You are on page 1of 7

Câu 1: Những hiện tượng: nhìn, nghe, suy nghĩ, tưởng tượng, trí nhớ của con

người đều là:


a. Những hiện tượng tâm lý
b. Hoạt động nhận thức
c. Cảm giác của con người
d. Tri giác của con người
Câu 2: Đặc điểm tâm lý của con người.
a. Luôn gắn liền với hoạt động của họ
b. Đa dạng và phong phú
c. Xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi
d. Tất cả đều đúng
Câu 3: Tuần tự các thời kỳ phát triển tâm lý xét theo mức độ phản ánh:
a. Thời kỳ cảm giác -> thời kỳ tri giác -> thời kỳ tư duy
b. Thời kỳ tri giác -> thời kỳ cảm giác -> thời kỳ tư duy
c. Thời kỳ cảm giác -> thời kỳ tư duy -> thời kỳ tri giác
d. Thời kỳ tư duy -> thời kỳ tri giác -> thời kỳ cảm giác.
Câu 4: Tâm lý là tất cả những hiện tượng ……. xảy ra trong ……… của con
người gắn liền và …… mọi hoạt động, hành động của con người.
a. Tinh thần – đầu óc – điều hành
b. Tâm linh – trí não – điều khiển
c. Tâm lý – tư duy – chỉ đạo
d. Nhận thức – tâm lý – điều chỉnh.
Câu 5: Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng:
a. Tâm vật lý
b. Tâm sinh lý
c. Tâm lý
d. Sinh lý.
Câu 6: Câu nào không đúng
a. Tâm lý là hiện tượng tinh thần, đời sống tâm linh của con người
b. Tâm lý người phong phú, đa dạng và đầy tính tiềm tàng
c. Tâm lý người có tính chất chủ thể nên tâm lý không ai giống ai
d. Tâm lý người là kết quả của quá trình xã hội hoá.
Câu 7: Phân loại tâm lý theo thời gian tồn tại và quá trình diễn biến gồm:
a. Quá trình tâm lý – Trạng thái tâm lý – Thuộc tính tâm lý
b. Những hiện tượng tâm lý có ý thức – Những hiện tượng tâm lý vô thức
c. Những hiện tượng tâm lý cá nhân – Những hiện tượng tâm lý xã hội
d. Cảm giác – Tri giác – Trí nhớ – Chú ý.
Câu 8: Chọn câu đúng
a. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối ngắn, có bắt đầu, diễn biến và kết thúc
b. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối dài, có bắt đầu, diễn biến và kết thúc
c. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian trung
bình, có bắt đầu, diễn biến và kết thúc
d. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Chọn câu đúng
a. Các trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối dài tuy nhiên thường không biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của
chúng.
b. Các trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối ngắn tuy nhiên thường không biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của
chúng.
c. Các trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối dài có thể biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của chúng.
d. Các trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối ngắn có thể biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của chúng.
Câu 10: Chọn câu đúng
a. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý đã trở nên ổn định, bền
vững ở mỗi người.
b. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý dễ hình thành, khó thay đổi.
c. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý khó hình thành, dễ thay đổi.
d. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý đã trở nên ổn định, bền
vững ở mỗi người tạo nên nét đặc biệt về mặt nội dung của người đó.
Câu 11: Các hiện tượng tâm lý thuộc về quá trình tâm lý là:
a. Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, giao tiếp
b. Tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui, buồn, phấn khởi, chán nản
c. Tính khí, tính cách, năng lực, quan điểm, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan
d. Tất cả các câu trên.
Câu 12: Các hiện tượng tâm lý thuộc về trạng thái tâm lý là:
a. Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, giao tiếp
b. Tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui, buồn, phấn khởi, chán nản
c. Tính khí, tính cách, năng lực, quan điểm, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan
d. Tất cả các câu trên.
Câu 13: Các hiện tượng tâm lý thuộc về thuộc tính tâm lý là
a. Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, giao tiếp
b. Tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui, buồn, phấn khởi, chán nản
c. Tính khí, tính cách, năng lực, quan điểm, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan
d. Tất cả các câu trên.
