You are on page 1of 9

Chương 2

Câu 1 : Sự phân chia ba thời kì phát triển tâm lí: bản năng, kĩ xảo, hành vi trí tuệ dựa trên
tiêu chí chủ yếu:
a, trình độ phản ánh. b, nguồn gốc phản ánh.
c, kết quả phản ánh. d, cả a, b và c.
Câu 2: Sự phát triển tâm lý người là một quá trình: quá trình mỗi chủ thể thông
qua hoạt động và giao tiếp để lĩnh hội những kinh nghiệm của lịch sử
xã hội và biến chúng thành của bản thân. 
a, không có đột biến. b, độc lập với hoạt động.
c, được quyết định bởi hoạt động chủ đạo. d, cả a, b và c.
Câu 3 : Trong thành phần động cơ của nhân cách có yếu tố:
a, nhu cầu.
b, hứng thú.
c, lý tưởng.
d, cả a, b và c.
Câu 4 : Nhân cách là tổ hợp các hiện tượng tâm lý cá nhân thuộc loại:
a, quá trình. b, trạng thái. c, thuộc tính. d, cả a, b và c.
Câu 5 : Một người có khả năng thường xuyên hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghề nghiệp
được giao, với hoạt động nghề nghiệp, anh ta là người:
a, không có năng lực. b, có năng lực. c, tài năng. d, thiên tài.
Câu 6 : Đối với sự hình thành nhân cách, hoạt động tích cực của cá nhân có vai trò:
a, chủ đạo. b, quyết định. c, quyết định trực tiếp. d, điều kiện.
Câu 7 : Loại chú ý do một đối tượng mới lạ gây ra gọi là chú ý:
a, không chủ định. b, có chủ định. c, sau chủ định. d, cả a, b và c.
Câu 8 : Tính nhạy cảm là khả năng cơ thể đáp ứng với những kích thích:
a, trực tiếp. b, gián tiếp. c, kí hiệu. d, cả a, b và c.
Câu 9: Bản năng là những hành vi có được bằng cơ chế:
a, di truyền sinh học.
b, tập nhiễm của cá thể.
c, di sản xã hội.
d, cả a, b và c.
Câu 10 : Trình tự phát triển của sự phản ánh là:
a, vật lý -- hoá học -- sinh vật -- tâm lý. b, hoá học -- sinh vật -- vật lý -- tâm lý.
c, vật lý -- sinh vật -- hoá học -- tâm lý. d, vật lý --tâm lý -- hoá học -- sinh vật.
Câu 11 : Tâm lý người là sản phẩm của:
a, hoạt động. b, giao tiếp. c, quan hệ xã hội. d, hoạt động và giao tiếp.
Câu 12 : Chú ý là một hiện tượng tâm lý thuộc loại:
a, quá trình. b, trạng thái. c, thuộc tính. d, cả a, b và c.
Câu 13: Ba thời kì phát triển tâm lý: cảm giác, tri giác, tư duy được phân chia trên cơ sở:
a, trình độ phản ánh. b, nguồn gốc phản ánh.
c, kết quả phản ánh. d, cả a, b và c.
Câu 14 : Ý thức của con người thể hiện năng lực:
a, nhận thức bản chất hiện thực. b, tỏ thái độ .
c, tác động tích cực trở lại hiện thực. d, cả a, b và c.
Câu 15 : Lý tưởng là:
a, một ước mơ cao đẹp.
b, một động cơ mạnh mẽ của hoạt động con người.
c, một phẩm chất của nhân cách.
d, cả a, b và c.
Câu16 : Tính cảm ứng là khả năng đáp ứng những kích thích ảnh hưởng đến cơ thể một
cách :
a, trực tiếp.
b, gián tiếp.
c, cả a và b đều đúng
d, cả a và b đều sai
Câu 17 : Trong một cá nhân , nhân cách là:
a, tổ hợp các thuộc tính tâm lý. b, bộ mặt xã hội- tâm lý.
c, giá trị làm người. d, cả a, b và c.
Câu 18 : Trong các đặc điểm sau, nhu cầu không có đặc điểm là:
a, tính đối tượng.
b, tính thường xuyên.
c, nội dung do những điều kiện và phương thức thoã mãn quy định.
d, bản chất xã hội.
Câu19 : Lý tưởng không phải là một:
a, quá trình tâm lý.
b, hình ảnh hấp dẫn về tương lai.
c, động cơ mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của con ngưòi.
d, phẩm chất của nhân cách.

