You are on page 1of 2

Thu Uyên – hoàn thành tạm thời

1. Khái niệm

Ở Việt Nam, cho số khác nhau nghiên cứu đều cho rằng thuật ngữ “ tri thức địa phương “ ( local
knowledge ), “ tri thức bản địa “ ( indigenous knowledge) và “ tri thức dân gian “ ( folk
knowledge) có nội hàm đồng nghĩa với nhau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Thiệu : “ tri thức dân gian là một phức hệ những kinh nghiệm được
truyền từ đầu màu sang đời khác. Nó cũng được hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động của
con người với môi trường tự nhiên để kiếm sống. Tri thức dân gian cũng chỉ tồn tại trong từng
điều kiện môi trường cụ thể. Bởi thế, nó cũng thường được gọi là tri thức bản địa hoặc cụ thể hơn
là tri thức của người bản địa”. ¹

Qua những định nghĩa các thuật ngữ trên, chúng tôi cho rằng, tri thức trong gian giống như tri
thức bản địa, tri thức địa phương. Vì vậy, ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “ tri thức dân gian “
dùng chung cho các cụm từ trên. Và chúng ta có thể hiểu tri thức dân gian như sau : tri thức dân
gian là những tri thức được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử
của con người với môi trường tự nhiên và xã hội; được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng
trí nhớ và thực hành xã hội. Tri thức dân gian là yếu tố đặc hữu, tồn tại và phát triển trong môi
trường sinh thái và không gian địa lý nhất định, là sáng tạo của một cộng đồng tại một khu vực
cụ thể. ¹

2. Đặc trưng

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh nội hàm của khái niệm biểu thức dân gian, nhưng
hiện nay nhiều học giả đã thống nhất một đặc điểm căn bản của loại hình tri thức này để trên cơ
sở đó phân biệt tri thức dân gian với tri thức khoa học. Theo đó khác với chị thức khoa học, tri
thức dân gian có những đặc điểm sau : ¹

- Trí thức trên dây không tồn tại như một hệ thống lý thuyết nhất quán. Về phương thức hình
thành, tri thức dân gian không phải hình thành qua thực nghiệm khoa học và sau đó được tổng
các thành hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, mà được hình thành gắn với các yêu cầu trực tiếp của
đời sống, mang tính kinh nghiệm và ứng dụng hơn là lý thuyết học thuật.

- Tri thức dân gian được hình thành gắn với đặc thù về điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử của
một địa bàn nhất định, do đó phạm vi áp dụng của nó không phải là phổ biến, mà nhìn chung gắn
chặt với địa bàn và cộng đồng cư dân đi tri thức đó hình thành.

- Bản thân tri thức dân gian của một cộng đồng cũng không phải là thống nhất, mà mỗi cá nhân
trong cộng đồng lại có những tri thức riêng.

- Nói đến tri thức dân gian là nói đến một hệ thống tri thức động, biến đổi, giao thoa và tích hợp,
gắn liền với quá trình sinh sống, sản xuất và tải sản xuất của cộng đồng.

Do do những đặc điểm trên, tri thức dân gian cũng có những hạn chế sau :
Tính địa phương rất cao nên khối của cặp cộng sang cộng đồng khác. Kém chính xác luôn khoga
học chính thống, khó đo đạc và kiểm tra thực hành. Một số tri thức dân gian liên quan đến dự
báo thời tiết có thể không còn phù hợp nữa do hiện nay nước ta nằm trong vùng biến đổi khí hậu
cao.

3. Phân loại

Việt Nam là quốc gia có nhiều thành phần tộc người, với một nền văn hóa thống nhất trong đa
dạng, từ hoạt động sản xuất, loại hình nhà ở, trang phục, các món ăn, thuốc uống, cách tổ chức
không gian cư trú, loại hình tổ chức xã hội, luật tục, quy ước, nghi lễ, tín ngưỡng, …cùng với
tính đa dạng về văn hóa, tri thức dân gian của các tộc người ở nước ta cũng rất đa dạng và phong
phú, biểu hiện ở các khía cạnh khác nhau của đời sống tộc người, bao gồm những kinh nghiệm
trong sản xuất, nhất là trong canh tác nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt, … ), trong việc
sử dụng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ( rừng, đất đai, nguồn nước,... ), trong hệ thống y
học cổ truyền ( quan niệm về sức khỏe, bệnh tật và nguyên nhân gây bệnh, các chữa trị,... ).
Những tri thức này được bảo tồn ở các dạng thức khác nhau trong phạm vi gia đình, làng bản,
dòng họ, các tổ chức nghề nghiệp, phường hội và trao truyền qua các thế hệ mới tiếp nhau, đang
góp phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa của mỗi tội người. Như vậy, nói tới tri thức dân
gian là nói tới những gì hiểu biết và kinh nghiệm các dân tộc trong quá trình ứng xử, thích nghi
với những điều kiện địa lý sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội riêng của mình.

You might also like