You are on page 1of 56

BỆNH THIẾU DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

1: NGUYÊN NHÂN
- Khẩu phần ăn cho gà cần bổ sung đầy đủ khoáng và vitamin vì chúng có vai trò lớn trong việc
hình thành cấu trúc cơ thể, từ cấu trúc của xương đến việc tạo thành vỏ trứng (Ca, P) cho đến
chất chống oxy hoá (vitamin E). Nếu thiếu dinh dưỡng một cách nghiêm trọng có thể gây ra
những hội chứng đặc trưng ở gia cầm là chậm lớn, lông xấu, giảm sản lượng trứng hoặc giảm tỉ
lệ ấp nở
2: TRIỆU CHỨNG
1. Biểu hiện khi thiếu khoáng
- Calci, Phospho: Xương yếu, vẹo xương ở gà con, vỏ trứng mỏng, giảm khả năng ấp nở.
- Magne: Co giật, chết đột ngột.
- Mangan: Có dấu hiệu thần kinh, chân run, đứng không vững, giảm khả năng ấp nở.
- Sắt, đồng: Thiếu máu.
- Iod: Bướu giáp.
- Kẽm: Lông xơ xác, còi cọc .
- Cobalt: Chậm lớn, giảm khả năng chuyển hoá thức ăn , tỉ lệ chết cao, giảm khả năng ấp nở.
- Selenium: Tích nước dưới da.

 
SANFO LIQUID: 1ml/ 1 lít nước.Hỗ trợ phục hồi các cơ quan khi bị bệnh,kháng lại virus gây bệnh,
thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hấp thu...
AZ.KTMD: 1g/ 2 lít nước hoặc 1g/1kg TĂ. Bổ sung vitamin, đạm và khoáng cho vật nuôi,kích
thích hệ thống miễn dịch tự nhiên làm tăng khả năng sinh kháng thể, tăng chuyển hóa thức
ăn,kích thích tiêu hóa...
CALZIPHOS plus: 1ml/ 1 lít nước hoặc 100ml/500kgTT/ngày
Là thức ăn bổ sung các loại khoáng chất cao cấp cho vật nuôi,giúp khỏe xương phòng bại
liệt,kích thích mọc lông ,chống mổ lông, rụng lông...
SANFO DETOX: 1ml/ 1 lít nước hoặc 1ml/ 8kg TT/ngày. Tăng tính thấm màng tế bào.bổ gan,lợi
mật giải độc gan thận cấp, chống sưng thận.
- Trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống. Đây là những sản phẩm tốt, hiệu quả, đem lại sự phục
hồi nhanh chóng cho những gia cầm suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng
 
BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU TRÊN GÀ
(Leucocytozoon)
1. NGUYÊN NHÂN

- Do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon  gây ra.

- Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại côn trùng hút máu gà như Muỗi, Dĩn, Mạt..

- Bệnh mang tính thời vụ, thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm như mùa xuân, hạ (là giai
đoạn sinh sản và phát triển của muỗi)

- Bệnh xuất hiện trên gà, vịt, ngan (đặc biệt là gà đẻ và gà ta thả đồi)

2. TRIỆU CHỨNG

- Thời gian nung bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7-12 ngày, phụ thuộc vào
chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và sức khỏe đàn gà

- Gà sốt cao, ủ rũ, kém ăn

-  Mào tích nhợt nhạt, tím tái, trắng bệch, sau khi chết máu chảy ra miệng

- Xác chết béo, tỷ lệ gà bị tăng dần trong đàn

- Gà bị tiêu chảy phân xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương
 
3. BỆNH TÍCH: Bệnh tích sẽ biểu hiện như các hình bên dưới.
4. CHẨN ĐOÁN

* Dựa vào lứa tuổi, mùa vụ: 

- Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa ẩm có nhiều muỗi, dĩn.

- Thường sảy ra ở những đàn gà hướng trứng từ 1,5 tháng tuổi trở lên

* Dựa vào triệu chứng:

- Gà sốt cao, giảm ăn, giảm uống

- Giảm đẻ đột ngột ở những đàn gà sinh sản

- Nền chuồng có rải rác phân màu xanh lá cây

* Dựa vào bệnh tích đặc trưng: 

- Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt, loang lổ các vùng nhạt màu

- Gan, lách xưng to và bở nát.

- Thành ruột dày, có các điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa

- Trong dạ dày cơ có chất chứa màu xanh lá, vàng xanh.


5. PHÒNG BỆNH

* Vệ sinh phòng bệnh

- Phát quang môi trường xung quang chuồng nuôi. 

- Ngăn ngừa côn trùng, diệt ruồi, muỗi, dĩn...bằng các chất diệt côn trùng hiệu quả.
Qua đánh giá thực tế và được rất nhiều bà con tin dùng. Khuyến cáo mọi người nên sử
dụng sản phẩm SANFO PERMETOX với công thức có chưa 3 loại thuốc diệt muỗi trong
một sản phẩm, tác dụng kéo dài, chống lại sự nhờn thuốc, ít độc hại và hiệu quả ngay
sau lần phun đầu tiên. 

* Tăng  cường sức đề kháng

- Bổ xung các loại thuốc bổ tổng lực, vitamin, men tiêu hóa... để tăng cường miễn dịch tự
nhiên và hiệu quả sử dụng thức ăn như: SANFO.LIQID, SANFO ACEMIN, SANFO DETOX,
AZ.BIOZYM one...
 

