You are on page 1of 25

Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mac-Lenin

*nền SXXH
LĐXH=>sx ra của cái vật chất là cơ sở đời sống xh=>sự tồn tại và phát triển XH ( hđ ctri, vh,kh,thế giới)
- 2 mặt của nền sxxh: kh tự nhiên nghiên cứu mặt tự nhiên của sx, ktct nghcuu mặt xh của sx
ktct tuyệt nhiên ko nghiên cứu sự sx mà nghiên cứu những QHSX giữa ng với ng trong sx, nghiên cứu chế độ
xh của sx
*KTCT là gì?
- Phái cổ điển: KTCT là KH về sự làm giàu
- Quan điểm Mac- Lenin: Là KH nghiên cứu QHSX, về các quy luật KT chi phối quá trình sx- phân phối-
trao đổi- tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội loài người ở các giai đoạn lịch sử khác nhau của nó.
 Trong quá trình tái sản xuất: SX-PP-TĐ-TD
 Trong tác động qua lại với LLSX
 Tác động qua lại với kiên trúc thượng tầng
 Rút ra quy luật KT của sự vận động xã hội
*Quy luật KT là gì?
- Quy luật KT là quy luật xã hội, phản ánh những mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất yếu, thường xuyên
và lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế
VD: Quy luật khủng hoảng KT trải qua 4 giai đoạn mang tính chu kỳ:
Suy thoái - Khủng hoảng – Phục hồi – Hưng thịnh ( tính chu kỳ của nền kinh tế)
- Hoạt động của quy luật KT có 3 đặc điểm cơ bản:
 Có tính khách quan. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
 Thông qua hoạt động của con người: nếu không thông qua hoạt động của con người sẽ không
có quy luật KT
VD: Không có sản xuất hàng hóa thì sẽ không có quy luật giá trị
 Mang tính lịch sử -> ra đời vào những hoàn cảnh lịch sử nhất định
VD: Quy luật giá trị thặng dư chỉ ra đời ở phương thức sx tư bản chủ nghĩa trên cơ sở bóc lột
giá trị thặng dư
*Quy luật kinh tế chia làm 2 loại:
- Quy luật đặc thù: tồn tại trong 1 phương thức sx nhất định
VD: Quy luật cưỡng bức kinh tế trong PTSX phong kiến. Địa chủ dùng chủ quan của mình bắt người
nông dân phải nộp tô
- Quy luật KT chung tồn tại trong 1 số PTSX
 Mối quan hệ giữa chính sách KT và quy luật KT
 Quy luật kte là sản xuất khách quan
 Chính sách KT là hoạt động chủ quan, nhận thức vận dụng QLKT, phụ thuộc trình độ
nhận thức
=> phải nắm bắt, vận dụng QLKT mới vận dụng, xây dựng chính sách kt
VD: Thực hiện chính sách KT nhiều thành phần 1986 đến nay là hđ chủ quan của con người, trên cơ sở nắm
bắt quy luật KT. Khi có sự vận động, phát triển nền KT hàng hóa thì tất yếu các quy luật của nền KT hàng hóa
hình thành=> xây dựng chính sách KT phù hợp với thực tiễn của đất nước.
Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế
- Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người,con người không thể
thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và vậndụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình.
Khi vận dụng không phùhợp, con người phải thay đổi hành vi của mình chứ không thay đổi được quyluật.
- Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người được hình thành trêncơ sở vận dụng các
quy luật kinh tế. Chính sách kinh tế vì thế có thể phù hợp,hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế khách
quan. Khi chính sách không phù hợp, chủ thể ban hành chính sách có thể ban hành chính sách khác để
thaythế
Về mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị,C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng,
việc nghiên cứu là để nhằm tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự vận động
và phát triển của phương thức sản xuất. Là:
Nhằm phát hiện ra các quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với
- Phát hiện QLKT chi phối qh giữa ng vs ng trong sx
- Các chủ thể trg xh vận dụng các QL ấy nhằm tạo động lực cho con ng k ngừng sáng tạo, góp phần thúc
đẩy văn minh và sự phát triển toàn diện của xh thông qua việc giải quyết hài hòa các qhxh
- Ktct k chỉ là kh về thúc đẩy sự giàu có mà hơn thế thúc đẩy trình độ văn minh và phát triển toàn diện
của xh
- 1.3 CHức năng của môn học
- Chức năng nhận thức: Nghiên cứu các quan hệ sản xuất trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất và
kiến trúc hạ tầng. Cung cấp hệ thống tri thức, giúp người học:
+ Hiểu về nền SX XH và xu thế tất yếu của nó
+ Hiểu được cơ sở của đường lối và chính sách của đảng và nhà nước
+ Nhận thức được hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong đời sống
+ Cơ sở để học tập và nghiên cứu các khoa học kinh tế khác

Nhằm phát hiện ra các quy luật


kinh tế chi phối các quan hệ giữa
người với
Phương pháp nghiên cứu của KTCT:
- Phg pháp trừu tượng hoa khoa học: là sự gạt bỏ khỏi đối tượngnghiên cứu những cái ngẫu nhiên, tạm thời, cá biệt và
tìm ra được những cái bền vững, ổn định, điển hình.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia các hiện tượng nghiên cứuthành những bộ phận cấu thành một cách
riêng biệt. Từ đó, bằng cách tổng hợp kinh tế tái hiện chúng thành một bức tranh thống nhất toàn vẹn. 7
- Phương pháp lịch sứ và logic: nghiên cứu bản chất các hiện tượng và qutrình nghiên cứu theo trình tự liên tục mà
chúng xuất hiện trong đời sống xã hội, phát triền và thay thế lẫn nhau.

lượng giá trị hàng hóa


*hàng hóa
1. hàng hóa và 2 thuộc tính của nó
-HH là sp của lđ có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con ng thông qua TĐ, mua bán
+ vật thể
+phi vật thể (dịch vụ): khóa học, bảo hiểm, du lịch , khám bệnh…( hđ diễn ra trực tiếp, đồng thời, ko thể tích
lũy; phụ thuộc tgian, địa điểm cung ứng, thị hiếu khách hàng)
A, GTSD của HH: là công dụng của HH để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con ng
- Công dụng của vật đc xđ là gtsd của nó
- Gtsd do những thuộc tính tự nhiên của vật quy định ( chỉ có ở hh vật chất)
- Gtsd là phạm trù vĩnh viễn ( ở VN gạo luôn là lương thực chính)
- Lượng gtsd phụ thuộc vào sự phát triển của KHKT ( than đá trc đây dung làm chất đốt, bây giờ làm nhựa đg, CN..;
vàng trc đây làm trang sức, bh dung trg CN điện tử, nha khoa, hang ko, thực phẩm…)
- Trg nền KTTT, gtsd là vật mang giá trị TĐ
B, giá trị của HH
- GTTĐ là 1 qhe về SL, là tỷ lệ theo đó 1 GTSD loại này đc TĐ với những GTSD loại khác
- GTHH là LĐXH của ng sxhh kết tinh trg HH
- Đặc trưng:
+ là phạm trù lịch sử
+ phản ánh qhe giữa người sxhh
+ là thuộc tính xh của hh
=>GtTĐ là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của GTTĐ
C, mối qhe giữa 2 thuộc tính
- Thống nhất: đã là HH phải có 2 thuộc tính
- Mâu thuẫn;
+thứ nhất, vs tư cách là GTSd thì HH ko đồng nhất về chất nhg vs tư cách là gtri thì các HH lại đồng nhất về
chất , tức đều là sự kết tinh của lđ hay lđ đã đc sự vật hóa ( Lao động của ngừơi thợ mộc, ngừơi thợ may
đều phải hao phí óc, sức thần kinh và cơ bắp để tạo ra cái bàn, cái ghế, bộ đồ)
+thứ2, gtri đc thực hiện trc trong lĩnh vực lưu thông, còn gtsd đc thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dung
2. tính 2 mặt của lđsx hh
Lđsxhh:
- lđ cụ thể =>GTSD=>HH ( ndan lđ cày cấy tạo ra gạo)
- lđ trừu tượng=> giá trị=>HH
Lđ cụ thể: lđ có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
Lđ trừu tượng: là lđ của người sxhh khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó. Đó chính là sự tiêu hao
slđ ( sức bắp thịt, thần kinh) của ng sxhh nói chung
( 1 ca mổ sd kỹ thuật, máy móc=> lđ cụ thể; hao tốn sức lực, trí óc của bs=>lđtt)
*Lượng gtri của Hh và yto ảnh hưởng đến nó
A, tgian lđxh cần thiết
-lượng gtri của HH đc đo=lượng lđ tiêu hao để sx ra HH đó
- Tgian lđxh cần thiết là tgian lđ cần thiết để sx ra 1 hh nào đó trong những đk trung bình của xh, với 1
trình độ trang thiết bị trung bình, 1 trình độ thành thạo trung bình và 1 cường độ lđ trung bình trg xh
đó
- tgian lđxh cần thiết là đại lượng ko cố định vì:
+trình độ thành thạo TB
+cường độ lđ TB
+Đk trang thiết bị kỹ thuật TB của xh
ở mỗi nước khác nhau và thay đổi theo sự phát triển của llsx.
B, các nhân tố ảnh hưởng gtri của HH
- NSLĐ là hiệu quả có ích của lđ cụ thể, là sức sx của lđ đc do =lượng sp làm việc ra trg 1 đv tgian. Nhân tố
ảnh hưởng nslđ: trình độ khéo léo TB của ng lđ, mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa
học vào quy trình công nghệ, sự kết hợp xh của qtrinh sx, quy mô và hiệu suất của tlsx, các đk tự nhiên
- Ví dụ: Công nhân A trong một giờ sản xuất được hai đơn vị sản phẩm  Năng suất lao động của người
công nhân A là 2 sản phẩm / 1 giờ.
(Ở những quốc gia như Cambodia, Lào và Việt Nam vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc
trong ngành nông nghiệp, vậy nên có thể có năng suất lao động chung thấp hơn. Ngược lại, Singapore có
thể có mức năng suất lao động cao hơn, bởi vì nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và
các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm.
phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước khi tăng mạnh năng suất lao động trong ngành kéo sợi (tăng
gấp 40 lần so với dệt bằng tay)
người nd cải tạo đất để tăng năng suất trồng trọt..)
- Cđlđ nói lên mức độ hao phí slđ trg 1 đv tgian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng
của lđ. Phụ thuộc vào: trình độ qly; quy mô, hiệu suất của tlsx; thể chất, tinh thần ng lđ
- Ví dụ: Công nhân A một ngày làm việc tám giờ  Cường độ lao động của người
(Công nhân A một ngày làm việc tám giờ =>Cường độ lao động củacông nhân A là 8 giờ / 1 ngày)
- Mức độ phức tạp: căn cứ mức độ phức tạp của lđ chia ra
+lđ giản đơn: ko đòi hỏi có qtrinh lđ 1 cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng
có thể thao tác đc ( lđ chân tay như bốc vác, hộ lý, lao công…)
+lđ phức tạp:là những hđ lđ yêu cầu phải trải qua 1 qtrinh đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định ( bs cần học 6 năm đh y, 18 tháng thực tập=> cchn; giáo viên
cần học đh or cđ sư phạm…)
=>Trong cùng 1 đv tgian lđ như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lđ
phức tạp là lđ giản đơn đc nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận qtrong để cả nhà quản trị và ng lđ xđ mức thù
lao cho phù hợp với tính chất của hđ lđ trg qtrinh tgia vào các hđ ktxh