Câu 14: Chọn câu đúng
a. Những hiện tượng tâm lý có ý thức là những hiện tượng tâm lý mà con người
nhận biết được sự tồn tại và diễn biến của chúng.
b. Những hiện tượng tâm lý có ý thức là những hiện tượng tâm lý không có sự
tham gia điều chỉnh của ý thức.
c. Những hiện tượng tâm lý có ý thức là những hiện tượng sẽ định hướng, điều
khiển, điều chỉnh các hoạt động tâm lý cũng như các hành vi cụ thể ở cá nhân.
d. Những hiện tượng tâm lý có ý thức là những hiện tượng tạo ra sự chủ động của
cá nhân trong hoạt động.
Câu 15: Chọn câu đúng
a. Những hiện tượng tâm lý vô thức không có sự tham gia điều chỉnh của ý thức
b. Những hiện tượng tâm lý vô thức là những hiện tượng thuộc về bệnh lý
c. Những hiện tượng tâm lý vô thức là những hiện tượng sinh ra sự ức chế của hệ
thần kinh
d. Những hiện tượng tâm lý vô thức là những trạng thái tâm lý thuộc về tiềm ẩn.
Câu 16: Câu nào không đúng
a. Đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu tâm lý là dễ dàng vì đối tượng
nghiên cứu của chúng ta là con người- những thực thể đã được xã hội hoá
b. Nghiên cứu tâm lý đòi hỏi phải đảm bảo tính khách quan, không được đưa ý
chủ quan của cá nhân nghiên cứu vào kết quả.
c. Chúng ta không thể nghiên cứu trực tiếp tâm lý người mà chỉ thông qua những
gì biểu hiện ra bên ngoài mà đoán định tâm lý bên trong
d. Muốn hiểu thấu đáo con người chúng ta cần nghiên cứu tất cả các mặt của họ.
Câu 17: Yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách là:
a. Hoạt động của cá nhân.
b. Giao tiếp của cá nhân.
c. Giáo dục.
d. Môi trường sống.
Câu 18. Yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển
nhân cách là:
a. Giáo dục.
b. Hoạt động của cá nhân.
c. Tác động của môi trường sống.
d. Sự gương mẫu của người lớn.
Câu 19. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách là:
a. Tính thống nhất của nhân cách.
b. Tính ổn định của nhân cách.
c. Tính tích cực và tính giao lưu của nhân cách.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 20. Khi phân loại nhân cách, có thể căn cứ vào các kiểu sau:
a. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị.
b. Phân loại nhân cách qua giao tiếp.
c. Phân loại nhân cách qua sự bộc lộ bản thân trong hoạt động và giao tiếp.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 21: Cá nhân là phạm trù.
a. Dùng để chỉ một con người cụ thể của gia đình, thành viên của cộng đồng
b. Dùng để chỉ một con người cụ thể của cộng đồng, thành viên của xã hội
c. Dùng để chỉ một con người trong tập thể, thành viên của cộng đồng
d. Dùng để chỉ một công dân, thành viên của xã hội.
Câu 22: Có một loại hiện tượng tâm lý không những giúp con người phản ánh
thế giới bên ngoài mà còn phản ánh được chính mình giúp cho chúng ta nhận
biết mình. Đó là
a. Ý chí
b. Ý thức và tự ý thức
c. Đời sống tình cảm của con người
d. Tất cả đều sai.
Câu 23: Cá tính là phạm trù:
a. Dùng để chỉ cái chung nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý của cá
thể động vật hoặc cá thể người
b. Dùng để chỉ cái không lặp lại trong tâm lý của cá thể động vật hoặc cá thể người
c. Dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý của cá thể
người
d. Dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý của cá
thể động vật hoặc cá thể người.
Câu 24: Chọn câu đúng nhất:
a. Mỗi con người có cá tính là do có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại.
b. Mỗi con người có cá tính là do được nuôi dạy khác nhau.
c. Mỗi con người có cá tính là do được giáo dục khác nhau.
d. Mỗi con người có cá tính là do sống trong những môi trường khác nhau.
