You are on page 1of 6

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/270881599

Hướng dẫn tìm tài liệu trên mạng Internet - Hội thảo VNSDF

Technical Report · August 2014

CITATIONS READS

0 16,379

1 author:

Nguyen Phuoc Long


Inje University
72 PUBLICATIONS   1,054 CITATIONS   

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Nguyen Phuoc Long on 14 January 2015.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


HƯỚNG DẪN TÌM TÀI LIỆU TRÊN MẠNG INTERNET
Làm việc với Google
Chắc hẳn các bạn ít nhiều gì cũng đã sử dụng Google trong quá trình học tập và làm việc của
mình. Tuy vậy, đôi khi chúng ta lại bỏ qua một số mẹo nhỏ cực kì hữu ích để làm tăng độ
“đặc hiệu” cho quá trình tìm kiếm. Mình xin điểm qua một số thủ thuật nhỏ thường được sử
dụng.

A. Phổ thông:

1. Tìm chính xác cụm từ. Đặc biệt hữu dụng khi tìm với từ khóa dài, ngẫu nhiên. Không
hữu dụng (lắm) khi từ khóa cần tìm có sự chuyên biệt cao (tên lĩnh vực khoa học,
thành ngữ,…) hoặc quá phổ biến.
Cú pháp: “từ muốn tìm”. Ví dụ nhập vào: “học tiếng anh miễn phí” thay vì học
tiếng anh miễn phí để thu được kết quả chuyên biệt hơn.
2. Sử dụng OR: Hoặc cái này, hoặc cái kia. Đặc biệt hữu dụng khi muốn tìm một kết
quả với nhiều từ đồng nghĩa.
Cú pháp: A OR B OR C OR … Ví dụ: Onchocerciasis OR Onchocerca OR "river near
blindness" OR "river blindness" OR "Robles disease". Lưu ý: Ở đây mình đã áp dụng
cả ý 1 và ý 2, các từ trong ví dụ gần như “đồng nghĩa” hay đều là các cách gọi của
cùng một bệnh lý.
3. Sử dụng hàm define: Tìm định nghĩa của một từ hoặc một cụm từ.
Cú pháp: define:<từ cần tìm định nghĩa>. Ví dụ: define:ao dai
Hình minh họa khi không có và có hàm define:

1
4. Tìm trên một website nhất định: Cách này sẽ rất có ích khi bạn biết mình phải tìm
chính xác thông tin ở đâu.
Cú pháp: site: <tên website> [space] <từ khóa>. Ví dụ: site:docsachysinh.com “sinh
lý học tế bào”. Chú ý: Mình kết hợp giữa ý 1 và ý 4. Kết quả hiển thị:

5. Định dạng file với filetype. Cách này thường hữu ích khi các bạn muốn tìm tài liệu
định dạng PDF, doc, docx, ppt, mp3, mp4, exe, txt, jpg, mov, dat,…

2
Cú pháp: filetype:<loại file muốn tìm> <từ khóa chính> hoặc <website>. Ví dụ:
filetype:pdf “cell biology”. Chú ý mình kết hợp 1 và 5.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân mình thì cách này không hữu ích bằng việc sử
dụng dấu phẩy giữa các từ tìm kiếm vì độ đặc hiệu thấp hơn khi so sánh các kết quả
nhận được. Dẫu vậy, đôi khi ta cần cả 2 cách để thu được kết quả mong muốn. Cú
pháp thay thế sử dụng dấu phẩy cho ví dụ ở trên: “cell biology”, pdf (mình tiếp tục
kết hợp 1 và 5).

