You are on page 1of 5

Họ tên: Nguyễn Ngọc Ánh

Mã SV: 2351040009
Lớp: Truyền thông đa phương tiện K43

Bài tập thực hành tuần 4 – Lớp TVTH 43_4

Câu 1:
Chỉ ra lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới hoang vu,
lạnh cóng vì cái chết hãi hùng sẽ ngự trị muôn đời. Vì thế, máu - tình yêu và sự
sống là sự thật không thể tách rời. Vì thế, hiến máu nhân đạo luôn là một nghĩa cử
cao đẹp.
Lỗi từ vựng: “máu - tình yêu và sự sống là sự thật không thể tách rời”, “muôn
đời”; lỗi liên kết: lặp cụm từ “Vì thế”; thiếu chủ đề đẫn đến thiếu sự chuyển tiếp.
Sửa: “Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới sẽ trở nên
hoang vu, lạnh cóng vì cái chết hãi hùng sẽ ngự trị khắp chốn. Máu - biểu tượng
của tình yêu và sự sống là những thứ không thể tách rời. Vì thế, hiến máu nhân đạo
luôn là một nghĩa cử cao đẹp.”

Câu 2:
Sau đây là phần kết thúc của một văn bản:
Không phải cả Châu Âu muốn thắt chặt kiểm soát biên giới. Sự kiện “đóng
cửa” biên giới từng phần ngay trong những ngày tuyết rơi dày này tại Cựu lục địa
dường như chỉ là một giải pháp tình thế trong cơn khẩn cấp. Dòng người di cư đổ
vào châu Âu đang vượt lên trên khả năng kiểm soát của từng quốc gia đơn lẻ. Đây
là lý do EU buộc phải để một số quốc gia tham gia Schengen (Hiệp ước về tự do đi
lại Schengen) tái kiểm soát biên giới trong hai năm như một cách bảo vệ một Châu
Âu không biên giới”
(Dẫn theo Hà Nội Mới, thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2016)
a. Xác định chủ đề của văn bản có phần kết thúc như trên. Từ chủ đề vừa xác
định, anh/ chị hãy đặt tiêu đề cho văn bản.
Chủ đề của đoạn văn là: Nguyên nhân việc thắt chặt kiểm soát biên giới ở một số
quốc gia châu Âu
Tiêu đề cho văn bản: “Châu Âu thắt chặt lại biên giới”
b. Hãy tìm từ, ngữ có thể thay thế cho các từ/ cụm từ sau: thắt chặt, đóng cửa,
cơn khẩn cấp, vượt lên khả năng kiểm soát.
“thắt chặt” thay bởi “tăng cường”
“đóng cửa” thay bởi “chặn lại”
“cơn khẩn cấp” thay bởi “cơn nguy cấp”
“vượt lên khả năng kiểm soát” thay bởi “nằm ngoài tầm kiểm soát”