6. TRỊ BỆNH: Bà con có thể sử dụng một trong các phác đồ cho hiệu quả rất cao dưới
đây.
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ TRÊN GÀ
1. NGUYÊN NHÂN
- Do vi khuẩn Clostridium perfingen type C  (Gram dương)  gây ra.
- Là một vi khuẩn hình que, sinh nội bào tử.
- Vi khuẩn tồn tại ngoài môi trường, dưới lá cây mục, trong đất, trong thịt sống (Gà, Lợn...)
- Vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ (âm 12 ºC - 60ºC)
- Các chất sát trùng diệt được vi khuẩn trong chuồng nuôi nhưng ngoài môi trường rất khó để
tiêu diệt được vi khuẩn.
2. TRIỆU CHỨNG
- Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đặc biệt nhạy cảm với gà từ 2 tháng tuổi đến xuất bán.
- Biểu hiện bệnh rất giống bệnh cầu trùng nên thường hay chẩn đoán nhầm, nhưng điều trị cầu
trùng không khỏi.
- Gà gầy, lông sơ xác, thường xuyên tiêu chảy phân nhầy có bọt, mào nhợt nhạt.
 

3. BỆNH TÍCH
Viêm ruột trên gà có rất nhiều nguyên nhân, chúng ta vẫn thường hay bị nhầm lẫn giữa viêm ruột
hoại tử và viêm ruột do E.coli và Salmonella gây ra hoặc viêm ruột hoại tử và cầu trùng gây bệnh
trên ruột non và tá tràng. Nếu chịu khó để ý thì sẽ không bị nhầm lẫn vì  viêm ruột hoại tử có
những bệnh tích rất riêng như sau.

 
 
4. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, rửa sạch máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi...
- Tránh mọi tác động xấu của thời tiết, gió lùa, mưa nắng... trực tiếp lên đàn gà
- Đảm bảo hợp lý mật độ gà trên 1m2 chuồng nuôi
- Định kỳ phun sát trùng trong chuồng và ngoài khu vực chăn nuôi
- Cho uống các loại thuốc bổ và kháng sinh định kỳ để tăng khả năng miễn dịch tự nhiên, bảo vệ
đường ruột tốt hơn trong suốt quá trình chăn nuôi.

5. TRỊ BỆNH
- Nguyên tắc là phát hiện bệnh sớm, đúng bệnh sẽ giảm hao hụt và đàn gà sẽ phục hồi nhanh
hơn. Có thể sử dụng một trong các phác đồ hiệu quả cao - chi phí thấp sau để điều trị bệnh. 

PHÁC ĐỒ ĐẶC TRỊ:


 

 
 
Trong trường hợp bệnh Viêm ruột hoại tử ghép với bệnh cầu trùng. khuyến cáo bà con nên sử
dụng phác đồ sau:
 
 
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ: COCCIDIOSIS
1. NGUYÊN NHÂN
- Bệnh do Eimeria spp gây ra, có tổng 11-13 loài gây bệnh trên gà. 
- Ở Việt Nam có 5 loại gây bệnh chủ yếu từ giai đoạn 10-70 ngày tuổi.
- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang trứng cầu trùng có trong thức ăn,
nước uống bị nhiễm mầm bệnh.
- Bệnh làm tăng số gà còi cọc, chậm lớn, gây chết cao ở gà con và giảm sản lượng trứng trên gà
đẻ.
- Bào tử có đề kháng rất cao với các chất sát trùng, tồn tại ngoài môi trường khoảng 1 năm.
- Nhiệt độ 15ºC và > 46ºC mới tiêu diệt được các bào tử.
 
2. TRIỆU CHỨNG 
* Thể cấp tính:
- Gà rũ, đi ỉa phân lẫn máu.
- Gà gầy rộc nhanh, thiếu máu , mào và da nhợt nhạt.
- Gà bỏ ăn, nằm tụm đống kêu khác lạ.
* Thể mãn tính:
- Gà chậm lớn, xù lông, ăn ít
- Tiêu chảy phân sáp, trắng lỏng, sáp nâu, bã trầu, sáp đen
 
3. BỆNH TÍCH
4. PHÒNG BỆNH
 5. ĐIỀU TRỊ BỆNH

 
BỆNH CORYZA TRÊN GIA CẦM
1. NGUYÊN NHÂN
- Do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum (Gram âm) gây ra
- Do các loài chim mang mầm bệnh hoặc mầm bệnh có sẵn trong trại chăn nuôi
- Vi khuẩn có 3 type A,B,C. 
- Vi khuẩn có thể tồn tại ngoài môi trường 2-3 ngày nhưng dễ dàng bị diệt bởi các chất sát trùng
thông thường.
2. TRIỆU CHỨNG
- Thời gian ủ bệnh ngắn 1-3 ngày, mẫn cảm với tất cả các giai đoạn của gà
- Bệnh lây lan từ gà ốm qua gà khỏe do thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi...
- Bệnh rất hay bị nhầm lẫn với APV virus và một số bệnh hen khác
- Gà giảm ăn, ủ rũ, sản lượng trứng giảm
- Sưng đầu và sưng mặt (phù đầu hay phù mặt)
- Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được do đó gà không ăn uống được và
chết
- Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khò khè, ho (do dịch cô đặc trong xoang mũi làm
nghẹt thở) tỉ lệ chết tăng nhanh do nhiễm trùng  kế phát

 
3. BỆNH TÍCH
- Bệnh không có biểu hiện đặc trưng ngoài một số vị trí sau
 

 
- Ngoài ra còn các biểu hiện đặc trưng bệnh tích : Khí quản xuất huyết, buồng trứng bị phá hủy
 
