You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỘI TUYỂN LỚP 11- MÔN GDCD

KIỂM TRA GIỮA KÌ : BÀI 1 đến bài 5


KIỂM TRA HỌC KÌ : BÀI 1 đến bài 6
BÀI 1:
1. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm:
- Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động ( nắm được khái niệm ). Trong đó sức
lao động là quan trọng nhất của quá trình sản xuất.
- Tư liệu lao động gồm 3 yếu tố: công cụ lao động( quan trọng nhất), kết cấu hạ tầng, hệ
thống bình chứa sản xuất.
- Đối tượng lao động gồm: đối tượng nhân tạo và đối tượng tự nhiên
* đối tượng lao động + tư liệu lao động = tư liệu sản xuất.
2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất :
- là cơ sở tồn tại của xã hội.
- quyết định mọi hoạt động vật chất khác.
BÀI 2:
1. Hai thuộc tính của hàng hoá : gái trị sử dụng và giá trị hàng hoá ( nắm được khái niệm)
2. Các chức năng của tiền tệ:
- phương tiện lưu thông - phương tiện cất trữ
- thước đo giá trị - phương tiện thanh toán - tiền tệ thế giới.
( đọc hiểu các chức năng trên )
3. Chức năng thông tin của thị trường ( đọc hiểu )
BÀI 3:
1. Nội dung của qui luật giá trị: sản xuất là lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian
lao động xã hội cần thiết.
2. Các tác động của qui luật giá trị:
- kích thích LLSX phát triển, năng suất lao động tăng.
- điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- phân hoá giàu nghèo giữu những người sản xuất.
( đọc hiểu các tác động của QLGT)
BÀI 4:
1. Mục đích của cạnh tranh.
2. Biểu hiện mặt hạn chế / tích cực của cạnh tranh.

BÀI 5:
1. khái niệm cầu.
2. quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
A. Cung cầu tác động nhau
- cầu tăng, sản xuất kinh doanh mở rộng dẫn đến cung tăng và ngược lại.
B. Cung cầu tác động đến giá cả C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu
- cung = cầu thì giá cả = giá trị - giá tăng dẫn đến cung tăng nhưng cầu giảm và ngược
lại
- cung>cầu thì giá cả < giá trị
- cung < cầu thì giá cả > giá trị.
BÀI 6:
1. Hiểu được khái niệm CNH,HĐH.
2. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta
với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của chủ nghĩa xã hội.

2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước
a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
- Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội.

- Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế
quốc dân.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả
Xu hướng là chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp
và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức.
TỰ LUẬN:
1. Phân tích và vận dụng được các tác động của qui luật giá trị.
2. Lí giải được tính 2 mặt của cạnh tranh.
3. Biết vận dụng quan hệ cung cầu để giải thích những hiện tượng trong nền kinh tế, và có lợi
cho bản thân.

You might also like