You are on page 1of 3

Câu 1: 

Trung bình, nước chiếm 60% cơ thể một người trưởng thành?
A. Ðúng                B. Sai
 
Câu 2:  Con người cần được cung cấp tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để có được cơ thể khỏe
mạnh?
A. Ðúng                B. Sai
 
Câu 3: Thời gian một con người trung bình có thể nhịn uống nước là?
A.Không quá 3 ngày
B.Không quá 4 ngày
C.Không quá 5 ngày
D.Không quá 6 ngày

Câu 4: Nước được coi là ô nhiễm khi?


A.Chứa các chất thải
B.Nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn cho phép
C.Không thể uống được
D.Có màu và mùi khó chịu

Câu 5: Tiêu chuẩn chì cho phép trong nước uống là?
A.<=0.1mgPb/lít
B.<0.5mgPb/lít
C.<=0.5mgPb/lít
D.<0.15mgPb/lít

Câu 6: Một loại bệnh nguy hiểm do uống nước nhiễm Asen thời gian dài gây ra?
A.Ho, sốt
B.Teo cơ
C.Viêm tai giữa
D.Ung thư phổi

Câu 7: Quá trình tự làm sạch xảy ra dễ dàng nhất với nguồn nước nào sau đây?
A.Ao, hồ
B.Giếng
C.Sông, suối
D.Tất cả các nguồn nước trên

Câu 8: Chủ đề của Tuần lễ nước thế giới năm nay là?
A.”Xây dựng khả năng chống chịu mạnh hơn”
B.”Xây dựng phương án chống chịu mạnh hơn”
C.”Xây dựng khả năng chống chịu nhanh hơn”
D. “Xây dựng biện pháp chống chịu nhanh hơn”
Đáp án
 
 Câu 1: Ðúng. Nước chiếm đến 60% cơ thể của một người trưởng thành. Bên cạnh đó, tỉ lệ nước
có trong các bộ phận quan trọng của cơ thể người cũng chiếm phần tối đa: 85% ở não, 80% ở
não, 80% ở phổi và 77% ở tim.
 
Câu 2: Ðúng. Nước duy trì sự sống trong cơ thể nhờ các chức năng chính của nó. Tuy nhiên,
lượng nước trong cơ thể không tự nhiên sinh ra mà lại mất đi hàng ngày do các hoạt động sống
của con người. Mất nước có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: mất tập trung, kiệt
sức, sốc nhiệt và tổn thương các cơ quan chức năng sống còn của cơ thể. Chính vì vậy con người
cần bổ sung lượng nước hàng ngày để duy trì sức khỏe, sự dẻo dai và vẻ đẹp hình thức của mình.
 
Câu 3: C. Theo thống kê khoa học, con người trung bình có thể nhịn uống từ 3 đến 5 ngày. Thời
gian tối đa mà một cá nhân có thể nhịn khát là một tuần, trời mát có thể lâu hơn một chút và trực
tiếp dưới ánh nắng mặt trời thì thời gian sẽ ngắn hơn.

Câu 4: B. Nhà nước đã đề ra các bộ quy chuẩn Việt Nam về nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y
tế… nhưng một số cá nhân, tổ chức vì ý thức kém hoặc lợi nhuận mà không chấp hành, thải nước
thải không qua xử lí làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

Câu 5: A. Chì là một kim loại mềm và độc hại. Ngay cả đun sôi nước cũng không loại bỏ được
chì. Chì có trong nước có thể phơi nhiễm qua việc tiếp xúc với da, nhưng chủ yếu vần là đường
tiêu hóa do uống nước bị nhiễm chì. Khi đi vào cơ thể, chì lưu trữ chính ở máu, mô mềm và
xương. Nó sẽ tồn tại trong máu một vài tuần, một vài tháng ở mô mềm và hàng năm nếu ở
xương. Trẻ em thường hấp thụ 40-50% lượng chì hòa tan trong nước vào cơ thể. Đây chính là lý
do vì sao trẻ em là đối tượng gặp nguy hiểm chính khi tiếp xúc với chì.

Câu 6: D. Asen là một á kim có màu xám bạc và rất độc khi ở dạng hợp chất. Nước ô nhiễm
asen là nguồn chính gây nhiễm độc asen trong cộng đồng. Asen không gây mùi vị khó chịu,
không màu, nên không thể phát hiện bằng cảm quan mà chỉ được phát hiện qua xét nghiệm hay
còn được gọi là “Kẻ giết người vô hình”. Khi Asen thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm
lượng thấp cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như: gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, làm
rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, thậm chí liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung
thư bàng quang, ung thư gan, ung thư phổi.

Câu 7: C. Sông suối là vùng nước chảy, các dòng chất bẩn sẽ dễ dàng pha loãng với nước hơn ở
vùng nước đứng như ao, hồ.

Câu 8: C. Liên hợp quốc cảnh báo tình trạng khan hiếm nước và hạn hán sẽ gây thiệt hại với quy
mô tương đương đại dịch COVID-19 do sự ấm lên của Trái Đất. Nhằm tìm kiếm các giải pháp
cụ thể cho những thách thức liên quan đến nước, khủng hoảng khí hậu, an ninh lương thực, sức
khỏe, đa dạng sinh học và các tác động của đại dịch COVID-19, Tuần lễ Nước Thế giới năm
2021 diễn ra từ ngày 23 – 27/8 có chủ đề “Xây dựng khả năng chống chịu nhanh hơn”. Tuần
lễ Nước Thế giới là cơ hội để chúng ta nhìn nhận cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu sẽ là mối
đe dọa lớn nhất đối với thế giới và cũng như Việt Nam - một trong những quốc gia rất dễ bị tổn
thương bởi các thảm họa do biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt gây ra. Điều này ảnh hưởng
nặng nề đến các nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Các tác động khí hậu
cùng với các xu hướng phát triển kinh tế - xã hội như công nghiệp hóa, gia tăng dân số và đô thị
hóa nhanh tác động đến chất lượng và số lượng nước.

You might also like