You are on page 1of 4

Lời đầu tiên

Mình là -> 10 thành viên -> đề tài

Qua video trên:

thì người Việt Nam ta lại càng thêm tự hào vì có chủ tịch Hồ Chí Minh người là
một biểu tượng về văn hóa của Việt Nam. Tất cả những cái điểm có trong văn
hóa Việt Nam Đều hiện thân trong con người của Người, qua cách ứng xử, qua
phong cách sống, qua hoạt động cách mạng qua hệ thống tư tưởng của chủ tịch
Hồ Chí Minh.

Vậy quan điểm…..ntn?

1. Về văn hóa giáo dục:

Văn hóa của mỗi người dân Việt Nam có phát triển hay không thì phụ thuộc vào
việc giáo dục của Việt Nam thế nào, vì vậy mà người đặc biệt coi trọng vị thế
của văn hoá giáo dục.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” việc xây
dựng một nền văn hoá giáo dục mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý
nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, Do đó, điều quan trọng trước tiên ngay sau khi
nước nhà vừa giành được độc lập là phải mở ngay chiến dịch chống “giặc dốt”. .
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hội đồng
chính phủ đã tán thành chủ trương mở ngay chiến dịch chống nạn mù chữ do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị. Người xác định mục tiêu của giáo dục là thực
hiện ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục: dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng
đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và
phong cách tốt đẹp...

Bác chỉ rõ: “ học để làm việc, làm người, làm cán bộ” , giáo dục phải đào tạo ra
lớp người có ích cho xã hội, có tài, có đức, kế tục sự nghiệp cách mạng của cha
ông, cao hơn nữa là đưa việt nam “ sánh vài với các cường quốc năm châu’’

Bên cạnh đó, nội dung giáo dục phải toàn diện và phù hợp với thực tiễn Việt
Nam. Học lý luận- chính trị chủ nghĩa Mác Lê nin, là học tập phương pháp làm
việc, sáng tạo, không giáo điều, kinh viện.
GD phải toàn diện nghĩa là bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật,
chuyên môn nghề nghiệp lao động. Các nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Người chỉ rõ “nếu không có trình độ văn hóa thì không tiếp thu được
trình độ khoa học kỹ thuật, không học khoa học kỹ thuật thì không theo kịp nhu
cầu kinh tế nước nhà. Song phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hóa
mà không học tập chính trị thì như người nhắm mắt mà đi”

-Về phương pháp, dạy và học phải thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, dạy
và học phải phù hợp, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. học phải đi đôi với hành,
học luôn gắn với lao động, sản xuất,.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô
cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi
mới nền giáo dục.“Không có thầy giáo thì không có giáo dục”. cần chú trọng
xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, giỏi
về chuyên môn, thuần thục về phương pháp, có tinh thần đoàn kết, thực hiện
phương châm “ học không biết chán, dạy không biết mỏi.”

Lĩnh vực thứ 2 mà nhóm mình muốn đề cập tiếp theo là về:

2. Văn hóa văn nghệ

Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời
sống tinh thần. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ bao gồm nhiều
quan điểm lớn. Dưới đây là ba quan điểm chủ yếu:
- Văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ
là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.
+ Người đã khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa - văn nghệ trong sự nghiệp
cách mạng.
Văn hóa là mặt trận thì văn nghệ cũng phải là một mặt trận, ngang hàng
với các mặt trận khác: quân sự, chính trị, kinh tế… Mặt trận văn nghệ không g-
ươm súng nhưng thường là mặt trận có tác động to lớn, lâu dài.

Nhà văn - chiến sĩ, nghệ sĩ - chiến sĩ là danh hiệu cao quý mà Hồ Chí Minh
tặng cho những người làm văn nghệ. Theo Người, đã là chiến sĩ thì phải biết
“xung phong”, dám “xung phong”, đó là sứ mạng, là trách nhiệm không thể
thoái thác của những người làm văn nghệ. Vì họ là đại diện cho đời sống tinh
thần, lý tưởng của xã hội, họ thắp sáng những khát vọng cao đẹp của quần
chúng nhân dân.
+Không những vậy, mặt trận văn hóa được coi như cuộc chiến khổng lồ
giữa chính và tà, giữa cách mạng và phản cách mạng.
Trong đấu tranh cách mạng, những tác phẩm của Hồ Chí Minh thực sự là
vũ khí sắc bén đánh thẳng vào những tên đầu sỏ của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Người dùng ngòi bút làm vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà.
Người đã viết hàng loạt tác phẩm như: Con rồng tre, Đường cách mệnh, Bản án
chế độ thực dân Pháp… vạch trần tội ác của bọn thực dân, tố cáo tội ác của
chúng với nhân dân thế giới, đồng thời, thức tỉnh nhân dân Đông Dương và các
dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Chính những người cộng
sản Pháp thừa nhận, Nguyễn Ái Quốc là người thầy đã giúp họ hiểu thế nào là
chủ nghĩa thực dân.

- Quan điểm thứ 2 trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ là: Văn nghệ phải gắn với
thực tiễn đời sống của nhân dân.
+ Người Đề cao vai trò của thực tiễn, coi thực tiễn là chất liệu là nguồn cảm
hứng cho văn nghệ sỹ sáng tác.
+ Qua thực tiễn văn nghệ sĩ tạo nên các tác phẩm trường tồn cùng dân tộc và
nhân loại.

Thực tiễn đời sống nhân dân là lao động, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng xã

hội mới. Hồ Chí Minh yêu cầu chiến sĩ văn nghệ phải thật hoà mình với quần

chúng, nguồn nhựa sống sáng tác của nhà văn là từ nhân dân. Nhà văn quên điều

đó thì nhân dân cũng quên nhà văn.

Quan điểm trên của Hồ Chí Minh đã mang lại cho nền văn nghệ cách mạng ở ta

tính dân tộc, tính nhân dân, tính hiện thực sâu sắc.

- Quan điểm thứ 3 và cũng là quan điểm cuối trong lĩnh vực này là: Phải có
những tác phẩm nghệ thuật xứng đáng với lịch sử, với thời đại mới của đất
nước.
+ Mục tiêu của văn nghệ: phục vụ quần chúng.

chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói với văn nghệ sĩ như thế này: “Quần chúng

đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của

chúng ta”. "Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và

phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem,
xem rồi thì có bổ ích”. Và theo Người, “một tác phẩm văn chương không cứ dài

mới hay. Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó

được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong độc giả

phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy mới xem như một tác phẩm hay và biên soạn

tốt”

+ Và hơn hết, Tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa dạng, phong
phú về hình thức và thể loại.

Sự phong phú không phải chỉ đòi hỏi ở nội dung mà còn ở thể loại của tác phẩm

văn nghệ. Hồ Chí Minh nêu: “cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú,

không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa,

cần cho mọi người thấy được nhiều loại hoa đẹp".

You might also like