You are on page 1of 2

TỰ LUẬN SỬ

1/ Liên hệ TNĐL của Mĩ với Việt Nam


Nếu hỏi so sánh thì viết bảng ra

Đây là trình bày


Trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam, từ những dòng đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độ rất
trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuất phát từ những giá trị nhân
văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân
tộc Việt Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là
nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối
của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ
đã giương cao
Bản tuyên ngôn độc lập của của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc giá trị căn cốt, mang tính bền
vững và phổ biến nhất của TNĐL của Mĩ năm 1766. Với những giá trị đó, TNDL của VN kh chỉ
là lời tuyên bố độc lập, khai sinh ra VNDCCH với mục tiêu DL-TD-HP; mà còn đóng góp quan
trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước

2/ Tiềm năng và thách thức của CNTB hiện đại


Tiềm năng:
+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa
học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....
+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ
và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát
triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền
kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng
hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. Ví dụ như: khủng hoảng năng lượng; tình trạng biến
đổi khí hậu,…
+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề
chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: khủng bố, phân biệt chủng tộc,…
+ Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày
càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
.
3/ Ý nghĩa sự ra đời LB CH XHCN Xô Viết
Sự ra đời của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
+ Mở ra một con đường mới trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, thủ tiêu sự bất bình đẳng giữa
các dân tộc, củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước Xô viết.
+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, cổ vũ mạnh mẽ
phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa; để lại nhiều bài học kinh nghiệm
về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền. (Xem thêm sgk)

You might also like