4. PHÒNG BỆNH
- Chú ý về chăm sóc, nuôi dưỡng và ATSH là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
- Để trống chuồng nuôi sau mỗi lứa là cách tốt nhất để loại mầm bệnh ra khỏi trại chăn nuôi.
- Hiện nay đã có vacxin để phòng bệnh, nên chọn vacxin của những hãng có uy tín trên thị
trường.
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên của đàn gà bằng một số loại thuốc bổ sau: 
ADE-BCOMPLEX, AZ.BIOZYM one, SANFO LIQID, GLUCO KCE captox, GLUZYME-VITACID,
AZ.KTMD... uống theo khuyến cáo trên vỏ bao, và định kỳ bổ xung sẽ giúp đàn vật nuôi khỏe
mạnh hơn.
5.TRỊ BỆNH
- Để điều trị đàn gà bị Coryza HIỆU QUẢ CAO cần chú ý những điểm quan trọng như sau:
+ Làm thông thoáng chuồng nuôi để giảm các loại khí độc trong chuồng nuôi. phun sát trùng
ngày 1 lần trong suốt quá trình điều trị.
+ Bắt buộc phải tách riêng những con bị bệnh ra khỏi đàn để chăm sóc và điều trị riêng. tránh
mầm bệnh lây lan, giảm hao hụt đầu con
+ Chọn những loại kháng sinh nhạy cảm và tác động mạnh tới mầm bệnh để có hiệu quả cao,
chống nhờn thuốc, giảm chi phí điều trị
- Khuyến cáo bà con nên sử dụng phác đồ điều trị bệnh CORYZA hiệu quả cao - chi phí thấp -
tiêu diệt triệt để mầm bệnh trong trại do đội ngũ kỹ thuật SANFOVET tổng hợp qua quá trình
điều trị bệnh thực tế như sau: 

 
 

 
 
BỆNH E.COLI TRÊN GIA CẦM
1. NGUYÊN NHÂN
- Bệnh do Escherichia E.coli gây ra. Thường là nhiễm khuẩn kế phát với hen và cầu trùng, các yếu
tố stress là yếu tố tạo điều kiện phát bệnh ở mọi lứa tuổi.
2. TRIỆU CHỨNG
- Gà ở mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh nhưng gà 1-5 tuần tuổi mẫn cảm nhất với tỉ lệ
chết rất cao.
- Tỷ lệ chết phôi và gà con cao do vỏ trứng nhiễm mầm bệnh.
- Gà bị bệnh uống nước nhiều, kêu xao xác, tiêu chảy phân nhớt trắng - xanh có lẫn bọt khí.
- Gà từ 1-5 tuần tuổi: sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, bỏ ăn, sưng mặt, viêm kết mạc mắt và
một số con bị viêm khớp.
- Gà đẻ giảm tỷ lệ đẻ, ăn kém gầy ốm dần, một số có dấu hiệu viêm khớp.
3. BỆNH TÍCH 
- Viêm màng bao tim, viêm màng bụng, kéo màng quanh gan làm cho bao tim đục, màng bụng
có dịch viêm.
- Viêm vòi trứng trên gà đẻ, buồng trứng bị phá hủy 
- Ruột xuất huyết điểm
- Khi kế phát với các bệnh như CRD, Thương hàn, Cầu trùng... tỷ lệ chết sẽ tăng rất cao có khi tới
80 %

4. PHÒNG BỆNH 
 

5: TRỊ BỆNH
 

 
BỆNH CCRD GHÉP ORT
1. NGUYÊN NHÂN :
+ Do vi khuẩn Mycoplasma  (Gram âm) +  E.coli (Gram âm) Ornithobacterium  (Gram âm) gây ra.
Bệnh sảy ra quanh năm, ở mọi lứa tuổi gà
+ Do điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi (Mùi chuồng, bí khí, bụi bẩn, nồng độ các khí Amoniac,
Cacbondioxit, Cacbonoxit, Hydrosunfua)
+ Chuyển giao giữa các mùa trong năm (Nóng, lạnh, thời tiết thay đổi 
+ Do vận chuyển gà trong cùng khu vực chăn nuôi làm lây lan mầm bệnh đi khắp trại
+ Do Stress => suy giảm miễn dịch => gà nhiễm bệnh
2. TRIỆU CHỨNG
- Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1- 3 ngày, tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao và tăng theo ngày.
- Gà sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, phân xấu (nát, nhớt trắng...)
- Gà rướn cổ lên để thở, mào tích tím tái
- Gà chết tư thế bật ngửa, chết những con béo, thân thịt tím tái
 

3. BỆNH TÍCH
Bệnh tích rất dễ nhận biết với các biểu hiện đặc trưng của bệnh
4. PHÒNG BỆNH
Đối với bệnh CCRD GHÉP ORT xử lí môi trường, tiểu khí hậu chuồng nuôi là cách phòng tốt nhất.
Áp dụng nhất quán và đồng thời các biện pháp sau sẽ cho hiệu quả.
 

5. TRỊ BỆNH
Bà con có thể áp dụng theo những phác đồ HIỆU QUẢ CAO - CHI PHÍ THẤP như sau. tùy theo
tình hình đàn gà ở thời điểm điều trị mà dùng phác đồ cho phù hợp. 
* Đối với đàn gà vẫn còn sức ăn uống, nên áp dụng phác đồ uống như sau. đàn vật nuôi sẽ khỏi
bệnh và phục hồi rất nhanh.

* Đối với đàn gà không còn sức ăn uống, tổng đàn yếu. bà con nên áp dụng phác đồ tiêm dưới
đây để khống chế tỉ lệ chết, hiệu quả cao chỉ sau mũi tiêm đầu tiên.
 