Câu 3:
Lập đề cương chi tiết cho văn bản có tiêu đề như sau:
Rộng mở cánh cửa hội nhập: Tận dụng để bứt phá
Triển khai một ý trong đề cương thành đoạn văn dài 20 câu theo phương
thức lập luận phản đề.
Đề cương chi tiết
I. Đặt vấn đề : Thực trạng về tình hình hội nhập của Việt Nam, làm thế nào
để tận dụng những lợi thế, những cơ hội đó để bứt phá và phát triển
II. Giải quyết vấn đề
1. Giải thích
Hội nhập là gì: Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các chủ thể quốc tế với
nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, cơ chế hoạt động hợp tác quốc tế vì
mục tiêu phát triển của mỗi chủ thể, nhằm tạo thành tập hợp sức mạnh tập hợp giải
quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao gồm các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội.
2. Lý do để bứt phá
2.1. Khoa học kĩ thuật phát triển
Sự phát triển của KHKT công nghệ và nền kinh tế thị trường dẫn đến những
sự phát triển sự mới mẻ trong quan hệ sản xuất.
2.2. Điều kiện phát triển
Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền có điều kiện phát triển không giống nhau, đòi
hỏi các quốc gia mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế
nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
2.3. Những khó khăn
Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính đến những chuyển biến về kinh tế
trên phạm vi toàn cầu, đồng thời quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức
cao đã vượt khỏi phạm vi biên giới quốc gia dẫn đến việc hợp tác ngày càng sâu
sắc giữa các quốc gia theo hình thức song phương, tiểu khu vực, khu vực toàn cầu
trong những mối quan hệ hợp tác.
3. Tác động của hội nhập
3.1. Tác động tích cực
- Tạo điều kiện và tăng cường phát triển có quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu
dài cho việc thiết lập và phát triển quan hệ song phương, khu vực và đa phương.
- Hình thức cơ cấu kinh tế quốc tế mới, những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát
triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư, gia tăng phúc lợi xã hội.
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu KHCN, đổi mới cơ cấu
và cơ chế quản lý nền kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với
luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập quốc
tế.
3.2. Tác động tiêu cực
- Tạo sức ép giữa các thành viên khi tham gia hội nhập.
- Tạo ra 1 số thách thức với quyền lực nhà nước.
- Tăng nguy cơ bản sắc dân tộc,văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn
hóa nước ngoài.
- Gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia,dịch
bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp.
4. Bài học kinh nghiệm cần rút ra khi hội nhập quốc tế

III. Kết thúc vấn đề


Khẳng định sự cần thiết của hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh hiện nay, nhấn
mạnh những bài học kinh nghiệm cần rút ra.

Đoạn văn
Trong bối cảnh mới - “toàn cầu hóa” hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng việc
rộng mở cánh cửa hội nhập có những hậu quả tiêu cực đối với mỗi quốc gia và con
người. Song song với quá trình hội nhập sâu rộng, những “mảnh vụn cực đoan”
của văn hóa nước ngoài cũng đã len lỏi vào, dần phá hủy nền văn hóa truyền thống
ngàn năm của dân tộc ta. Theo quan điểm này, hội nhập có thể dẫn đến đánh mất
đặc trưng văn hóa, với sự du nhập của các yếu tố ngoại lai gây áp lực lên văn hoá
truyền thống. Họ cảm thấy lo ngại rằng giá trị văn hóa truyền thống đang bị xói
mòn và thậm chí có khả năng biến mất dưới sự tác động của văn hóa đa quốc gia.
Điều này có thể làm từ từ mất đi nhận thức về bản sắc dân tộc và làm suy yếu lòng
tự tôn dân tộc. Đồng thời, những lối sống xa lạ. trái với chuẩn mực xã hội, bất chấp
truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng theo đó xuất hiện. Một bộ phận không nhỏ
trong các tầng lớp, thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên
những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực. Một quan điểm phản đối khác
cũng liên quan đến sự phụ thuộc và bị áp đặt từ bên ngoài. Các nhà phản đối cho
rằng việc rộng mở cánh cửa hội nhập làm cho đất nước trở nên phụ thuộc vào các
quốc gia và tổ chức quốc tế. Họ cho rằng sự phụ thuộc này gây ra sự mất độc lập
và tự chủ của đất nước, vì chính sách và quyết định quan trọng đều được quyết
định từ bên ngoài. Điều này có thể làm mất đi sự tự do và quyền lựa chọn của
người dân, khi họ phải tuân thủ các quy tắc và yêu cầu của các tổ chức và quốc gia
khác. Hay đó cũng chính là lí do gián tiếp làm gia tăng các tệ nạn xã hội: tình trạng
khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư
bất hợp pháp. Tuy nhiên, nếu nhìn vào một góc độ khác, chúng ta có thể nhận thấy
rằng việc rộng mở cánh cửa hội nhập cũng mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng
phát triển. Thay vì tương xứng với quan điểm phản đối, chúng ta có thể tận dụng
những cơ hội mà hội nhập mang lại để bứt phá và phát triển thông qua việc tiếp thu
và học hỏi từ các nền văn hóa khác.

You might also like