You are on page 1of 2

Thể hiện ý kiến của bạn với quan điểm sau: “ Sự phát triển kinh tế và chủ nghĩa tư bản

ở thế kỷ 21 đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cách thức hoạt động phù hợp. Văn hóa
Châu Á càng thích ứng nhanh, khả năng thành công càng cao”.
Bạn đồng ý hay không đồng ý với quan điểm sau.

BÀI LÀM

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm nêu trên.

Thứ nhất, sự phát triển kinh tế và chủ nghĩa tư bản ở thế kỷ 21 đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có cách thức hoạt động phù hợp. Điều này như một điều kiện tất yếu và là quy luật
phát triển tự nhiên khi doanh nghiệp phải thích ứng và điều chỉnh cách thức hoạt động để
phù hợp với sự phát triển của kinh tế và chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ
phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực
trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi
đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học,
thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công
nghệ sinh học... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành
kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới, công nghệ cao, có giá trị
gia tăng, mức cạnh tranh cao. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính,
khoa học công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng
cao nhất thế giới.

Thứ hai, Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản hiện đại
cũng có những đặc điểm mới. Tích tụ, tập trung sản xuất làm hình thành các công ty có quy mô ngày
càng lớn, trở thành những công ty tư bản độc quyền. Nhu cầu vốn của các công ty này vô cùng lớn,
vượt quá khả năng của một vài cá nhân, đòi hỏi phải thu hút các nguồn lực xã hội.Công ty cổ phần trở
thành hình thức tổ chức phổ biến của các công ty, tập đoàn kinh tế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Sở
hữu tư nhân, nền tảng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong các công ty này, không còn tồn tại dưới
hình thức sở hữu của những người sản xuất độc lập, mà là sở hữu tư nhân đã được xã hội hóa. Trong
các công ty cổ phần, không chỉ có vốn của các nhà tư bản mà còn có sự tham gia của công nhân, người
lao động.

Thứ ba, một đặc điểm mới, quan trọng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa,
Xu hướng phát triển của tư bản là không giới hạn, phá vỡ mọi giới hạn. Ban đầu, khi mới phát triển, tư
bản đã phá vỡ tình trạng cát cứ phong kiến, làm hình thành nền kinh tế thống nhất, thị trường thống
nhất trong một quốc gia. Khi tư bản phát triển, trở thành các công ty, tập đoàn lớn, thị trường trong
nước trở nên nhỏ bé, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động, phát triển của tư bản. Các công ty, tập
đoàn tư bản lớn là lực lượng xung kích, đi đầu thúc đẩy các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch
vụ, xuất khẩu tư bản, tạo nên sự vận động, luân chuyển của các luồng vốn, tiền tệ, các luồng hàng hóa,
dịch vụ, các hoạt động thương mại, đầu tư trên quy mô toàn cầu, làm hình thành thị trường thế giới,
phân công lao động và hợp tác quốc tế trên toàn cầu.
Văn hóa Châu Á càng thích ứng nhanh, khả năng thành công càng cao
Châu Á luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và chính trị thế giới, có ảnh hưởng sâu
rộng và đa diện đến sự định hình kỷ nguyên mới. Trong nhiều thập kỷ qua, châu Á đã vững vàng vượt
qua không ít khủng hoảng, suy thoái, thảm họa thiên nhiên; vươn lên trở thành một động lực rất quan
trọng của kinh tế toàn cầu. Sự thành công bước đầu của các nước châu Á trong phòng, chống dịch bệnh
và khôi phục kinh tế thời gian qua đã chứng minh sự năng động và sức sống mãnh liệt của một khu vực
đang vươn lên khẳng định vị thế trong một thế giới đang thay đổi.

Văn hóa Châu Á càng thích ứng nhanh với những điều trên, khả năng thành công càng cao. Môi trường
văn hóa là một yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hiệu quả
kinh tế vô cùng lớn xuất phát từ toàn cầu hóa đòi hỏi các nước cần có sự hiểu biết nhất định về văn hóa
của môi trường chúng ta định hướng đến. Châu Á chiếm gần 60% dân số thế giới và ⅓ lưu lượng hàng
hóa giao dịch của thế giới, ngoài ra, châu Á còn sở hữu hai nền kinh tế lớn của thế giới là Trung Quốc
và Ấn Độ. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của toàn cầu hóa trong quá trình thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, và để đạt được điều này, khả năng thích ứng văn hóa của các nước Châu Á phải rất
nhanh chóng.

You might also like