 
BỆNH VIÊM KHỚP TRÊN GÀ
1. NGUYÊN NHÂN :
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh viêm khớp trên gà nhưng chủ yếu tập trung vào
những vấn đề sau
- Do nấm
- Do vi sinh vật: virus, vi khuẩn...
- Do di truyền: Gà bố mẹ không làm vacxin, quy trình phòng bệnh không tốt...
- Do độ ẩm chuồng nuôi
2. TRIỆU CHỨNG
- Bệnh sảy ra từ 20-30 ngày tuổi đến 3-4 tháng tuổi, gà lớn vẫn có thể bị nhưng biểu hiện nhẹ hơn
gà nhỏ.
- Gà sốt cao, đi ỉa phân loãng, ủ rũ, đi lại khó khăn. 
- Đi tập tễnh do đau hoặc liệt một chân hoặc 2 chân => liệt hoàn toàn
- Tỉ lệ chết khoảng 15-20% nếu kế phát thêm các bệnh khác sẽ làm tình hình bệnh trầm trọng
hơn
3. BỆNH TÍCH
Không có tổn thương nào đáng kể liên quan đến các cơ quan nội tạng, chủ yếu thấy rõ ở khớp
gối và khớp bàn chân.
 
4. PHÒNG BỆNH

 
5. TRỊ BỆNH
 
BỆNH ĐẦU ĐEN Ở GIA CẦM
1. NGUYÊN NHÂN
Bệnh do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas meleagridis ký sinh ở gan, manh tràng
gây lên các bệnh tích điển hình tại đây
- Bệnh sảy ra quanh năm, trên mọi lứa tuổi của gà, 
- Gà thả vườn, nuôi nền là dễ bị nhiễm bệnh nhất
2. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN
Bệnh lây lan qua  đường miệng: ăn, uống phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có
chứa Histomonas
3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
- Gà từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng tuổi dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh
- Bệnh thường sảy ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh sảy
ra cả trong mùa đông
- Tất cả các giống gà đều có thể mắc bệnh, nhưng gà tây là mẫn cảm nhất
4. TRIỆU CHỨNG
- Gà đột nhiên sốt rất cao 43 - 44ºC, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dang rộng chân,
mắt nhắm nghiền
- Xù lông, run rẩy, rúc đầu vào lách cánh, tìm chỗ có ánh sáng hoặc dưới bóng điện để sưởi
- Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh, khi sắp chết thì bỏ
ăn, mào thâm tím
- Bệnh kéo dài 10-20 ngày nên gà rất gầy, trước khi chết thân nhiệt gà hạ xuống còn 38-39ºC 
- Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm,mức độ chết không ồ ạt nhưng kéo dài gây
cuối cùng đến 80-85%
5. BỆNH TÍCH
- Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng
- Bệnh đầu đen rất hay kế phát với các bệnh Ký sinh trùng đường máu, Cầu trùng, Viêm ruột hoại
tử, nên càng làm cho bệnh trầm trọng và khó điều trị hơn
 
6. PHÒNG BỆNH
- Không nuôi chung gà tây với gà ta, không nuôi nhiều lứa gà trong cùng một cơ sở chăn nuôi
- Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to
- Phun sát trùng định kỳ bằng các chất sát trùng hoặc Focmol 2% trong và ngoài khu vực chăn
nuôi
- Trước cửa ra vào nên để khay vôi bột dày từ 3-5cm để sát trùng và diệt trứng giun 
7. TRỊ BỆNH
Phát hiện bệnh càng sớm tỉ lệ điều trị thành công càng cao
 - Điều trị bệnh đầu đen hay ký sinh trùng màu phải kết hợp thêm kháng sinh để phòng các
bệnh kế phát. qua nghiên cứu  và quá trình điều trị thực tế bộ phận kỹ thuật của công ty đã cho
ra phác đồ thuốc hiệu quả với bệnh đầu đen như sau:

 
BỆNH NẤM DIỀU, NẤM PHỔI TRÊN GIA CẦM
1. NGUYÊN NHÂN
- Do nấm Aspergillus fumigatus và nấm Candida albicans gây ra. Độc tố chung của 2 loại là
Mycotoxin. Bệnh lây nhiễm với tất cả các loại gia cầm đặc biệt là thủy cầm ở giai đoạn 1-3 tuần
tuổi
2. TRIỆU CHỨNG
- Gà khó thở, thở hổn hển, vươn cổ dài ra để thở.
- Gà giảm ăn, chậm lớn, tiêu chảy phân vàng, nhớt
- Thường đứng riêng ra 1 chỗ, gà con bị bệnh thường ngủ lịm
- Có biểu hiện thần kinh, viêm kết mạc mắt, một hoặc 2 mắt xưng phồng dich mắt chảy nhiều
dẫn đến mù mắt.
 

 
3. BỆNH TÍCH
-  Bệnh tích chủ yếu thể hiện ở các cơ quan tác động chính là diều và phổi, đôi khi thấy cả trên
đường tiêu hóa
+ Nấm phổi thường có biểu hiện các hạt như hạt gạo trong phổi, lấy tay bóp nhẹ phổi sẽ thấy
các hạt lộ ra
+ Nấm diều bệnh tích tập trung ở miệng, diều, thực quản với các mảng bám bên trong, có khi có
các vết loét. Trong diều có các mảng bám hoặc nốt màu trắng đục chứa nước nhầy mùi chua,
hôi.
- Gan chuyển màu vàng, bở nát, ruột xuất huyết thành mảng nếu nấm xuống đường tiêu hóa
- Độc tố chính của nấm là Mycotoxin. Độc tố làm cho suy giảm miễn dịch làm cho con vật dễ
mắc các bệnh truyễn nhiễm khác nên bệnh tích khi mổ khám sẽ phong phú hơn rất nhiều. 
 

