You are on page 1of 6

LỊCH SỬ NGÀNH THÚ Y THẾ GIỚI

• Lịch sử ngành Thú y bắt đầu từ năm 9.000 trước Công nguyên ở
các nước Trung Đông bao gồm Ả Rập Saudi, Ai Cập, Iran, Thổ Nhĩ
Kỳ và Iraq (nhất là những người chăn cừu)
• Từ 4.000 đến 3.000 trước Công nguyên, người Ai Cập đã có
những phát triển tiến bộ trong lĩnh vực y tế, sử dụng thảo mộc trong
điều trị thú nuôi
• Những văn bản đầu tiên trên giấy cói Kahun về điều trị nhân y và
thú y (sản khoa) xuất hiện ở Ấn Độ năm 1.900 trước Công nguyên.
• Các nhà khảo cổ tìm thấy những mảnh giấy cói là sách giáo khoa
y khoa có niên đại khoảng năm 1.850 trước Công nguyên, cho thấy
người Ai Cập đã quen thuộc với giải phẫu động vật
• Người La Mã, Hy Lạp, Babylon, Ấn Độ giáo, Ả Rập và Do Thái
cũng thực hành y học động vật. Một người đàn ông tên là
Urlrifedinna, sống ở Mesopotamia vào năm 3.000 trước Công
nguyên, được coi là một chuyên gia về khả năng chữa lành động
vật. Khoảng năm 500 trước Công nguyên, một nhà khoa học Hy
Lạp tên là Alcmaeon đã mổ động vật để nghiên cứu
• Đối tượng đầu tiên được tập trung là con ngựa vì được sử dụng
nhiều trong đời sống sinh hoạt, lao động và làm việc của con người
• Vào TK thứ 18 xuất hiện nhiều dịch bệnh trên động vật như bệnh
dại, bệnh dịch tả trâu bò, bệnh than, thủy đậu, ghẻ, viêm phổi màng
phổi truyền nhiễm, uốn ván, nhiễm trùng vết thương…
• Trường Thú y đầu tiên trên Thế giới được thành lập năm 1.761
tại Lyon (Pháp) bởi luật sư Claude Bourgelat (chủ tịch Viện hàn
lâm Vua: Académie duRoi).
• Ông rất quan tâm nghiên cứu về cơ thể học và bệnh nội khoa của
ngựa
• Khóa đầu tiên có 38 sinh viên từ các nước Đan Mạch, Thụy Điển,
Áo, Đức (Phổ), Thụy Sỹ và Pháp
• Các môn học tập trung về Cơ thể học, Bệnh lý học, Dược lý và
Phẫu thuật học
• Vua Louis XV đã công nhận trường Thú y Lyon là trường Hoàng
gia.
• Trường Thú y Maison d’Alfort được thành lập tiếp theo vào năm
1.765. Claude Bourgelat là Hiệu trưởng của các trường Thú Y này
Lyon 1761
Alfort 1765
Vienna 1768
Turin 1769
Đảo Maurice 1770
Copenhagen 1773
Padua 1774
Skara (Thụy Điển) 1775
Hannover 1778
Dresden (Leipzig), 1780
Bruxelles 1786
Budapest 1786
Berlin 1790
Munich 1790
London 1791
Berne 1808
Zurich 1820
Stockholm 1821
Utrecht 1821
Edinburgh (Dick) 1823
Toulouse 1825
Giessen 1828
Philadelphia 1852
Ontario 1862
Glasgow 1862
• Năm 1863, GS. John Gamgee của Đại học Thú y Edinburgh, đã
mời các BSTY từ Châu Âu tham dự hội nghị mà sau đó được gọi là
Hội nghị Thú y Quốc tế đầu tiên (International Veterinary
Congress). Hội nghị bàn về các bệnh truyền nhiễm trên động vật -
các biện pháp kiểm soát và phòng bệnh. Sau nhiều lần hội nghị, đến
năm 2001, Hiệp hội Thú y Thế giới đã chọn một ngày làm Ngày
Thú y Thế giới, được tổ chức vào Thứ Bảy cuối cùng của tháng
Tư hằng năm.
• Mỗi năm ngày Thú y Thế giới chọn 1 chủ đề khác nhau
• Chủ đề năm 2017 là: “Antimicrobial resistance – from awareness
to action”
• Chủ đề năm 2018 là: “The role of the veterinary profession in
sustainable development to improve livelihoods, food security and
safety
• Chủ đề năm 2019 là “Value of Vaccination”
• Chủ đề của năm 2020 là: “Environmental protection for
improving animal and human health”
• Chủ đề của năm 2021 là: “Environmental safety for enhancing
animal and human well being”
LỊCH SỬ NGÀNH THÚ Y VIỆT NAM
• Từ những thập niên cuối của thế kỷ XIX người Pháp đã thiết lập
