ taenia, terra, tinctura, toxinum, tuber
T t tê
xờ solutio, natio, scientia
V v vê vờ vaccinia, variolla, vesper, virus
kxờ simplex, thorax, xanthomonas
X x ichxơ kdờ exemplum, maxima
xơ xyleum, xanthium
Z z dêta dờ zanthoxylum, zea, protozoa

4. Các phụ âm kép và phụ âm ghép


4. A. Những phụ âm kép phát ra một âm
4.1. Phụ âm kép ch: là phụ âm kép phát âm như [kh] trong tiếng Việt.

4
Ví dụ: charta (giấy), character (tính chất), chemia (hóa
học), chlorophyllum (diệp lục tố), cholera (bệnh tả), chromosoma (nhiễm sắc
thể), arachis (cây Lạc, Đậu phụng)…
4.2. Phụ âm kép ph: phát âm như âm [ph] trong tiếng Việt.
Ví dụ: pharmacia (tiệm thuốc), pharmacologia (dược lý
học), pharmacopola (người bán thuốc), pharynx(họng), phoenix (cây Chà
là), philosophia (triết học), calophyllum (cây Mù u)…
4.3. Phụ âm kép rh: phát âm như âm [r] có rung lưỡi.
Ví dụ: rheum (cây Đại hoàng), rheumatismus (tê thấp), rhizoma (thân
rễ), diarrhoea (bệnh tiêu chảy),rhodomyrtus (cây Sim)…
4.4. Phụ âm kép th: phát âm như âm [th] của tiếng Việt.
Ví dụ: thea (cây Chè), theatrum (nhà
hát), theophylinum (theophylin), anthera (bao phấn),thermometrum (nhiệt
kế), thorax (lồng ngực, ức), thymus (tuyến ức)…
4. B. Phụ âm kép vừa phát ra 1 âm vừa phát ra 2 âm
Đó là phụ âm kép sc, tùy thuộc nguyên âm theo sau mà có cách phát âm như sau:
- Phát thành 1 âm như âm [s] trong tiếng Việt khi đứng trước các nguyên âm e, i, y,
ae, eu, oe.
Ví du: scelus (tội ác), scientia (kiến thức, khoa học), scyphus (cốc uống
rượu).
- Phát thành 2 âm [xk] khi đứng trước các nguyên âm o, u, au, aị, oi. Cần nhớ rằng
khi phát âm trong trường hợp thứ hai này, âm s phát yếu và lướt nhanh để cho âm c
thành âm chính.
Ví dụ: sclera (củng mạc), scrotum (bìu), sculptura (nghệ thuật điêu khắc)…
4. C. Những phụ âm ghép phát ra 2 âm, nhưng phụ âm sau mạnh và dài hơn
Ví dụ: agricultura (nông nghiệp), atrophia (sự teo), fabriqua (cấu
trúc), chlorophylla (diệp lục tố), chromosoma (nhiễm sắc thể), pluvialis (thuộc nước
mưa), pneumonia (bệnh viêm phổi), primus(thứ nhất), classis (lớp), crystallus (tinh
thể), fractura (sự gãy xương), spora (bào tử), tabletta(thuốc phiến)…
5. Những nguyên âm và phụ âm có cách phát âm cần lưu ý

5
Có một số nguyên âm và phụ âm có cách phát âm đặc biệt cần được lưu ý, thông
thường do thói quen phát âm tiếng Việt và tiếng Pháp khiến một số người hay nhầm
lẫn.
5.1. Nguyên âm i và j: tuy có cách viết khác nhau nhưng cả hai đều cùng một cách
phát âm là [i]. Do vậy có thể viết cách này hay cách khác nhưng vẫn đồng nhất cách
đọc.
Ví dụ: iod có thể viết iodum hay jodum
Tương tự như thế, chữ j trong các từ sau đây đều được phát âm là [i]:
jecur (gan), jecuroleum (dầu gan), jecuroleum jecuris aselli (dầu gan cá
thu), jus (nước ép),injectio (thuốc tiêm)…
5.2. Nguyên âm y: phải phát âm như nguyên âm u trong tiếng Pháp, nhưng có lẽ do
thói quen và cũng có thể do để dễ phát âm hơn mà người ta đã phát âm trại thành
[i].
Ví dụ: Tất cả các nguyên âm y trong các từ sau đây đều phải được phát âm
chuẩn như âm [u] của tiếng Pháp: larynx (thực quản), hybridus (lai
tạo), glycogenum (glycogen), hydroxidum (hidroxit), hydragyrum (thủy ngân)…
5.3. Phụ âm c: có hai cách phát âm khác nhau:
a. Phát âm như âm [k] tiếng Việt khi nó đứng trước các nguyên âm a, o, u
Ví dụ: calyx (đài hoa), camphora (long
não), collum (cổ), cor (tim), cubitus (khuỷu tay), collenchyma (mô dày)…
b. Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước các nguyên âm i, e, y, ae, oe
Ví dụ: centum (một trăm), cerebrum (não), ceratus (có sáp), citratus (mùi
chanh), cicade (Ve sầu),cyathium (cái chén), cyathiformis (dạng
chén), caecum (manh tràng), coena (bữa ăn chiều)…
5.4. Phụ âm g: phát âm như âm [gh] tiếng Việt trong mọi trường hợp. Tuy nhiên
cũng có người quen phát âm như âm [j] của tiếng Pháp với 1 số trường hợp.
Ví dụ: ganglion (hạch), geminatus (sinh đôi), gemma (chồi,
búp), glycogenium (glycogen), digitalis (cây Dương địa hoàng)…
5.5. Phụ âm q: không đi một mình, muốn phát âm được nó phải đi kèm với nguyên
âm u tạo thành phụ âm đặc biệt và được phát âm như âm [qu] trong tiếng Việt.
Ví dụ: aqua (nước), quercus (cây Sồi), quisqualis (cây Sử quân tử)…