4. PHÒNG BỆNH
- Chuồng nuôi phải vệ sinh, thông thoáng và không bị ẩm tạo cơ hội để nấm mốc phát triển.
- Đảm bảo chất lượng thức ăn, thành phần dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển
của gà, vịt
- Trước khi cho gà, vịt vào nuôi phải sử lý chất độn chuồng bằng các thuốc diệt nấm mốc như
Cuso4 liều 1g/3 lít nước
- Phun thuốc sát trùng thường xuyên để diệt các mầm bệnh khác
- Vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ hàng ngày. Không để gà ăn thức ăn ôi, thiu, ẩm
- Định kỳ cho uống thuốc trị nấm mốc 
AZ.NEO-NYS: 1g/10kgTT/ngày
* Uống vào lúc 8-10 ngày tuổi, uống 2-3 ngày liên tiếp.
 Sau đó cứ định kỳ 25-30 ngày sau, cho uống phòng lại 3 ngày đến khi bán gà.
5. TRỊ BỆNH
Có thể tham khảo một số phác đồ khi điều trị nấm và các bệnh kế phát cho hiệu quả cao :

 
BỆNH DỊCH TẢ
1: NGUYÊN NHÂN

- Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Herpes virus gây ra. trên mọi lứa tuổi  các loại
thủy cầm như vịt, ngan, ngỗng và các loại chim trời...

- Vịt trời và ngỗng trời có đề kháng cao với virus thường ở thể ẩn và trở thành vật mang
trùng, thời gian mang virus kéo dài đến 4 năm nên rất nguy hiểm.

- Virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như Formalin 3%....

2: TRIỆU CHỨNG

- Thời gian ủ bệnh từ 2 - 7 ngày. đôi khi nổ ra cấp tính với chủng động lực mạnh, vịt chết
ngay khi đang bơi mà chưa biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

- Vịt ủ rũ, kém linh hoạt, ăn ít, giảm hoặc bỏ ăn, lười bơi lội

- Ở vịt con bị viêm giác mạc, chảy dịch mắt thấm ướt cả lông xung quanh mắt sau đó
dính chặt 2 mí mắt gây mù. mỏ cắm xuống đất và chảy dịch nhầy, bẩn

- Trên đàn vịt sinh sản: tỷ lệ chết cao, chết đột ngột, thường chết là biểu hiện đầu tiên
của bệnh. Xác chết mập, con trống khi chết có sự thoát dương vật 1 cách rõ rệt, sản
lượng trứng giảm từ 25 – 40%.

- Vịt sợ ánh sáng nhắm 1 nửa mắt hoặc mí mắt khép lại, bỏ ăn, vô cùng khát nước, suy
yếu, đi loạng choạng, xù lông, chảy dịch mắt, dịch mũi, tiêu chảy phân xanh có nhiều
nước nên lông vùng lỗ huyệt dơ bẩn.

- Vịt liệt, xã cánh, đầu gục, suy yếu khi bắt buộc phải đi thì di chuyển bằng cách lắc đầu,
cổ và người.

- Vịt thịt 2-7 tuần tuổi biểu hiện mất nước, gầy ốm, mỏ xanh (màu xanh da trời), lỗ huyệt
nhuộm máu.

- Vịt có thể bị sưng vùng đầu, cổ, hầu do gelatin tích tụ dưới niêm mạc vùng này, đó là
chất keo nhày màu vàng chanh. Tỷ lệ chết cao 5-100%

 
3: BỆNH TÍCH

- Do tổn thương mạch máu nên xuất huyết điểm dày đặc trên khắp cơ thể, xuất huyết, tụ
máu, chảy máu trên và trong cơ tim và ở những cơ quan nội tạng khác như: màng treo
ruột, màng thanh mạc. Nội mạc và van tim cũng xuất huyết.

- Gan, tụy, thận, ruột, phổi xuất huyết điểm.

- Vịt mái: những nang ở buồng trứng xuất huyết, mất màu biến dạng. Khối xuất huyết từ
buồng trứng có thể rớt vào xoang bụng. Ống dẫn trứng xung huyết, xuất huyết, hoại tử.

- Lòng ống ruột, dạ dày cơ đầy máu. Cơ thắt giữa dạ dày tuyến và thực quản xuất huyết
thành vòng.

- Dạ dày tuyến xuất huyết.

- Bệnh tích đặc biệt của bệnh: trên niêm mạc đường tiêu hóa như xoang miệng, thực
quản, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt lúc đầu xuất huyết trên bề mặt sau đó được phủ
lên lớp vảy màu trắng vàng, kích thước 1 – 10mm gọi là nổi ban trên niêm mạc đường
tiêu hóa.

- Viêm ruột, xuất huyết hình nhẫn.

- Gan hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim.

4: PHÒNG BỆNH

- Sát trùng chuồng trại, máy ấp, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên.

- Hiện nay dùng vacxin nhược độc để phòng bệnh cho hiệu quả rất cao.

- Vacxin đã được sản xuất trong nước. Dùng nhỏ mũi cho vịt con, tiêm dưới da hoặc tiêm
bắp cho vịt lớn cho miễn dịch 6 tháng.

* Lịch chủng ngừa.

Vịt thịt: lần 1 lúc mới nở. Lần 2: 3 tuần sau

Vịt đẻ: 1 năm chủng ngừa 2 lần.


- Định kỳ cho uống phòng các loại thuốc bổ như: ADE.B-COMPLEX, AZ.KTMD,SANFO
LIQUID, AZ.BIOZYMONE... để nâng cao miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

5: XỬ LÝ Ổ DỊCH TẢ VỊT

* Cách ly đàn vịt ốm,Áp dụng đồng thời 2 biện pháp sau:

A: Tiêm ngay vacxin vào ổ dịch. Ví dụ: vịt đạt trọng lượng  1kg/con cứ 10 con vịt lấy 2ml
kháng sinh GENTAMAX trộn với 3ml dung dịch sinh lý. Hoặc 1ml SANFOTRIL + 4ml
nước sinh lý.

Hòa tan 20 liều vacxin dịch tả vịt đông khô vào dung dịch sinh lý cùng kháng sinh như ở
trên tiêm dưới da 0,5ml/con. 

