You are on page 1of 4

9.

SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KTXH

Quá trình vận dụng lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa ở Việt Nam
(LLCT) - Hơn 60 năm qua kể từ khi miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, từng
bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH); gần 40 năm đất nước thống nhất, cả nước
cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, qua những
thăng trầm của cách mạng XHCN với không ít sai lầm, khuyết điểm trong nhận thức, lý
luận về CNXH, con đường đi lên CNXH, cùng những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử
mà đất nước ta giành được từ năm 1986 đến nay đã cho nhiều cứ liệu để xem xét, đánh
giá một cách khách quan về việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, lý luận
mácxít về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng nhằm hiện thực hóa xã
hội XHCN ở Việt Nam.

Đi lên CNXH đã được xác định trong Cương lĩnh năm 1930: Cách mạng Việt Nam sẽ trải qua 2
giai đoạn - Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho
nông dân), sau đó sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là CNXH. Nói cách khác:
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã được xác định nhất quán từ ngày thành lập Đảng
đến nay.
Kiên định với mục tiêu đó, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) miền Bắc hoàn toàn được giải
phóng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo miền Bắc đi lên CNXH, đồng thời tiếp tục cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Miền Bắc quá độ lên CNXH làm hậu phương
vững chắc cho miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Xây dựng CNXH ở miền Bắc chính là quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng lý luận về
cách mạng XHCN, trong đó có lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, hiện thực
hóa thành chế độ xã hội XHCN.
Ở thời kỳ này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cố gắng vận dụng những quan điểm khái quát nhất
của chủ nghĩa Mác - Lênin về mô hình XHCN với các đặc trưng (tiêu chí) trên các phương diện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng Cộng sản và Nhà nước
XHCN.
Về phương diện kinh tế: Vận dụng các quan điểm Mác - Lênin về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho CNXH - giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế quốc dân “có công nghiệp hiện đại, nông
nghiệp hiện đại; khoa học, kỹ thuật tiên tiến”.
Về phương diện chính trị: Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là luôn luôn gắn
độc lập dân tộc với CNXH, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược trong điều kiện Việt Nam còn chia
làm 2 miền với các nhiệm vụ chính trị khác nhau. Đây là điểm rất sáng tạo trong thực hiện cách
mạng XHCN ở Việt Nam. Hậu phương lớn được xác lập, tạo niềm tin vững chắc vào thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Về phương diện văn hóa: Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng các quan điểm mácxít về cách
mạng tư tưởng và văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới: văn hóa XHCN.
Về phương diện xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam đã cố gắng thực hiện, giải quyết các vấn đề
công bằng, bình đẳng xã hội; chủ trương lấy phân phối theo lao động làm nguyên tắc chủ yếu.
Trong quan hệ tộc người luôn giữ những nguyên tắc bình đẳng, cùng tiến bộ trong quốc gia đa
dân tộc.
Về con người: Xây dựng con người mới XHCN với những yêu cầu mới đặt ra ở Việt Nam. Giáo
dục tấm gương đạo đức con người mới XHCN được quan tâm.
Về chính sách đối ngoại: Việt Nam chủ trương tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trong
phe XHCN và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên thế giới. Giữ vững các nguyên
tắc đối ngoại theo quan điểm chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Tuy nhiên, những nhận thức, vận dụng lý luận mácxít về hình thái kinh tế - xã hội CSCN vào xây
dựng CNXH ở Việt Nam thời kỳ này còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, thậm chí đã vấp phải
những sai lầm trong nắm bắt, kết hợp “cái phổ biến” và “cái đặc thù” của CNXH và con đường đi
lên CNXH để hiện thực hóa xã hội XHCN ở Việt Nam. Những khuyết điểm, sai lầm đó chính là
nguyên nhân trực tiếp đưa đất nước đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng những năm 80
thế kỷ XX.
Đại hội VI của Đảng (1986) với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm
túc chỉ ra những khuyết điểm sai lầm đó.
Văn kiện Đại hội chỉ rõ: những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và cán bộ là
nguyên nhân của các nguyên nhân, “trước những biến động và thử thách của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, hoạt động tư tưởng và tổ chức của Đảng đã không theo kịp yêu cầu của
