You are on page 1of 9

TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNG

MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 9 - Tuần 15: từ ngày 13/12 đến ngày 18/12/2021

CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (tiếp theo)
ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)


I. THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN:
1. Khái niệm về văn bản:
Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó
thường gồm nhiều câu và là một chỉnh thể về mặt nội dung và hình thức.
2. Các đặc điểm của văn bản:
- Văn bản bao giờ cũng tập trung vào một chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn
vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết với nhau về mặt nội dung. Đồng thời, văn
bản còn phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.
- Mỗi văn bản thường hướng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
II. THẾ NÀO LÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Khái niệm về đọc_ hiểu văn bản:
Đọc hiểu văn bản là hiểu được nội dung, ý nghĩa, các biện pháp nghệ thuật,
thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm cũng như cách đánh giá, bàn luận của
người viết về một vấn đề, nội dung trong cuộc sống. Đọc hiểu là quá trình thâm nhập
vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động.
2. Các dạng câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn 9
a. Câu hỏi nhận biết: yêu cầu xác định: đề tài; nội dung; ý nghĩa; các chi tiết chính;…
trong văn bản. Nhận biết, thể hiện, diễn đạt lại nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ
của cá nhân.
b. Câu hỏi thông hiểu: yêu cầu xác định nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản;
lý giải các chi tiết; các sự kiện thông tin… được đề cập trong văn bản; nhận diện các
đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học; dựa vào kĩ năng trình bày của cá nhân để lý giải
hoặc giải quyết các tình huống theo yêu cầu được đặt ra trong văn bản.
c. Câu hỏi vận dụng: yêu cầu các em viết một vài câu văn hoặc một đoạn văn (5 câu)
trình bày quan điểm riêng của cá nhân về một vấn đề nào đó có trong văn bản theo yêu
cầu của đề bài; vận dụng ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những
vấn đề của thực tiễn cuộc sống, thể hiện được những quan điểm và trải nghiệm của bản
thân.
3. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục khi làm các dạng đề đọc hiểu môn
Ngữ văn:
Một số lỗi thường gặp Cách khắc phục
+ Trả lời quá dài dòng, không đúng + Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, hỏi đâu
trọng tâm đáp đó.
+ Trả lời ngắn gọn; đúng trọng tâm vấn
đề.

+ Không nắm chắc kiến thức, trả lời sai + Bám sát yêu cầu của đề; diễn đạt ngắn
lẫn lộn giữa các đơn vị kiến thức gọn và trình bày theo các gạch đầu dòng.