Sau 3-4 tuần có thể tiêm nhắc lại lần 2 với liều lượng khuyến cáo của hãng sản xuất

B : Cho toàn đàn uống kháng sinh và thuốc bổ trợ sau:

AZ.DOXYCOLI 50/50: 1ml/20kgTT/ ngày ( cho uống )

TTS: 1g/5kg TT/ngày ( trộn cám )

Liệu trình 3-5 ngày liên tục

- kết hợp với các loại thuốc bổ trợ như :

PARAMAX C: 1g/1 lít nước 

SANFOLIQID: 1ml/ 1 lít nước

SANFO DETOX: 1ml/1 lít nước

Liệu trình 3-5 ngày liên tục


BỆNH THƯƠNG HÀN, BẠCH LỴ
25/11/2019 - 02:17 PM - 25 lượt xem

Cỡ chữ

1. NGUYÊN NHÂN

- Bệnh do vi khuẩn Salmonella  (Gram âm) gây lên, có nhiều chủng Salmonella nhưng chỉ
có 3 chủng gây bệnh trên gia cầm

+ Salmonella gallinarum: gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con

+ Salmonella typhimurium: gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con 

+ Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần  tuổi

Trong đó bệnh do Salmonella gallinarum thuộc type bệnh nguy hiểm, tốc độ lây lan
nhanh do vậy người chăn nuôi cần hiểu về bệnh và có phương án phòng bệnh sớm và
hiệu quả

2. CƠ CHẾ GÂY BỆNH

- Thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày, vi khuẩn có đề kháng khá cao trong môi trường, có thể
tồn tại vài tháng, các chất sát trùng thông thường có thể diệt được vi khuẩn.

- Bệnh lây lan qua cả 2 phương thức (truyền dọc từ mẹ sang con và truyền ngang từ con
khỏe sang con yếu trong đàn qua phân, thức ăn, uống...)

+ Lây truyền dọc: Vi khuẩn từ buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan
qua vỏ trứng, rồi vào máy ấp trứng và lây truyền cho gà con

+ Lây truyền ngang : Gà con mới nở trong máy ấp bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho
gà con ấp cùng máy, hoặc gà sống sót sau bệnh trở thành vật mang trùng làm lây lan
sang những con khác.

3. TRIỆU CHỨNG

Bệnh diễn biến theo 3 thể là: Qúa cấp tính, cấp tính, mãn tính, và có thể gây bệnh trên
mọi giai đoạn của gà đặc biệt là các yếu tố stress tác động lên gà sẽ làm bệnh trầm
trọng hơn.

- Trên gà con: 

+ Gật gù, sã cánh, ủ rũ, chậm lớn, vùng lông xung quanh hậu môn dính phân bết lại bít kín
hậu môn gà, gây chết sau 6-10 ngày sau khi nở.

+ Lòng đỏ không tiêu, có màu vàng, xanh 

- Trên gà thịt:
+ Gà ủ rũ, sốt cao, uống nhiều nước, bết lông, ăn ít, ỉa phân nát

+ Gà lười vận động, hay rúc đầu vào cánh do sốt cao, đến ngày thứ 3 thì bắt đầu chết do
mất nước và điện giải trong cơ thể

+ Bệnh nặng có thể xâm nhập vào máu và gây viêm khớp nhất là những chuồng ẩm thấp
là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

- Trên gà đẻ: 

+ Gà sốt cao, uống nhiều nước, giảm ăn, rúc đầu vào cánh, ỉa phân nát

+ Sản lượng trứng giảm từ 20-40 % nếu không điều trị ngay có thể kế phát các bệnh khác
sẽ làm gà ốm trầm trọng hơn và tỉ lệ trứng giảm nhiều 

4. BỆNH TÍCH

* Bệnh tích bên ngoài


* Bệnh tích bên trong khi mổ khám

 
5. PHÒNG BỆNH

* Nguyên lý phòng bệnh là phải làm tốt 3 việc sau

- Làm sạch và hạn chế tối đa mầm bệnh ngoài môi trường

+ Phun sát trùng định kỳ 1- 2 lần/tuần tùy vào tình hình dịch tễ chăn nuôi, phải khử trùng
trứng trước khi đưa vào lò ấp bằng foocmol + thuốc tím, ngâm khay đựng trứng bằng
các chất sát trùng, tuân thủ ATSH 

- Tăng cường sức đề kháng cho đàn gà bằng các loại thuốc bổ

+ Định kỳ cho uống các loại thuốc bổ trợ như: ADE.B-COMPLEX, HERO LYTE C, 

AZ. KTMD, SANFO. LIQID, SANFO.OXYNEOMIN... tất cả các loại cho uống theo HDSD.
 

+ Phòng bệnh chủ động bằng 1 trong số các loại thuốc kháng sinh

+ AMPI - COLI extra = 1g/15 kgTT/ngày

+ QUINO 20% GOLD = 1ml/20 kgTT/ngày

+ AMOXY - COL 20% = 1g/10 kgTT/ngày

+ COLI 500 = 1g/10kg TT/ngày

Tất cả các liều trên là liều phòng, nếu điều trị phải tăng nên gấp 1,5 trong 2 ngày đầu.
 
6. ĐIỀU TRỊ BỆNH

* Bệnh phát ra từ 1 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi là nặng nhất. Gà lớn thường bị mãn tính và
nhẹ hơn, có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau

- Giai đoạn gà con từ 1-30 ngày tuổi. Chú ý đến độ thông thoáng và đảm bảo mật độ,
nhiệt độ chuồng nuôi, vệ sinh thường xuyên máng ăn, máng uống sạch sẽ. Nếu gà bị
mắc bệnh thì dùng phác đồ sau:

SÁNG      :  QUINO 20% GLOD = 1ml/15kgTT/ngày

TRƯA      :  SANFO. LIQID = 1ml/1 lít nước

                :  PARAMAX C = 1g/1 lít nước

CHIỀU     :  AMOXY - COL 20% = 1g/8kgTT/ngày

TỐI          :  Uống như bữa trưa

- Liệu trình liên tục 5 -7 ngày.

