You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Đề bài: “Phân tích những đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hàng hoá nhiều thành
phần ở Việt Nam hiện nay?”

Mã đề: 03

Sinh viên : NGUYỄN MINH TRANG

Số báo danh : 123

Lớp : Kinh tế chính trị Mác Lênin_1_1_22 (N08)

Giáo viên giảng dạy : ĐỒNG THỊ TUYỀN

Mã sinh viên : 21011977

HÀ NỘI, THÁNG 9/2022

1
MỤC LỤC
1. Mở đầu
 Khái niệm sản xuất tự nhiên, sản xuất hàng hóa
Sản xuất tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó những người sản
xuất ra sản phẩm để tiêu dùng cho chính mình.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
2. Đặc điểm của nền sản xuất tự nhiên, sản xuất hàng hóa
giản đơn, sản xuất hàng hóa hiện đại
 Đặc điểm của nền sản xuất tự nhiên:
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, nông nghiệp là ngành sản xuất cơ
bản, công cụ và kỹ thuật canh tác lạc hậu, dựa vào lao động chân tay là chủ
yếu, chỉ có trong một số doanh trại của địa chủ hoặc phường hội mới có hiệp
tác lao động giản đơn. Sản xuất tự nhiên giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực cá
nhân, gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển; không có cạnh tranh, không tạo ra động lực phát triển khoa
học – công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả.
 Đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa giản đơn:
Dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, có quy mô nhỏ, năng
suất lao động thấp. Sản xuất hàng giản đơn tồn tại phổ biến trong chế độ
chiếm hữu nô lộ và chế độ phong kiến.
 Đặc điểm của nền sản xuất hiện đại:
Nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, quy mô lớn, năng suất lao động
cao.

2
NỘI DUNG
1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN (đặc thù)
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, ở đó
mọi quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, dưới hình thức
quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế
hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó là một
nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ
đạo và có trách nhiệm định hướng nề kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
 Đặc trưng về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa:
“Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”. Là nền
kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu "dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 Đặc trưng về sở hữu:
Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các
thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
 Đặc trưng về cơ cấu kinh tế:
Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế. Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành
theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước.
 Đặc trưng về phân phối:
Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động,
hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn
lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã
hội
 Đặc trưng về cơ chế vận hành của nền kinh tế:
Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phát huy những ưu thế của
kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch, vừa loại bỏ những khuyết tật
của hai nền kinh tế đó, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.

3
2. Nền sản xuất hàng hoá đa loại hình sở hữu, sở hữu công về tư liệu sản
xuất chủ yếu, dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất xã hội, trong đó quan hệ sở hữu là quan hệ cơ bản nhất của
quan hệ sản xuất.
Quá trình sản xuất xã hội là quá trình kết hợp của hai yếu tố: sức lao
động và tư liệu sản xuất . Phải có chủ sở hữu của hai yếu tố này. Có thể
chủ sở hữu thống nhất ở một người, có thể ở nhiều người; có thể là sở hữu
riêng của tư nhân (tư hữu) hay sở hữu chung của cộng đồng, của xã hội
(sở hữu xã hội). Chủ thể sở hữu có thể là thể nhân, có thể là pháp nhân.
Đối tượng sở hữu là các yếu tố đầu vào của sản xuất và các sản phẩm
được tạo ra từ các yếu tố đầu vào đó.
Đối tượng sở hữu luôn biến đổi do trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất quyết định. Trong xã hội tư bản đối tượng sở hữu của các chủ tư
bản là giá trị tư bản dưới các hình thái: tư bản – tiền tệ, tư bản – sản xuất
hay tư bản – hàng hóa.
Trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, nhấn
mạnh đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất (sở hữu về tư liệu sản xuất).
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhất là cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, thì đối tượng sở hữu chuyển
mạnh từ đối tượng sở hữu hữu hình là các tư liệu sản xuất sang đối tượng
sở hữu vô hình là tri thức của loài người, là trí tuệ của con người, là trí tuệ
nhân tạo, là công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ kỹ thuật số, internet
vạn vật, thông tin, dữ liệu lớn (big data), bằng sáng chế, phát minh, giải
pháp công nghệ, bản quyền, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, lợi thế
thương mại, uy tín trên thương trường...
3. Sản xuất hàng hoá phát huy tối đa tiềm năng nguồn lực lao động
trong nước, tài nguyên,…
Thời gian qua, việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn
lực của nền kinh tế bao gồm: Nhân lực, vật lực và tài lực đã có đóng góp
quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước.
Nguồn nhân lực dồi dào; con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, cần
cù, sáng tạo; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực từng bước
được nâng lên đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của thị trường lao độngNguồn
lực tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều tiềm năng để
khai thác, sử dụng; cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển
mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh

4
tế, phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh nâng cao đời
sống nhân dân. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực
tài chính, tiền tệ đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế.

4. Sản xuất hàng hoá áp dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất
Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao
chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm,
tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên
vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở rộng thị trường, thúc
đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ
khoa học công nghệ , đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn
giúp nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, giàu tiềm năng.

5. Nền kinh tế đang phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng nhờ sản xuất
hàng hoá
Việc đề ra chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế về kinh tế là một
hướng đi đúng đắn, sáng suốt, thiết thực mà Đảng đã lựa chọn, thể hiện
một sự thay đổi thức thời trong tư duy và bắt kịp với xu thế của thời đại.
Đây là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và vững mạnh. Việc thực
hiện chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh
tế quốc tế nói riêng với nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia,
giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống
nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là minh
chứng rõ nét nhất cho con đường đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa
chọn. Là một nước đang trong thời kỳ phát triển, Việt Nam cũng cần học
hỏi và hội nhập với các nước láng giềng và các nước phát triển trên thế
giới, rút ra những bài học trong quá trình sản xuất hàng hoá.

5
KẾT LUẬN
Nền sản xuất hàng hoá có ưu thế tích cực vượt trội hơn so với nền sản
xuất tự cấp, tự túc. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
theo quan điểm của Đảng ta là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới, thay thế
nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị
trường. Sản xuất hang hoá là một nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nuowcsnawmsvai trò chủ
đạo. Nền kinh tế đang phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng nhờ sản xuất
hàng hoá.

You might also like