Đặc trưng của kinh tế thị trường


* nền kttt là nền kt đc vận hành theo cơ chế tt. Đó là nền KTHH phát triển cao, ở đó mọi qhsx và TĐ đều đc
thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các QL thị trg

Kt tự nhiên=>kt HH ( KTHH giản đơn ( nông thôn tự cung tự cấp, khi nào cần tiền thì TĐ mua bán)=>
KTHH=>KTTT)

- Nền KTTT đòi hỏi sự tồn tại của các chủ thể kinh tế tự chủ, độc lập, dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau:
Sự đa dạng của các chủ thể kte này là tất yếu trong cơ chế thị trường, xây dựng môi trường cạnh tranh thúc
đẩy nền kte phát triển. Đồng thời sự đa dạng các chủ thể kte cx là biểu hiên của nhiều hình thức sở hữu kte
như sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân, nước ngoài, liên doanh
VD: trong lĩnh vực ngân hang có đa dạng chủ thể cùng các hình thức sở hữu kte khác nhau như:
sở hữu tư nhân: VPbank, SHB
sở hữu nhà nước: agribank, viettinbank
nước ngoài: ANZ
liên doanh: techcombank, sacombank
-> các chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật chịu sự tác động của quản lý nhà nước và quy luật thị trường
- Hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ, nó có tác dụng làm cơ sở, làm căn cứ cho việc phân bố các
nguồn lực KTTT.
- Kinh tế thị trường bao gồm các thị trường bộ phận cơ bản bao gồm: hàng hóa, dịch vụ, tài chính, bất động
sản, khoa học - công nghệ
VD: Trong thời kỳ covid nguồn lực vốn được dịch chuyển từ thị trường tài chính (như chứng khoán), bất
động sản (đang đóng băng) sang thị trường hàng hóa (vàng) do lo sợ lạm phát, suy thoái kinh tế
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là MT, vừa là động lực thúc đẩy KTTT
phát triển.
Trong kttt, những quy luật đóng vai trò quan trọng chi phối các hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng điển
hình là quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu. Những quy luật này hình thành giá cả thị trường đồng thời là
động lực quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển
VD: Thời kỳ covid, nhu cầu sử dụng khẩu trang của người dân tăng cao gấp nhiều lần (cầu>cung) làm cho giá
bán khẩu trang y tế cao gấp 5 lần, các nhà máy may đều chuyển qua sản xuất khẩu trang vải.
- Động lực trực tiếp của các chủ thể sx kinh doanh là lợi ích KT-XH: là đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa
vì mọi chủ thể tham gia đều vì mục tiêu sx lợi nhuận.
VD: Với chủ thể là doanh nghiệp tư nhân: luôn đặt mục tiêu lợi nhuận kinh tế lên hàng đầu để duy trì và phát
triển
Với chủ thể là nhà nước: tham gia kinh tế thị trường (như các dự án đầu tư công điện, đường, trường,
trạm ...) vừa vì lợi ích kinh tế đồng thời cũng phải cân đối với mức thu nhập xã hội của nhân dân
- Nền KT được vận hành theo cơ chế thị trường KTTT hiện đại là sự kết hợp của cơ chế thị trường và sự điều
tiết vĩ mô của nhà nước: Mô hình KTTT hỗn hợp nền kinh tế vừa vận động theo cơ chế thị trường vừa có sự
quản lý điều tiết của nhà nước để thúc đẩy kinh tế ổn định, giảm nguy cơ khủng hoảng kte.
VD: Vì xung đột Nga, Ukraina giá xăng dầu tăng nhanh nhà nước ta có các biện pháp bình ổn giá như giảm
thuế bảo vệ môi trường để tránh khủng hoảng kte, lạm phát
- KTTT là nền KT mở, TT trong nc gắn với TT quốc tế: kttt là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao quá
trình sản xuất và trao đổi hàng hóa càng được mở rộng phạm vi càng tạo điều kiện cho thị trường phát triển.
Vì vậy mở cửa kte là xu hướng tất yêu của các nền kinh tế thị trường trên thế giới
VD: đặc sản nhãn lồng Hưng Yên nếu chỉ bán trong nước thì lợi nhuận k cao. Nhưng nhờ mở cửa kte nông
sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế làm tăng lợi nhuận lên gấp nhiều lần

QL giá trị
*nội dung và yêu cầu QLGT
- là QL kt cơ bản của sx và TĐHH
-Nd QL: qtrinh sx và lưu thông HH phải đc tiến hành trên cơ sở những hao phí LĐXH cần thiết nghĩa là trên
cơ sở gtri XH của HH
-Trong sx, QL yêu cầu: hao phí lđ cá biệt của các chủ thể sx ≤ hao phí lđxh cần thiết
( Để sản xuất ra một cái ba lô, nhà sản xuất phải tốn chi phí lao động cá biệt là 25.000 đồng. Theo đó thì
hao phí lao động xã hội trung bình mà thị trường chấp nhận chỉ có 20.000 đồng. Do vậy, có thấy rằng nếu
nhà sản xuất bán ra thị trường với mức hao phí lao động cá biệt là 25.000 đồng thì rất khó bán được hàng
từ đó thu hẹp quy mô sản xuất.)
- trong lưu thông QL yêu cầu: tất cả HH tgia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc TĐ ngang giá
Cung>cầu => giá cả<giá trị
Cung<cầu => giá cả > gtri
Cung=cầu => giá cả = gtri
(Một cái ốp điện thoại giá trị xã hội là 10.000. Theo đó, nếu trong trường hợp cung bằng cầu, thì có thể gia
cả bán ra thị trường là 10.000đ. Tuy nhiên, trong trường hợp cái ốp điện thoại này được nhiều người thích
thì trên thị trường, lúc này cầu lớn hơn cung, thì giá của chiếc ốp điện thoại này có thể tăng lên 20.000đ.)
*Tác động của QL:

 Tự phát điều tiết sx và lưu thông HH thông qua sự biến động của giá cả thị trường
- Điều tiết sx:
+ cung<cầu ( giá cả HH>gtri) => lợi nhuận cao =>thu hút lđ sx=>sx mở rộng
( ngày lễ tết nhu cầu về quê của ng dân tăng cao=> giá vé xe tăng cao=> nhà xe thu nhiều lợi nhuận hơn,
đồng thời xuất hiện các xe dù bến cóc
Covid 19 nhu cầu sd khẩu trang tăng=> khẩu trang tăng giá, doanh nghiệp dệt may tăng sx khẩu trang vải)
+cung>cầu ( giá cả HH<gtri)=> lợi nhuận giảm=>giảm thải lđxh, quy mô sx thu hẹp
( bánh đồng xu: khi mới xuất hiện thì có giá cao và rất khó để mua cầu> cung, nhg sau này mọi người đổ xô
bán loại bánh này thì lúc này => cung>cầu=> bánh đồng xu giảm giá=> giảm lợi nhuận
Hết dịch covid nhu cầu sd khẩu trang giảm=>giá khẩu trang giảm)
- Điều tiết lưu thông: điều tiết HH từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao
(hải sản ở vùng biển có giá thấp hơn, hải sản ở thành phốcách biển xa hơn thì giá cao hơn
Cây ăn quả được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, khi sản lượng cây ăn quả đã cung ứng
đủ cho nhu cầu của người dân tỉnh, các nhà vườn sẽ vận chuyển lượng nông sản còn lại đến các thành phố
lớn để tiêu thụ và kiếm thêm lợi nhuận)
 Vì mục tiêu lợi nhuận: kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx, nâng cao NSLĐ, hạ giá thành sp=>thúc đẩy
LLSX phát triển
Ví dụ: Trong thời đại mở cửa của đất nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường mở
rộng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Dần dần, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng của doanh
nghiệp nước ngoài với mẫu mã đẹp, đa dạng và giá thành rẻ, dễ thấy là thị trường sữa. Trong điều
kiện cạnh tranh cao và để không bị mất đi vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp sữa của Việt Nam
như Vinamilk, TH True Milk,… cần phải đẩy mạnh cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, tổ chức lại
dây chuyền sản xuất, áp dụng hệ thống quảng bá “Hàng Việt Nam chất lượng cao” để tăng thêm uy
tín cho sản phẩm và khuyến khích người tiêu dùng trong nước dùng sản phẩm của mình.
 Tự phát bình tuyển và phân hóa người sx thành kẻ giàu ng nghèo
Trong cạnh tranh, người sản xuất nào nhạy bén với thị trường, có hao phí cá biệt thấp hơn mức hao
phí chung của xã hội sẽ có thu nhập cao, trở nên giàu có. Ngược lại, nếu giá trị cá biệt cao hơn giá trị
xã hội, dẫn đến thua lỗ, phá sản.
Ví dụ:1 người sử dụng vốn để mở 1 cửa hàng kinh doanh quần áo trẻ em. Do anh tìm được nguồn
hàng với nhiều mẫu mã đẹp mắt với giá cả phải chăng và anh còn thuê nhân viên bán hàng với giá rẻ.
Bên cạnh đó, do có một chút kiến thức về sales và digital marketing nên anh đã kết hợp với hình thức
bán hang online. Nhờ đó mà sản phẩm của anh được quảng bá tốt và thu hút được sự quan tâm của
mọi người. Vì thế mà anh có thêm được lợi nhuận và cửa hàng có thêm nhiều chi nhánh mới.
 Nâng cao NSLĐ
Thứ nhất là giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà nước.
- phát động phong trào tăng năng suất trong tất cả các khu vực của nền kinh tế; chọn một số
lĩnh vực (may mặc, sản xuất máy móc thiết bị, điện tử), một số địa phương thực hiện thí điểm
Chương trình thúc đẩy tăng NSLĐ, từ đó nhân rộng ra toàn nền kinh tế.
- tạo môi trường thông thoáng, minh bạch cho cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp
thuộc các loại hình kinh tế. Tăng cường tính minh bạch trong hành chính công, cải cách tiền
lương và cách thức đánh giá cán bộ nhằm giảm thiểu tệ nạn tham nhũng, nâng cao hiệu quả
bộ máy công vụ, góp phần giảm chi phí phi chính thức cho doanh nghiệp.
- ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; phát triển
đầy đủ thị trường khoa học và công nghệ và tăng cường hiệu quả hoạt động các chợ công
nghệ, chuyển giao công nghệ.tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
- quan tâm tới chính sách tiền lương, tiền công, tạo động lực đối với người lao động nhằm tăng
NSLĐ, cần thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới bao gồm mức lương cơ bản, các
khoản phụ cấp, tiền thưởng.
- chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký
kết, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Thứ hai là giải pháp về doanh nghiệp: Xác định mô hình sản xuất phù hợp, lựa chọn quy mô sản xuất
phù hợp, phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Đồng thời,
cần đổi mới tư duy để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc ứng dụng
các công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới.
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao kỹ năng
chuyên môn làm việc; đồng thời thúc đẩy việc nhân viên tự tìm tòi, học hỏi và tự nâng cao trình độ
bản thân
Thứ ba, giải pháp về người lao động: Nâng cao ý thức, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp. Cần
nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khẳng định năng lực... để thăng
tiến, rèn luyện cho mình tác phong làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi trong xu thế
phát triển hiện nay.

Hàng hóa sức lao động


- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí tuệ tồn tại trong cơ thể một con người và được người đó đem ra vận
dụng trong quá trình SX. Sức LĐ là yếu tố cơ bản của mọi quá trình SX.
* Hàng hóa sức lao động:
1. Điều kiện để sức lao động thành hàng hóa
+ Người lao động được tự do về thân thể
VD: người lao động đi làm thuê, sinh viên y ra trường bán sức lao động cho bệnh viện
+ Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất
VD: 1 bác sĩ mới ra trường ko có đầy đủ các trang thiết bị y tế (TLSX) để có thể tự mình khám, chẩn đoán hay
điều trị bệnh cho bệnh nhân -> bắt buộc ph bán sức lao động của mình cho bệnh viện mới có thể hành nghề
Chú ý: 2 điều kiện trên đều do CNTB tạo lên, CNTB thông qua cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tư sản lôi kéo
được CN, ND, người lao động tự do đi theo để thực hiện CM. Khi CM thắng lợi, CNTB dành được chính quyền
-> Người động được tự do về thân thể
Trong quá trình công nghiệp hóa TBCN bắt đầu từ ngành dệt. Để có cỏ phục vụ cho việc chăn cừu từ đó phục
vụ cho công nghiệp dệt -> tư sản đã cướp hết ruộng đất của nông dân, biến động đất thành nơi trồng cỏ
nuôi cừu
-> người nông dân muốn tồn tại phải bán sức lao động cho g/c tư sản -> g/c nông dân chuyển thành g/c công
nhân
=> sức lao động trở thành hàng hóa trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa -> đánh dấu bước chuyển
biến lịch sử so với chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến sự bình đẳng giữa người sở hữu sức lao động và
người sử dụng lao động đã che đậy chế độ của CN tư bản.

2.Hai thuộc tính của HH SLĐ


Thuộc tính 1: Giá trị hàng hóa sức lao động
- do tg LĐ xã hội cần thiết sx và tái sx quy định
- tính bằng giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần) để duy trì đời sống bình thường.

 giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân (lương TB mỗi tháng)
 chi phí đào tạo
 giá trị tư liệu sinh hoạt cho người thay thế (đảm bảo nuôi sống con cái của người lao động)
- Là hàng hóa đặc biệt và HH thông thường vì bao hàm yếu tố
tinh thần và lịch sử.
Thuộc tính 2: Giá trị sử dụng
- nhằm thỏa mãn nhu cầu người mua trong quá trình lđ
vd: 1 bệnh viện tư tuyển BS ngoại ( nội, răng)
- Đặc điểm tiêu dùng sẽ tạo ra giá trị mới > giá trị bản thân nó chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng
=> Gtri sd có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra gtri, sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện để
tiền -> TB là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung
Ý nghĩa thực tiễn với VN
- Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng thị trường LĐ VN hiện nay
- làm thế nào để hàng hóa sức lao động phản ánh đúng giá trị của mình. Đảm bảo 3 tiêu chí:
+ Nuôi sống bản thân
+ Chi phí đào tạo
+ giá trị tư liệu sinh hoạt cho người thay thế

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư


Pp1: Sx giá trị thặng dư tuyệt đối: (4)
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động
tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi
- Thường được áp dụng vào thời kì CNTB bắt đầu hình thành và phát triển, tìm mọi cách để kéo dài thời gian
lao động
VD: 1 ngày làm việc 8h: trong đó thời gian lao động cần thiết là 4h, thời gian lao động thặng dư là 4h.
Nhưng tư bản kéo dài 10h/ngày trong đó thời gian lao động cần thiết vẫn là 4h còn thời gian lao động tặng dư
tăng lên thành 6h.
- Vì cơ thể con ng là cơ thể sinh học nên k thể chịu đựng được sự bóc lột lao động quá mức dẫn tới hình thành
các cuộc đấu tranh, biểu tình của công nhân để giảm giờ làm, từ 12h xuống 10h rồi 8h.
Pp2: Sx giá trị thặng dư tương đối (3)
Là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng
dư trong khi độ dài ngày lao động không đổi hoặc thậm chí rút ngắn
VD: tg lao động 1 ngày là 8h, rút ngắn thời gian lao động cần thiết từ 4h xuống 3h nên thời gian lao
động thặng dư tăng lên thành 5h
-> muốn rút ngắn tg lao động cần thiết cần tăng năng suất lđ ở ngành sản xuất ra của cải vật chất tư liệu sh vì
năng xuất lđ tăng -> hàng hoá được sx ra nhiều nhưng giá cả hàng hoá lại giảm. Cùng tg lao động cần thiết
trong 3h thì ng công nhân vẫn đảm bảo cuộc sống của mình, đảm bảo giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để sx
và tái sx ra sức lao động
Pp3: Sx giá trị thặng dư siêu ngạch (5)
Giá trị thặng dư siêu ngạch thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác, làm cho giá trị
cá biệt của hàng hoá nhỏ hơn giá trị xã hội.
VD:
- Gt thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời. VD
- Nhưng trong phạm vi toàn XH, giá trị thặng dư siêu ngạch là htg tồn tại thường xuyên vì đó là nguồn động
lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà TB cải tiến kĩ thuật, đổi mới CN, nghiên cứu ứng dụng, nâng cao năng
suất lao động nhằm đánh bại đối thủ trong cạnh tranh.
+ Do chạy theo mục đích của giá trị thặng dư
+ Do quy luật cạnh tranh của nền KTTT
+ Do tác động của quy luật giá trị
C.Mac “gt thặng dư siêu ngạch là biến tướng của gt thặng dư tương đối” v ì … nhưng …
Ý nghĩa: Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất của TBCN thì các pp sx gt thặng dư tương đối và siêu ngạch đc
vận dụng triệt để trong doanh nghiệp VN hiện nay nhằm kích thích sx, nâng cao năng suất lđ, cải tiến kĩ thuật
máy móc, phát triển tổ chức quản lý và tiến bộ KH.