+ Thiếu kĩ năng phân dạng câu hỏi. Xác + Bám sát yêu cầu của đề; đưa ra quan
định phạm vi kiến thức trọng tâm của câu điểm rõ ràng và trình bày ngắn gọn.
hỏi
4. Mẹo làm bài đọc hiểu văn bản:
- Đọc và tóm tắt lại những ý chính của văn bản và gạch chân những từ khóa quan trọng
của câu hỏi.
- Nắm kiến thức tiếng Việt thật kĩ.
- Phân chia thời gian hợp lí để làm bài. (Thời gian thích hợp nhất để làm câu hỏi đọc
hiểu Ngữ văn lớp 9 là trong vòng từ 20 đến 25 phút)
-Trình bày các các câu hỏi một cách chặt chẽ và diễn đạt đầy đủ.
III. VẬN DỤNG:
Câu1: Đọc hai phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Bản tin thứ nhất: Bản tin thứ hai:
Ở Anh, chủ tiệm bán thịt D Hơn 8 giờ sáng ngày 10/4, chúng tôi có mặt tại điểm
Jones Butchers ở phát gạo tự động dành cho người nghèo mà người dân
Dewsbury, West Yorkshire gọi với cái tên trìu mến là “ATM gạo” miễn phí dành
được tạp chí Elle của Anh cho người nghèo tại số 204, đường Vườn Lài, quận Tân
đặt cho biệt danh là "vua Phú, TPHCM. Đây là sáng kiến của anh Hoàng Tuấn
của lòng tử tế". Khi dịch Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng chế. Bởi lẽ,
bệnh mới xảy ra ở Anh, từ theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu
đầu tháng 2-2020, Jones yếu phẩm giúp đỡ người nghèo là rất cần thiết, nhưng
thông báo trên Twitter cho việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông
biết anh sẽ mang những người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân
thùng đồ ăn đủ trong hai đã tận dụng các máy móc sẵn có của công ty để chế tạo
tuần đến cho những người ra máy phát gạo tự động.
phải tự cách ly do virus Tại đây, có hàng chục người nghèo đeo khẩu trang xếp
corona gần cửa hàng của hàng ngay ngắn theo ô vạch sẵn trên vỉa hè với khoảng
mình. Gần đây, ngày 22-3, cách giữa mỗi người là 2m nhằm phòng tránh lây nhiễm
khi thực phẩm khó mua dịch bệnh Covid-19. Còn ở tấm biển gắn trên tường và
hơn, anh thông báo những bồn lấy gạo có in những dòng chữ “Điểm phát gạo tự
nhà cung cấp nào còn mì, động cho người nghèo. Nhấn chuông để nhận gạo miễn
sữa có hạn sử dụng dài, phí 24/24. Mỗi người tối đa mỗi bao gạo. Giữ khoảng
giấy vệ sinh thì liên lạc để cách 2m. Gạo chỉ phát cho người có hoàn cảnh khó
anh mua nhằm hỗ trợ khăn. Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin
những người dễ bị dịch nhường cho người khác”.
bệnh tấn công. Quan niệm (Nguồn:https://www.hcmcpv.org.vn/tintuc/nhung-nghia-
của Jones đơn giản là: con cu-cao-dep-giua-mua-dai-dichcovid-1)
người trước, lợi nhuận sau.
(Nguồn:Tuổi trẻ online)
a. Dựa vào hai bản tin trên, hãy tìm hai chi tiết chứng tỏ mọi người đã hành động vì
“tình người trong cơn hoạn nạn”.
b. Xác định thông điệp chung của hai bản tin.
c. Em có nhận xét gì về cách cư xử của con người với nhau trong đời sống xã hội hiện
nay? (Viết đoạn văn khoảng 4-6 dòng)
GỢI Ý:
Câu1: a. Hai chi tiết:
- Khi dịch bệnh mới xảy ra ở Anh, từ đầu tháng 2-2020, Jones thông báo trên Twitter
cho biết anh sẽ mang những thùng đồ ăn đủ trong hai tuần đến cho những người phải
tự cách ly dovirus corona gầncửa hàng của mình.
- Theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người
nghèo là rất cần thiết, nhưng việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông người,
tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân đã tận dụng các máy móc sẵn có của
công ty để chế tạo ra máy phát gạo tự động.
b.Thông điệp: Tình yêu thương con người, giúp người trong cơn hoạn nạn, khó khăn.
c. Viết đoạn văn khoảng 4-6 dòng, nêu nhận xét về cách cư xử của con người với nhau
trong đời sống xã hội hiện nay. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn, đúng nội
dung, đảm bảo số dòng.

CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN


(Đọc hiểu văn bản) (Tiếp theo)
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Sẻ chia từng chiếc khẩu trang
Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng
trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT
phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là
những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không
tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp
nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người
chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người
đang không có khẩu trang.
Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán
khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua
tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên
sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất
nhiên đó là miễn phí.
(Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus
Corona)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b. Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong
việc phòng chống dịch bệnh?
c. Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca
ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch
bệnh?
*Gợi ý:
a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự
b. Việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng phát khẩu trang miễn phí có ý nghĩa
rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của mọi người và phòng chống dịch bệnh. Hành
động đó cũng là biểu tượng đẹp của sự sẻ chia trong cuộc sống.
c. Việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên cần được ca ngợi vì đó
là những nghĩa cử cao đẹp vì những hành động ấy thể hiện sự tương thân tương ái của
đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Để chung tay đẩy lùi dịch, bản thân
em:
- Chấp hành quy định cách li của Nhà nước.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức cách li đối với mỗi người.
- Chung tay giúp đỡ người khó khăn trong điều kiện bản thân có thể làm được.
Câu 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ
lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã
nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình
cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh
mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và xuất sắc giành giải
nhất của cuộc thi. Ngay sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều người
đã bày tỏ sự xúc động khi đọc những dòng tâm sự mộc mạc của nữ sinh lớp 7gửi
người mẹ đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Sinh ra vốn không được may mắn như các
bạn cùng trang lứa, lúc em còn đỏ hỏn thì không may người cha qua đời. Cũng không
lâu sau đó, người mẹ của em cũng bỏ Kiều anh để về thế giới bên kia. Ở vùng quê
nghèo nơi những định kiến về căn bệnh thế kỷ còn rất nặng nề, Kiều Anh phải sống
trong sự xa lánh của mọi người. Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt
mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tố cuộc đời. Kiều Anh trở thành một học sinh
gương mẫu, với năng lực của mình em được chọn vào đội tuyển của trường để dự
kỳ thi học sinh giỏi huyện…
(theo Nguyễn Duy – Báo Dân Trí ngày 31/3/2016)
a. Chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn in đậm của văn bản và
cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
b. Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều Anh trong câu chuyện trên đã gặp những
“bão tố cuộc đời” đó là gì?
c. Nêu hai việc làm cụ thể của em góp phần giúp đỡ những bạn học sinh trong trường
mình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
*Gợi ý:
a. Biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh: “Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như
một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tố cuộc đời.”
- Tác dụng làm cho câu văn hay, gợi cảm thông, chia sẻ từ bạn đọc hơn.
b. Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều Anh trong câu chuyện trên đã gặp những
“bão tố cuộc đời” là mẹ đã qua đời vì căn bệnh ung thư, lúc em còn đỏ hỏn thì cha đã
qua đời, sống trong sự xa lánh của mọi người.
- Hoặc Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều anh trong câu chuyện trên đã gặp
những “bão tố cuộc đời” là mồ côi cả cha lẫn mẹ, chịu những định kiến và sự xa lánh
của mọi người.
c. Việc làm:
+ Giúp bạn về vật chất: Nụ cười hồng, Cho em đến trường,..do nhà trường, lớp phát
động.
+ Giúp bạn về tinh thần: gần gũi, lắng nghe, chia sẻ, động viên,…
+ Giúp bạn trong học tập.
Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hành trình trái tim từ những người lạ
Quãng đường mà cậu bé Vì Quyết Chiến đi được bằng xe đạp khoảng 103 km từ
Sơn La đến Hòa Bình trong hành trình thăm em trai bị ốm tại Bệnh viện Nhi trung
ương được lan truyền trên các phương tiện truyền thông như một "Chuyện lạ chưa
từng xảy ra"...
Nhiều nhà hảo tâm muốn giúp đỡ cậu bé có chiếc xe mới, ủng hộ gia đình Chiến
tiền chạy chữa cho con trai. Nhưng điều đáng quý nhất trong câu chuyện của Chiến
chính là những con người tốt bụng, xa lạ đã giúp đỡ Chiến trên chuyến xe đưa cậu bé
về Hà Nội an toàn.
Chuyến xe ấy là câu chuyện về lòng nhân văn, là hành trình trái tim ấm áp tình
người!
Trên chuyến xe ấy, dù chẳng ai quen Vì Quyết Chiến nhưng họ hỏi han, đưa cậu bé
đến điểm cuối. Nhà xe còn mua bánh, nước cho cậu bé ăn uống, liên lạc với bố của
Chiến. Chắc hẳn ai nấy trên xe đều kinh ngạc khi cậu bé chẳng có gì ngoài chiếc xe
đạp mất phanh, đôi dép mòn chảy do phanh xe, bàn chân xước xát, trên người không
tiền, không điện thoại... Tài xế xe khách kể: Trời tối, tôi thấy cậu bé nhỏ nhắn vẫy xe,
ban đầu tôi tưởng cậu bé đùa nên đi qua.
Nhưng rồi, tôi dừng lại, cầm đèn pin xuống hỏi cậu bé và không tin nói câu chuyện
của em. Lúc vẫy xe cũng là lúc em đã quá đói và không thể tiếp tục hành trình. Nếu
chiếc xe không dừng lại, có lẽ câu chuyện của Chiến đã sang một hướng khác.