Câu 20 : Yếu tố tạo nên động lực của nhân cách là:
a, nhu cầu. b, hứng thú. c, lý tưởng. d, cả a, b và c.
Câu 21 : Trong cuộc sống và hoạt động của mỗi người, khí chất được nói đến ở đặc điểm:
a, bình thản. b, ưu tư. c, nóng nảy. d, cả a, b và c.
Câu 22: Sự phát triển tâm lý là quá trình tạo ra những:
a, hiện tượng tâm lý mới. b, năng lực người mới.
c, quá trình tâm lý mới. d, cả a, b và c.
Câu23 : Thời kỳ cảm giác là trình độ đầu tiên của phản ánh tâm lý, nó :
a, xuất hiện ở động vật có xương sống.
b, có khả năng trả lời từng kích thích riêng lẻ.
c, có khả năng trả lời một tổ hợp các kích thích.
d, đóng vai trò ưu thế trong phản ánh tâm lý người.
Câu 24 : Hoạt động chủ đạo của trẻ sơ sinh là:
a, giao tiếp với người lớn. b, chơi với đồ vật.
c, trò chơi phân vai có chủ đề. d, hoạt động xã hội.
Câu 25 : Bằng hoạt động, con người cải tạo hiện thực khách quan, đó là biểu hiện của
mặt nào của phản ánh tâm lý người?
a, nhận thức. b, thái độ. c, năng động. d, cả a, b và c.
Câu 26 : Tâm thế là hiện tượng tâm lý thuộc:
a, dưới ý thức.b, ý thức. c, cả a và b đều đúng d, cả a và b đều sai
Câu 27 : Khả năng hướng chú ý đến những đối tượng cần thiết cho hoạt động được gọi là:
a, sức tập trung chú ý. b, khối lượng chú ý.
c, sự phân phối chú ý. d, cả a và c
Câu 28 : Thời kì tri giác trong sự phát triển tâm lý về phương diện loài:
a, cơ thể có khả năng trả lời từng kích thích riêng lẻ.
b, cơ thể có khả năng trả lời một tổ hợp các kích thích.
c, cơ thể có khả năng đáp ứng một tình huống mới.
d, bắt đầu ở loài giun.
Câu 29 : Khả năng làm nảy sinh khát vọng và tăng hiệu quả hoạt động, làm giảm mệt mỏi
của con người trong hoạt động, thuộc về:
a, nhu cầu. b, hứng thú. c, lí tưởng. d, niềm tin.
Câu 30: Tiêu chuẩn để xác định sự nảy sinh tâm lý trong quá trình tiến hoá vật chất là:
a, tính cảm ứng.
b, tính chịu kích thích.
c, tính phản ánh.
d, cả a, b và c.
Câu 31 : Hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo là:
a, giao tiếp với người lớn. b, chơi với đồ vật.
c, trò chơi phân vai có chủ đề. d, cả a, b và c.
Câu 32 : Yếu tố quyết định sự hình thành ý thức ở con người là:
a, lao động.
b, ngôn ngữ.
c, cả a và b đều đúng
d, cả a và b đều sai
Câu 33: Loại chú ý mà để duy trì nó cần có sự nỗ lực ý chí được gọi là chú ý:
a, không chủ định.
b, có chủ định.
c, sau chủ định.
d, cả a, b và c.
Câu 34 : Khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng khác nhau một cách
có chủ định được gọi là:
a, khối lượng chú ý. b, sự phân phối chú ý.
c, sự phân tán chú ý. d, sự di chuyển chú ý.