6
5.6. Phụ âm r: khi phát âm phải rung lưỡi.
Ví dụ: ren (thận), resina (nhựa), rosa (hoa hồng), ruber (màu đỏ), spora (bào
tử)…
5.7. Phụ âm s: có hai cách phát âm:
a. Phát âm như [dờ] tiếng Việt khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm hoặc giữa một
nguyên âm và phụ âm m hay n
Ví dụ: plasma (huyết tương), gargarisma (thuốc súc miệng), sinensis (ở
Trung quốc), tonkinensis (ở Bắc bộ), dosis (liều lượng), resina (nhựa)…
b. Phát âm như âm [x] tiếng Việt đối với những trường hợp còn lại.
Ví dụ: saepe (nhiều khi), saccharum (mía), simplex (giản đơn), spora (bào
tử), stigma (nuốm nhụy.
5.8. Phụ âm t: có hai cách phát âm:
a. Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước nguyên âm i mà sau nguyên
âm i lại có thêm một nguyên âm khác nữa.
Ví dụ: natio (quốc gia), copulatio (sự giao hợp), dehiscentia (sự nứt
nẻ), factitius (nhân tạo), aurantium(quả cam)…
b. Phát âm như âm [t] của tiếng Việt khi kết cấu như trên nhưng có thêm một trong
3 phụ âm s, t, x đi liền trước phụ âm t
Ví dụ: ustio (sự đốt cháy), mixtio (sự trộn lẫn), poinsettia (cây Trạng nguyên)

c. Những trường hợp còn lại đều được phát âm như âm [t] tiếng Việt.
Ví du: asteria (động mạch), costa (xương sườn), stomata (khí
khổng), taenia (sán dây), tunica (áo)…
5.9. Phụ âm x: có ba cách phát âm:
a. Phát âm [kz] khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm.
Ví dụ: exemplar (bản), exemplum (ví dụ), maximum (cực đại), maxilla (hàm
trên)…
b. Phát âm [kx] khi “x” đứng sau nguyên âm.
Ví dụ: radix (rễ), meninx (màng não), extractum (cao)…
c. Phát âm như chữ x khi x ở đầu từ
Ví dụ: Xylenum.

7
5.10. Phụ âm z: là một phụ âm có nguồn gốc Hilạp (Z, ζ: zêta), ngoài ra trong tiếng
Latinh nhiều lúc cũng tồn tại một số thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Đức. Trong mỗi
trường hợp đều có cách phát âm riêng.
a. Nếu nguồn gốc tiếng Hilạp thì được phát âm [z]
Ví dụ: zea (cây ngô), rhizoma (thân rễ), rhizobium (nấm rễ)…
b. Nếu nguồn gốc tiếng Đức thì phát âm [tx]
Ví dụ: zincum (kẽm)
5.11. Phụ âm w: Trong bộ mẫu chữ cái tiếng Latinh không có phụ âm w, nhưng do
yêu cầu xây dựng những thuật ngữ khoa học người ta đã đưa thêm nó vào. Cách
phát âm tùy thuộc nguồn gốc thuật ngữ có chứa phụ âm w.
a. Nếu nguồn gốc tiếng Đức thì phát âm như âm [v] tiếng Việt ( đứng trước nguyên
âm).
b. Nếu nguồn gốc tiếng Anh, Mỹ thì phát âm như âm [w] của tiếng Anh (đứng trước
phụ âm).
Tập đọc các cây thực vật
1. Anh đào - Prunus pseudocerasus
2. Anh đào - cherry Prunus avium
3. Anh hoa - Prunus serrulata
4. Anh túc - Papaver somniferum var. album
5. Ấu - Trapa bispinosa
6. Bạc hà - Mentha piperita
7. Bạch dương - Populus alba
8. Bạch đinh hương - Syringa oblata var. affinis
9. Bạch ngọc lan - Michelia alba
10. Bàng - Terminalia catappa
11. Bao đồng - Paulownia fortunei
12. Bầu - Lagenaria siceraria
13. Bèo - Salvinia sp.
14. Bèo hoa - Azolla pinnata
15. Bí - Benincasa hispida
16. Bòn bon - Lansium domesticum