(Theo http: www 24h.com.vn/tintuctrongngay, 28/3/2019)


a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
b. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: Chuyến xe ấy là câu chuyện về lòng nhân văn?
c. Qua đoạn trích em hãy nêu cảm nhận về lòng tốt giữa con người với con người
trong cuộc sống hiện nay. (Viết đoạn văn ngắn 4-6 dòng)
*Gợi ý:
a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự
b. Tác giả bài viết cho rằng: Chuyến xe ấy là câu chuyện về lòng nhân văn bởi trên
chuyến xe ấy, dù chẳng ai quen Vì Quyết Chiến nhưng họ hỏi han, đưa cậu bé đến
điểm cuối. Nhà xe còn mua bánh, nước cho cậu bé ăn uống, liên lạc với bố của Chiến.
Hơn nữa, chuyến xe ấy là do cậu bé tự lái và đi bằng xe đạp tận 103 km để xuống viện
thăm em trai. Đó cũng chính là biểu hiện cao đẹp của tình cảm gia đình, của tình thân
máu mủ ruột thịt.
c.Viết đoạn văn cảm nhận về lòng tốt giữa con người với con người trong cuộc sống
hiện nay. Đảm báo đúng yêu cầu về hình thức của đoạn văn, đúng nội dung yêu cầu
đề.
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Đêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi đường vẫn liền đường”
(Gửi em cô gái thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)
a. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
b. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
c. Qua đoạn thơ, em hãy nêu cảm nhận vẻ đep của các cô gái thanh niên xung phong
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (Viết đoạn văn ngắn 4-6 dòng)
*Gợi ý:
a) Nội dung: Đoạn thơ viết về sự vất vả, khắc nghiệt của thiên nhiên và hiểm nguy, sự
sống và cái chết cận kề, các cô gái Thanh niên xung phong vẫn chấp nhận, dũng cảm
để hoàn thành nhiệm vụ.
b) * Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và ẩn dụ.
- Liệt kê: Bụi; Nước; mùa hanh; mùa lũ; Đêm rộng dài; đêm không ngủ.
- Ẩn dụ: Em vẫn đi đường vẫn liền đường...
* Nêu tác dụng của biện pháp tu từ:
Tác giả liệt kê sự khắc nghiệt của thiên nhiên và mọi hiểm nguy, vất vả luôn cận kề
các cô gái Thanh niên xung phong, thế nhưng họ vẫn đi hiên ngang, dũng cảm để
đường vẫn liền đường, bảo đảm cho tuyến đường ngày đêm các đoàn xe ra mặt trận.
c.Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đep của các cô gái thanh niên xung phong trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đảm báo đúng yêu cầu về hình thức của đoạn văn, đúng
nội dung yêu cầu đề.
Câu 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"…Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các
cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng,
bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều
bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn
mồm một, mồm hai.
Người ta bảo:“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao
được."
(Trích "Bà nội" - Duy Khán)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
b. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Nói cho đúng, bà
hiền như chiếc bóng”
c. Tại sao người cháu nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được"?
* Gợi ý:
a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
b. - Biện pháp tu từ trong câu văn: “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.” Là phép
tu từ so sánh (0.25đ).
- Tác dụng: hình ảnh người bà được tác giả so sánh với chiếc bóng làm nổi bật phẩm
chất hiền từ, nhân hậu, sự hi sinh lặng lẽ âm thầm của bà cho con cháu…; thể hiện tình
yêu, lòng biết ơn sâu sắc của cháu…; thái độ trân trogj, niềm đồng cảm của tác giả và
mọi người…
c. Người cháu nói: “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được" là bởi vì: Trong cảm
nhận của người cháu, bà là người có đầy đủ những nét đẹp của người phụ nữ Việt
Nam: hiền lành, nhân hâu, chất phác, đảm đang, yêu thương con cháu, mọi người; giàu
đức hi sinh. Bà là tấm gương sáng để con cháu học tập và noi theo,
Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và
nhận.
Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không
bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà
dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với
một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được
chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.
Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì
nhà mình nghèo.
Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua
kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho
một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”
Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một
ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi
có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của
cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay,
không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho
kẻ khác với tấm lòng tận tụy.
(Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
b. Xác định nội dung chính của văn bản?
c. Trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ văn bản trên. (Viết
đoạn văn ngắn 4-6 dòng)
* Gợi ý:
a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
b. Nội dung chính của văn bản: Văn bản kể chuyện một cô giáo đã giúp cho nhân vật
tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Bài học: Trong cuộc sống ắt hẳn ai cũng cần "cho" và "nhận" dù là những điều bình
dị nhất. "Cho" và "nhận" là mối quan hệ khăng khít giúp chúng ta hiểu được giá trị của
cuộc sống và con người khi ta biết trao đi và nhận lại đúng lúc, đúng chỗ. Cuộc sống
thật tuyệt vời khi mỗi người đều biết được giá trị "cho" và "nhận". Đó chính là yếu tố
quan trọng để làm nên giá trị tốt đẹp của cuộc sống
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN
(Khuyến khích học sinh tự đọc)
Link bài giảng: https://youtu.be/aW0KFKZtEH0