* Đối với gà lớn cũng sẽ áp dụng theo phác đồ của gà nhỏ, nếu uống phòng định kỳ thì
uống các loại kháng sinh phổ rộng .
BỆNH ĐẬU GÀ
25/11/2019 - 01:37 PM - 16 lượt xem

Cỡ chữ

1. NGUYÊN NHÂN

- Do virus Powl pox (FRV) gây ra.

2. TRIỆU CHỨNG

- Thời gian nung  bệnh thường khoảng 4-10 ngày. Bệnh sảy ra ở thể ngoài da, thể yết hầu,
hoặc thể hỗn hợp

- Thể ngoài da (đậu khô): ở Vùng da không có lông như mào, tích, rìa mỏ, mắt, phần tiếp
giáp với mỏ sừng và một số chỗ ít lông của cơ thể như vùng dưới da cánh, hậu môn, da
chân sẽ xuất hiện nhiều nốt mụn, màu sắc nốt mụn biến đổi dần từ màu trắng sang màu
vàng đen. Mụn đậu mọc ở mắt làm gà bị viêm kết mạc, chảy dịch mắt, mọc ở mũi làm gà
khó thở, mọc ở mồm làm con vật đau và giảm ăn

- Thể đậu ướt (Yết hầu) Thể này thường gặp ở gà con làm gà ủ rũ, biếng ăn, từ miệng
chảy ra các chất nhờn lẫn mủ và màng giả. trong miệng và vòm họng có một lớp màng
giả màu vàng xám, khi màng giả bị bong ra để lại lớp niêm mạc màu đỏ

- Gà bệnh chết từ 5-10%. Nếu ghép thêm các bệnh khác tỷ lệ chết sẽ cao hơn.
 

3. PHÒNG BỆNH 

- Chủng màng cánh vacxin vào ngày 7-18 sẽ bảo đảm an toàn cho đàn gà

- Thường xuyên phun sát trùng và vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống

- Cung cấp đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của gà.

- Thường xuyên cho uống các loại thuốc bổ để nâng cao miễn dịch tự nhiên như

ADE.B-COMPLEX, GLUCO KCE captox, GLUZYME-VITACID, HERO LYTE C, AZ.KTMD...


4. TRỊ BỆNH 

- Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị, chỉ phòng bệnh bằng cách chủng
vacxin. Nếu bệnh sảy ra nên chủng lại vacxin đậu ngay.

- Khi đàn gà bị bệnh thì phun sát trùng vào ổ dịch, phun ngày 1 lần, sau đó bắt những con
bị bệnh nặng cậy lớp mụn và bôi các chất sát trùng nhẹ như Xanh metylen, Cuso4...hoặc
thuốc mỡ kháng sinh (Tetracycline) vào mụn

- Dùng kháng sinh phổ rộng phòng các bệnh kế phát như E.coli, Thương hàn,CRD...

- Có thể dùng 1 trong các phác đồ cho hiệu quả cao như sau:

 
 
 
BỆNH GUMBORO
25/11/2019 - 01:41 PM - 16 lượt xem

Cỡ chữ

1. NGUYÊN NHÂN

- Bệnh gây ra do Birna virus. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính trên gà bệnh sảy ra ở gà từ 1-
12 tuần tuổi

nhưng nặng nhất là ở 3-6 tuần tuổi.

- Bệnh có khả năng đề kháng cao ngoài môi trường nên các biện pháp sát trùng thông
thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh ngoài môi trường. Khi virus tồn tại ngoài môi
trường sẽ tăng độc lực sau mỗi lần cảm nhiễm nên cần có biện pháp để trống chuồng
sau mỗi lứa nuôi.

2. CƠ CHẾ GÂY BỆNH

- Thời gian ủ bệnh ngắn 2-3 ngày.

- Lây từ mẹ sang con, qua thức ăn, nước uống, không khí và dụng cụ chăn nuôi, người
chăn nuôi.

- Khi virus vào cơ thể nó tấn công các tế bào limpho của ống tiêu hóa, gan, lách. Sau đó
di chuyển đến túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hình tại đây.

3. TRIỆU CHỨNG

- Ủ rũ, xù lông, sốt rất cao 43,5-44ºC, giảm ăn, run rẩy, tụ lại thành từng đám

- Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 6-8h gà không ăn, không uống nằm la liệt xù lông và chết
nhanh

- Tự mình quay lại mổ vào hậu môn

- Tiêu chảy phân trắng có bọt, nhiều trường hợp có lẫn cả máu.
 
4. BỆNH TÍCH

- Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực

- Túi fabricius sưng to (tối đa ở ngày thứ 3) sau đó teo dần (ngày 6-10)

- Bên trong túi Fabricius xuất huyết ở giai đoạn đầu và có bã đậu khi teo nhỏ lại

- Xuất huyết dạ dày tuyến, thận nhợt nhạt, lách sưng to.

5. PHÒNG BỆNH

- Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu

- Tuân thủ lịch vacxin, tùy theo tình hình dịch tễ tại địa phương mà có thời gian làm
vacxin cho phù hợp

- Định kỳ phun sát trùng chuồng trại, nên làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc và an toàn
sinh học trong khu vực chăn nuôi.

- Thường xuyên cho uống các loại thuốc bổ trợ để nâng cao đề kháng tự nhiên như:

+ GLUCO KCE captox (tăng khả năng chuyển hóa , phục hồi cơ thể nhanh)

+ HERO LYTE C (phục hồi cơ thể, tăng hô hấp và tái tạo tế bào, chống stress)
 
 

6. ĐIỀU TRỊ

- Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu

- Cần phải phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh thì mới giảm thiểu hao hụt.