Câu 35: Trong các từ sau đây, từ không dùng để chỉ tính cách là:
a, tính tình. b, tính nết. c, tính khí. d, cả a, b và c.
Câu 36 : Trong các yếu tố sau, yếu tố có vai trò tiền đề của năng lực là:
a, tư chất. b, thiên hướng. c, tri thức. d, hoạt động.
Câu 37 : Đối với sự phát triển nhân cách, giáo dục đóng vai trò chủ đạo bởi giáo dục là sự
tác động có:
a, mục đích. b, nội dung.
c, kế hoạch, phương pháp, phương tiện. d, cả a, b và c.
Câu 38 : ý thức là hình thức phản ánh tâm lý:
a, cao nhất. b, phản ánh cái đã được phản ánh.
c, có tính năng động, cải biến thế giới. d, cả a, b và c.
Câu 39 : Loại chú ý có mục đích định trước nhưng không cần sự nỗ lực của ý chí được
gọi là chú ý:
a, không chủ định.
b, có chủ định.
c, sau chủ định.
d, cả a, b và c.
Câu 40 : “Một con người cụ thể, sống trong một cộng đồng xã hội nhất định”, là một:
a, con người. b, cá nhân. c, nhân cách. d, cá tính.
Câu 41: Qua giao lưu, cá nhân:
a, gia nhập các quan hệ xã hội. b, lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội.
c, được đánh giá. d, cả a, b và c.
Câu 42 : Xác định chiều hướng và trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển nhân
cách là chức năng của:
a, nhu cầu. b, thế giới quan. c, lý tưởng. d, niềm tin.
Câu 43: Kĩ xảo là hành vi:
a, bẩm sinh.
b, tự tạo.
c, thoã mãn các nhu cầu thuần tuý cơ thể.
d, gắn với ngôn ngữ.
Câu 44: Ý thức đựơc hình thành và biểu hiện trong:
a, quá trình lao động.
b, sản phẩm lao động.
c, cả a và b đều đúng
d, cả a và b đều sai.
Câu 45 : Một học sinh luôn có ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống của nhà trường,
đó là biểu hiện của:
a, ý thức. b, tự ý thức. c, ý thức xã hội. d, cả a, b và c.
Câu 46 : Khí chất của con người biểu hiện ở tính:
a, độc ác. b, nóng nảy. c, nhẹ dạ. d, hiền lành.
Câu 47: Hành vi trí tuệ giúp con người:
a, nhận thức bản chất, qui luật của hiện thực.
b, thích nghi với môi trường.
c, cải tạo thực tế khách quan.
d, cả a, b và c.
Câu 48 :Con đường hình thành tự ý thức cá nhân là:
a, hoạt động và sản phẩm của hoạt động.
b, quan hệ giao tiếp với người khác, với xã hội.
c, tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội.
d, cả a, b và c.
Câu 49: Động lực của nhân cách có yếu tố thành phần là:
a, hứng thú. b, lý tưởng. c, niềm tin. d, cả a, b và c.
Câu 50: Một người thường có sáng kiến trong hoạt động nghề nghiệp, nhờ đó anh ta hoàn
thành nhiệm vụ tốt hơn những người khác. Người đó là người:
a, không có năng lực.
b, có năng lực.
c, có tài năng.
d, thiên tài.