I. TÌM HIỂU CHUNG:


1. Tác giả: SGK/40
2. Tác phẩm:
- Văn bản này trích từ chương II, phần II trong công trình nghiên cứu “La Phông-Ten
và thơ ngụ ngôn của ông.”
- Thể loại: Nghị luận văn chương.
- Bố cục: 2 đoạn
+ Phần 1: Giọng chú cừu non…như thế: Hình tượng con cừu.
+ Phần 2: Phần còn lại: Hình tượng chó sói.
- Mạch nghị luận: theo 3 bước
+ Ngòi bút của La Phông-ten;
+ Ngòi bút của Buy-phông;
+ Ngòi bút của La Phông-ten.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của nhà thơ và nhà khoa học:
* Dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông:
- Đần độn, sợ sệt, thụ động, thiếu tự chủ.
- Không biết trốn tránh hiểm nguy.
 Buy-phông đã dựa vào hoạt động bản năng của cừu do trực tiếp quan sát được
để nhận xét.
* Dưới ngòi bút của nhà thơ la Phông-ten:
- Hiền lành, không thể hại ai.
- Cừu mẹ: Giàu đức hy sinh, có tình mẫu tử cao.
La Phông-ten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ có trí tưởng tượng phóng
khoáng và phong phú, có tình yêu thương với loài vật.
2. Hình tượng chó sói dưới ngòi bút của nhà thơ và nhà khoa học:
* Dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông:
- Thù ghét mọi sự kết bạn
- Bộ mặt hoang dã, bản tính hư hỏng.
 Buy-phông dựa trên sự quan sát những biểu hiện bản năng xấu của loài vật này.
* Dưới ngòi bút của nhà thơ La Phông-ten:
- Là bạo chúa khát máu của cừu;
- Bộ mặt lấm nét và lo lắng;
- Cơ thể gầy giơ xương;
- Luôn luôn đói và bị ăn đòn.
 Chân thực và gợi cảm xúc, vừa ghê sợ vừa thương cảm.
Cùng viết về nhiều đối tượng giống nhau mà hai cách viết hoàn toàn khác nhau
 Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ
riêng của nhà văn.
III. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ: SGK/41
* DẶN DÒ:
- Ghi phần NỘI DUNG vào vở bài học.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra học kì 1
* Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp các em có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên
trong giờ học online qua google meet, trường hợp đặc biệt có thể liên hệ giáo
viên:
Giáo viên Lớp dạy Zalo Email
Nguyễn Thị Thanh Bình 9/4, 9/10 0812711008 binhttv2015@gmail.com
Lê Ngọc Xuân Khánh 9/1, 9/8, 9/13 0907375712 lekhanhmon@gmail.com
Trần Thị Yến Phi 9/9, 9/11 0395193948 yenphitran4696@gmail.com
Huỳnh Ngọc Bích Phượng 9/2, 9/12 0909578849 phuong19091975@gmail.com
Hoàng Thị Ánh Phượng 9/5, 9/6 0779922651 anhphuong0306@gmail.com
Mai Thị Yến Nga 9/3, 9/7 0344373456 maithiyennga98@gmail.com

You might also like