Câu 25: Chọn câu đúng nhất:
a. Mỗi con người có nhân cách là do con người được giáo dục một cách có ý thức
b. Mỗi con người có nhân cách là do con người xác định được quan hệ của mình
với những người xung quanh bằng ngôn ngữ
c. Mỗi con người có nhân cách là do con người xác định được quan hệ của mình
với những người xung quanh bằng lao động
d. Mỗi con người có nhân cách là do con người xác định được quan hệ của mình
với những người xung quanh một cách có ý thức.
Câu 26: Nhân cách là:
a. Những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con
người.
b. Những phẩm chất, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá
trị xã hội của con người.
c. Tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc
và giá trị xã hội của con người.
d. Tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc
và ý chí của con người.
Câu 27: Chọn câu đúng nhất:
a. Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ
b. Nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội
c. Nhân cách qui định bản sắc, cái riêng của cá nhân
d. Tất cả đều đúng.
Câu 28: Xem xét cấu trúc của nhân cách có thể dựa trên:
a. Các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân.
b. Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực
c. Sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất và năng lực
d. Tất cả đều đúng.
Câu 29: Động lực chủ yếu của các hoạt động cá nhân là ?
a. Lợi ích và nhu cầu
b. Lý tưởng và niềm tin
c. Tình cảm và ý chí
d. Cảm giác và tri giác.

Câu 30: Những đặc điểm tâm lý riêng biệt, độc đáo của mỗi cá nhân, làm cho
người này khác với người kia là?
a. Cá tính
b. Cá nhân
c. Nhân cách
d. Tình cảm.
Câu 31: Câu nào không đúng
a. Con người khi trở thành một thành viên của xã hội thì gọi là nhân cách
b. Nhân cách được thể hiện qua vai trò, vị trí, nhiệm vụ và quyền lợi của cá nhân
trong xã hội
c. Chỉ những đặc điểm nào đã trở nên ổn định, bền vững và tạo nên giá trị xã hội
của cá nhân mới cấu thành nhân cách
d. Nhân cách mang những cái chung của cá nhân và cái riêng của con người.
Câu 32: “Một hệ thống những nhân tố thúc đẩy bên trong quy định tính tích cực
của con người trong hoạt động của họ” là đăc điểm của?
a. Xu hướng
b. Tính cách
c. Khí chất
d. Năng lực.
Câu 33: “Nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng của con người” là biểu hiện của?
a. Xu hướng
b. Tính cách
c. Khí chất
d. Năng lực.
Câu 34: “Biểu hiện của xu hướng về mặt nguyện vọng của cá nhân, là những gì
mà cá nhân cần được thoả mãn để sống, để hoạt động” là?
a. Nhu cầu
b. Hứng thú
c. Niềm tin
d. Lý tưởng.
Câu 35: “Sự ham thích của con người muốn hướng sự chú ý vào một cái gì đó
muốn nhận thức một sự vật, một hiện tượng nào đó” là?
a. Nhu cầu
b. Hứng thú
c. Niềm tin
d. Lý tưởng
Câu 36: Câu nào không đúng
a. Hứng thú có loại bền vững, ổn định nhưng cũng có loại hứng thú tạm thời, không
ổn định
b. Nhu cầu đưa đến hứng thú và ngược lại nhiều hứng thú, về sau trở thành nhu cầu
c. Hứng thú giúp cho hoạt động của con người được nhẹ nhàng hơn, đạt tới những
kết quả cao
d. Tất cả đều sai.

Câu 37: “Những thuộc tính tâm lý giúp cho cá nhân hoàn thành tốt một loại hoạt
động nhất định nào đó” là?
a. Xu hướng
b. Tính cách
c. Khí chất
d. Năng lực.
Câu 38: Câu nào không đúng:
a. Năng lực được hình thành, thể hiện và phát triển trong hoạt động
b. Năng lực chỉ tồn tại trong mối quan hệ với một hoạt động nhất định
c. Năng lực của một người biểu hiện ở vốn tri thức của người đó về một loại công
việc nào đó
d. Năng lực của con người sẽ đạt đến ngưỡng tài năng và thiên tài theo thời gian.