8
17. Cam - Citrus sinensis
18. Cam sành - Citrus nobilis
19. Cam thảo - Glycyrrhiza inflata
20. Cau - Areca catechu
21. Cà chua - Solanum lycopersicum
22. Cà pháo - Solanum undatum
23. Cà tím - Solanum melongena var. esculentum
24. Cẩm chướng - Dianthus caryophyllus
25. Cần sa - Cannabis sativa
26. Chanh - Citrus aurantifolia
27. Chà là - Phoenix paludosa
28. Chôm chôm - Nephelium lappaceum var. lappaceum
29. Chuối - Musa paradisiaca
30. Cỏ tranh - Imperata cylindrica
31. Cọ - Livistona saribus
32. Cúc - Chrysanthemum sp., Dendranthema sp.
33. Nha phiến - Papaver somniferum var. album
34. Ngải - Curcuma aromatica
35. Ngải cứu - Artemisia vulgaris
36. Nghệ (vàng) - Curcuma longa
37. Nghệ đen - Curcuma zedoaria
38. Ngò tây - Petroselinum crispum
39. Ngọc lan - Magnolia denudata
40. Nhài (lài) - Jasminum sambac
41. Nhài hương xuân - Jasminum floridum
42. Nhài nghênh xuân - Jasminum nudiflorum
43. Nhài phiêu hương - Jasminum officinale
44. Nhãn lồng - Passiflora foetida
45. Nho - Vitis vinifera
46. Tiêu - Piper nigrum
47. Trúc đào - Nerium oleander
48. Vông vang - Abelmoschus moschatus, Hibiscus abelmoschus

9
Tập đọc các họ thực vật
Tên Latin Tên họ
Apiaceae Họ Hoa tán
Araliaceae Họ Ngũ gia bì
Apocynaceae Họ trúc đào
Alismataceae Họ trạch tả
Araceae Họ ráy
Asteraceae Họ cúc
Arecaceae Họ cau
Brassicaceae Họ cải
Caesalpiniaceae Họ vang
Combretaceae Họ bàng
Convolvulaceae Họ bìm bìm
Campanulaceae Họ hoa chuông
Euphorbiaceae Họ thầu dầu
Fabaceae Họ đậu
Lamiaceae Họ hoa môi
Lauraceae Họ Long não
Liliaceae Họ hành
Loganiaceae Họ mã tiền
Menispermaceae Họ phòng kỷ
Mimosaceae Họ trinh nữ
Moraceae Họ dâu tằm
Polygalaceae Họ Viễn chí
Polygonaceae Họ rau răm
Punicaceae Họ Lựu
Papaveraceae Họ A phiến
Passifloraceae Họ lạc tiên
Ranunculaceae Họ mao lương
Rosaceae Họ hoa hồng
Rhamnaceae Họ táo ta

10
Rubiaceae Họ cà phê
Scrophulariaceae Họ hoa mõm chó
Stemonaceae Họ bách bộ
Zingiberaceae Họ gừng

11
Latin2:
VIỆT HÓA TÊN THUỐC THEO THUẬT NGỮ TIẾNG LATIN
Mục tiêu
1. Phát âm các nguyên âm, phụ âm đã Việt hóa theo thuật ngữ Latin
2. Đọc thành thạo được các tên thuốc, hóa chất đã Việt hóa.
Nội dung
Chủ yếu theo tiếng Latin, nhưng có vận dụng cách phát âm của tiếng Việt và
tiếng Pháp quen dùng
1. Các nguyên âm đọc như tiếng Việt: a, i, u, y.
Vd: atropin, actiso.
2. Các nguyên âm đọc khác:
Nguyên âm Cách đọc Ví dụ
O O, Ô Acid hydrocloric
E E, Ê, Ơ (cuối từ) Vitamin E, cafein, glucose
EU Ơ Eugica, eugenol
OU U Dicoumarin

3. Phụ âm
Phụ âm Cách đọc Ví dụ
“Bờ” : thường Molybden (Mô-lyp-
B “Pờ” khi đứng sau y và trước phụ âm; đen)
cuối vần
“Cờ”: đứng trước phụ âm; a, o, u Lidocain, arecolin
C “Xờ”: đứng trước e, I, y Cephazolin, flucinar,
tetracyclin
“Đờ” Codein, diazo
D
“Tờ”: Cuối từ Acid, kali hydrocyd
F “Phờ” tifomycin
“gờ: trước phụ âm; a, o, u Glucose, galactose
G
“gi”: trước e, i, y gelatin
“sờ” Calci sulfat
S “z” khi giữa 2 nguyên âm; đi với e ở Cresol, lactose
cuối từ
“tờ” Digitoxin
T
“xờ”: trước i+ nguyên âm potio

12
“vờ”: trước nguyên âm Wolfram
W
“U”: trước phụ âm Fowler
Z “dờ”: nhẹ, ko uốn lưỡi Alizarin
TH “tờ” Ethanol, promethazin
TR Tách t, r tetracyclin

4. Nguyên âm đi với phụ âm


Nguyên âm+phụ âm Cách đọc Ví dụ
al Al(ơ) Luminal
ar ac Barbital
ax Ác-x(ơ) Fenolax
er ec Ergotamin
ex Êc-x(ơ) Dextrose
ic ich Acid nitric
ix Ic-x(ơ) efudix
id it clorocid
od Ôđ(ơ) iod
ol Ôl(ơ) argyrol
or ooc Morphin
yl yl Amyl nitrit

5. Ngoại lệ:
a, viết là am: đọc là “ăm”
Vd: ampicilin, camphor
b, Viết là an, en: “ăng”
Vd: antipyrin, gentamycin
c, Viết là in : “anh”
Vd: insulin, kaolin, tanin.
d, Viết là on: “ông”
Vd: rimifon
e, Viết là qui : “ki”
Vd: quinacrin
6. Tập đọc tên thuốc, hóa chất
Đọc tên một số nguyên liệu độc
Aconitin Methadon Strophantin
Apomorphin Morphin Strychnin
Arecolin Opi Thevetin

