You are on page 1of 15

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ


TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI
I. GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHXH

❖ Thống kê(statistics) là gì?


- Thống kê là các phương thức và nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin nhằm
giúp con người đưa ra quyết định (Decision making) khi họ phải đối diện với
tính không chắc chắn của sự kiện (Uncertainty of fact).
- Thuật ngữ “thống kê” cũng được sử dụng như số liệu tổng hợp, là kết quả của
một quá trình nghiên cứu thống kê, đối với một tập hợp dữ liệu. Ví dụ: thống
kê việc làm, thống kê số bệnh nhân F0 (Covid-19), thống kê doanh số…
Ví dụ: Tình hình lao động việc làm của địa phương
- Có bao nhiêu người trong độ tuổi lao động?
- Trong số những người trong độ tuổi lao động có bao nhiêu người thất nghiệp ?
- Tỷ lệ thất nghiệp của địa phương? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thất
nghiệp?
I. GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHXH
❖ Thống kê(statistics) là gì?
- Có ít nhất 3 quan tâm chính của nhà nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực thống
kê:
1- Thu thập dữ liệu (Data entry)
✓ Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu
✓ Độ lớn cần thiết của dữ liệu thu thập (dung lượng/số đơn vị mẫu)
2- Xử lý dữ liệu thu thập (Data processing)
✓ Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập
3- Thuyết minh dữ liệu (Data interpreting)
✓ Cách thức thuyết minh dữ liệu đã được xử lý
I. GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHXH

- Thống kê chia thành hai lĩnh vực:


1- Thống kê mô tả: các phương pháp tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu;
2- Thống kê suy diễn: Bao gồm các phương pháp như ước lượng, kiểm định,
phân tích, dự đoán,…
❖Các phương pháp thống kê
Thống kê sử dụng 4 phương pháp cơ bản:
1- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Sử dụng trong trường hợp số liệu có sự hỗn độn, dữ liệu chưa đáp ứng được cho
mục tiêu nghiên cứu → cần tiến hành xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán. → kết
quả sẽ giúp khái quát đặc trưng tổng thể.
I. GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHXH

2- Điều tra chọn mẫu: Nghiên cứu một bộ phận của tổng thể để có thể suy
luận cho tổng thể một hoặc các hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin
cậy cho phép.
3- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: phương pháp thống kê này
hướng tới những mối liên hệ của các hiện tượng với nhau.
4- Dự đoán: Phương pháp cần thiết và quan trọng trong hoạt động thống kê.
Từ các phương pháp trên thu thập được các đặc trưng, số liệu,… có thể đưa ra
những dự đoán.
I. GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHXH

❖Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu KHXH?


- Thống kê được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực: Kỹ thuật, sinh học, kinh tế,
XH,…
- Thống kê trong nghiên cứu KHXH: Ứng dụng phương pháp thống kê cho tất cả
các ngành KHXH
- Thống kê mô tả và thống kê suy diễn → thống kê ứng dụng
- Vai trò của thống kê trong nghiên cứu KHXH: là một công cụ cơ bản quan
trọng trong việc nhận thức tình hình và hỗ trợ quyết định. Thống kê được dùng
để nhận ra và hiểu các biến thiên có hệ thống khi đo lường các hiện tượng xã
hội → để tóm tắt dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
o Thống kê là cơ sở nhận thức hiện tượng nghiên cứu một cách khoa học
o Thông tin thống kê là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch và ra quyết định/hoạch
định
I. GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHXH

❖Vai trò của máy tính trong thống kê

SPSS: (Statistical Package for the Social Sciences)


✓ Một công cụ hữu hiệu để phân tích dữ liệu
✓ Được dùng phổ biến bởi các nhà khoa học xã hội
✓ Tương đối dễ sử dụng
✓ Đòi hỏi sự thành thạo một số kiến thức về phương pháp nghiên cứu
II. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU,


1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế
nghiên cứu
thống kê
2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHÁI NIỆM, CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ giúp xác
định
3 THU THẬP DỮ LIỆU phương
cách tốt
nhất để thu
4 XỬ LÝ DỮ LIỆU thập dữ
• Kiểm tra, chỉnh lý, sắp xếp số liệu
liệu khảo
• Phân tích thống kê sơ bộ → Phân tích thống kê thích hợp
sát (VD:
Xây dựng
5 PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH KẾT QUẢ bảng hỏi
và chọn
6 VIẾT BÁO CÁO – TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU mẫu)
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

❖DỮ LIỆU (DATA) LÀ GÌ?