Câu 39: “Cộng đồng xã hội có quy chế, được ghi nhận về mặt pháp luật” là đặc
điểm của?
a. Tập thể theo cấu trúc chính thức
b. Tập thể theo cấu trúc không chính thức
c. Nhóm chính thức
d. Nhóm không chính thức .
Câu 40: “Mang tính tự phát, tự nguyện, nhất thời không có các quy chế ghi nhận
về mặt pháp luật” là đặc điểm của ?
a. Tập thể theo cấu trúc chính thức
b. Tập thể theo cấu trúc không chính thức
c. Nhóm chính thức
d. Nhóm không chính thức .
Câu 41: “Dám mạo hiểm, đưa ra quyết định kịp thời, táo bạo đúng đắn, không
dao động trước những khó khăn nguy hiểm” là những phẩm chất tâm lý nào của
nhà kinh doanh?
a. Tính mục đích rõ ràng
b. Tính quyết đóan
c. Tính bền bỉ, nhẫn nại
d. Tất cả đều đúng.
Câu 42: “Không sợ khó khăn trở ngại mà bỏ dở công việc, thua không nản thắng
không kiêu” là những phẩm chất tâm lý nào của nhà kinh doanh?
a. Tính mục đích rõ ràng
b. Tính quyết đóan
c. Tính bền bỉ, nhẫn nại
d. Tất cả đều đúng.
Câu 43: “Biết kiềm chế bản thân, kiềm chế xúc cảm, nhu cầu chưa bức thiết,
những ham muốn…, ảnh hưởng đến công việc” là những phẩm chất tâm lý nào
của nhà kinh doanh?
a. Tính mục đích rõ ràng
b. Tính quyết đóan
c. Tính bền bỉ, nhẫn nại
d. Tính tự chủ.
Câu 44: “Khả năng ra quyết định, khả năng thực hiện các hoạt động đã dự định
trước, không chịu ảnh hưởng dựa dẫm bởi dư luận hoặc có ý kiến của người
khác” là những phẩm chất tâm lý nào của nhà kinh doanh?
a. Tính độc lập
b. Tính quyết đóan
c. Tính bền bỉ, nhẫn nại
d. Tính tự chủ..
Câu 45: Câu nào không đúng:
a. Trí tụê là cốt lõi giúp nhà quản lý kinh doanh thành công
b. Trí tụê mang tính chất bẩm sinh
c. Trí tuệ được hình thành do tích luỹ được trong quá trình chủ thể tham gia vào các
quá trình hoạt động thực tiễn
d. Trí tuệ là sự hiểu biết chuyên sâu về chuyên ngành phụ trách.
Câu 46: Yếu tố nào không có trong bản chất của hoạt động kinh doanh
a. Có tài sản thừa kế
b. Cạnh tranh
c. Chống độc quyền
d. Tồn tại.
Câu 47: Mục tiêu cao nhất của nhà kinh doanh là:
a. Lợi nhuận
b. Được đóng thuế
c. Chủ động quyết định mọi vấn đề
d. Tuân theo pháp luật.
Câu 48: Phương châm của nhà kinh doanh là
a. Một vốn nhiều lời
b. Một vốn bốn lời
c. Thắng lợi nhanh, tiết kiệm chi phí
d. Tất cả đều sai.
Câu 49: Mục tiêu hàng đầu nhà kinh doanh hướng tới là
a. Am hiểu nghệ thuật và khoa học Marketing
b. Biết chiêu hiền, đãi sỹ
c. Am hiểu nghệ thuật quản lý
d. Biết đặt mục tiêu phù hợp.
Câu 50: Tư duy 3H của nhà kinh doanh theo thứ tự là?
a. Hiện thực – hiệu quả - hiện đại
b. Hiệu quả - hiện thực – hiện đại
c. Hiệu quả - hiện đại – hiện thực
d. Hiện thực – hiện đại – hiệu quả

You might also like