Chu chuyển của tư bản:


T-H….SX-H’-T’-H”-T”…..
- Chu chuyển tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp
đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
- Phản ánh tốc độ vận động nhanh/chậm của tư bản (vận động nhanh hay chậm của tiền vốn ban đầu)
 Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dưới một hình
thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái ban đầu đi cùng với giá trị thặng dư.

Thời gian chu chuyển=thời gian sản xuất+thời gian lưu thông
⁃ Thời gian sản xuất là khoảng thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất, bao gồm thời gian lao động
+ thời gian gián đoạn lao động + thời gian dự trữ sản suất.VD:khoảng tg bác sĩ khám cho bệnh nhân
(tg lao động); sau khi thăm khám xong, bệnh nhân uống thuốc bác sĩ kê, 1 tg sau bệnh nhân khỏi bệnh
(tg gián đoạn lao động)
+ Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản
phẩm. Đây là thời kỳ hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị hàng hoá.

+ Thời gian gián đoạn lao động là thời gian không cần đến tác động của người lao động, lúc đó
các sản phẩm tự sinh trưởng, tự vận động.

+ Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất dã được mua về nhưng chưa đưa
vào sản xuất. VD: máy móc, nguyên liệu ở trong kho.

⁃ Thời gian lưu thông là khoảng tg tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông, bao gồm tg lưu thông mua+tg
lưu thông bán+tg vận chuyển.

 Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần chu chuyển tư bản thực hiện được trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là 1 năm).

N=TGn/TGa (N: số vòng, số lần của chu chuyển; TGn: thời gian của 1 năm (12 tháng); TGa: tg tư
bản thực hiện đc 1 vòng tuần hoàn)

VD: 1 nhà sx ứng ra để sx trong 6 tháng mới quay vòng vốn đc 1 lần (T=>T’ mất 6 tháng mới thu đc tiền
về)=>1 năm tổng vốn chỉ quay vòng đc 2 lần. Nhưng họ sẽ tìm cách rút ngắn tg sản xuất, tg lưu thông,
nghiên cứu thị trường, nâng cao năng suất, mở rộng quy mô=>TGa giảm chỉ còn 4 tháng=>trong 1 năm
tổng vốn của họ quay vòng đc 3 lần.

Tốc độ chu chuyển của tư bản vận động tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản và phụ thuộc vào
tg chu chuyển=>Muốn tăng tốc độ chu chuyển: giảm tg chu chuyển (tg sản xuất, tg lưu thông) và ngược
lại.

=>Ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lí kinh tế. Các nhà quản lí kt, nhà sản xuất luôn muốn giảm tg sản
xuất, tg lưu thông để đồng vốn của mình quay vòng nhiều lần và nhanh nhất=>lợi nhuận tạo ra ngày càng
nhiều.

 Tư bản cố định và tư bản lưu động:

⁃ Phân chia tb thành tb cố định và tb lưu động chỉ ra dịch chuyển của các sp mới.

+ Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ,
sức lao động, v.v.. Giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất, khi
hàng hóa được bán xong. VD: muốn sx vải thi phải có tơ, bông…

+ Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… tham
gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết mệt lần vào sản phẩm mà
chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất. VD: sx vải từ tơ tằm phải
có máy dệt, con thoi, nhà xưởng để sx.

Trong tb cố định có 2 loại hình hao mòn:

 Hao mòn hữu hình (vật chất): do sử dụng, do sự phá hủy của tự nhiên làm tb cố định mất đi giá
trị và giá trị sd. VD: máy móc sử dụng nhiều=>hỏng hóc, bào mòn….
 Hao mòn vô hình: Thuần túy về mặt giá trị, do ảnh hưởng của KHCN. VD: dưới tác động của
KHCN hiện đại, máy móc được sx có giá thành thấp nhưng hiệu suất cao hơn=>máy móc cũ
giảm giá trị mặc dù vẫn còn giá trị sd.

Apple ra mắt ipX nhưng mới sd được 1 thời gian thì ipXI tiếp tục ra đời với nhiều tính năng
hơn, hiện đại hơn=>ipX mặc dù vẫn còn giá trị sd rất tốt nhưng giá trị đã giảm đi rất nhiều.

Kết luận: Ý nghĩa trong quản lý KT, sx kinh doanh rút ra từ chu chuyển tb cũng như tb cố định và tb lưu
động:

⁃ Nâng cao tốc độ chu chuyển =>ảnh hưởng lớn đến gia tăng giá trị tư bản
⁃ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản =>tiết kiệm chi phí bảo quản, máy móc luôn luôn vận hành, sx, giảm
hao mòn hữu hình và vô hình=>cho phép đổi mới nhanh máy móc thiết bị.
⁃ Đối với VN hiện nay, chú ý nâng cao năng suất lđ để rút ngắn tg lao động, giảm dự trữ sx để rút ngắn
tg dự trữ, hoàn thiện kết cấu hạ tầng (đồng bộ, hiện đại) để rút ngắn tg lưu thông, khấu hao nhanh tb cố
định để rút ngắn tg chu chuyển. VD: nhà máy gang thép TN xây dựng đc nhiều năm nhưng chưa đưa
vào sx, hao mòn hữu hình rất lớn, toàn bộ máy móc nhập về hiện nay không sử dụng được, mất hết giá
trị.

KTGK
Câu 1: bản chất gtri thặng dư
- Gtri thặng dư m là kq của sự hao phí SLĐ trg sự thống nhất của qtrinh tạo ra và
làm tăng gtri
- M xét về bản chất ( ko xét về mặt lượng sp thặng dư)là 1 phạm trù riêng của
CNTB, nó mang bc KT XH là qhe giai cấp nếu giả định xh có 2 giai cấp tư sản và
công nhân, trong đó giai cấp các nhà TB làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lđ
của gc công nhân. ở đó, mục đích của nhà TB là gtri thặng dư, ng lđ làn thuê phải
bán Slđ cho nhà TB ấy. Về mặt kinh tế, nhà tư bản không vi phạm quy luật
kinh tế về trao đổi ngang giá thông qua ký hợp đồng thỏa thuận vs ng
lđ.Tuy nhiên trong trao đổi ngang giá đó, giá trị thặng dư vẫn được tạo ra cho
nhà tư bản bằng lao động sống chứ không phải do máy móc sinh ra.
- VD: dưới CNTB, sản phẩm thặng dư bị chiếm đoạt dưới hình thức giá trị (tiền) 
nhà tư bản luôn nhằm vào giá trị thặng dư chứ không phải là giá trị sử dụng
- Mục đích: ko phải là gt sd mà là sx m vs khát vọng ko giới hạn. Mục đích này
hoàn toàn khách quan xuất phát từ bản chất, cơ sở kt và xh nội tại của CNTB
- VD: cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, ở Mỹ phá huỷ 92 lò luyện thép, ở
NaUy tiêu huỷ 2000 gia súc khác nhau, Brazil đổ xuống biển 2 triệu bao cà phê,
… Tất cả sản phẩm dư thừa, không bán được đều bị phá huỷ, không bán rẻ cho
người lao động đều vì mục đích giá trị thặng dư.
- Giá trị thặng dư có 2 mặt:
- Thúc đẩy năng suất lao động phát triển, cải tiến kĩ thuật, thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển
- Làm cho mẫu thuẫn vốn có trong CNTB ngày càng sâu sắc. Mẫu thuẫn giữa chế
độ xở hữu tư bản tư nhân với tính xã hội hoá ngày càng cao cảu LLSX (do phân
công lao động)
- Để hiểu sâu bản chất giá trị thặng dư .C.Mác làm rõ 2 phạm trù tỷ suất và khối
lượng giá trị thặng dư
- Tỷ suất gtri thặng dư là tỷ lệ phần tram giữa m và TB khả biến để sx ra gtri thặng
dư đó
m’=m/v x100%
VD: Một công ty sx sữa bỏ vốn 100 triệu ( tư bản khả biến) để đầu tư bò, xưởng, dâychuyền,
nhân viên,... sau một năm người đấy thu lại 180triệu. Tính tỉ suất giá trị thặng dư: m’ = 80/100
x100% = 80%