13
Arseniat Pentazocin Trapidin
Arseniat trioxyd Pethidin Vinblastin
Atropin Trimeperidin Cocain
Belladon Acid hydrochloric Dihydroxycodeinon
Busulfan Acid crysophanic Dihydromorphinon
Dicain Acid nicotinic Fentanyl
Digital Acid nitric Heroin
Digitalin Acid phosphoric Kali clorat
Dionin Acid tricloracetic Lidocain
Ergotamin Amphetamin Lobelin
Homatropin Amoni hydroxyd Lobeli
Mercaptopyrin Arenal Mesocain
Neriolin Barbital Mepropamat
Nitrogycerin Bromoform Narcotin
Nor-adrenalin Butobarbital Natri cacodylat
Papaverin Carbason Niketamid
Pilocarpin Carbon tetraclorid Phenobarbital
Proserin Codein Procain
Sarcolisin Clopromazin Reserpin
Scopolamin Cloral hydrat Santonin
Cloroform Ephedrin Spartein
Clorothiazid Formon Streptomycin
Dicoumarin Gaiacol Stovarsol
Emetin Heparin Thiopental
Plasmoquin Indomethacin Phenol
Plasmocid Iod
Đọc tên một số thuốc thiết yếu
Oxygen Thiopental Diazepam
Ketamin hydroclorid Phenoxymethyl Nitrogen oxyd
penicillin
Fentanyl Procain benzyl penicillin Phytomenadion
Procain Amoxicilin Dextran
Kelen Cloramphenicol Gelatin
Lidocain hydroclorid Sulfadimidin Albumin
Atropin sulfat Erythromycin Glyceryl trinitrat
Morphin hydroclorid Azathiopin Isosorbid dinitrat
Promethazin hydroclorid Cyclophosphamid Nitroglycerin
Acid acetyl salicylic (aspirin) Azithromycin Lidocain
Ibuprofen Doxorubicin hydroclorid Procainamid
Indometacin Etoposid Propranolol
Allopurinol Fluorouracil Quinidin sulfat
Paracetamol Mercaptopurin Spartein sulfat
Piroxicam Methotrexat Hydroclorothiazid
Codein phosphat Vinblastin sulfat Mannitol
Pethidin hydroclorid Vincristin sulfat Cimetidin

14
Chloramphenamim maleat Isoniazid Magne hydrocid
Epinephrin hydroclorid Pyrazinamid Promethazin hydroclorid
Promethazin hydroclorid Rifampicin Atropin sulfat
Hydrocortison Streptomycin Papaverin hydroclorid
Prednisolon Griseofulvin Oresol
Gentamycin Ketoconazol Berberin
Metronidazol Fluconazol Dexamethason
Trimethoprim Tioconazol Hydrocortison
Sulfamethoxazol Nystatin Prednisolon
Trimethoprim
Tetracyclin Clotrimazol Progesteroil
Doxycyclin Diloxanid Insulin
Ciprofloxacin hydroclrid Metronidazol Furosemid
Nitrofurantoin Dehydroemetin Argyrol
Cefalexin Cloroquin Cloramphenicol
Cefotaxim Mefloquin Sulfaxylum
Dapson Primaquin Tetracyclin
Ethambutol Quinin hydroclorid Pylocarpin hydroclorid
Dimercaprol Quinoserum Aminophyllin
Atropin sulfat Sulfadoxin Theophylin
Natri thiosulfat Pyrimethamin Nicotinamid
Methionin Artemisinin Salbutamol
Naloxon Ergotamin tartrat Riboflavin
Protamin sulfat Proganolol Oxytocin
Penicillamin Amlodipin Codein phosphate
Calcium edetat Nifedipin Plocarpin hydroclorid
Phenobarbital Furosemid Acetazolamid
Diazepam Methydopa Ergo calciferol
Carbamazepin Enalapril Vaccin
Phenytoin Digoxin Glibenclamid
Mebendazol Strophantin Retinol palmitat
Levamisol hydroclorid Dopamin hydroclorid Propylthiouracil
Niclosamid Epinephrin hydroclorid Clohexidin
Albendazol Clotrimazol Ethanol
Diethyl carbamazin Tamoxifen citrate Natri clorid
Metrifonat Cisplastin Natri fluorid
Ampicilin Bleomycin sulfat Haloperidol
Benzyl penicilin Levadopa Dentoxit
Benzathin benzyl penicilin Hydroxocobalain Oxytocin
Cloxacilin Heparin Neostigmin bromide