một hệ thống bảo vệ gia súc tại Việt Nam theo bộ luật ngày 22
tháng 7 năm 1881, đặc biệt là các điều 38 và 39 trong bộ luật này
có liên quan đến chức năng của Sở Thú Y
• Năm 1904, người Pháp đã bắt đầu mở ngành đào tạo Thú y tại
Việt Nam để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc,
thanh tra thú sản.
• Nhiệm vụ đào tạo Bác sĩ thú y sĩ lúc đầu được giao cho Trường Y
Khoa Hà Nội theo nghị định ngày 25 tháng 10 năm 1904 của Toàn
quyền Beau
• Năm 1910 Ban Thú Y của Trường Y khoa và bệnh xá thú y được
cải biến thành Trường Thú Y Bắc Kỳ tách ra khỏi Trường Y Khoa
và được đặt dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ theo nghị định
ngày 11 tháng 8 năm 1910 của Toàn quyền Klobukowshi
• Năm 1917 Trường Thú Y Bắc Kỳ được cải biến thành Trường
Thú Y Đông Dương theo nghị định ngày 15 tháng 9 năm 1917 của
Toàn quyền Sarraut
• Tháng 10 năm 1935 Trường Thú Y Đông Dương đóng cửa do
khủng hoảng kinh tế và bệnh xá thú y của trường vẫn duy trì hoạt
động
• Đến năm 1941 Trường Thú Y hoạt động trở lại
• Chương trình học 3 năm rưỡi: năm đầu sinh viên học tại Viện Đại
Học Hà Nội cùng với sinh viên Trường Đại học Nông Lâm, ba học
kỳ kế tiếp học tại Trường Thú Y và năm cuối cùng học tại Viện
Pasteur Nha Trang
• Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Trường lại đóng cửa do Nhật đảo chính.
• Vào tháng 6 năm 1945 Trường mở cửa trở lại và có tuyển thêm
khoá mới, nhưng khoá này chỉ học một năm rồi giải tán
• Ngày 19 tháng 12 năm 1946 trường Thú y Đông Dương đóng cửa
do chiến tranh
• Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngành thú y do Bộ Canh
nông quản lý. Ngày 11-7-1950, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh 125 SL: Ấn
định luật lệ bài trừ bệnh truyền nhiễm gia súc. Ðây là văn bản pháp
luật đầu tiên của nước ta về công tác thú y, đánh dấu mốc lịch sử
phát triển của thú y Việt Nam và cũng là nền tảng của hệ thống
pháp luật về thú y hiện nay.
• Sau hiệp định Genève năm 1954 Học viện Nông Lâm được thành
lập tại miền Bắc (1956) và Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao
(1955), tiền thân của Đại học Nông Lâm được thành lập tại miền
Nam
• Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao được thành lập theo nghị
định 112 BCN/NĐ ngày 19 tháng 11 năm 1955. Trường đào tạo ba
ngành Nông Lâm Súc
• Khóa đầu tiên cấp Trung đẳng được khai giảng vào ngày 12 tháng
12 năm 1955 và khoá đầu tiên cấp Cao đẳng được khai giảng vào
ngày thứ hai tuần lễ đầu tiên tháng 11 năm 1959 và đã bế giảng vào
ngày thứ bảy tuần lễ đầu tiên tháng 11 năm 1962
• Năm 1963 Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục tại Sài Gòn được cải
biến thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn trực thuộc
Nha Học vụ Nông Lâm Súc. Kể từ niên học 1963-1964 thời hạn
học tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc là 4 năm
• Ngày 9-11-1968 Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn được
cải biến thành Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp trực thuộc Bộ
Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên
• Ngày 29-11-1972 Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp được cải
biến thành Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp
• Ngày 8-12-1976, Bộ Nông Nghiệp đã ra quyết định đặt tên trường
là Đại Học Nông Nghiệp IV
• Từ năm 2000 chuyển tên thành Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM

You might also like