- Tỷ suất gtri thặng dư cũng có thể tính theo tỷ lệ phần tram giữa tgian lđ thặng
dư t’ và tgian lđ tất yếu t: m’=t’/t x100%
- VD 1 người lao động làm việc 1 ngày là 8h và 4h là thời gian lao động tất yếu thì
- m’ = 4/4 x 100% = 100% => Tỷ suất thặng dư là 100%
- Ý nghĩa:
 Tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm
thuê.
 Tỷ số này nêu rõ trong tổng số giá trị mới sức lao động vừa tạo ra thì công nhân được
hưởng bao nhiêu phần và nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu phần.
 Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật, chủ nghĩa tư bản càng
phát triển thì tỉ suất giá trị thặng dư ngày càng cao

Khối lượng giá trị thặng dư


- – Khái niệm: Khối lượng giá trị thặng dư (M) là lượng giá trị thặng dư bằng tiền
mà nhà tư bản thu được trong 1 thời gian sx nhất định. Và đc tính bằng ct:
- M = m'. V
- Trong đó:
- M là khối lượng giá trị thặng dư;
- m' là tỉ suất giá trị thặng dư;
- V là tổng tư bản khả biến.
- – Ý nghĩa: Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản
với lao động làm thuê  CNTB càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư
càng lớn vì trình độ bóc lột ngày càng nâng cao, nặng nề và số lượng người bị
bóc lột ngày càng gia tăng.
- VD Một doanh nghiệp thuê 100 công nhân lương là 200 đô/tháng, tỷ suất khối
lượng thặng dư là 150%.
- Ta có V = 200 x 100 = 20000 đô/tháng => Khối lượng giá trị thặng dư cả năm
của doanh nghiệp đó là:
- M=m' x V = 150% x 20000 x 12 = 360.000$
Câu 2: Địa tô TBCN
A) Quan hệ sản xuất TBCN nông nghiệp

- Tính tất yếu khách quan: nông nghiệp là một trong ba bộ phận trọng yếu của nền kinh tế
quốc dân, CNTB không thể thống trị nền kinh tế quốc dân nếu sau khi thống trị khu vực công
nghiệp mà không thống trị nông nghiệp  hình thành QHSX TBCN trong nông nghiệp.
* Con đường hình thành:
- Duy trì chế độ sở hữu ruộng đất thông qua cải cách dần dần theo phương thức sản xuất
TBCN
Vd: ở một đất nước thực hiện cuộc CM dân tộc dân chủ tư sản muộn như Nga, Đức, …
- Thông qua cách mạng dân chủ tư sản để xoá bỏ sở hữu ruộng đất phong kiến, chuyển sang
phương thức sản xuất TBCN. Đây là con đường triệt để, điển hình như Hà Lan, Anh, Pháp.
* Tư bản kinh doanh nông nghiệp là một loại tư bản hoạt động trong nền sx nông nghiệp lớn
TBCN
* Quan hệ XH về ruộng đất: 3 giai cấp
- Địa chủ (độc quyền sở hữu)
- Tư bản kinh doanh nông nghiệp (độc quyền kinh doanh)
- Giai cấp công nhân nôgn nghiệp
* Đặc điểm:
- phần lớn ruộng đất trong tay địa chủ, không sx mà cho thuê
- tư bản kinh doanh nông nghiệp thuê ruộng đất, tổ chức sx, kinh doanh dựa trên lao động làm
thuê
- đông đảo trung nông, tiểu nông có quyền tư hữu ruộng đất, tư liệu sản xuất nhưng vẫn bị tư
bản, địa chủ bóc lột, chèn ép vì tư bản, địa chủ là người cung cấp đại bộ phận hàng hoá trên
thị trường.
B) Bản chất của địa tô TBCN

- là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân cảu tư bản đầu tư trong nông
nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho
địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.

C) Các hình thức địa tô TBCN

* Địa tô chêch lệch


- là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất tốt và
trung bình
- là số chênh lệch giữa giá cả sx chung của nông phẩm (được quyết định bởi điều kiện sản
xuất trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả sx cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.
Ví dụ:
 Ở đồng bằng sông cửu long có đất đai màu mỡ  sx 1 kg thóc với giá 5 nghìn đồng
 Ở đồng bằng sông hồng sx 1kg thóc với giá 6 nghìn đồng
 Ở miền núi sx 1 kg thóc với giá 7 nghìn đồng

 giá cả được quyết định ở nơi ruộng đất xấu nhất là miền núi, không bán được thì phải tự
tiêu dùng.
 đồng bằng sông cửu lông có 2000 Đ lợi nhuận siêu ngạch, đồng bằng sông hồng có 1000 Đ
lợi nhuận siêu ngạch
VD: Người dân đồng ý mua gạo với giá là 8 đồng/kg. Tại nơi thứ nhất có điều kiện giao
thông tốt và đất màu mỡ nên đầu tư ít nên bán gạo với 4 đồng/kg. Nơi thứ 2 không gần nơi
giao hàng nên phải thêm phí vân chuyển bán gạo với giá 5 đồng/kg. Nơi thứ 3 đất đai
nghèo nàn ở vị trí không thuận lợi nên bán gạo với giá 8 đồng/kg. Như vậy dựa vào giá gạo
nơi thứ 3, địa tô chênh lệch tại nơi 1 là 4 đồn/kg và nơi thứ 2 là 3 đồng/kg ( dựa theo nơi
ruông xấu nhất là số 3)
- Gồm 2 loại:
+ địa tô chênh lệch 1: địa tô thu được trên cơ sở đất đai có điều kiện tự nhiên thuận lợi: độ
màu mỡ cao, gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông. VD: Do ở nơi gần chợ, bà A không
cần tốn công vận chuyển như các nơi khác với giá 10 đồng 1 lượt khi đó địa tô chênh lệch
1 bà A có dựa vào có lợi thế địa lí là 10 đồng
+ địa tô chênh lệch 2: địa to do thâm canh mà có, muốn vậy phải: đầu tư thêm TLSX và lao
động; cải tiến kỹ thuật  tăng năng suất lao động, năng suất ruộng đất. VD: Giá sản xuất
chung không giảm là 20 đồng , do không đầu tư phân bón mà sản lượng trồng trên mảnh
đất của anh A chỉ có 4 tạ nhưng thời gian sinh trưởng lâu kéo theo chi phí sản xuất cá biệt
là 30 đồng, trong mùa tiếp theo anh đầu tư phân bón đầy đủ cây sinh trưởng nhanh và cho
sản lượng 8 tạ nên chi phí sản xuất cá biệt chỉ còn 15 đồng trong khi giá sản xuất chung
không giảm nên anh A đã có lợi nhuận

* Địa tô tuyệt đối:


- địa tô tuyệt đối là địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho
địa chủ dù ruộng đất đó tốt hay xấu, xa hay gần.
- thực chất: là số lợi nhuận siêu ngạch dôi r ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành do cấu tạo
sở hữu TB trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Về số lượng là dôi ra bởi sự chênh
lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sx chung của nông phẩm.
R tuyệt đối = giá trị sp nông nghiệp - giá cả sx xã hội sp nông nghiệp
* Địa tô độc quyền
Là địa tô gắn với điều kiện tự nhiên hết sức đặc biệt, tạo ra sản phẩm đặc biệt, giá cả phản ánh
không đúng so với giá trị.
Vd: trên mảnh đất trồng cây dược liẹu quý hiếm => giá cả các cây dược liệu cao hơn giá trị rất
nhiều
* Địa tô xây dựng
Là địa tô thu được trên đất đai mà ở đó có thể xây dựng các công trình công nghiệp, công trình
văn hoá, cơ quan nhà ở, …
* Địa tô hầm mỏ: là địa tô thu được trên các loại đất mà trong lòng chứa các khoáng sản.
Ý NGHĨA: làm cơ sở cho xây dựng chính sách giá cả thương phẩm, cơ sở cho xây dựng
chính sách đất đai  sử dụng tài nguyên dất hiệu quả nhất.

Câu 3: thực chất và các nhân tố làm tăng quy mô tích lũy
 Để chỉ ra bc của tích lũy TB cần nghiên cứu TSX
- Căn cứ theo phạm vi:
+TSX cá biệt: Tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị kinh tế, trong nội bộ doanh
nghiệp. Vd: tái sản xuất gang thép TN
+TSX xh: Là tổng hòa của các tái sản xuất các biệt trong mối quan hệ tác động lẫn
nhau. Vd: tái sx gang thép trong ngành gang thép cả nước

- Căn cứ theo quy mô:


+TSX giản đơn: sự lặp lại sx vs quy mô nhỏ=> nền sx nhỏ, tự cung tự cấp. Quá
trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ. Tái sản xuất giản đơn là đặc trưng
chủ yếu của nền sản xuất nhỏ. Trong tái sản xuất giản đơn năng suất lao động rất
thấp, thường chỉ đạt mức đủ nuôi sống con người, chưa có sản phẩm thặng dư
hoặc nếu có một ít sản phẩm thặng dư thì cũng chỉ sử dụng cho tiêu dùng cá
nhân, chứ chưa dùng để mở rộng sản xuất.
VD: Người nông dân trồng lúa để tiêu dùng trong gia đình thì quy mô vụ năm sau giống vụ
năm trước: Năm 1: 5 sào ruộng, 2 vụ lúa -> năm 2 cũng vẫn 5 sào ruộng, 2 vụ lúa.
Ví dụ: Một nhà tư bản đầu tư 200 triệu, sau quá trình sản xuất anh ta thu về 250 triệu, trong đó giá trị thặng
dư là 50 triệu. Sau đó, anh ta lại tiếp tục đầu tư 200 triệu để tái sản xuất còn 50 triệu kia được dùng để chi
tiêu hàng ngày.