15
THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Bài 1:
SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
SOI TẾ BÀO, HẠT TINH BỘT
1. Quy trình sử dụng kính hiển vi quang học
TT Các bước tiến hành Yêu cầu
1 Chuẩn bị kính, nhận biết và kiểm tra các bộ phận của kính Đầy đủ
2 Ngồi ngay ngắn, thoải mái, nghiêng kính vừa tầm mắt
3 Lau sạch các bộ phận bằng khăn mềm riêng của kính
4 Đưa vật kính về vị trí soi (có tiếng “ cạch’’ là được )
5 Mở rộng chắn sáng, nâng tụ quang đến hết cỡ, lấy ánh sáng đèn
hoặc tự nhiên đến khi cả quang trường hình tròn sáng rõ (chỉ có 1
vạch đen của que chỉ vị trí)
6 Kính vật có độ phóng đại nhỏ nhất xem trước (tập xem cả 2 mắt)
7 Vặn ốc đại cấp cho vật kính cách mâm kính 2 cm
8 Đặt tiêu bản lên mâm kính (dưới 2 cặp), đặt đúng giữa quang
Đúng
trường
9 Vặn tiếp từ từ cho vật kính cách tiêu bản 1mm( nhìn phía ngoài kỹ
để kiểm tra) thuật
10 Nhìn vào thị kính và vặn ốc đại cấp lên từ từ cho đến khi xuất
hiện hình ảnh
11 Điều chỉnh độ nét của hình ảnh bằng ốc vi cấp
12 Di chuyển tiêu bản đến vị trí cần quan sát và phóng to bằng vật
kính có độ phóng đại lớn hơn
13 Xoay bàn quay của kính để đổi kính vật to hơn (nếu cần), rồi xoay
lại như cũ
14 Quan sát như trên và điều chỉnh lại ánh sáng (nếu cần) Hình ảnh rõ
15 Điều chỉnh cho hình hiện rõ nhất để vẽ
nét
16 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn
2. Cách làm tiêu bản
2.1. Quy trình làm tiêu bản tế bào
3.
TT Các bước tiến hành Yêu cầu
Chuẩn bị: Phiến kính, lamen, kim mũi mác, các tinh bột cần
1 Đầy đủ
soi, vở vẽ A4, bút chì, kính hiển vi

16
2 Dùng kim mũi mác lấy tế bào biểu bì
Đặt tiêu bản lên giữa phiến kính, nhỏ một giọt nước cất lên trên Đúng kỹ thuật
3
tiêu bản
Đậy lamen, lau khô tiêu bản (thêm nước hoặc bớt nước nếu Tiêu bản không
4
cần) có bọt khí
5 Soi, vẽ hình vào vở Đúng, đẹp
6 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn

Thực hành: Làm tiêu bản Vẩy hành, thịt Cà chua


2.2. Quy trình làm tiêu bản tinh bột

TT Các bước tiến hành Yêu cầu


Chuẩn bị : Phiến kính, lamen, kim mũi mác, nước cất
1 Đầy đủ
(glycerin), các tinh bột cần soi, vở vẽ A4, bút chì, kính hiển vi
2 Nhỏ 1 giọt nước cất lên giữa phiến kính Đúng
Dùng kim mũi mác lấy một ít bột cho vào giọt nước trên
kỹ thuật
3 Khuấy cho các hạt tinh bột rời nhau
Đậy lamen, lau khô tiêu bản (thêm nước hoặc bớt nước nếu
Hạt tinh bột tản
cần)
4 đều nhau, không
có bọt khí
5 Soi, vẽ hình vào vở Đúng, đẹp
6 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn

Thực hành: Làm tiêu bản tinh bột Khoai tây, Đậu xanh, Gạo, Sắn dây, Ngô,
Mì. Phân biệt các loại tinh bột dựa vào hình dạng, kích thước, cấu tạo.

17
Bài 2: THỰC HÀNH RỄ CÂY
Mục tiêu
1. Nhận dạng đúng các phần của rễ cây.
2. Nhận dạng đúng các loại rễ cây đã học.
3. Làm được tiêu bản vi phẫu, soi & vẽ cấu tạo rễ cây.
4. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, tỉ mỉ, trung thực
Nội dung
1. Quy trình nhận dạng các phần của rễ cây

TT Các bước tiến hành Yêu cầu


1 Chuẩn bị: Một rễ cây hoàn chỉnh, kính lúp, vở vẽ A4, bút chì Đầy đủ
2 Nhận dạng các phần của rễ cây bằng kính lúp Nhận dạng
chính xác
3 Vẽ hình có chú thích vào vở Vẽ đúng
4 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn

Quan sát và vẽ các phần trên rễ đậu non (giá đỗ)


2. Quy trình nhận dạng các loại rễ cây

TT Các bước tiến hành Yêu cầu


1 Chuẩn bị: Các rễ cây, kính lúp, vở vẽ A4, bút chì Đầy đủ
2 Nhận dạng các loại rễ bằng kính lúp (Rễ cọc, rễ chùm, rễ Nhận dạng
phụ, rễ củ, rễ bám, rễ khí sinh, rễ thuỷ sinh,…) chính xác
3 Vẽ hình có chú thích vào vở Vẽ đúng
4 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn

3.Quy trình làm tiêu bản vi phẫu rễ cây


TT Các bước tiến hành Yêu cầu
1 Chuẩn bị:
Dung dịch cloramin B 5% Phiến kính, lamen
Dung dịch xanhmethylen1% Máy cắt vi phẫu, lưỡi lam Đầy đủ
Dung dịch đỏ son phèn Kính hiển vi
Vở vẽ A4, bút chì Mặt kính đồng hồ
Rễ cây dùng để làm tiêu bản vi phẫu
2 Cắt ngang rễ (cắt ở tầng lông hút) bằng máy hay lưỡi dao Lát cắt mỏng, đều,
18
lam cho vào mặt kính đồng hồ nguyên vẹn
3 Tẩy các lát cắt bằng DD Cloramin 1% trong 15 phút Đủ thời gian
4 Rửa các lát cắt 3-4 lần bằng nước cất Hết mùi cloramin
5 Nhuộm các lát cắt bằng DD xanh methylen trong 1 - 5 giây Đủ thời gian
6 Rửa các lát cắt 3-4 lần bằng nước cất Hết xanh methylen
7 Nhuộm các lát cắt bằng DD đỏ son phèn trong 15phút Đủ thời gian
8 Rửa các lát cắt 3-4 lần bằng nước cất Hết đỏ son phèn
9 Lựa chọn tiêu bản đạt yêu cầu, đặt lên giữa phiến kính, đậy Tiêu bản bắt màu rõ
lamen không có bọt khí
10 Soi Lên kính rõ
Chỉ được các chi tiế
11 Vẽ hình có chú thích Đúng,đẹp
12 Bảo quản dụng cụ vệ sinh nơi thực hành Sạch, gọn

Thực hành: Làm tiêu bản rễ cây lớp Hành: Mạch môn đông (Hoặc rễ phụ
non của cây Đa), rễ phụ cây Ngũ gia bì (Cấu tạo cấp II).

19
Bài 3: THỰC HÀNH THÂN CÂY
Mục tiêu
1. Nhận dạng đúng các phần của thân cây.
2. Nhận dạng đúng các loại thân cây.
3. Làm được tiêu bản vi phẫu, soi và vẽ cấu tạo thân cây.
4. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, tỉ mỉ, trung thực.
Nội dung
1. Quy trình nhận dạng các phần của thân cây

TT Các bước tiến hành Yêu cầu


1 Chuẩn bị: Một thân cây hoàn chỉnh, kính lúp, vở vẽ A4, Đầy đủ
bút chì
2 Nhận dạng các phần của thân bằng kính lúp (thân Nhận dạng
chính, chồi, ngọn, mấu, gióng, chồi bên, cành, bạnh chính xác
gốc)
3 Vẽ hình có chú thích vào vở Đúng,đẹp
4 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn

Quan sát và vẽ các phần của một thân cây đầy đủ.
2. Quy trình nhận dạng các loại thân cây

TT Các bước tiến hành Yêu cầu


1 Chuẩn bị: Các loại thân cây, vở vẽ A4, bút chì Đầy đủ
2 Nhận dạng các loại thân cây bằng kính lúp
- Thân trên không: Thân đứng (thân gỗ, thân rạ, thân
Nhận dạng
cột), thân bò, thân leo (leo tự quấn, leo bằng tua cuốn,
chính xác
leo bằng rễ bám, leo bằng móc, ….)
- Thân dưới đất: Thân rễ, thân hành, thân củ
3 Vẽ hình có chú thích vào vở Đúng,đẹp
4 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn

20
3.Quy trình làm tiêu bản vi phẫu thân cây
TT Các bước tiến hành Yêu cầu
1 Chuẩn bị:
Dung dịch cloramin B 5% Phiến kính, lamen
Dung dịch xanhmethylen1% Máy cắt vi phẫu, lưỡi lam Đầy đủ
Dung dịch đỏ son phèn Kính hiển vi
Vở vẽ A4, bút chì Mặt kính đồng hồ
Thân cây dùng để làm tiêu bản vi phẫu
2 Cắt ngang thân cây (cắt ở phần gióng) bằng máy hay lưỡi Lát cắt mỏng, đều,
dao lam cho vào mặt kính đồng hồ nguyên vẹn
3 Tẩy các lát cắt bằng DD Cloramin 1% trong 15 phút Đủ thời gian
4 Rửa các lát cắt 3-4 lần bằng nước cất Hết mùi cloramin
5 Nhuộm các lát cắt bằng DD xanh methylen trong 1 - 5 giây Đủ thời gian
6 Rửa các lát cắt 3-4 lần bằng nước cất Hết xanh methylen
7 Nhuộm các lát cắt bằng DD đỏ son phèn trong 15 phút Đủ thời gian
8 Rửa các lát cắt bằng nước cất 3-4 lần Hết đỏ son phèn
9 Lựa chọn tiêu bản đạt yêu cầu, đặt lên giữa phiến kính, đậy Tiêu bản bắt màu rõ
lamen không có bọt khí
10 Soi Lên kính rõ
Chỉ được các chi tiết
11 Vẽ hình có chú thích Đúng,đẹp
12 Bảo quản dụng cụ vệ sinh nơi thực hành Sạch, gọn

Thực hành: Làm tiêu bản thân non cây Tía tô hoặc Thiên môn (cấp I), thân
cây Dâm bụt (cấp II), thân lá lốt (hoặc thân trầu không)

21
Bài 4: THỰC HÀNH LÁ CÂY
Mục tiêu
1. Nhận dạng đúng các phần lá, các loại lá, các thứ gân lá, cách sắp xếp
của lá.
2. Làm tiêu bản vi phẫu, soi và vẽ cấu tạo vi phẫu lá cây.
3. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, tỉ mỉ, trung thực.
Nội dung
1. Quy trình nhận dạng các phần của lá cây

