You are on page 1of 16

CHƯƠNG 4

KỸ NĂNG VÀ HIỆU QUẢ GIAO TIẾP


1.Kỹ năng giao tiếp
1.1. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng giao tiếp
1.1.1. Kỹ năng
 Là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó
bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã
có để hành động phù hợp với những điều kiện cho
phép.
 Kỹ năng không chỉ đơn thuần là kỹ thuật của hành
động mà còn là biểu hiện của năng lực con người.
Các giai đoạn hình thành kỹ năng
 Nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu, điều kiện
hành động.
 Quan sát mẫu và làm đúng theo mẫu.
 Tự rèn luyện trong thực tiễn.
1.1.2. Kỹ năng giao tiếp
Là khả năng thực hiện những phản ứng, tiếp nhận
một cách khéo léo thông qua phương tiện ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp
nhằm đạt hiệu quả cao theo mục đích đề ra.
1.2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp
1.2.1. Nhóm kỹ năng định hướng.
1.2.2. Nhóm kỹ năng định vị.
1.2.3. Nhóm kỹ năng điều khiển.
Nhóm kỹ năng định hướng
 Kỹ năng định hướng là kỹ
năng tri giác về các biểu hiện
bên ngoài (hình thức, động
tác, cử chỉ, ngôn ngữ...) trong
quá trình giao tiếp để xác
định những diễn biến tâm lí
bên trong (động cơ, tâm
trạng, nhu cầu, mục đích, sở
thích…) của người giao tiếp.
 Kỹ năng định hướng được hiểu là phát họa chân
dung tâm lí thông qua ngữ điệu, thanh điệu của lời
nói, cử chỉ, động tác…của người GT.
 Kỹ năng định hướng giao tiếp có vai trò quan
trọng, quyết định thái độ và hành vi của chủ thể
giao tiếp khi tiếp xúc người giao tiếp.
Nhóm kỹ năng định vị

Biết xác định vị trí trong


giao tiếp, biết đặt mình vào
vị trí của người giao tiếp để
có sự đồng cảm, thấu cảm,
biết tạo điều kiện để người
giao tiếp chủ động giao tiếp
với mình.
Nhóm kỹ năng điều khiển

Tác động làm thay đổi đối phương theo


mục đích đề ra trong quá trình tiếp xúc.
Bao gồm kỹ năng làm chủ trạng thái cảm
xúc của bản thân và kỹ năng sử dụng
phương tiện giao tiếp.
Kỹ năng làm chủ cảm xúc của bản thân

 Tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng của bản


thân khi cần thiết, biết điều chỉnh và điều khiển
các trạng thái tâm lý của mình
 Để tự chủ hành vi, kiềm chế cảm xúc và tình cảm
của mình một cách hợp lý, chủ thể cần hiểu được
nhu cầu của đối phương thông qua những biểu
hiện bên ngoài của họ.
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp

 Việc lựa chọn các từ ngữ một cách có văn hóa là


rất quan trọng trong giao tiếp, từ ngữ phải phù
hợp với tình huống giao tiếp.
 Ngoài ngôn ngữ thì tác phong, điệu bộ, nét mặt,
cái nhìn, nụ cười... Thể hiện thái độ của chủ thể
giao tiếp
1.3. Những phẩm chất tâm lí cần
thiết để rèn kĩ năng giao tiếp
 Năng lực quan sát
 Khả năng thể hiện ý nghĩ, tình cảm của bản thân với
người giao tiếp
 Tôn trọng nhân cách người giao tiếp
 Năng lực tự chủ trong các tình huống
2. Hiệu quả giao tiếp

2.1. Quan điểm của Lasswell


+Ai?
+Nói gì?

+Với ai ?
+Bằng cách nào?

+Hiệu quả nào?


2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
giao tiếp
Phản hồi

Lắng nghe

Tự khẳng định


Trạng thái bản ngã
ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Kĩ năng giao tiếp và các nhóm kĩ năng.


2. Quan điểm của Lasswell
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
giao tiếp.

You might also like