Kết quả hiển thị so sánh:

3
6. Linh tinh: Thanh tìm kiếm Google còn có thể cho chúng ta thực hiện nhiều tính năng
khác, cũng rất hữu dụng hơn như:
a. Loại từ khóa (thường là từ gần nghĩa hoặc là một từ trong một cặp từ hay gắn
liền với nhau). Cú pháp: -<từ muốn loại>. Ví dụ: windows –linux sẽ ưu tiên
cho chúng ta kết quả riêng về hệ điều hành Windows.
b. Giới hạn thời gian kết quả tìm kiếm. Cú pháp: <từ khóa chính> xxxx..xxyy. Ví
dụ: dengue shock syndrome 2008..2010
c. Tìm kiếm số liệu thống kê: Google Public Data Explorer.
d. Tần suất các từ vựng xuất hiện trong sách: Google nGrams.
e. Xem thời tiết: weather <địa điểm>. Ví dụ: weather hanoi
f. Thực hiện phép toán đơn giản trên Google. Ta chỉ cần nhập cú pháp tương
ứng.
Ví dụ: 5+7+10 và/hoặc sử dụng bàn tính ảo của Google.

B. Khoa học

Thực ra, tìm kiếm tài liệu khoa học (ebook chuyên ngành miễn phí, các bài báo khoa học,…)
cũng chỉ đòi hỏi các kĩ năng cơ bản như mình đã trình bày bên trên. Tuy nhiên chúng ta cần
biết thêm một số điểm chuyên biệt như sau:

1. Sử dụng Scholar thay vì Google phổ thông. Truy cập scholar.google.com hay
scholar.google.com.vn
2. Sử dụng thuật ngữ chính xác để tìm kiếm để đạt hiệu quả cao hơn. Tùy lĩnh vực mà sẽ
có các trang thuật ngữ tương ứng. Ví dụ trong lĩnh vực Y Sinh học ta có thể tham
khảo thuật ngữ từ các trang như sau:

4
a. http://www.medilexicon.com/medicaldictionary.php
b. http://www.medterms.com/script/main/hp.asp
c. http://www.merriam-webster.com/dictionary/
d. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/mplusdictionary.html
e. http://www.babylon.com/define/63/Medical-Terminology-Dictionary.html
f. …
3. Trong rất nhiều trường hợp, ta cần dùng Google như một công cụ trung gian để tìm
các bộ máy tìm kiếm chuyên biệt hơn để tìm kiếm các vấn đề liên quan tới chuyên
ngành hay khoa học nói chung. Một số ví dụ tiêu biểu:
a. ScienceDirect (http://www.sciencedirect.com/
b. Science and Technology of Advanced Materials
(http://iopscience.iop.org/1468-6996/)
c. Microsoft Academic Research (http://academic.research.microsoft.com/)
d. GetCITED (http://www.getcited.org/)
e. CiteSeerx (http://citeseerx.ist.psu.edu)
f. …

Một số website hữu ích khác


1. Tìm kiếm ebook và download miễn phí: http://gen.lib.rus.ec
2. Tìm kiếm luận văn và download miễn phí: http://oatd.org
3. Công cụ tìm kiếm chuyên về file pdf: http://www.pdfsearchengine.org/
4. Các công cụ chuyên tìm kiếm file văn bản và tương tự:
a. http://brupt.com/
b. http://www.findpdfdoc.com/
c. …
5. Riêng với lĩnh vực Y Sinh. Các có thể tìm kiếm thông tin của các công trình nghiên
cứu khoa học, các thư viện ebook về lĩnh vực Y Sinh, thư viện hợp chất sinh học, thư
viện và bản đồ gene,… ở PubMed (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/).

Lưu ý: Thư viện có phân chia tài liệu miễn phí và tài liệu không miễn phí. Lưu ý, từ
thư viện này, chúng ta cũng có thể đến các thư viện chuyên biệt hơn liên kết với nó
(tùy từng lĩnh vực cụ thể).
6. Các thư viện khác (không miễn phí): Scopus, Web of Science,…

Trên đây mình đã trình bày một số thủ thuật tìm kiếm cơ bản cũng như website chuyên dụng
đủ để giúp các bạn đạt được nguyện vọng tìm kiếm của mình khoảng 70-80%. Ngoài những
gì được trình bày ở trên, chúng ta còn có nhiều phương cách khác nữa. Tuy nhiên, tùy ở nhu
cầu sử dụng và kinh nghiệm cá nhân mà sẽ có những nét đặc trưng riêng.

Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Phước Long (Biomedera Education)

www.biomedera.com

View publication stats

You might also like