TT Các bước tiến hành Yêu cầu


1 Chuẩn bị: Một lá cây đủ và một số lá cây đặc trưng, kính lúp,
Đầy đủ
vở vẽ A4, bút chì
2 Nhận dạng các phần chính của lá (phiến lá, cuống lá, bẹ lá) Nhận dạng
bằng kính lúp, các phần phụ (bẹ chìa, lưỡi nhỏ, lá kèm) chính xác
3 Vẽ hình có chú thích vào vở Đúng,đẹp
4 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn

Quan sát và vẽ: các phần chính của một lá đủ, các phần phụ (lá rau răm, lá
riềng, lá hoa hồng).
2. Quy trình nhận dạng các thứ gân lá, các loại lá cây, cách sắp xếp của lá
trên cành
TT Các bước tiến hành Yêu cầu
1 Chuẩn bị: Các loại lá cây, kính lúp, vở vẽ A4, bút chì Đầy đủ
2 - Nhận dạng các thứ gân lá (lá một gân, gân lông chim, gân
hình chân vịt , gân toả tròn, gân song song, gân hình cung )
Nhận dạng
- Nhận dạng các loại lá: lá đơn, lá kép
chính xác
- Nhận dạng cách sắp xếp của lá: mọc so le, mọc đối, mọc
vòng.
3 Vẽ hình có chú thích vào vở vẽ Đúng,đẹp
4 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, Gọn
3.Quy trình làm tiêu bản vi phẫu lá cây
TT Các bước tiến hành Yêu cầu

22
1 Chuẩn bị:
Dung dịch cloramin B 5% Phiến kính, lamen
Dung dịch xanhmethylen1% Máy cắt vi phẫu, lưỡi lam Đầy đủ
Dung dịch đỏ son phèn Kính hiển vi sạch sẽ
Vở vẽ A4, bút chì Mặt kính đồng hồ
Lá cây dùng để làm tiêu bản
2 Cắt ngang lá (cắt ở giữa lá) bằng máy hay lưỡi dao lam Lát cắt mỏng đều
để vào mặt kính đồng hồ nguyên vẹn
3 Tẩy các lát cắt bằng DD Cloramin 1% trong 15 phút Đủ thời gian
4 Rửa các lát cắt 3-4 lần bằng nước cất Hết mùi cloramin
5 Nhuộm lát cắt bằng DD xanh methylen trong 1 - 5 giây Đủ thời gian
6 Rửa các lát cắt 3-4 lần bằng nước cất Hết xanh methylen
7 Nhuộm các lát cắt bằng DD đỏ son phèn trong 15 phút Đủ thời gian
8 Rửa các lát cắt 3-4 lần bằng nước cất Hết đỏ son phèn
9 Lựa chọn tiêu bản đạt yêu cầu, đặt lên giữa phiến kính, Tiêu bản bắt màu rõ
đậy lamen lại không có bọt khí
10 Soi Lên kính rõ
Chỉ được các chi tiết
11 Vẽ hình có chú thích Đúng,đẹp
12 Bảo quản dụng cụ vệ sinh nơi thực hành Sạch, gọn

Thực hành: Làm tiêu bản lá cây Trúc đào (lớp Ngọc Lan), lá Sả (Lớp Hành),
lá Bưởi (quan sát túi tiết)

23
Bài 5: THỰC HÀNH VỀ HOA
Mục tiêu
1. Nhận dạng đúng các phần của hoa.
2. Phân loại và vẽ được các kiểu cụm hoa.
3. Viết hoa thức và vẽ hoa đồ, của một số hoa.
4. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, tỉ mỉ,trung thực.
Nội dung
1. Quy trình nhận dạng các phần của hoa và các kiểu cụm hoa
TT Các bước tiến hành Yêu cầu
1 Chuẩn bị : Một số hoa hoàn chỉnh, kính lúp, vở vẽ A4, bút chì:
Ly, Dâm bụt, Hồng, Huệ, Mã đề, Cúc, Rau má, Hoa Kinh giới Đầy đủ
(Hương nhu), Phong Lan, Hoa Đu đủ,…
2 - Nhận dạng các phần chính (đài hoa, tràng, bộ nhụy, bộ nhị),
Nhận dạng
phần phụ (cuống hoa, đế hoa, lá bắc) của hoa bằng kính lúp.
chính xác
- Nhận dạng các kiểu hoa: Hoa đơn độc, Cụm hoa.
3 Vẽ hình có chú thích vào vở vẽ Đúng,đẹp
4 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, gọn
2. Quy trình phân tích hoa

TT Các bước tiến hành Yêu cầu


1 Chuẩn bị: 1 cành hoa hoàn chỉnh, kính lúp, vở vẽ A4, bút chì Đầy đủ
2 Vẽ 1 bông hoa nguyên vẹn
3 Vẽ 1 nửa bông hoa đã cắt theo chiều dọc có chú thích Đúng, đẹp
4 Vẽ các phần của hoa có chú thích vào vở vẽ
5 Viết hoa thức Đúng
6 Vẽ hoa đồ Đúng, đẹp
7 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, ngăn nắp

Thực hành: Phân tích hoa: Hoa ly (hoa Huệ, hoa Loa kèn), hoa Hồng, hoa
Cúc (hoa Đồng tiền, hoa Xuyến chi),...

