You are on page 1of 5

LỜI MỞ ĐẦU

Sự bùng phát dịch COVID-19 vào cuối năm 2019 đã mang lại những thách thức chưa
từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đối với tình hình chính trị - kinh tế,
an ninh, xã hội, ngoại giao và quan hệ quốc tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Đại dịch COVID-19 tác động đến sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới
nhưng theo các cơ chế khác nhau cả về phía cung và phía cầu. Mức độ ảnh hưởng phụ
thuộc rất nhiều vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế cũng như sự liên kết của nền kinh tế đó
với phần còn lại của thế giới. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các
nền kinh tế khác. Do vậy, các kịch bản và dự đoán liên quan đến các tác động đối với
kinh tế Việt Nam cũng tương quan với các tác động đối với kinh tế của các nước khác sau
đợt bùng phát đại dịch COVID-19.
Tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp với nhiều biến thể mới, làm hàng triệu
người bị nhiễm bệnh, tàn phá nền kinh tế thế giới. Cuộc chiến chống đại dịch tuy vẫn còn
nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng hồi kết rồi sẽ đến và những thay đổi kinh tế thế giới
thời hậu COVID-19 cũng đang hình thành, khiến giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt
quan tâm. Dựa trên tình hình hiện tại, nhóm chúng em tìm hiểu các ảnh hưởng của đợt
bùng phát đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam và những tác động tích cực và
tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Thông qua đó đưa ra những biện pháp để nền nề kinh tế
Việt Nam vượt qua con ác mộng mang tên COVID-19.
Do trình độ còn hạn chế và hoàn thành đề trong thời gian ngắn, chắc chắn bài tiểu luận
của chúng em không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo ý kiến
của thầy.

GIỚI THIỆU
Đại dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay được gây ra bởi một loại virus có tên là
SARSCoV-2. Ca lây nhiễm đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc,
Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Tổ chức y tế thế giới WHO chính thức ghi nhận
dịch này là đại dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020.

Covid-19 đã tạo ra những cơn sóng lớn liên tiếp đánh vào mọi mặt của nền kinh tế thế
giới. Đặc biệt là khu vực châu Á, châu Âu và một số nước điển hình trên thế giới như
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á, các nước châu Âu, châu
Phi; Cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 có thể so sánh với cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2008. Hai cuộc khủng hoảng này giống nhau ở một số khía cạnh nhưng rất khác
ở những khía cạnh khác. Nếu như trong năm 2008-2009, các Chính phủ đã can thiệp bằng
chính sách tiền tệ và tài khóa để chống suy thoái và hỗ trợ thu nhập tạm thời cho các
doanh nghiệp và hộ gia đình thì đối với khủng hoảng COVID-19 lần này, những hạn chế
về đi lại và giãn cách xã hội nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh đã làm cho nguồn
cung lao động, việc làm, giao thông – vận tải bị ảnh hưởng trực tiếp ,thậm chí đóng cửa
biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, nhưng cũng chưa được hiệu quả. Thêm
nữa, các ngành dịch vụ bị đóng cửa, bao gồm khách sạn, nhà hàng, thương mại bán lẻ, du
lịch, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản và một phần đáng kể cơ sở sản xuất bị
đình trệ.
Nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự bùng phát của dịch coronavirus
2019. Tác động của nó cao hơn nhiều so với tác động của virus SARS năm 2003. Nhu
cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân đã tăng lên. Điều này đã dẫn đến việc tăng giá, gấp hai
mươi lần so với giá bình thường và nhu cầu này đã gây ra sự chậm trễ trong việc cung
cấp từ bốn đến sáu tháng. Khi đại dịch lan rộng, các hội nghị và sự kiện toàn cầu về công
nghệ, thời trang và thể thao đã và đang bị hủy bỏ hoặc hoãn lại. Trong khi tác động tiền
tệ đối với ngành du lịch và thương mại vẫn chưa được ước tính, nó có thể lên đến hàng tỷ
đô la Mỹ và ngày càng tăng lên.
Sự thiếu hụt nguồn cung dự kiến sẽ ảnh hưởng đến một số ngành do tình trạng mua bán
hoảng loạn, tăng cường sử dụng hàng hóa để chống lại đại dịch, và gián đoạn hoạt động
các nhà máy và hậu cần ở Trung Quốc đại lục. Đã có những trường hợp tăng giá cao đột
biến. Đã có nhiều báo cáo về tình trạng thiếu dược phẩm, với nhiều khu vực chứng kiến
cảnh mua bán hoảng loạn và hậu quả là thiếu hụt thực phẩm và các mặt hàng tạp hóa thiết
yếu khác. Đặc biệt, ngành công nghệ đã cảnh báo về sự chậm trễ đối với các lô hàng điện
tử.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả sâu rộng ngoài khả năng lây lan của dịch
bệnh và những nỗ lực để kiểm dịch. Khi vi rút SARS-CoV-2 lan rộng trên toàn cầu, các
mối quan tâm đã chuyển từ các vấn đề sản xuất từ phía cung ứng sang việc giảm kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ.
Và đến giờ phút này nguy cơ lan nhanh của dịch bệnh vẫn còn rất lớn. Hậu quả của đại
dịch COVID 19 là chưa từng có trong lịch sử loài người. Nhìn chung, Việt Nam đã khá
thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19, nhưng nguy cơ vẫn còn cao do
diễn biến rất phức tạp của tình hình dịch bệnh trên thế giới.
Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam bùng phát đã tác động đến kinh tế Việt Nam. Giống
như đa số nền kinh tế trên thế giới, ở Việt Nam, các ngành công nghiệp tư nhân bị thiếu
hụt nguồn nguyên liệu cung ứng và đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất. Dịch COVID-19
còn ảnh hưởng đến hàng hải, hậu cần hay các lĩnh vực phân phối, bán lẻ trong nước. Có
những doanh nghiệp, các hộ kinh doanh "gặp khó khăn". Dù tăng trưởng năm 2020 chỉ
đạt 2,91%, thấp nhất trong 20 năm qua, nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có mức
tăng trưởng cao nhất toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm 4%. Tuy nhiên,
thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam là khả năng chống chịu của nền kinh tế sẽ
như thế nào khi làn sóng lây nhiễm dịch bệnh trở lại với sự xuất hiện của biến thể virus
mới. Các chính sách ổn định việc làm cho người lao động COVID-19 lên thị trường lao
động cho thấy một mức sụt giảm “khổng lồ” về thu nhập từ việc làm và chỉ ra khoảng
trống về kích thích tài khóa có thể khiến gia tăng bất bình đẳng giữa người giàu và người
nghèo. Ảnh hưởng của COVID-19 đến hệ thống giáo dục của Việt Nam, các biện pháp
ứng phó trong giai đoạn dịch bùng phát; Tác động của đại dịch COVID-19 đến nhóm yếu
thế trong xã hội (người cao tuổi, trẻ em nghèo, người di cư, lao động phi chính thức…)
và những thách thức đặt ra…
Tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tình trạng lây lan của đại dịch COVID-19
tiếp tục diễn biến phức tạp hoặc các chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 bị
đình trệ.

CÂU HỎI

Đại dịch COVID-19 gây ra bởi loại vi rút nào?

a. SARS

b. SARSCoV-2

c. Virus cúm A

d. virus cúm B

Ca lây nhiễm đầu tiên COVID-19 xuất hiện ở đâu ?


a. Ai Cập

b. Anh

c. Trung Quốc

d. Ấn Đ

You might also like