You are on page 1of 6

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN – HKII – NĂM HỌC 2021-2022

Bài thi môn: Kinh tế chính trị Số trang:


Mã đề:
Họ tên SV: Quân Minh Nhật-22684631 MSSV:
Mã lớp học phần: DHOT18BTT Số thứ tự:

Lưu ý:
- Sinh viên không được ghi thông tin vào phần của Cán bộ chấm thi
- Bài làm không vượt quá 06 trang

GK CHẤM BÀI GBCT 1: GBCT 2:


(ghi đầy đủ họ tên)

Câu 1: Câu 1:
Điểm bài thi
Câu 2: Câu 2:

BÀI LÀM

Câu 1.
a)
- Độc lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Hội nhập quốc tế là
phương thức phát triển đất nước trong thế giới ngày nay. Giữa độc lập, tự chủ và
hội nhập quốc tế có mối quan hệ biện chứng; vừa tạo tiền đề cho nhau và phát huy
lẫn nhau, vừa thống nhất với nhau trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của cách
mạng và lợi ích căn bản của đất nước của dân tộc, trước hết là mục tiêu phát triển
và an ninh.
- Giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Song, độc lập, tự
chủ không có nghĩa là biệt lập, “đóng cửa” với thế giới, vì điều đó không phù hợp
với xu thế khách quan của thời đại, sẽ không thể phát triển và tất yếu làm suy yếu
độc lập, tự chủ. Giữ vững độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế. Có giữ vững độc lập, tự chủ thì mới có thể đẩy mạnh hội nhập quốc
tế, vì không giữ được độc lập, tự chủ thì quá trình hội nhập sẽ chuyển hóa thành
“hòa tan”, mục tiêu phát triển và an ninh đều không đạt được. Đồng thời, càng hội
nhập quốc tế có hiệu quả thì càng có thêm điều kiện và tạo được thế thích hợp để

TR.1
June 21, 2021
giữ vững độc lập, tự chủ thông qua việc tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo lập
sự đan xen lợi ích với đối tác, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế
giới, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh...
- Hội nhập quốc tế được mở rộng, phát triển tất cả trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp mở rộng thị
trường, thu hút được lượng lớn vốn đầu tư, thành tựu khoa học, công nghệ mới và
các nguồn lực quan trọng khác, đóng góp tích cực vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ
cấu, nâng cao trình độ của nền kinh tế, thu nhập, đời sống nhân dân. Hội nhập văn
hóa, xã hội đã thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác, phát triển giáo dục đào tạo, khoa
học công nghệ của đất nước, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và làm phong
phú đời sống văn hóa đất nước bằng những sản phẩm, giá trị văn hóa của các nước
trên thế giới. Hội nhập về chính trị, quốc phòng, an ninh tạo điều kiện cho xây
dựng và tăng cường lòng tin giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế
giới, tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, góp phần vào duy trì môi trường hòa bình,
củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước. Hội nhập quốc tế,
do đó, đã góp phần quan trọng vào tăng cường, nâng cao sức mạnh tổng hợp, thế
và lực, uy tín quốc tế của đất nước, yếu tố quyết định để bảo vệ, giữ vững độc lập,
tự chủ của đất nước.
- Vừa giữ vững độc lập, tự chủ; vừa chủ động, tích cực hội nhập quốc tế còn là
phương thức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiệu quả của hội nhập quốc tế được đo bằng mức độ thực hiện các mục tiêu
phát triển, an ninh và gia tăng vị thế của đất nước. Để bảo đảm hội nhập quốc tế có
hiệu quả, cần độc lập, tự chủ trong việc quyết định chiến lược tổng thể, mức độ,
phạm vi, lộ trình và bước đi hội nhập quốc tế trên từng lĩnh vực. Hội nhập quá
nhanh, quá rộng trong khi năng lực tự chủ còn yếu thì không thể có hiệu quả.
Độc lập, tự chủ còn là cơ sở để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Càng hội nhập sâu
rộng càng đòi hỏi khẳng định bản sắc, càng có nhu cầu giữ gìn giá trị văn hóa,
truyền thống dân tộc.

TR.2
June 21, 2021
- Bên cạnh đó hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số cũng gia tăng thách thức về
đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ, giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Nguy cơ an
ninh mạng đối với các quốc gia ngày càng tăng, với thiệt hại năm 2021 từ tấn công
mạng lên tới hơn 4% GDP toàn cầu. Các thách thức về quốc phòng, an ninh gia
tăng do sự phát triển của các vũ khí, khí tài thế hệ mới tích hợp công nghệ số, nhất
là trí tuệ nhân tạo (AI)... Việc các nước tiến hành chiến dịch thông tin giả để chống
phá, can thiệp lẫn nhau, làm gia tăng rủi ro về mức độ và quy mô bất ổn xã hội.

b)
Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ
yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt
trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Để phát huy vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, mỗi sinh
viên cần phải rèn luyện bản thân là:
- Thứ nhất, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập
đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu
nước. Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò
rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến
thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển mới trong khoa học và công
nghệ.
- Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng,
thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô
Đoàn, xa rời chính trị. Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống mạng
xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh viên, bao
gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ nói
chung, trong đó có sinh viên sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm,
vô cảm, thờ ơ chính trị.
- Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát
triển của công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.
Trong quá trình xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, ta không nên mù
quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm Chủ nghĩa Tư bản đã tạo ra mà phải chắt
lọc, kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Trong

TR.3
June 21, 2021
đó, sinh viên với bản chất năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy là đối
tượng lý tưởng để tiếp thu các công nghệ mới, tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế.

TR.4
June 21, 2021
Câu 2.
a)
Với khối lượng giá trị thặng dư nất định, quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ
phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quy mô
tích lũy gồm:
- Thứ nhất, trình độ khai khác sức lao động.
Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư. Từ
đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư,
ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất
giá trị thặng dư tương đối, nhà tư bản còn có thẻ sử dụng các biện pháp cắt
giảm tiền công, tăng ca,...
- Thứ hai, năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, giá trị sức
lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp
phần tăng quy mô tích lũy
- Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc
C. Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng theo
c. Mát máy móc được sử dụng toàn bộ tính năng của nó song giá trị chỉ được
tính dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao . Sau mỗi chu kỳ như thế máy móc
vẫn hoạt động toàn bộ nhưng giá trị vụ bản thân nó đã giảm dần do tính giá
khấu hao để chuyển vào giá trị sản phẩm. Hệ quả là mặc dù giá trị khấu hao,
xong tính năng hay giá trị sử dụng cũng còn nguyên như cũ, như lực lượng
phục vụ không công trong sản xuất. Sự phục vụ không công ấy được lao động
không nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích lũy lại cùng với
tăng quy mô tích lũy tư bản . Đồng thời, sự lớn lên không ngừng của quỹ khấu
hao trong khi chưa cần thiết phải thay đổi mới cơ bản cố định cũng trở thành
nguồn tài chính có thể sử dụng cho mở rộng sản xuất.
- Thứ tư, đại lượng tư bản ưng trước
Thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là
tiền đề cho tăng quy mô tích lũy
b)

TR.5
June 21, 2021
TR.6
June 21, 2021

You might also like