cách mạng”. Trong lĩnh vực tư tưởng “đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các
quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ: đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hóa, muốn thực
hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của CNXH trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu
tiên. Chúng ta đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế chưa thừa nhận những quy luật
của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan. Do đó không chú ý vận dụng chúng vào việc
chế định các chủ trương, chính sách kinh tế. Chưa chú ý đến việc tổng kết kinh nghiệm thực
hiện của mình và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em” (1).
Đảng Cộng sản Việt Nam còn chỉ ra rất cụ thể những yếu kém, lạc hậu trong nhận thức về
CNXH, về công nghiệp hóa, về cải tạo XHCN, về các cơ chế quản lý, phân phối, lưu thông:
“Nhiều năm nay, trong nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội có nhiều quan niệm lạc hậu,
nhất là những quan niệm về công nghiệp hóa, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơ chế quản lý
kinh tế, về phân phối, lưu thông, v.v.”(2).
Từ đó, đổi mới, nhận thức về CNXH đã trở thành vấn đề cốt tử của công cuộc xây dựng CNXH
ở Việt Nam.
Đánh giá đúng những khuyết điểm, sai lầm trong nhận thức, vận dụng lý luận Mác - Lênin về
CNXH và xây dựng CNXH là tiền đề để đổi mới tư duy, lý luận.
Trước Đổi mới, chúng ta chỉ căn cứ vào mô hình CNXH kiểu Xôviết (mang tính dập khuôn, máy
móc, giáo điều và áp đặt bằng mệnh lệnh, hành chính) mà chưa xác định được đâu là mô hình,
diện mạo, các tiêu chí cần đạt tới của xã hội XHCN ở Việt Nam.
Ngay cả mục tiêu của CNXH ở Việt Nam cũng không được xác định rõ ràng, cụ thể, thậm chí coi
mục tiêu lâu dài như mục tiêu trước mắt, nôn nóng muốn hiện thực hóa lý tưởng CNXH mà
không tính đến đặc điểm tình hình đất nước với những khó khăn của quá độ lên CNXH bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa... Ở nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) đã xa rời các
quan điểm Mác - Lênin về sự tồn tại xen kẽ của cái cũ và cái mới, tính chất quá độ phải được
nhận thức và vận dụng trong các quy luật kinh tế hàng hóa, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội mang
tính quá độ. Các nhiệm vụ cần thực hiện trong các chặng đường quá độ, các bước trung gian
cần thiết của thời kỳ quá độ đã không được xác định rõ... Chủ trương xóa bỏ ngay các thành
phần kinh tế “phi XHCN” cùng với quan niệm duy ý chí, siêu hình: “lấy quan hệ sản xuất tiên tiến
mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển” đã kìm hãm, triệt tiêu nhiều động lực để phát triển
đất nước.
Với thái độ phủ nhận tuyệt đối những thành quả của nhân loại trong giai đoạn phát triển của
CNTB, với tư tưởng đối lập một cách máy móc giữa CNXH và CNTB, đối lập cả khoa học, kỹ
thuật của CNTB với khoa học, kỹ thuật của CNXH...
Hạn chế, khuyết điểm lớn nhất trong nhận thức, vận dụng lý luận về CNXH và xây dựng CNXH
ở Việt Nam là không gắn lý luận với thực tiễn, không xuất phát từ thực tiễn của đất nước để xác
định rõ mục tiêu, mô hình, bản chất, các nội dung, đặc điểm của CNXH ở Việt Nam và các
phương hướng, cách thức, lộ trình đi lên CNXH một cách phù hợp. Nhiều quan điểm Mác -
Lênin, nhất là quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển... đã không được tuân thủ mà bị
xa rời, thậm chí chệch hướng chỗ này hay chỗ khác.
Những hạn chế, khuyết điểm chung trong nhận thức, vận dụng lý luận về CNXH ở Liên Xô,
Đông Âu đã không được phát hiện mà để kéo dài cho đến khi khủng hoảng trầm trọng trong toàn
hệ thống CNXH thì Liên Xô và các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam mới
chủ trương cải tổ, đổi mới, và với những sai lầm tiếp theo dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống
XHCN, Đảng Cộng sản mới có sự nhận thức, vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận mácxít về
CNXH và xây dựng CNXH.
Thành quả vận dụng và phát triển lý luận Mác - Lênin trong điều kiện Việt Nam có thể nhận thấy
ở những cống hiến của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đổi mới nhận thức, tư duy về các đặc
trưng của xã hội XHCN mà Việt Nam xây dựng, về các phương hướng quá độ lên CNXH và các
mối quan hệ lớn cần quán triệt và giải quyết trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài để hiện
thực hóa các phương hướng đã xác định.
Năm 1991 đã ghi dấu mốc trên tiến trình đổi mới tư duy, nhận thức về CNXH và xây dựng
CNXH thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiở Việt
Nam. Lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định được 6 đặc trưng của xã hội XHCN, 7
phương hướng quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Cương lĩnh mở ra tiền đề để bổ sung, phát triển,
