You are on page 1of 2

Bài trừ mê tín dị đoan trong tín ngưỡng tôn giáo

Việt Nam là quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời.
Tín ngưỡng, tôn giáo trở thành một nhu cầu tinh thần của nhân dân và là một bộ
phận cấu thành của nền văn hoá dân tộc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, tôn
giáo là một bộ phận của văn hóa do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu
tinh thần và mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Tuy nhiên, mê tín dị đoan, hủ tục
gắn với tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, thường len lỏi, đan xen vào đời sống sinh
hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Bởi vậy, cần phân biệt giữa mê tín dị đoan với tín
ngưỡng, tôn giáo, tâm linh; bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn
giáo, chăm lo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, cần phải đấu tranh phê
phán, bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu nhằm xây dựng thuần phong, mỹ tục,
đời sống mới.
Mê tín dị đoan là sản phẩm của thời kỳ nhận thức về thế giới, xã hội và con người
còn ở trình độ thấp, mê tín dị đoan có mặt trong mọi nền văn hóa, chỉ khác biệt ở
mức độ và cách thức con người điều khiển bản thân như thế nào. Bởi tập tục, niềm
tin ra đời từ xa xưa có thể đúng mực, có thể là truyền thống tốt đẹp, nhưng lại bị
một số người hay nhóm người biến thành mê tín dị đoan.
Ở Việt Nam lâu nay, mê tín dị đoan thể hiện rất đa dạng, như: lễ bái, cúng tế, cầu
xin; xem tướng số, bói toán; chữa bệnh bằng mẹo hay những kiêng cữ phản khoa
học… Bên hành vi mê tín dị đoan ra đời trước đây, lại có hành vi mới xuất hiện và
được coi là biến thể phù hợp với thời đại
Ví dụ, những đồ cúng khá hiện đại như hàng mã là đô la, nhà lầu, xe ôtô, du
thuyền, điện thoại… hoặc xem bói qua internet, thậm chí có một số thầy bói hành
nghề bằng cách livestream trên mạng xã hội.
Một trong những vụ việc gây xôn xao dư luận thời gian gần đây là vụ “thỉnh vong
oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh).
Hoạt động, lễ “thỉnh vong oan gia trái chủ” chữa bệnh cho người dân và phật tử,
trong đó có việc "gọi vong", "phán số kiếp", quy định người đăng ký pháp "thỉnh
oan gia trái chủ" phải trả nợ cho "vong" bằng tiền thông qua hình thức công đức
vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa là trái với nghi lễ Phật
giáo và vi phạm pháp luật. Đây là hành vi vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, làm tổn thương đến thanh danh giáo hội, đến tăng đoàn…
Tôn giáo tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, bản chất tôn
giáo là tốt đẹp, hướng con người đến cái thiện, tránh xa cái ác, cái xấu, tu nhân tích
đức. Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng làm phong phú đời sống tinh thần của người
dân, giúp con người phát triển toàn diện. Pháp luật nước ta luôn tôn trọng bảo vệ
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Vì thế cần “phải phản đối, lên án, đấu tranh chống lại các hành vi mê tín, dị đoan,
chống lợi dụng tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi . Mê tín, dị đoan suy cho
cùng là do thiếu hiểu biết nên chúng ta cần chú trọng hơn tới giáo dục, văn hóa, để
nâng cao dân trí, để người dân hiểu biết về những hành vi đúng với tín ngưỡng,
truyền thống của dân tộc, giáo lý. Có hành vi trước đây là đúng nhưng bây giờ
không còn phù hợp với thế giới văn minh

You might also like