You are on page 1of 1

Mở đầu:

Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn
thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý
tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời
thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách
nào ? Đó là câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản. Suốt
một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ
nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp.
Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu
của thời kỳ đất nước có chiến tranh. Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những
khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên
nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy
nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận
thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam.do đó đã nhận thức
không đúng về cơ chế thị trường, về sản xuất hàng hoá và vai trò của các thành
phần kinh tế.

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế
giới, một thời gian tìm tòi, khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn. Đại hội VI của Đảng
(1986) kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn
sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thừa nhận sự tồn lại khách
quan của sản xuất hàng hoá và vai trò của thị trường.
Với mục đích nghiên cứu là học tập,tìm hiểu và quan tâm đến vấn đề này cả
nhóm đã quyết định chọn đề tài làm tiểu luận để có thể có một cái nhìn tổng thể,
toàn diện và rõ ràng sâu sắc hơn nên nhóm đã chọn đề tài:” đường lối xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng cộng sản Việt Nam
thời kì đổi mới”làm tiểu luận kết thúc môn học lịch sử đảng cộng sản việt nam
Kết luận chung :
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là chủ
trương nhằm thay thế mô hình bao cấp đã không còn phù hợp với hiện tại của đất
nước và phát triển kinh tế theo hướng phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh
tế,cũng nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và không để
ai bị bỏ lại phía sau.

You might also like