You are on page 1of 4

HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ

HỘI
I. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ
QUAN HỆ SẢN XUẤT
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC
THƯỢNG TẦNG CỦA XÃ HỘI
III. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ
TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN

I. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT


VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
1. Phương thức sản xuất:
PTSX = LLSX + QHSX (người - người / người - tự nhiên)
a/ Lực lượng sản xuất:
Người lao động + tư liệu sản xuất -> (dựa trên) mối quan hệ -> sức sản
xuất -> của cải vật chất theo mục đích của con người
=> Năng lực thực tiễn cơ bản nhất.
- Người lao động: người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, năng
lực sáng tạo
+ Vai trò:
• Chủ thể sáng tạo
• Chủ thể tiêu dùng
• Nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất.
+ Xu thế: cơ bắp giảm trí tuệ tăng
- Tư liệu sản xuất: điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất
+ Tư liệu lao động (công cụ lao động + phương tiện lao động): những yếu
tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác động lên đối
tượng lao động -> đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người
+ Đối tượng lao động: những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người
dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi cho phù hợp với mục
đích sử dụng của con người.
Vd: Người nông dân đốn củi bằng rìu thì người lao động là người nông
dân, đối tượng lao động là củi và công cụ lao động là rìu.
- Đặc trưng: mối quan hệ giữa người lao động (vai trò quyết định) + công
cụ lao động (yếu tố cơ bản)
-> Lực lượng sản xuất là kết quả năng lực thực tiễn của con người, nhưng
nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất.
- Sự phát triển bao gồm:
+ Tính chất: cá nhân hoặc xã hội hoá trong việc sử dụng tư liệu sản xuất
+ Trình độ: sự phát triển của người lao động và công cụ lao động.
-> Không tách rời nhau.
- Theo triết học Mác – Lênin, tri thức khoa học phổ biến ngày càng trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Vd: Người nông dân Mỹ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho ra
đời quả bí đỏ nặng 437kg.
b/ Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội), gồm 3 mặt:
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất (trung tâm)
- Quan hệ về tổ chức quản lý và trao đổi
- Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động
-> Có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất:
Quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội: cần quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất -> lực
lượng sản xuất phát triển và ngược lại
a/ Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
-LSSX ptr -> qhsx cũ không phù hợp -> pthuc sx mới ra đời -> QHSX tân
tiến hơn
-> Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự
phù hợp mới ở trình độ cao hơn.
b/ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
- Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối -
> ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của người lao động, năng suất, chất
lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động.
+ Tích cực: Nếu vận dụng được khoa học, phù hợp với tính chất và trình
động của lực lượng sản xuất-> quan hệ sản xuất sẽ tạo dư địa rộng lớn để
lực lượng sản xuất phát triển.
+ Tiêu cực: Nếu đã lỗi thời, không còn phù hợp với lực lượng sản xuất->
quan hệ sản xuất sẽ kìm kẹp, cản trở lực lượng sản xuất phát triển.
c/ Ý nghĩa trong đời sống xã hội:
- Ý nghĩa chung:
+ Lực lượng ld ptr + công cụ ld ptr -> nền KT ptr
+ LLSX thay đổi -> MQH SX mới ra đời 1 cách khách quan và tự nhiên
- Ý nghĩa với tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần:
Vd: Mỏ dầu Bạch Hổ - liên doanh dầu khí Việt Nam – Liên Xô.
- Quy luật quan hệ sản xuất là quy luật cơ bản và phổ biến của xã hội,
quyết định các quy luật khác, các quy luật khác muốn giải quyết triệt để thì
phải trở về quy luật này.
Vd: Muốn chứng minh, giải thích vì sao đạo đức bây giờ lại xuống cấp, tệ
nạn tham những rộng khắp, để giải thích, chúng ta phải tìm về kinh tế, tìm
về quy luật này. Rất nhiều nguyên nhân nhưng cái chính là sự tác động
của mặt trái của kinh tế thị trường.
- Công nghiệp hoá vận dụng tuyệt vời quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp
đổi mới.
Vd: Tỉnh Gia Lai đã đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao. Nhiều mô hình như: sản xuất giống, nuôi trồng một số sản phẩm có
năng suất, chất lượng cao, sản phẩm hữu cơ... đem lại hiệu quả kinh tế rõ
rệt.

You might also like