You are on page 1of 6

3.

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
a. Giới thiệu về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,
chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành
quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người, quy luật về sự phù hợp quan hệ
sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ
tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất và phát triển của lực lượng
sản xuất.
Lực lượng sản xuất + Quan hệ sản xuất Phương thức sản xuất
↓ ↓
( Nội dung vật chất ) ( Hình thức xã hội )
Khi: Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi Quan hệ sản xuất phải được
điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp Lực lượng sản xuất tiếp tục phát
triển ( và ngược lại )
=> Quy luật: Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.  Quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội
b. Nội dung mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
* Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng thống
nhất:
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:

 Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển đều do lực lượng sản
xuất quyết định;
 Lực lượng sản xuất ở trình độ nào, tính chất nào thì quan hệ sản xuất cũng phải
ở trình độ và tính chất ấy: Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất đã
quyết định, làm thay đổi các quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với nó. Khi một
phương thức sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất sẽ phải phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất đó;
 Quyết định hình thức kinh tế của quan hệ sản xuất: Sự phát triển của lực lượng
sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản xuất từ phù hợp trở
thành không phù hợp với sự phát triển này. Yêu cầu khách quan của sự phát
triển lực lượng sản xuất tất yếu này dẫn đến sự thay thế quan hệ sản xuất cũ
bằng một quan hệ sản xuất mới sao cho phù hợp với trình độ phát triển mới
của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay
thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thì phương thức sản xuất
mới ra đời thay thế cho cái cũ.
+ VD:
 Trong thời kì nguyên thủy:
Lực lượng sản xuất: Trình độ con người còn thấp + công cụ lao động thô sơ 
Năng suất sản xuất thấp => Quan hệ sản xuất: Công hữu về tư liệu sản xuất,
quản lý công xã và phân phối sản phẩm bình đẳng cho mọi người.( chèn hình
ảnh )
 Trong xã hội hiện nay:
Lực lượng sản xuất: Con người ngày càng phát triển về kĩ năng và tri thức +
Công cụ lao động tiên tiến  Năng suất lao động cao => Quan hệ sản xuất: từ
đó cũng thay đổi để phù hợp với lực lượng sản xuất như: Có thêm nhiều hình
thức sở hữu tư liệu sản xuất ( tư hữu tư liệu sản xuất ), quản lý và phân phối sản
phẩm theo khả năng lao động cả con người. ( chèn hình ảnh)
- Quan hệ sản xuất tác động lại lực lượng sản xuất: Do quan hệ sản xuất là hình
thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương đối nên tác động mạnh
mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất. Vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực
lượng sản xuất được thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ
sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
o “ Sự phù hợp”:
- K/n: sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một
trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là :_ “ hình thức phát triển” của lực
lượng sản xuất
_ “ tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng
sản xuất phát triển.
- Sự phù hợp bao gồm:
_ Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT
_ Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành QUAN HỆ SẢN XUẤT
_ Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT với QUAN HỆ SẢN XUẤT.
- Sự phù hợp bao gồm:
_ Tạo điều kiện TỐI ƯU cho việc sử dụng và kết hợp giữa lao động và tư
liệu sản xuất
_ Tạo điều kiện HỢP LÝ cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và
hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động.
- Sự phù hợp chỉ là tương đối: Không có nghĩa là đồng nhất tuyệt đối mà
chỉ là tương đối, trong đó chứa cả sự khác biệt.
- Sự phù hợp diễn ra trong sự vận động phát triển, là một quá trình
thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.
- KHÔNG PHÙ HỢP: là khi quan hệ sản xuất “đi sau” hoặc “vượt trước”
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục đích,
xu hướng phát triển của nền sản xuất ,khuynh hướng phát triển của quan hệ lợi
ích thông qua 3 mặt của quan hệ sản xuất:
o Quan hệ sản xuất có tác động mạnh mẽ đối với lực lượng sản xuất vì nó
quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ thống của tổ chức, quản lý
xã hội, quy định phương thức phân phối của cải ít hay nhiều mà người
lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng đến thái độ của lực lượng
sản xuất chủ yếu của xã hội, nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thúc
hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ lao động, áp dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác và phân công lao động.
o Mỗi kiểu quan hệ sản xuất là một hệ thống, một chỉnh thể hữu cơ gồm
ba mặt:_ quan hệ sở hữu
_ quan hệ quản lý
_ quan hệ phân phối.  Chỉ trong chỉnh thể đó quan hệ sản
xuất mới trở thành động lực thúc đẩy hành động nhằm phát triển sản
xuất.
+ Quan hệ sản xuất có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất: Phù
hợp thì thúc đẩy, không phù hợp thì kìm hãm.
o Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất: thì nó trở thành
động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Khi đó:
_Nền sản xuất phát triển đúng hướng
_Quy mô sản xuất được mở rộng
_ Những thành tựu khoa học – công nghệ được áp dụng nhanh chóng
_Người lao động nhiệt tình hăng hái sản xuất
_Lợi ích của người lao động được đảm bảo
 Thúc đảy lực lượng sản xuất phát triển
o Khi quan hệ sản xuất không phù hợp ( lỗi thời ), bộc lộ mâu thuẫn gay gắt
với lực lượng sản xuất:_ trở thành chướng ngại kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Thậm chí có thể phá hoại lực lượng sản xuất.
_Song sự tác dụng kìm hãm đó chỉ diễn ra
trong những giới hạn với những điều kiện nhất định ( chỉ diễn ra tạm thời).
Theo tính chất tất yếu khách quan thì nó sẽ bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản
xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
VD: Trong một công ty: ( chèn hình ảnh )
- nếu người quản lý có thể đưa ra hình thức phù hợp, sản xuất hiệu quả, đảm
bảo lợi ích của người lao động  kích thích người lao động phát huy hết khả
năng => Tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống và ổn định xã hội.
- nếu người quản lý không đưa ra được hình thức phù hợp và hiệu quả,
không đảm bảo được lợi ích cho người lao động  người lao động không
phát huy toàn bộ khả năng => Năng suất lao động không tăng( thậm chí
giảm ), không đem lại chất lượng và hiệu quả cho nền sản xuất.
- 2 khả năng dẫn đến sự không phù hợp: quan hệ sản xuất đã lỗi thời hoặc
quan hệ sản xuất quá tiên tiến so với lực lượng sản xuất.
* Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ
thống nhất của hai mặt đối lập ( mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả
năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn )
o Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự
phù hợp mới ở trình độ cao hơn. Con người bằng năng lực nhận thức và
thực tiễn đã phát hiện và giải quyết mâu thuẫn , thiết lập sự phù hợp mới
làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn. Quá
trình lặp đi lặp lại quá trình vận động và phát triển của phương thức
sản xuất
o Sự thống nhất thể hiện cụ thể như sau:
Quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất  Lực lượng sản xuất
phát triển ( vượt quá quan hệ sản xuất hiện có )  sự phù hợp bị phá vỡ +
quan hệ sản xuất kìm hãm lực lượng sản xuất ( do mâu thuẫn ngày càng
gay gắt )  Thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp để lực lượng sản xuất
phát triển  Thay đổi phương thức sản xuất
VD: Quay trở lại với ví dụ ban đầu ( chèn hình ảnh )
* Trong xã hội nguyên thủy:
- Trình độ con người thấp
- Công cụ thô sơ
- quan hệ sản xuất là công hữu về tư liệu sản xuất ( làm có bao nhiêu ăn
hết bấy nhiêu, chia đều cho tất cả mọi người )
 Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo ra
phuơng thức sản xuất là phương thức cộng sản nguyên thủy.
* Khi lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới:
Con người biết chế tạo đồ đồng, đồ sắt, tạo được nhiều của cải hơn  Sự
bất bình đẳng về quản lý, phân chia sản phẩm lao động  Sự phân chia
giai cấp  Cộng sản nguyên thủy tan rã  Phương thức sản xuất chiếm
hữu nô lệ ra đời
=> Việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là tất
yếu. Quan hệ sản xuất cũ không phù hợp sẽ bị thay thế bằng quan hệ sản xuất
mới tiến bộ phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
4. Ý nghĩa quy luật quan hệ sản xuất trong đời sống xã hội
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng
* Trong thực tiễn:
- Muốn phát triển kinh tế: phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước
hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động.
- Muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới:
phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không phải là két quả
của mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ tính tất
yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tuỳ tiện, chủ quan,
duy tâm, duy ý chí.
* Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận
dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc
sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và
vận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật này, đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực
tiễn.
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng
quát, là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

You might also like