24
Bài 6: THỰC HÀNH VỀ QUẢ, HẠT
Mục tiêu
1. Nhận dạng và vẽ đúng các phần của quả, các loại quả.
2. Nhận dạng và vẽ đúng các phần của hạt, các loại hạt.
3. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, tỉ mỉ, trung thực.
Nội dung
1. Quy trình nhận dạng các phần của quả, các loại quả
TT Cácbước tiến hành Yêu cầu
1 Chuẩn bị: Các loại quả, kính lúp, vở vẽ A4, bút chì Đầy đủ
2 Nhận dạng và phân loại các loại quả Chính xác
3 Vẽ nguyên vẹn một số quả điển hình, có chú thích
Đúng, đẹp
4 Vẽ một nửa quả đã cắt theo chiều dọc, có chú thích các phần
5 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, gọn

Nhận dạng, phân loại các loại quả: Cam (Chanh, bưởi), Dưa chuột (Dưa
hấu), Táo tàu, Đào (Mận), Hồi, Đậu, Hướng Dương, Na, Lúa, Dứa, Dâu tằm,
Cóc, Đu đủ, Thương nhĩ tử, Sung, Chuối,...
2.Quy trình nhận dạng các loại hạt
TT Các bước tiến hành Yêu cầu
1 Chuẩn bị: Các loại hạt, kính lúp, kim mũi mác, dao, vở vẽ Đầy đủ
A4 , bút chì
2 Nhận dạng các loại hạt và các phần của hạt: hạt khô có thể chính xác
ngâm qua nước,bổ dọc quả.
3 Vẽ nguyên vẹn một số hạt điển hình, có chú thích Đúng, đẹp
4 Bảo quản dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Sạch, gọn

Thực hành :
Nhận dạng hạt: Hạt Cóc, hạt Lạc, Xoài, hạt Đậu, Hạt Hồ tiêu,
hạt Thầu dầu (Đu đủ), Gấc,…

25
Bài 7: PHÂN LOẠI THỰC VẬT
Mục tiêu
1. Trình bày được một số đại diện và những đặc điểm thực vật điển hình
nhất của các họ thực vật.
2. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, tỉ mỉ,trung thực.
Nội dung

TT Tiến hành Yêu cầu


1 Chuẩn bị cây thực hành Cây đầy đủ
2 - Quan sát Cụ thể, chính xác
- Phân tích đặc điểm thực vật

26
Bài 8: PHƯƠNG PHÁP LÀM MẪU KHÔ
Mục tiêu
1. Làm được tiêu bản thực vật khô hoàn chỉnh từ thu mẫu đến khâu
mẫu.
Nội dung

TT Tiến hành Yêu cầu


1 Chuẩn bị: Mẫu vật, Giấy ép cây, thùng và cặp Đầy đủ
đựng cây, Túi nilon, Cặp ép cây, kéo, dao, giấy,
nhãn tiêu bản, bút chì, bìa cứng, kim, chỉ, khay
men.
2 Thu mẫu: Lấy vào lúc trời khô ráo. Đủ cành, lá, hoa, quả,
- Nếu quả mọng: Cà chua, Ổi… nên ngâm vào hạt (nếu chưa đến
cồn 70o để giữ hình dạng. mùa có thể lấy mẫu
- Nếu cây có quả, hạt nhỏ dễ rơi rụng nên gói không đủ bộ phận).
riêng quả, hạt vào một tờ giấy,chú thích rõ ràng.
- Nếu là cây làm thuốc, cần lấy thêm bộ phận
sử dụng
3 Ghi nhãn Chính xác, tránh
nhầm lẫn
4 Ép phẳng:
-Xếp nhiều tập báo trong cặp ép
- Sắp xếp các mẫu cây vào các tập báo
- Buộc chặt cặp ép bằng dây không giãn.

* Nếu thời tiết ẩm ướt, đi thực địa dài ngày


Cẩn thận, chính xác,
không có điều kiện phơi, sấy: cần phải xông
mẫu ép phẳng
cồn 70o và bảo quản trong túi nilon, buộc kín
để tránh bay hơi cồn, khi có điều kiện mới ép
và làm khô. Cũng có thể ép xong rồi xông cồn.
Lưu ý:
27
+Cây nhỏ: đặt nhiều mẫu cho đầy tờ báo
+ Nếu cây, lá, hoa dài: Uốn cong hình chữ V,
chữ N
+Nếu cành dài, rậm: Tỉa bớt.
+ Khi ép cần lật ngược một vài lá, và cánh
hoa…
5 Làm khô: Mẫu khô, phẳng,
+ Để chỗ thoáng gió, phơi nắng (hoặc sấy). không nhăn nheo,
+ Sau vài giờ phơi hay sấy, mẫu bị ”ngót” cần nấm mốc.
thắt chặt lại cặp ép để các mẫu được phẳng.
+ Thay giấy ép hằng ngày cho đến khô
( Thường thay 3-5 lần).

6 Khâu mẫu: Khâu đẹp, không bị


+ Đặt mẫu khô lên giấy cứng và khâu. Các mẫu lệch, không làm hư
khâu cách nhau khoảng 3-5 cm dọc theo cành, mẫu khô.
cuống, gân lá, cụm hoa, quả.

7 Dán nhãn: Trường, Khoa, Tên cây, tên khác, tên Chính xác, đầy đủ
khoa học, họ, bộ phận dùng, công dụng, nơi thu
mẫu, ngày thu mẫu, người thu mẫu

Thực hành: Mỗi người làm 02 mẫu khô.

28

You might also like