+TSX mở rộng:sự lặp lại sx vs quy mô và trình độ tăng lên. Tái sản xuất mở rộng là đặc trưng
chủ yếu của nền sản xuất lớn. Để có tái sản xuất mở rộng thì năng suất lao động xã hội phải
đạt đến một trình độ cao nhất định, vượt ngưỡng của sản phẩm tất yếu và tạo ra ngày càng
nhiều sản phẩm thặng dư bởi vì sản phẩm thặng dư dùng để đầu tư thêm vào sản xuất mới là
nguồn lực trực tiếp của tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng có thể thực hiện theo 2
hướng là:
mở rộng theo chiều rộng: tăng các yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, sức lao động...). Do đó,
số sản phẩm làm ra tăng lên, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất
không thay đổi.Vd : doanh nghiệp năm nay đầu tư 1 tỷ năm sau đầu tư 1,5 tỷ.
Mở rộng theo chiều sâu: sd hợp lí, hiệu quả, tiết kiệm yto đầu vào : sự mở rộng quy mô sản
xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử
dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Hướng tái sản xuất này đang được ứng dụng chủ yếu
hiện nay do nguồn tài nguyên dần bị cạn kiệt và cần phải sử dụng hợp lý. Do đó hướng phát
triển kinh tế tri thức (kinh tế xanh) là cần thiết hiện nay
Ví dụ như một nhà tư bản đầu tư 200 triệu, sau quá trình sản xuất anh ta thu được 250 triệu, giá trị thặng
dư là 50 triệu. Nhà đầu tư này sẽ dùng 25 triệu để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày và 25 triệu để thuê thêm
công nhân, mua thêm tư liệu sản xuất,… nhằm mở rộng quy mô

VD: Sơ đồ tái sản xuất mở rộng của tư bản cá biệt:


Năm 1: 80c +20v+20m = 120
20m được chia thành 10m_1 (được dùng làm tích lũy tư bản phụ thêm) trong đó bao gồm 8c_1
và 2v_1, còn lại 10m_2 (được dùng trong tiêu dùng cá nhân).
Năm 2: (80v+8c_1)+(20v+2v_1) +22m = 132
Trong đó
M_1: tư bản phụ thêm
C_1: tư bản bất biến phụ thêm
V_1: tư bản khả biến phụ thêm
M_2: phần m tiêu dùng cho cá nhân nhà tư bản
 Thực chất của tích lũy TB là biến 1 phần gtri thặng dư thành TB phụ thêm ( TB khả
biến và TB bất biến là phụ thêm) để mở rộng sx. Hay chính là qtrinh Tb hóa gtri thặng
dư nhằm chuyển TSX giản đơn TBCN thành TSX mở rộng TBCN
 Nguồn gốc duy nhất của tích lũy TB là gtri thặng dư- là lđ ko công của công nhân làm
thuê tạo ra bị nhà TB chiếm ko
 Qtrinh tích lũy đó làm cho quyền sở hữu trg nền KT HH biến thành quyền chiếm đoạt
TBCN
 Nhân tố ảnh hưởng quy mô tích lũy: phụ thuôccj vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và
tiêu dung
- Tỷ lệ phân chia M cho tích lũy và tiêu dùng: với khối lượng giá trị thặng dư
nhất định thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy
và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được xác định, thì quy mô
tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. VD: Tỷ lệ phân chia
giữa tích lũy và tiêu dùng (TL/TD)=5/10 sẽ nhỏ hơn 10/5 tức quy mô tích lũy khi
tích lũy ít hơn tiêu dùng sẽ nhỏ hơn so với khi tiêu dùng ít hơn tích lũy.
- Trình độ khai thác sức lđ: tỷ suất gtri thặng dư tăng tạo tiền đề tăng quy mô gtri
thặng dư=>tạo dk tăng quy mô tích lũy. Nâng cao tỷ suất gtri thặng dư: sd
phương pháp sx gtri thặng dư tuyệt đối, tương đối; cắt giảm tiền công; tăng ca;
tăng cường độ lđ
Ví dụ : pp sx gtri thặng dư tuyệt đối: vẫn công nghệ đó, thời gian đó, nhưng
người lao động thay vì làm việc đúng với công suất của mình lại bị quản lý thúc
đẩy làm nhanh hơn, gấp nhiều lần sức lực của mình bằng cách tăng giám sát,
thuê đốc công, trả lương theo sản phẩm…

- NSLĐ XH: NSLĐ tăng=> gtri TLSH giảm, gtri SLĐ giảm=>thu nhiều gtri thặng dư=>tăng
quy mô tích lũy. → Phần giá trị thặng dư dành cho tíc lũy tăng. NSLĐ tăng sẽ có yếu tố
về chất biến giá trị thặng dư thành tích lũy tư bản mới. Nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư
tương đối bằng cách tăng NSLĐ để giảm giá trị tư liệu sản xuất, giảm giá trị sức lao
động và giảm giá trị tiêu dùng. 2 hệ quả
● 1 lượng M nhất định thì phần tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng
● 1 lượng thặng dư nhất định dành cho tích lũy cg có thể chuyển hóa thành một khối
lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm
- SD hiệu quả máy móc: chênh lệch giữa TB sd và TB tiêu dùng: Ta biết rằng các
thiết bị máy móc (hay các tư liệu lao động) tham gia vào toàn bộ quá trình sản
xuất, tuy nhiên mức độ hao mòn của chúng rất ít, chỉ từng chút một chứ không
như nguyên, nhiên vật liệu. Do đó, giá trị của các thiết bị ấy được chuyển dần
vào từng sản phẩm. Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng
cũng hình thành từ đó. Điển hình là khi kỹ thuật càng hiện đại thì sự chênh lệch
đó lại càng lớn, cũng như sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn
- Đại lượng TB ứng trc:thị trường thuận lợi, HH buôn bán đc =>tB ứng trc càng
lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mô tích lũy
- Ý nghĩa
- – Tích luỹ vừa là điều kiện vừa là quy luật của tái sản xuất mở rộng. Muốn mở
rộng quy mô sản xuất phải không ngừng tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm
thặng dư, trên cơ sở đó mà tăng quy mô sản xuất.
- – Phải khai thác những nhân tố làm tăng quy mô tích luỹ.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng để vừa mở rộng sản xuất,
vừa đảm bảo ổn định đời sống xã hội.
- Phải tiến hành cả tích tụ và tập trung để làm cho quy mô của từng xí nghiệp cũng
như của toàn xã hội đều tăng

 Ý nghĩa của tích lũy tư bản trong thực tiễn


Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc vận dụng tích lũy tư bản để huy động
vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế,
các công ty trong nước chưa thể cạnh tranh sòng phẳng với các công ty nước ngoài,
một mặt do tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh, mặt khác do chưa có chiến lược và
chiến thuật thực sự phù hợp.
Tích lũy tư bản mang lại những bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng vốn có
hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần tiết kiệm chi tiêu một cách hợp lý, việc xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Nếu quyết
định đầu tư không hợp lý mà vội vàng sẽ dẫn đến lãng phí, thua lỗ. Yêu cầu đối với
doanh nghiệp là phải phân bổ tiêu dùng và tích lũy một cách hợp lý.
tận dụng triệt để các nguồn lực của mình, đây là tiền đề cho quá trình tích lũy vốn,
đòi hỏi các công ty phải thích ứng linh hoạt với điều kiện kinh tế của đất nước. Do
đó doanh nghiệp phải có cơ chế, giải pháp huy động và sử dụng vốn một cách hợp

3. Một số giải pháp gia tăng tích lũy
- Cân bằng giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng.
nên giữ mối tương quan giữa quỹ tích lũy và tiêu dùng ở mức mà nhà tư bản
có đủ điều kiện sống, đồng thời có đủ vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Tỷ lệ này
không nhất thiết phải bằng nhau, ngay cả khi nền kinh tế biến động theo thời gian.
Ta chỉ cần để nó ở trạng thái phù hợp nhất.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Chúng ta cần làm rõ việc sử dụng các quỹ, mục đích của các quỹ, hình
thức quỹ, ước tính rủi ro. Đặc biệt, quốc gia, doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu phát
triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác nhau càng lớn, càng phải
tận dụng tối đa cơ hội có được từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Gia tăng tích lũy trong nước đồng thời huy động ngoài nước
+Tích luỹ vốn trong nước:nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng để giải
quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và cho
phát triển công nghiệp.
+tăng cường lượng vốn là thông qua các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệu quả tương đối cao do có thể thu hút được
vốn còn nhàn dỗi trong nhân dân.
+ cần có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và
vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự
phát triển của nền kinh tế trong nước.