✓ Định nghĩa:
Dữ liệu là tập hợp các thông tin ghi nhận được hay các giá trị quan sát
được về một hiện tượng/vấn đề nào đó
Thông tin/ Vấn đề quan tâm --------------> Biến số (Variable)
Nội dung của thông tin ---------------> Giá trị (Value)
→Giá trị một quan sát riêng lẽ được gọi là một điểm dữ liệu (Data point)
Ví dụ: Thu nhập của một hộ tại địa phương X
→Các điểm dữ liệu tạo thành tập hợp dữ liệu (Data set)
Ví dụ: Thu nhập của 300 hộ tại địa phương X
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
✓ Loại hình dữ liệu (Types of data)
1- Dữ liệu dạng số (Numeric data)
2- Dữ liệu dạng chữ (Non-numeric data)
3- Dữ liệu thứ cấp (Secondary data)
4- Dữ liệu sơ cấp (Primary data)
5- Dữ liệu định tính (Qualitative data)
6- Dữ liệu định lượng (Quantitative data)
. Dữ liệu liên tục (Continuous data)
. Dữ liệu liên tục (Continuous data)
❖ THÔNG TIN
- Thông tin là kết quả của việc xử lý, sắp xếp và tổ chức dữ liệu sao cho người đọc
có thêm những hiểu biết về vấn đề được nghiên cứu.
- Nói cách khác, thông tin là nội dung của dữ liệu thu thập được.
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

❖BIẾN (VARIABLE):
Biến là tập hợp các đặc trưng và giá trị được dùng để chỉ một khái niệm. Cụ thể:
→ Biến số là thông tin hay vấn đề quan tâm
Ví dụ: Giới tính, loại hình gia đình, trình độ học vấn….
→ Giá trị là nội dung thông tin của biến số
Ví dụ: + Giới tính:
1. Nam 2. Nữ 3. Khác:…..
+ Trình độ học vấn:
1. Cấp 1 2. Cấp 2 3. Cấp 3 4. Đại học
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
❖ ĐỊNH ĐỀ (PROPOSITION)
Định đề là một phát biểu về mối liên hệ giữa các khái niệm
Ví dụ: - Hút thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư phổi
- Quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV/AIDS
❖ BIẾN ĐỘC LẬP(INDEPENDENT VARIABLE): Là biến được dùng để giải
thích cho nguyên nhân của một hiện tượng.
❖ BIẾN PHỤ THUỘC (DEPENDENT VARIABLE): Là biến kết quả, nó chịu sự
chi phối của biến nguyên nhân.
Ví dụ: - Trình độ học vấn cao (biến độc lập) → Thu nhập cao (biến phụ thuộc)
- Hút thuốc lá (biến độc lập) → Ung thư phổi (biến phụ thuộc)
- Giới tính (biến độc lập) → Lựa chọn nghề nghiệp (biến phụ thuộc)
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

❖THAO TÁC HÓA (OPERATIONALIZATION):


Thao tác hóa là một phương pháp để quan sát và ghi nhận những khía cạnh của
một cá nhân, khách thể, hay một sự kiện có liên quan để tiến hành kiểm định giả
thuyết.
Ví dụ: Thao tác hóa khái niệm SỨC KHỎE (WHO), bao gồm các chỉ báo cấp 1:
- Khỏe mạnh thể chất
- Khỏe mạnh tinh thần
- Khỏe mạnh về mặt xã hội (sự tham gia xã hội)
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

❖ ĐO LƯỜNG (MEASUREMENT)
Đo lường là cách thức gán những con số hay giá trị cho các quan sát theo
một quy tắc nhất định.
Ví dụ: - Thu nhập (1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, 4 triệu, …)
- Trình độ học vấn (1, 2, 3, 4, 5, …)
❖ THANG ĐO DỮ LIỆU (DATA LEVEL OF MEASUREMENT)
1- Dữ liệu biểu danh/định danh (Nominal data)
2- Dữ liệu thứ tự (Ordinal data)
3- Dữ liệu khoảng cách (Interval data)
4- Dữ liệu tỷ lệ (Ratio data)

You might also like