Câu51 : Tập thể tác động đến nhân cách bằng:


a, hoạt độnh cùng nhau. b, dư luận xã hội.
c, truyền thống và bầu không khí tâm lý. d, cả a, b và c.
Câu 52 : Trường hợp những đứa trẻ do động vật nuôi từ bé có tâm lý không phát triển
hơn tâm lý động vật là do chúng đã không:
a. a, có các quan hệ xã hội.
b. b, thực hiện hoạt động và giao tiếp.
c. c, lĩnh hội được nền văn hoá xã hội của loài người.
d, cả a, b và c.
Câu 53 : Yếu tố quyết định bản chất xã hội của tâm lý người là:
a, sự thích nghi với môi trường xã hội. b, quan hệ xã hội.
c, tác động của những người xung quanh. d, sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội.
Câu 54: Sự phát triển tâm lý trẻ em:
a, tuân theo qui luật chung của mọi sự phát triển.
b, có những qui luật đặc thù.
c, có sự thay đổi về chất lượng.
d, cả a, b và c.

Câu 56: Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, nó:
a, có quan hệ chặt chẽ với hai mặt kia.
b, ngang bằng với tình cảm và hành động.
c, biệt lập với các hiện tương tâm lý khác
d, cả a, b và c.
.
Câu 57 : Thông qua hoạt động, cá nhân lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội- lịch sử, hình
thành và bộc lộ nhân cách bằng quá trình:
a, chủ thể hoá.
b, khách thể hoá.
c.Cả a và b
Câu 58: Hoạt động chủ đạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách, nó là
yếu tố có ý nghĩa:
a, duy nhất. b, quan trọng nhất.
c, quyết định trong một giai đoạn phát triển nhất định.
d, cả a, b và c.
Câu 59 : Điều kiện tồn tại một tập thể là:
a, một nhóm người. b, có mục đích chung.
c, có một hoạt động chung. d, cả a, b và c.
Câu 60 : Mặt năng động của ý thức thể hiện ở:
a, nhận thức sâu sắc về thế giới. b, có khả năng tỏ thái độ với đối tựơng.
c, hành động tác động trở lại thế giới. d, cả a, b và c.
Câu 61 Vai trò định hướng và thúc đẩy hoạt động của con người thuộc về:
a, nhu cầu. b, hứng thú. c, thế giới quan . d, động cơ.
Câu 62 : Một người rất đói, nếu ăn quá nhiều thì sẽ chán không thể ăn thêm ,nhưng sau
một thời gian lại tiếp tục đói và muốn ăn; đó là biểu hiện đặc điểm của nhu cầu:
a, tính đối tượng.
b, tính chu kì.
c, bản chất xã hội.
d, nội dung nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoã mãn quy định.
Câu 63 : “Vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội , là một thành viên của
xã hội”, là nói về:
a, con người. b, cá nhân. c, nhân cách . d, cá tính.
Câu 64 Ở loài người, hệ thống mhu cầu của thế hệ sau thường khác với thế hệ trước, sự
khác biệt đó được tạo nên bởi:
a, tính đối tượng của nhu cầu.
b, Nội dung nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nhu cầu quy
định.
c, tính chu kì của nhu cầu.
d, bản chất xã hội của nhu cầu.
Câu 65: Tự ý thức là khả năng con người:
a, hiểu biết bản chất của hiện thực khách quan. b, nhận thức về chính mình.
c, tỏ thái độ với hiện thực. d, cải biến hiện thực.
Câu 66 Động cơ hoạt động là:
a, nhu cầu. b, hứng thú.
c, sự gặp gỡ giữa nhu cầu và đối tượng của nó. d, cả a, b và c.
Câu 67 : Cái đơn nhất, đặc thù, không lặp lại của mỗi con người gọi là:
a, cá nhân. b, cá tính. c, nhân cách. d, cả a, b và c.
Câu 68 : C. Mác viết: cũng là cái đói nhưng được thoã mãn bằng thức ăn chín với dao ăn
và thìa nĩa thì khác về chất so với cái đói được thoã mãn bằng thức ăn sống với răng nanh
và móng vuốt. Câu nói đó đã chỉ ra một đặc điểm bản chất của nhu cầu người, đó là:
a, tính đối tượng. b, tính chu kì.
c, bản chất xã hội. d, tính đa dạng của nhu cầu người.
Câu 69 : Yếu tố được coi như dấu hiệu chủ yếu của một năng lực đang hình thành là:
a, tư chất.
b, thiên hướng.
c, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
d, hoạt động.
Câu 70: Yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hoàn thiện nhân cách cá nhân là:
a, giáo dục.
b, tự giáo dục, tự rèn luyện.
c, hoạt động.
d, giao tiếp.
Câu 71: Trong ý thức, mặt thể hiện sự lựa chọn của chủ thể đối với hiện thực là:
a, nhận thức. b, thái độ. c, năng động. d, cả a, b và c.
Câu 73: Biểu hiện của tự ý thức là:
a, khả năng tự đánh giá.
b, khả năng nhận thức được cái bản chất, qui luật của hiện thực.
c, có ý thức về gia đình mình.
d, thái độ có chủ tâm đối với hiện thực.
Câu 74 : Bộ mặt xã hội - tâm lý của cá nhân được gọi là:
a, con người. b, cá tính. c, nhân cách. d, cả a, b và c.
Câu 75: Hạt nhân của ý thức con ngưòi là:
a, nhận thức lý tính. b, thái độ đối với hiện thực.
c, tính tích cực, năng động. d, cả a, b và c.

You might also like