Câu 4: Xuất khẩu TB


- CNTB tự do cạnh tranh => XKHH
- CNTB độc quyền => XKTB
 XKTB là xk gtri ra nc ngoài ( đầu tư TB ra nc ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt
gtri thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nc nhập khẩu TB
Ví dụ: 1 doanh nghiệp cử người sang nước ngoài, xây dựng công ty con để
thu lợi nhuận về cho công ty trong nước.

- Cuối TK XIX - đầu XX XKTB trở thành tất yếu:


+dưới sự thống trị của TB tài chính=> tích lũy khối lượng TB lớn: một số nước phát triển đã
tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản kếch xù và nảy sinh tình trạng “thừa tư bản”. Tình
trạng thừa này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là không tìm được
nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng
cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận.
+các nc đang phát triển=> hội nhập KT=> thiếu TB: nhiều nước lạc hậu về kinh tế, nhất là
những nước thuộc địa, bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu vốn và
kĩ thuật. Các nước đó giá ruộng đất thấp, nhân công giá rẻ, dồi dào nguyên liệu nên tỷ suất
lợi nhuận cao.
 XKTB ra nc ngoài trở thành nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền, có thể
dcd thực hiện dưới hthuc đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp
+Trực tiếp: XKTB để xd những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở
nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Các xí nghiệp
mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những
xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài VD Tập đoàn SamSung-Hàn
Quốc trực tiếp đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam với công nghệ, quản lý là của Hàn Quốc và sử
dụng nhân công của Việt Nam.
+Gián tiếp: đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu…
và thông qua các định chế trung gian khác mà nhà đầu tư ko trực tiếp tham gia qly hđ đầu tư
VD: Dự án đường sắt trên cao của VN được đầu tư bởi TQ . VD: Các Shark trong chương
trình Shark Tank đầu tư dưới dạng mua cổ phần vào những Startup có tiềm năng và họ nhận
lợi nhuận từ sản phẩm của mối quan hệ hợp tác cùng phát triển này
 Xét theo chủ sở hữu XKTB tồn tại dưới hthuc:
- XKTB Nhà nc: XKTB mà nhà nước tư sản lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư
vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực
hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
+KT: hướng vào các ngành kết cấu hạ tầng =>tạo đk thuận lợi cho tư bản tư nhân đầu tư
+CT: chế độ chính trị thân cận, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, tạo đk cho tư nhân XKTB

+QS: lôi kéo các nước phụ thuộc vào các khối quân sự; đặt căn cứ qs trên nc nhập khẩu

VD: NB sau CTTG thua trận, Mỹ và Nhật Bản thiết lập một mối quan hệ đặc biệt, đó là mối
quan hệ giữa nước bảo trợ (Mỹ) và nước được bảo trợ (Nhật Bản), cho Mỹ xd căn cứ qs trên
lãnh thổ của mình và hợp tác kt với Mỹ=>Liên minh quân sự với Nhật Bản đảm bảo sự có mặt
của Mỹ trong khu vực và sự an tâm của Nhật trước các thách thức lớn từ Trung Quốc và Triều
Tiên.
Hàn Quốc là đồng minh vs Mỹ cũng cho phép Mỹ xd căn cứ qs trên lãnh thổ nc mình nhằm
giảm mối đe dọa từ Trung Quốc, Nga, ngăn chặn một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Triều
Tiên, không để Hàn Quốc bị sát nhập vào Triều Tiên.
- XKTB tư nhân: chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia cắm nhánh; đầu tư vào các
ngành chu chuyển vốn nhanh và lợi nhuận độc quyền cao. Là mục tiêu của XKTB
Ví dụ: Những dự án của Việt Nam ở nước ngoài: Dự án trồng cây cao su ở
Campuchia năm 2018 của Tập đoàn CN Cao su VN (VRG) đóng góp cho Hội chữ
Thập Đỏ Campuchia, trồng cao su tại đất Campuchia để khai tác mủ thu lợi
nhuận
 XKTB là sự mở rộng QHSX TBCN ra nc ngoài, là công cụ chủ yếu để bành
trướng sự thống trị của TB TC ra toàn tg

Câu 5: Đặc trưng KTTT định hướng XHCN


- KTTT định hướng XHCN là nền KT vận hành theo các quy luật của thị trường,
đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập Xh dân giàu, nc mạnh dân chủ,
công=, văn minh; có sự quản lý của Nhà nc do ĐCS VN lãnh đạo.
- Đặc trưng KTTT định hướng XHCN:
+Mục tiêu, kT thị trường: gp năng lực sx, thực hiện nhanh sự nghiệp CNH HĐH
Mục tiêu hướng tới phát triển LLSX, xd cơ sở vc kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời
sống ndan bắt nguồn từ cơ sở ktxh của tk quá độ lên CHXH, gắn vs xd qhe sx tiến
bộ, phù hợp ngày càng hoàn thiện cơ sở ktxh của CNXH
VN đang ở chặng đầu của tk quá độ lên XHCN nên LLSX còn yếu kém, lạc hậu nên
việc sd cơ chế TT cùng các hthuc, phương pháp quản lý của KTTT nhằm kích
thích sự sx, năng động sáng tạo, gp sức sx, thúc đẩy CNH HĐH
+nền KTTT nhiều thành phần trg đó tp kt nhà nc giữ vai trò chủ đạo
Đây là nền kt có nhiều hình thức sở hữu, nhiều tpkt, kt nhà nc giữ vtro chủ đạo,
kt tư nhân là 1 động lực qtrong. Các chủ thể thuộc tpkt bình đẳng, hợp tác, cạnh
tranh cùng phát triển theo pháp luật
Ví dụ:
KT nhà nc
- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam petrovietnam
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
- Tập đoàn Bưu chính viễn thông quân đội Viettel
Kt tư nhân
Công ty Cổ phần FPT, tập đoàn Hòa Phát, Vingroup, Vinamilk
KT vốn đầu tư nc ngoài
- Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
- Công ty Honda Việt Nam
+ Có nhiều hình thức phân phối thu nhập trg đó phân phối theo lđ là chủ yếu
Nền KTTT định hướng XHCN là nền kt nhiều tp, đa dạng các loại hình sở hữu, do vậy cũng có
nhiều loại hình phân phối khác nhau. Thực hiện nhiều hthuc phân phối có td thúc đẩy tăng
trưởng kt và tiến bộ xh, cải thiện và nâng cao đời sống mọi tầng lớp ndan, đảm bảo công =
trg sd nguồn lực kt và đóng góp của họ trg qtrih lđ sx kd. Trg đó phân phối theo lđ: là phân
phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã
đóng góp cho xã hội, không phân biệt giới tính, màu da, dân tộc, tôn giáo và tuổi tác; điều kiện
như nhau, lao động ngang nhau thì trả công ngang nhau và lao động khác nhau thì trả công khác
nhau, điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể phải trả công khác nhau, hoặc lao động khác
nhau có thể phải trả công bằng nhau.
Ví dụ: Cùng trình độ như nhau nhưng người lao động trong điều kiện độc hại ( y khoa ngành hiếm
như lao, phong, pháp y…) có thể được trả công nhiều hơn vì họ phải hao phí lao động cao hơn
+ Cơ chế vận hành là cơ chế thị trg có sự quản lý của Nhà nc XHCN, nhằm khắc phục những
hạn chế, khuyết tật của KTTT và định hướng chúng theo mục tiêu đã định. Nhà nc qly thông
qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách…trên cơ sở tôn trọng ngtac thị trường, phù
hợp yêu cầu xd XHCN ở VN (VD: Vì xung đột Nga, Ukraina giá xăng dầu tăng nhanh nhà nước ta có các
biện pháp bình ổn giá như giảm thuế bảo vệ môi trường để tránh khủng hoảng kte, lạm phát)

+Nền kt mở, hội nhập


- Đặc trưng chung KTTT TBCN và XHCN:
+các chủ thể kt có tính độc lập, tự chủ cao
+giá cả do thị trường qđ
+nền kt vận hành theo các quy luật của KTTT
+nền KTTT hiện đại có sự điều tiết của Nhà nc

Câu 6: Tính tất yếu của CNH HĐH VN


- CNH HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hđ sx, kd, dịch vụ và
quản lý ktxh từ sd lđ thủ công là chính sang sd 1 cách phổ biến sức lđ cùng với
công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát
triển của CN và tiến bộ KH-công nghệ, tạo ra NSLĐ cao
- CNH là qtrinh biến 1 nước NN lạc hậu thành nước CN:
+ ND:trang bị kỹ thuật cơ khí cho các ngành KTQD đặc biệt trong CN
+KQ:tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lđ, nâng cao NSLĐ XH
- HĐH là qtrinh làm cho nền kt mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay.
Những biểu hiện chính của thời đại hiện nay:
+tự động hóa sx ( sx ô tô: tự động hóa quy trình thông qua robot RPA=> tăng
hiệu suất, đảm bảo an toàn)
+công nghệ sx vật liệu mới ( graphene tạo ra từ carbon=>sd làm vật liệu xd: nhẹ,
cứng, ko độc hại)
+phát triển nguồn NL mới ( NL mặt trời, gió, khí metan lạnh… nhg NL mặt trời ko
hòa vào đc vs điện lưới quốc gia=> điện thừa nhg ko hòa nhập đc, nc ta vẫn phải
mua điện từ các nc khác)
+phát triển công nghệ sinh học
+phát triển công nghệ chất lượng cao, nhất là điện tử và tin học
Hạn chế xd thủy điện do nó ngăn chặn các dòng song, người dân vùng hạ lưu cũng đối
mặt với nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước, lũ lụt, thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước.

