You are on page 1of 3

1. Những thuận lợi của thời kỳ quá độ?

1.1. Có các kinh nghiệm từ thực tiễn mô hình ở Liên Xô cũ:

Thực tiễn phát triển của đất nước ta trong giai đoạn bấy giờ là tinh thần dân tộc
và dân chủ. Các xu hướng vận động của thế giới với các bước chuyển mình
trong chế độ là bài học sâu sắc. Tạo cơ hội cho Việt Nam phân tích, tổng kết,
hình dung và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn về mô hình và con đường đi
lên Chủ nghĩa xã hội. Cũng như xác định tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định con đường chủ nghĩa xã hội là tất yếu.
Tuy nhiên, việc thực hiện các đường lối, chính sách trên thực tế lại không hiệu
quả. Do đường lối sai lầm trên phương diện lý luận và thực tiễn đã dẫn đến sự
sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Mặc dù quan
điểm và lý tưởng của các nhà cách mạng này đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội.

Từ đó, Việt nam có được kinh nghiệm, tìm kiếm các bước chiến lược phù hợp
hơn trên thực tế. Thực tiễn này đòi hỏi cần phải đổi mới, cải cách, xây dựng mô
hình Xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn của đất nước. Tránh các sai lầm
trong việc thực hiện triển khai chiến lược trong mô hình ở các quốc gia khác.
Lựa chọn chiến lược phù hợp, khả thi trong điều kiện và tình hình đất nước.

1.2. Thế giới bùng nổ khoa học công nghệ cùng xu hướng toàn cầu hóa:

Trong điều kiện toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới mong muốn được gia
nhập vào thị trường chung. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã
thúc đẩy các quốc gia mở cửa và hội nhập. Các nước phát triển liên kết, hợp tác
để tiếp cận tốt nhất các nhu cầu trong thị trường. Và Việt nam không ngoại lệ
trong mong muốn tiếp cận thị trường thế giới.

Chế độ xã hội chủ nghĩa giúp chúng ta tham gia độc lập, chủ động. Người dân
có được quyền lợi và tư cách như nhau trong tìm kiếm và khai thác thị trường.
Đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam có thể hợp tác để cùng giao lưu, tìm
kiếm các đối tác chiến lược. Và thực hiện tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ và
quản lý. Đổi mới trong hoạt động kinh tế, tiếp cận hiệu quả hơn trong các nhu
cầu sản xuất và kinh doanh.

Quá trình giao lưu, hội nhập mang đến các tiếp xúc và mở rộng hiểu biết, tăng
thêm kinh nghiệm. Tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết lẫn
nhau. Khi các quốc gia phát triển tham gia vào hội nhập kinh tế, sẽ mang đến
các tác động lớn, các bài học sâu sắc.
Xu hướng toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc tiếp thu các thành tựu và kinh
nghiệm phát triển của các nước đi trước. Cũng như tránh các bước đi không hiệu
quả. Việc tiếp thu kinh nghiệm từ các nước có trình độ phát triển cao giúp các
nước đang phát triển có được chiến lược phù hợp. Từ đó rút ngắn đối thời gian
chuyển đổi mô hình với các nước đang phát triển như Việt Nam.

3. Những khó khăn của thời kỳ quá độ?

3.1. Đất nước còn nghèo nàn:

Nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn đi lên chủ nghĩa xã hội và không được
thuận lợi. Liên xô cũ là một minh chứng trong bài học sâu sắc dành cho đất
nước ta. Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã
và đang gặp nhiều khó khăn. Các khó khăn đó đến từ nhiều khía cạnh khác
nhau, trong việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới. Khi mà bản thân điều
kiện vật chất nội tại trong nó còn nhiều hạn chế và nghèo nàn.

Sau khi bước ra khỏi chiến tranh, Việt nam không có đủ tiềm lực về tài chính để
phục hồi, ổn định. Nếu thực hiện các chuyển đổi chế độ, các khó khăn này tăng
lên gấp nhiều lần.

Ngoài ra, còn có sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước. Các rào cản
của các thế lực thù địch trong mục tiêu xây dựng chế độ mới gặp nhiều thách
thức.

3.2. Thiếu lý tưởng, các suy thoái ở nhiều tầng lớp:

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền
kinh tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức,
lối sống. Khi đã tiếp cận được với thị trường thế giới, các cơ hội và tiềm năng
mới mở ra. Cần thiết chúng ta phải vững vàng, kiên định với lý tưởng và mục
tiêu đặt ra ban đầu.

Ở nhiều tầng lớp, các suy thoái, rơi rụng về lý tưởng xảy ra. Gây nên các khó
khăn về lực lượng, về nguồn lực và tiềm năng ổn định, phát triển trong nền kinh
tế mới. Nhất là lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng đang và từng ngày
từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên và nhất là tầng lớp trẻ. Các đội ngũ này
có vai trò quan trọng trong học tập, rèn luyện và làm nên bộ mặt mới của đất
nước. Nhưng khi lý tưởng không được đảm bảo, các ý nghĩa hoạt động của đội
ngũ này cũng không được tìm thấy.
Thực tế đó là một thách thức to lớn cho Đảng và Nhà nước ta. Thể hiện trong
quá trình xây dựng Đảng, đào tạo nền tảng chính trị xã hội vững chắc trong từng
lớp Đảng viên. Tìm kiếm và đào tạo đội ngũ cán bộ, lãnh đạo có tâm, có tầm.
Mang đến các sức mạnh trong xây dựng và phát huy tinh thần dân tộc. Dễ thấy
việc đoàn kết thực hiện lý tưởng chung mang đến nhiều cơ hội. Còn việc suy
thoái ở các tầng lớp lại cản trở lý tưởng này.

3.3. Các thách thức trong giữ vững quan điểm chính trị:

Các quan điểm chính trị cần kiên định xuyên suốt trong thời gian dài. Việc đi lên
chủ nghĩa xã hội cũng không thể hoàn thành nhanh chóng. Cho nên cần có được
các lý tưởng, quan điểm chính trị vững vàng. Việc tham gia và tiếp cận với nền
kinh tế hội nhập cũng mang đến thách thức cho lý tưởng riêng được bảo toàn.
Khi có nhiều cám rỗ và mơ hồ trên con đường thực hiện chuyển đổi mô hình chế
độ.

Mặc dù quan điểm chính trị độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ luôn được
sự thống nhất và đồng ý của các quốc gia trên thế giới. Lý tưởng ấy cũng được
triển khai thực hiện rất tốt ở nước ta trong các giai đoạn trước. Tuy nhiên, trong
bối cảnh hiện nay lại đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam hơn trong vấn đề
này.

Đòi hỏi Việt Nam phải thật khôn khéo và tế nhị trong các mối quan hệ hợp tác.
Thực hiện lý tưởng và luôn lấy mục tiêu làm bàn đạp cho các tiếp cận và tham
gia hoạt động trên thị trường. Nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển mô hình Xã hội chủ nghĩa của đất nước.

You might also like