You are on page 1of 3

MỐI QUAN HỆ GIỮA LLSX - QHSX

1. Giải thích các khái niệm


Kết cấu của phương thức sản xuất = LLSX + QHSX

a) Lực lượng sản xuất:


- Là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải
biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
- Bao gồm: Người lao động + Tư liệu sản xuất
- Người lao động (yếu tố con người): có những phẩm chất như sức
khỏe, trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm.
VD: Nông dân, công nhân, kỹ sư,...
- Tư liệu sản xuất: TƯ LIỆU LAO ĐỘNG + ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG
- Tư liệu lao động: (gồm công cụ lao động và phương tiện lao
động): những cái con người dùng để tác động lên đối tượng lao
động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm
- Công cụ lao động: (cái cày, cái cuốc, máy gặt,...)
- Phương tiện lao động: (đường xá, phương tiện giao
thông,...)
- Đối tượng lao động: những cái con người dùng các công cụ
lao động để tác động để tạo ra sản phẩm.
- Đối tượng có sẵn trong tự nhiên: (cây, đất, thuỷ hải
sản, …)
- Đối tượng đã qua chế biến: (điện, xi măng, …)

- VD tổng quát: 1 người nông dân khi sản xuất lương thực:
- Người lao động: người nông dân
- Công cụ lao động: cày, cuốc
- Phương tiện lao động: đường xá, xe chở: để vận chuyển lương
thực, chở phân, chở giống về
- Đối tượng lao động: đất, giống cây
→ Nhận xét:
- Trong các yếu tố làm nên LLSX thì yếu tố con người đóng vai trò cơ bản, quyết định,
quan trọng nhất. Vì con người sáng tạo ra các công cụ lao động, phương tiện lao
động, đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động mà còn trực tiếp sử dụng các
công cụ và phương tiện lao động để tạo ra sản phẩm.
- Công cụ lao động là yếu tố động nhất của LLSX, biểu hiện năng lực thực tiễn của con
người ngày một phát triển.
- Trong sự phát triển của LLSX, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng, dần trở
thành nguyên nhân trực tiếp biến đổi cả sản xuất và đời sống. Khoa học công nghệ
được coi là đặc trưng của của LLSX hiện đại.

b) Quan hệ sản xuất:


- Là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Chính nhờ mối quan hệ giữa con người với con người với nhau mà quá trình
sản xuất xã hội mới diễn ra bình thường.
- Bao gồm: QH sở hữu đối với tư liệu sản xuất + QH trong tổ chức và quản lý
sản xuất + QH trong phân phối sản phẩm lao động.
- QH sở hữu đối với tư liệu sản xuất: Công cụ lao động, phương tiện lao động
và đối tượng lao động thuộc sở hữu của ai → xác định địa vị kinh tế con
người. Đây là QH cơ bản nhất, quan trọng nhất, đặc trưng cho QHSX của XH
và quyết định 2 QH còn lại.
VD: Công ty sản xuất giày dép → người sở hữu máy móc: chủ → được
quyền đưa ra quyết định & lựa chọn phương pháp sản xuất. Ngược lại,
những ai không sở hữu các công cụ riêng → bán sức lao động + của cải
nhận lại ít hơn.
- QH trong tổ chức & quản lý sản xuất: Trong xã hội ai là người tổ chức điều
hành và quản lý sản xuất. Nó sẽ trực tiếp tác động đến quá trình, quy mô, tốc
độ và hiệu quả sản xuất.
VD: Trong một công ty, người quản lý làm việc hiệu quả, khoa học → quá
trình sản xuất đạt hiệu quả cao. Ngược lại, người quản lý làm việc THIẾU
hiệu quả, khoa học → hiệu quả thấp.
- QH trong phân phối sản phẩm lao động: Là sự phân chia thành quả lao động
sau quá trình sản xuất cho những người lao động sản xuất. QH này ảnh hưởng
trực tiếp đến người sản xuất nên nó có thể thúc đẩy/ kìm hãm sự phát triển của
sản xuất.
VD: Bình thường chị B làm ra được 5 cái áo/ giờ. Công ty sau đó có quy
định là làm trên 10 cái áo sẽ được thưởng, dưới 7 cái áo thì bị phạt → chị
B gia tăng năng suất → quá trình sản xuất thu lại hiệu suất cao.