VD:

chăn nuôi: áp dụng công nghiệp hóa hiện đại hoá trong mô hình chăn nuôi khép kín, hệ
thống làm mát chuồng. Sử dụng vòi uống nước, máng ăn tự động,... để chăn nuôi gia súc, gia
cầm.
nông nghiệp: nhờ hiện đại hoá kỹ thuật mà người nông dân có nhiều giống lúa mới năng
suất, ứng dụng công nghệ hiện đại như phun mưa, tưới nước nhỏ giọt kết hợp bón phân…
vào trong sản xuất nông nghiệp.
Y tế: Nhiều trang thiết bị máy móc được sử dụng trong y tế để khám chữa bệnh: máy siêu
âm, chụp X quang, điện tâm đồ, điện não…
CN sinh học: Cấy ghép tế bào gốc, nghiên cứu và phát triển các loại vaccine phòng bệnh, thụ
tinh nhân tạo…
Điện tử, tin học: Sử dụng công nghệ in 3D, Sử dụng robot công nghiệp, Trí tuệ nhân tạo (AI),
Vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), xe tự lái, công nghệ nano.

 Tính tất yếu của CNH HĐH


- Lý luận và thực tiễn cho thấy CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển LLSX
XH mà mọi quốc gia đều phải trải qua
+CNH tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo sự
phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Thông qua CNH ,
các ngành, lĩnh vực của nền KTQD đc trang bị những TLSX, kỹ thuật công nghệ ngày
càng hiện đại, từ đó nâng cao NSLĐ, tạo nhiều của cái vc, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng của con ng
CNH HĐH ở nc ta hiện nay là 1 tất yếu khách quan bắt nguồn từ yêu cầu xd cơ sở vckt cho
CNXH. Cơ sở vckt của 1 PTSX là toàn bộ hệ thống các yếu tố vc của LLSX Xh tương ứng vs
trình độ kỹ thuật công nghệ nhất định, dựa vào đó mà lđxh tiến hành sx của cải vc. cơ sở vc
kỹ thuật là tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiện đại của 1 nền kt, cũng là đk qdinh để xh có thể
đạt dc 1 NSLĐ nào đó. Bất kỳ quốc gia nào đi lên CNXH đều phải thực hiện nvu hang đầu là xd
cơ sử vc kt cho cnxh. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn
hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và
công nghệ hiện đại VD : thời kỳ pk là ‘con trâu đi trước cái cày theo sau’
- thời kỳ hiện nay là máy móc, thiết bị hiện đại như máy cày, máy kéo.....
 VN muốn xd cơ sở vckt cho CNXH nhất thiết phải tiến hành CNH HĐH coi
đay là giải pháp bắt buộc để xd CNXH hiện thực
- Tính tất yếu còn có các yêu cầu:
+ CNH HĐH để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu, là con đg nhanh nhất để
thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu ( đb ở vùng nông thôn, miền núi)
+yêu cầu tạo ra NSLĐ cao
+yêu cầu củng cố QPAN: CNH HĐH dcd thực hiện cũng sẽ tăng cường tiềm lực
cho an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh an ninh quốc phòng
+yêu cầu mở rộng qhe KTQt, tham gia vào phân công lđ quốc tế: CNH HĐH để
phát triển LLSX, khai thác và sd có hiệu quả nguồn lực trg và ngoài nc, thúc đẩy
sự lk hợp tác giữa các ngành, các vùng trg nc và quốc tế
 CNH HĐH có đặc điểm
- CNH HĐH theo định hướng XHCN thực hiện mục tiêu “dân già nc mạnh dân chủ
công = văn minh”
- CNH HĐH gắn vs phát triển tri thức
- CNH HĐH trg đk kt thị trg định hướng XHCN
- CNH HĐH trog bối cảnh toàn cầu hóa kt và VN đang tích cực chủ động hội nhập
KTQT
- Tác dụng của CNH, HĐH ở VN ta hiện nay?
- thúc đẩy tăng trưởng Ktế, tăng NSLĐ, tăng sự chế ngự của con người đối với tự nhiên
- Kiện toàn nhà nước XHCN: Nếu không có CNH thì nhà nước không thể có các yếu tố cơ sở
vật chất để kiện toàn
- quá trình CNH tăng cường liên minh công nông, tri thức
- tạo thuận lợi cho KHCN phát triển, đạt trình độ nhanh, tiên tiến và hiện đại
- tạo đk vật chất, kỹ thuật cho củng có quốc phòng an ninh
- tạo đk cho việc xây dựng nền ktế độc lập tự chủ

Câu 7: Tính tất yếu của hội nhập KTQT


- Hội nhâph KTQT:
+ theo nghĩa hẹp: coi hội nhập KTQT là sự tham gia của các quốc gia vào các tổ
chức KTQT và khu vực
Vd: VN tham gia tổ chức Thương mại TG WTO, diễn đàn hợp tác kt châu A- Thái
bình dương APEC, hiệp hội các quốc gia DNA ASEAN…
+theo nghĩa rộng: hội nhập KTQT là qtrinh mở cửa nền KT và tham gia vào mọi
mặt của đời sống QT
+Một cách chung nhất: Hội nhập KTQT của 1 quốc gia là qtrinh các nc tiến hành
các hđ tăng cường sự gắn kết giữa các nền kt của các quốc gia vs nhau dựa trên
sự chia sẻ nguồn lực và lợi ích trên cơ sở tuân thủ các luật chơi chung trg khuôn
khổ các định chế hoặc các tổ chức QT
- Tính tất yếu của hội nhập KTQT:
+ mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển đến đâu cũng đều tìm thấy lợi ích khi
tham gia hội nhập KTQT
+do xu thế khách quan trg bối cảnh toàn cầu hóa KT, hội nhập KTQT trở thành
tất yếu khách quan vì: toàn cầu hóa kt đã lôi cuốn tất cả các nc vào hệ thống
phân công lđ QT, các mối liên hệ QT của sx và TĐ ngày càng gia tăng, khiến cho
nền kt của các nc trở thành bộ phận hữu cơ ko thể tách rời của nền kt toàn cầu.
Trg toàn cầu hóa kt các yto sx dc lưu thông trên phạm vi toàn cầu, do đó nếu ko
hội nhập KTQT sẽ ko thể tự đảm bảo đc các đk cần thiết cho sx
+những vđe kt toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, trở nên bức xúc và càng đòi
hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu của các quốc gia. Đặc biệt như vấn đề khủng
hoảng kt - mang tính chất toàn cầu và có sự tác động của hàng loạt các định chế
tài chính lớn.
+hội nhập KTQT là phương thức phát triển phổ biến của các nc, nhất là các nước
đang và kém phát triển. Vì hội nhập KTQt là cơ hội để tiếp cận và sd các nguồn
lực bên ngoài như tài chính, khcn, kinh nghiệm của các nc phát triển; giúp tận
dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách vs các nc tiên tiến, khắc
phục nguy cơ tụt hậu; giúp mở cửa thị trg, thu hút vốn, thúc đẩy CNH, tạo nhiều
cơ hội việc làm mới và nâng cao thu nhập ng dân.
 Ngày nay dưới tác động của cuộc CM KH CN hiện đại, xu hướng mở rôgnj qhe
KTQT càng trở nên sôi động, nó làm cho qtrinh khu vực hóa, quốc tế hóa đời
sống kt trở thành xu hướng tất yếu của thời đại
- Tiêu cực: gia tăng sự phụ thuộc do nợ nc ngoài, bất bình đẳng trg TĐ mậu dịch-
thương mại giữa các nc đang phát triển vs nc phát triển ( VN xuất khẩu sang TQ
1 số mặt hang như trái cây, nông sản…nhg nhập khẩu từ TQ rất nhiều loại hang
hóa như đồ gia dụng, linh kiện điện tử, máy móc,…; tình trạng các xe trở hang xk
sang TQ như hoa quả bị ùn ứ tại các cửa khẩu TQ,ko dc thông quan)
- VD:
Liên minh kinh tế :Tất cả các loại thuế quan được xóa bỏ đối với thương mại
giữa các nước thành viên, tạo ra một thị trường thống nhất (duy nhất). Ngoài ra
còn có các dịch chuyển lao động tự do, tạo điều kiện cho người lao động ở một
quốc gia thành viên di chuyển và làm việc ở một quốc gia thành viên khác, sử
dụng đồng tiền chung, chẳng hạn như với Liên minh châu Âu (Euro).

Khối thị trường chung Dịch vụ và vốn được tự do di chuyển trong các nước thành viên, mở
rộng quy mô kinh tế và lợi thế so sánh.

You might also like