You are on page 1of 5

*PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN 3:

ÔN TẬP: Tuyên bố thế giới về sự sống còn,


quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em
Các phương châm hội thoại ( tiếp)
Luyện tập viết bài văn thuyết minh
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
1. Xuất xứ:Trích lời Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở
Liên hợp quốc ở Niu Ooc ngày 30-9-1990.
b. Kiểu văn bản: nhật dụng
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
c.Bố cục: 3 phần
- Phần sự thách thức
- Phần cơ hội
- Phần nhiệm vụ
d. Nội dung:
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề
quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
- Cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ
em, vì tương lai của toàn nhân loại.
e. Nghệ thuật:
-Kết cấu chặt chẽ
-Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
- Bố cục mạch lạc, hợp lý
II. Các phương châm hội thoại
1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống
giao tiếp như : Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói ở đâu ? Nói để làm gì ?…
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên
nhân
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan
trọng hơn.
+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
B. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Trắc nghiệm:
Câu 1: Dòng nào nêu đúng xuất xứ của văn bản?
A. Trích từ “Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em”
B. Trích từ “Tuyên bố của Hội nghị cao cấp thế giới về quyền được bảo vệ của trẻ
em”.
C. Trích từ “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về quyên được phát triển của trẻ
em”.
D. Trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.
Câu 2:Văn bản bao gồm bao nhiêu mục; ngoài phần mở đầu, văn bản được chia
thành mấy phần?
A. 20 mục , 4 phần
B. 17 mục, 3 phần
C. 16 mục, 3 phần
D. 10 mục, 2 phần
Câu 3: Đặc điểm nào của trẻ em không được nói đến trong văn bản?
A. Trong trắng, dễ bị tổn thương
B. Còn phụ thuộc
C. Nhạy cảm, dễ bị dao động
D. Hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4-> 6:
Hàng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm
kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó(1). Chúng phải chịu bao nhiêu
nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt
chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước
ngoài (2). Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải
từ bỏ gia đình, cội rễ (3). Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn
nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.
Câu 5: Từ hiểm họa trong đoạn trích có nghĩa là gì ?
A. Chỉ sự nguy hiểm
B. Chỉ những tai họa
C. Chỉ tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến những tai
họa nghiêm trọng
D. Chỉ những nguy cơ tiềm ẩn.
Câu 6: Để chứng minh: Hàng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc
cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển” tác giả đã sử dụng
biện pháp tu từ nào?
A. So sánh
B. Liệt kê
C. Nói quá
D. Ẩn dụ.
Câu 7: Hiểm họa nào của trẻ em trên thế giới không được tác giả đề cập đến trong
đoạn trích trên?
A. Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a- pác –
thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
B. Trở thành người tị nan, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội
rễ,
C. Chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn
nhẫn và bóc lột.
D. Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Câu 8. Dòng nào nêu không đúng những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế
có thể đẩy mạnh việc chăm sóc,, bảo vệ trẻ em?
A. Các nước đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh trẻ em.
B. Công ước quốc tế và Quyền trẻ em đã tạo ra một cơ hội mới để trẻ em khắp nơi
trên thế giới được thực sự tôn trọng.
C. Tất cả các quốc gia đều đã được hòa bình
D. Bầu không khí chính trị quốc tế được cải thiện tạo ra sự đoàn kết, hợp tác quốc tế
ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
Câu 9: Đâu không phải là nhiệm vụ được xác định trong văn bản?
A. Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở, không để cho một em
nào mù chữ.
B. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để quan tâm, chăm sóc con
em mình tốt hơn.
C. Bảo đảm an toàn cho các bà mẹ khi mang thai và sinh đẻ.
D. Tạo cơ hội cho trẻ em biết được nguồn gốc, lai lịch và giá trị của bản thân.
Câu 10: Nội dung chính của văn bản là gì?
A. Khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một
trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
B. Nêu ra những hiểm họa mà trẻ em khắp nơi trên thế giới đang gặp phải.
C. Đưa ra những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc bảo
vệ, chăm sóc trẻ em.
D. Xác định những nhiệm vụ cụ thể, cần làm ngay vì sự sống còn, phát triển của trẻ
em.
Bài tập 2: Nhận xét về cách nói của nhân vật “lão” trong truyện sau và cho biết cách nói đó
có phù hợp với tình huống giao tiếp không.
GIẤU CÀY
Lão kia cày ruộng. Đến buổi vợ gọi về ăn cơm.
Lão nói lớn lên rằng: “Được rồi. Để tao còn giấu cái cày ở dưới bụi tre đã”.
Vợ giận lắm, trách: “Từ giờ có giấu cày ở đâu thì phải làm thinh, chớ la lối lên như vậy,
người ta nghe thấy, ăn cắp đi, còn gì”.
Lão nghe vợ nói cho là có lý. Lát sau, ăn cơm xong, lão lại chạy ra ruộng thì người ta lấy
mất cái cày rồi. Hốt hoảng, lão chạy một mạch về nhà, nói thật nhỏ vào tai vợ: “Cày của ta
đã bị chúng lấy mất rồi”.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……….................................…………………………………………………………………
Bài tập 3: Đọc truyện sau:
Nói có đầu có đuôi
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có
đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì
phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng
chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt
thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút
thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam)
a.Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm hội thoại nào? Phương châm
hội thoại đó ở trong truyện trên có được người đầy tớ tuân thủ không? Hậu quả ra sao?
b.Trong trường hợp nào phương châm hội thoại không được tuân thủ mà vẫn chấp nhận
được?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...................
.............
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
Bài tập 4:Sau khi khám cho người cho bệnh, theo em, bác sĩ nên nói cách nào trong hai
cách sau? Tại sao?
a.Bệnh của anh không thể chữa khỏi được.
b.Bệnh của anh cũng không nặng lắm. Anh chịu khó chữa rồi cũng khỏi thôi.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...................
Bài 5: Em hãy viết một bài văn thuyết minh về một loài cây trong trường trong đó có sử
dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
DÀN Ý (THAM KHẢO)
1)Nguồn gốc:
-Ở các nước vùng nhiệt đới, họ: trâm bầu.
2)Cấu tạo:
-Thân gỗ
-Tán lá: đối xứng.
-Lá: hình trứng, màu xanh, gần rụng có màu đỏ.
-Cành: nằm ngang, tỏa rộng.
-Hoa nhỏ, có màu trắng xanh.
-Quả: một hạt, ăn được.
3) Một số đặc điểm phát triển, công dụng:
-Tán cây: tỏa bóng mát.
-Lá và vỏ cây: có thể làm thuốc chữa bệnh.
-Hạt: làm mứt
-Thân cây: đóng thuyền.
4) Nhận xét/ suy nghĩ của em về cây bàng.
DÀN BÀI
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đối tượng thuyết minh.
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh
II. Thân bài:
1)Nguồn gốc:
2)Cấu tạo:
3) Một số đặc điểm phát triển, công dụng:
4) Nhận xét/ suy nghĩ của em về cây bàng.
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, tác dụng của cây bàng đối với khuôn viên trong nhà trường.
- Nêu cảm xúc của bản thân với vẻ đẹp và vai trò của cây.
*****************************************

You might also like