2. Về MQH sản xuất:


a) Giới thiệu:
- Phương thức sản xuất = LLSX (Nội dung vật chất) + QHSX (Hình thức XH)
- LLSX phát triển → QHSX được điều chỉnh cho phù hợp với LLSX → LLSX
tiếp tục phát triển
→ Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

b) ND MQH giữa LLSX - QHSX


- LLSX & QHSX thống nhất với nhau, LLSX quyết định QHSX: LLSX nào thì
QHSX đó, và khi LLSX thay đổi thì QHSX cũng phải thay đổi cho phù hợp
VD: Nguyên thuỷ: Trình độ con người thấp; CC lao động thô sơ, năng
suất sản xuất thấp + Công hữu TLSX, quản lý công xã, phân phối bình
đẳng
Hiện nay: Con người phát triển; công cụ lao động tiên tiến; năng suất lao
động cao + Có thêm nhiều TLSX; quản lý và phân phối sản phẩm theo
khả năng của con người
- QHSX tác động lại LLSX: QHSX có thể quyết định mục đích sản xuất, tác
động đến thái độ của người lao động, tổ chức phân công lao động và sự ứng
dụng khoa học, công nghệ tác động đến LLSX.
VD: Người quản lý đưa ra hình thức sản xuất hiệu quả, đảm bảo lợi ích người
lao động → người lao động phát huy hết khả năng → tăng năng suất.
Ngược lại, người quản lý đưa ra hình thức sản xuất kém hiệu quả, không đảm
bảo lợi ích người lao động → giảm năng suất
- Có 2 khả năng dẫn đến sự không phù hợp: QHSX lỗi thời hoặc quá
tiên tiến

- MQH LLSX& QHSX là MQH biện chứng (thống nhất giữa các mặt đối lập):
Sự vận động mâu thuẫn giữa LLSX - QHSX là sự thống nhất đến mâu thuẫn
và giải quyết bằng sự thống nhất mới. Quá trình này lặp đi lặp lại, tạo ra quá
trình vận động và phát triển của PTSX
- QHSX phù hợp với LLSX → LLSX phát triển (sự phù hợp bị phá vỡ,
QHSX kìm hãm LLSX) → Thay đổi QHSX → Thay đổi PTSX)
- VD:
- CCSX thô sơ + trình độ thấp + QHSX là công hữu về TLSX →
Thống nhất giữa LLSX & QHSX → Cộng sản nguyên thuỷ ra
đời
- Con người ngày càng phát triển, chế tạo đồ đồng sắt → tạo ra
nhiều của cải → bất bình đằng QH lao động → phân chia giai
cấp → Công xã nguyên thuỷ tan rã, phương thức sản xuất
chiếm hữu nô lệ ra đời.

3. Sự vận dụng của Đảng vào nền kinh tế VN hiện nay:


- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tăng cường đồng
thuận xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; mọi thành phần kte, các chủ thể tham gia thị trường đều đc coi trọng, cùng
ptrien lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đó kte nhà
nc giữ vai trò chủ đạo, phân phoiis kqua làm ra theo thành quả lao động, hiệu quả kte,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ
thống an sinh xã hội
- Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và
ptrien. Kte nhà nước cùng với kte tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
nền KTQD. Đó là các loại hình quan hệ sxuat thể hiện rõ nhất sự tiến bộ phù hợp.
Thực trạng trình độ llsx trong điều kiện nước ta hiện nay, cũng như khuynh hướng
ptrien của kte trong thời kỳ đương đại có khả năng tạo lập được các loại hình quan hệ
sản xuất sự phù hợp

You might also like