You are on page 1of 3

Skip to main content

vấn đề sống còn và vì vậy mục tiêu tiến lên CNXH vẫn chưa thể đặt ra trực tiếp, mà phải vừa kháng
chiến vừa kiến quốc. Trong nhiệm vụ kiến quốc, Đảng và Chính phủ chú trọng phát triển chế độ dân chủ
nhân dân tạo những tiền đề, mầm mống tiến tới CNXH khi kháng chiến thắng lợi. Năm 1946, trong
chuyến thăm chính thức nước Pháp, khi trả lời các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ quan điểm:
“Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các
Mác... Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi
người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có
đủ”(3).

Những điều kiện cần thiết chưa có đủ đòi hỏi trên con đường phát triển theo định hướng XHCN, Đảng và
chính quyền cách mạng phải cùng với toàn dân chủ động tạo dựng những điều kiện: phát triển kỹ nghệ
tức lực lượng sản xuất hiện đại để phát triển công nghiệp, nông nghiệp ở trình độ cao, đặc biệt là nhân
tố con người, phải nâng cao dân trí, xây dựng con người phát triển toàn diện có trí tuệ và năng lực tự
giác xây dựng một xã hội mới. Quan điểm của Hồ Chí Minh thật sự là sự khởi đầu nhận thức về xây dựng
CNXH xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.

Luận cương cách mạng Việt Nam được Đại hội II của Đảng (2/1951) thông qua đã xác định phương
hướng rõ ràng là: hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới CNXH. Luận
cương nêu rõ: “nhiệm vụ trung tâm của Đảng là đẩy mạnh việc kỹ nghệ hóa, phát triển kỹ nghệ nặng,
phát triển thật rộng bộ phận kinh tế Nhà nước, tập thể hóa nông nghiệp dần dần, thực hiện những kế
hoạch dài hạn để gây thêm và củng cố cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, đặng tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã
hội. Những bước cụ thể của giai đoạn này phải tùy theo điều kiện cụ thể của tình hình trong nước và
ngoài nước khi đó mà quyết định. Song một điều chắc chắn là chừng nào ta chưa chuẩn bị cơ sở kinh tế
đầy đủ và chưa làm cho số đông quần chúng nhân dân nhận rõ chủ nghĩa xã hội là cần thiết, thì chủ
nghĩa đó chưa thể thực hiện được. Ở nước ta, thời gian chuẩn bị đó, so với các nước dân chủ nhân dân
khác, nhất định sẽ lâu hơn, vì ta phải kiến quốc trên cơ sở một nước nông nghiệp lâu năm bị đế quốc
thống trị, tàn phá”(4).

Những điều kiện để tiến lên CNXH mà Hồ Chí Minh và Đại hội II của Đảng nêu ra phản ánh sự nhận thức
đúng đắn về CNXH từ thực tiễn Việt Nam có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn. Sau khi miền Bắc được giải phóng,
Đảng khẳng định dù hoàn cảnh như thế nào, miền Bắc cũng phải tiến lên CNXH. Đó là yêu cầu khách
quan bảo đảm sự phát triển của miền Bắc, đồng thời còn là yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Bắc trải qua 3 năm (1954-1957) khôi phục kinh tế và hoàn thành
những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (cải cách ruộng đất) và cũng là chuẩn
bị những điều kiện cần thiết và phát triển nhận thức để chính thức thực hiện cách mạng XHCN theo Nghị
quyết Trung ương 14 (1958) và Nghị quyết Đại hội III (9/1960).
Năm 1956, 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ những quan điểm về CNXH và phương châm, phương
pháp đi tới CNXH có ý nghĩa định hướng trong nhận thức của toàn Đảng. Người quan niệm: “Chủ nghĩa
xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”(5). Đó là tư tưởng rất mới mẻ và sáng tạo về CNXH. Về cách
thức tiến hành phải tiến dần từng bước lên CNXH, cải tạo giai cấp tư sản cũng cần có cách thức khác, “Ta
không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác”(6). Phải luôn chú ý
đặc điểm, hoàn cảnh riêng của Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng giai cấp tư sản Việt Nam “họ có xu
hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu nước”, “nếu mình thuyết phục khéo, lãnh đạo khéo, họ có thể
hướng theo chủ nghĩa xã hội”(7).

Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc (7/9/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặc biệt nhấn mạnh việc vận dụng lý luận vào thực tiễn Việt Nam trong cách mạng XHCN. Phải nắm vững
điều kiện đặc biệt của nước ta “là một xã hội vừa mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc
hậu”.

“Trong những điều kiện như thế, chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ
nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những vấn đề đặt ra trước mắt Đảng ta hiện nay. Muốn giải
quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tập
kinh nghiệm các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo. Chúng ta phải nâng
cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác -
Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của
nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt
Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích
hợp với tình hình nước ta”(8).

Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình Đảng lãnh đạo cách
mạng XHCN và công cuộc đổi mới.

Sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954-1975) và trên cả nước sau năm 1975 đã bước đầu tạo dựng
một xã hội mới với bản chất tốt đẹp và sức mạnh về mọi mặt bảo đảm giành thắng lợi trong đấu tranh
giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đó là điều không thể phủ nhận. Tuy
vậy, trong cách mạng XHCN cũng đã phạm phải sai lầm, khuyết điểm trong chính sách kinh tế, xã hội dẫn
tới khủng hoảng từ năm 1979. Đảng đã kịp thời tự phê bình và chỉ ra những nguyên nhân cần phải khắc
phục, đó là bệnh nóng vội, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, chưa nắm vững hoàn cảnh, đặc điểm thực tiễn
đất nước, chưa nhận thức rõ quy luật khách quan. Đảng đã từng bước đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư
duy kinh tế, từng bước sửa đổi cơ chế chính sách cho phù hợp, phát huy tính tích cực của các thành
phần kinh tế, của cơ chế thị trường, chú trọng lợi ích của người lao động, sửa đổi cách thức quản lý nặng
về tập trung, hành chính, bao cấp cản trở những động lực của sự phát triển. Nghị quyết Trung ương 6
khóa IV (8/1979) là bước đột phá đầu tiên, tiếp theo là Chỉ thị số 100 (13/1/1981) về khoán sản phẩm
trong nông nghiệp, Quyết định 25CP, 26CP (21/1/1981), Nghị quyết Trung ương 8 khóa V (6-1985) và Kết
luận của Bộ Chính trị tháng 8/1986 là quá trình khảo nghiệm thực tiễn để đi đến đường lối đổi mới tại
Đại hội VI (12/1986).

Đại hội VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện dựa trên phân tích thấu đáo điều kiện,
hoàn cảnh đất nước và nhận thức rõ hơn những vấn đề của thời kỳ quá độ lên CNXH, những luận điểm
của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh. Đại hội VI đã tổng kết những bài học lớn có giá trị lý luận và chỉ đạo thực

You might also like