cụ thể hóa trong các Đại hội Đảng tiếp theo.
Cùng với các đặc trưng, phương hướng để hiện thực hóa các đặc trưng của xã hội XHCN, hàng
loạt các vấn đề lý luận khác cũng đã được bổ sung, phát triển, đổi mới cho phù hợp với thực tiễn
sinh động của đất nước... Đó là các vấn đề về mục tiêu, động lực của công cuộc xây dựng
CNXH; những nhận thức mới về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, giải quyết các quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; vấn đề đấu
tranh giai cấp trong điều kiện hiện nay; về đặc điểm, nội dung của quá độ lên CNXH bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, v.v.
Từ sau Đại hội VII (1991) đến Đại hội XI (2011), các nhiệm kỳ đại hội của Đảng đều cân nhắc,
xem xét ở các mức độ khác nhau những vấn đề liên quan đến CNXH và con đường đi lên CNXH
ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới đã giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từng bước làm
sáng tỏ hơn về xã hội XHCN và con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam trên cơ sở tổng kết
thực tiễn, đúc kết bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Đến nay, việc vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin về CNXH đã được
phản ánh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua. Xã hội XHCN mà nhân dân ta
xây dựng được xác định 8 đặc trưng cơ bản: Là xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng
phát triển; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế
giới.
Tám đặc trưng cơ bản nêu trên là thành quả của sự bổ sung, phát triển, điều chỉnh từ 6 đặc
trưng đã xác định từ Cương lĩnh năm 1991, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kết hợp tính phổ biến
và tính đặc thù trong các đặc trưng của xã hội XHCN mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định;
tiếp thu, phát triển sáng tạo các quan điểm rất độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNXH ở
Việt Nam.
Cùng với 8 đặc trưng về xã hội XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định 8 phương hướng quá
độ lên CNXH: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ
tài nguyên môi trường; Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; Xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển; Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn
kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; Xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tám phương hướng này cũng là thành quả của nhiều năm đổi mới trên cơ sở thực tiễn xây
dựng CNXH ở Việt Nam có kế thừa, điều chỉnh, bổ sung, phát triển các nội dung có từ 7 phương
hướng đã được xác định từ Cương lĩnh năm 1991. Đó cũng chính là đường hướng cơ bản để đi
lên CNXH ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Một nội dung rất mới, bước tiến của Đảng trong nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH
ở Việt Nam là tại Đại hội XI đã xác định các mối quan hệ lớn cần quán triệt và giải quyết trong
khi thực hiện các phương hướng quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Tám mối quan hệ lớn đó là: Giữa đổi mới, ổn định và phát triển; Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị; Giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; Giữa phát triển lực lượng sản xuất và
xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc
XHCN; Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và
nhân dân làm chủ.
Quán triệt, giải quyết các mối quan hệ lớn là giải pháp cấp bách thể hiện cách thức, con đường
đi lên CNXH ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng và phát triển quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh trên các lĩnh vực.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã và đang đi vào chiều sâu, vừa thể hiện những cống hiến,
đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam về lý luận nhận thức CNXH và về con đường đi lên
CNXH ở nước ta. Đồng thời, thực tiễn sinh động đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần tiếp tục có
các câu trả lời thỏa đáng, thuyết phục về mô hình xã hội XHCN ở Việt Nam, về cụ thể hóa
phương hướng, bước đi, lộ trình quá độ lên CNXH trong những năm trước mắt và những thập
kỷ tới...
Hơn lúc nào hết phải nghiêm túc tổng kết thực tiễn, tiếp tục quán triệt các bài học lớn mà Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đúc kết trên con đường đổi mới, trong đó có các bài học được đúc kết
qua gần 30 năm đổi mới. Một bài học luôn có giá trị lý luận và phương pháp luận cho đổi mới tư
duy, nhận thức, phát triển lý luận Mác - Lênin về CNXH được Đại hội XI đúc kết là: “Trong quá
trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là
làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn.
Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành
động của chúng ta.
_____

You might also like