You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ LIÊN HỆ ĐẾN


XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 

LỚP: L08. NHÓM: 28

HK221

GVHD: THS. NGUYỄN TRUNG HIẾU

SINH VIÊN THỰC HIỆN


% ĐIỂM ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL CHÚ
1
2
3
4
5

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM HỌC 2021 -2022


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang là một xu thế tất yếu của thời đại diễn ra
mạnh mẽ khắp các châu lục. Và hội nhập kinh tế được coi là một quá trình tất yếu
khách quan, không thể thiếu đối với một quốc gia. Hội nhập quốc tế đã gắn kết mối
quan hệ phát triển giữa các quốc gia trên thế giới nói chung và quan hệ kinh tế nói
riêng. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền
kinh tế Việt Nam. Mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư
nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu
của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. 
Vì vậy đối với một nền nước kinh tế còn đang phát triển như Việt Nam, hội
nhập kinh tế quốc tế chính là con đường tắt để rút ngắn khoảng cách đối với các nước
phát triển khác trên thế giới. Muốn làm được điều đó, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay
là nhận thức đúng đắn những cơ hội và thách thức phải đối mặt. 
Việt Nam là nước có ưu thế về sản xuất nông nghiệp, nông sản đa dạng và có giá trị
kinh tế cao. Từ một nước nhận viện trợ lương thực thành một trong những nước xuất
khẩu lương thực và một số sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản đứng đầu thế giới. Tuy
nhiên khi hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam vấp phải những khó khăn
như nền sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, chi phí cao, kĩ thuật và công nghệ thấp,
kinh nghiệm tham gia thương trường còn ít, … 
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi
những cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Để tìm cách khắc phục các hạn chế,
phát huy những lợi thế nhằm phát triển đất nước nhanh chóng, bền vững, giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì hội nhập và phát triển thì nhóm chúng em
xin chọn đề tài “Hội nhập kinh tế tăng cường xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.” Tuy
nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế nên nhóm em chỉ xin đóng góp một khía cạnh nhỏ
vào vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu bài viết có sai sót, kính mong thầy sẽ giúp đỡ
nhóm hoàn thiện bài viết tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2021
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khắc phục các hạn chế, phát huy những lợi thế nhằm phát triển đất nước nhanh chóng,
bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì hội nhập và phát triển.
(viết lại)
Một là: làm rõ lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế
Hai là: phân tích thực trạng  xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Ba là: Đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản
của Việt Nam trong thời gian tới
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm: Phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và nội dung được chia
thành 2 chương như sau:
Chương 1: Hội nhập kinh tế quốc tế 
Chương 2: Xuất khẩu nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
NỘI DUNG
Chương 1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

You might also like