- Hạ sốt cấp tốc bằng PARAMAX C là biện pháp hữu hiệu nhất, liều cho gấp 3 lần khuyến
cáo trên vỏ bao, duy trì 4 ngày liên tiếp, ngày uống 3 lần mỗi lần cách nhau 6 tiếng.

- Cho SANFO LIQID + AZ. KTMD liều theo HDSD uống liên tục thay nước trắng.

- Tránh tối đa mọi stress lên đàn gà (dồn bắt, tiêm, nhỏ...) để giảm tỉ lệ chết.

- Sau 5 ngày khi gà đã đỡ bệnh cho uống 1 trong các loại  kháng sinh sau để điều trị kế
phát

- AMPI - COLI extra:  1g/10kgTT/ngày

- DOXYCOLIN 50/50: 1g/20kgTT/ngày

- AZ. APRACIN 50: 1g/10 kgTT/ngày

- FLOAZO 30: 1ml/20kgTT/ngày.
 
 

+ Uống theo nguyên tắc 02 ngày đầu tăng liều lên gấp 1,5 lần khuyến cáo. Những ngày
sau hạ xuống liều bình thường. Uống liên tục 5-7 ngày. 

BỆNH NIU CÁT XƠN (gà rù, dịch tả gà)


25/11/2019 - 11:59 AM - 31 lượt xem

Cỡ chữ

1. NGUYÊN NHÂN

- Bệnh do virus Niu Cát Xơn gây nên.

2. TRIỆU CHỨNG: Bệnh diễn biến theo 3 thể.

- Thể quá cấp: Bệnh tiến triển nhanh, chết trong 25-48 giờ với những biểu hiện triệu
chứng chung như: bỏ ăn, lờ đờ, xù lông, gục đầu, sốt cao, khó thở ....

- Thể cấp tính: Bệnh xảy ra với những biểu hiện triệu chứng điển hình như: gà ủ rũ, sã
cánh như khoác áo tơi, gà chậm chạp thường tụ vào thành từng đám gà lớn đứng riêng
một mình.
+ Gà sốt cao 43,5-440C, gà hắt hơi, vảy mỏ liên tục, vươn cổ há mỏ để thở bỏ ăn thích
uống nước nhiều

+ Xung quanh mắt và vùng đầu, mào, tích thủy thũng, mũi chảy nhiều dịch nhờn

+ Tiêu chảy phân trắng, xanh, phân lẫn máu, phân xám mùi tanh...

+ Đối với gà đẻ tỉ lệ trứng giảm mạnh, trứng méo mó, nhỏ, nhạt màu. Xuất huyết túi lòng
đỏ

- Thể mãn tính: Thường xảy ra sau những đợt dịch với các triệu chứng như: vẹo đầu ra
sau, liệt chân, đầu mỏ gục xuống, lên cơn co giật dộng kinh khi bị kích thích bởi tiếng
động mạnh, gà chết do kiệt sức và đói.

3. BỆNH TÍCH

- Xác chết gầy, mào tích tím bầm, dạ dày tuyến xuất huyết thành những chấm có hình
màu đỏ hoặc xuất huyết thành dải vệt ở đầu và cuối cuống mề

- Niêm mạc ruột non xuất huyết hình cúc áo

- Lách hoại tử, không sưng ( phân biệt với bệnh thương hàn gà, lách sưng to)

- Gan hoại tử , xuất huyết, thận sưng trên dải thận có sọc trắng.

- Buồng trứng xuất huyết, vỡ trứng non, lòng đỏ chứa đầy xoang bụng, dịch hoàn xuất
huyết, não viêm, xuất huyết.

4. XỬ LÝ Ổ DỊCH NIU CÁT XƠN

- Không có thuốc điều trị, kháng thể hiệu quả rất thấp

- Có thể cho uống vacxin AVINEW NEO của hãng  Merial Pháp cho uống liều gấp đôi,
hoặc nhỏ mắt mũi liều gấp 1,5 lần khuyến cáo  để dập dịch.

5. PHÒNG BỆNH 

- Phòng bệnh bằng vacxin. Dùng vacxin theo khuyến cáo của nhà sản xuất và theo dịch
tễ tại địa phương.

* Vệ sinh thú y:

- Cách ly gà ốm với gà khỏe.

- Định kỳ phun sát trùng và tẩy uế chuồng trại 1 tuần 1 lần

- Dùng các loại thuốc bổ trợ để nâng cao đề kháng tự nhiên của đàn gà như:  
6. CHO UỐNG KHÁNG SINH PHÒNG BỘI NHIỄM

- Hiện nay nếu bị Niu Cát Xơn thể quá cấp tính thì rất khó cứu đàn gà. Nhưng nếu trên
đàn gà thịt bị cấp tính mà phát hiện và cho uống vacxin kịp thời thì có thể cứu được
khoảng 60-70% khi đó ngoài cho uống các thuốc bổ trợ như trên nên cho uống thêm các
loại kháng sinh để phòng bệnh kế phát.

- Trọn 1 trong các loại thuốc kháng sinh sau:


 

- TIMIMAX                   = 1ml/10-15 kgTT/ngày            

- AZ. AMOXI - COL      = 1g/15-20 kgTT/ngày

- AMPI – COLI EXTRA = 1g/8-10 kgTT/ngày

Có thể chọn 1 trong 3 loại và dùng liên tục 5-7 ngày

* Tất cả các loại thuốc trên khi dùng trong 2 ngày đầu phải tăng liều lên gấp 1,5 lần
khuyến cáo, những ngày sau hạ xuống liều bình thường, dùng đủ liệu trình 5-7 ngày.

You might also like