You are on page 1of 9

Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ


ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: TÂM LÝ Y HỌC – ĐẠO ĐỨC Y HỌC
Lớp: Dược 2 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 50 phút
Câu 1: Phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại ta có:
A. Các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý.
B. Hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội.
C. Hiện tượng tâm lý thuộc tính, trí tuệ và nhân cách.
D. Hiện tượng tâm lý thuộc về vận động, cảm giác, trí tuệ và nhân cách.
Câu 2: Các quá trình tâm lý:
A. Bao gồm những hiện tượng tâm lý diễn ra không có mở đầu, kết thúc và tồn tại trong thời
gian tương đối dài.
B. Bao gồm những hiện tượng tâm lý có mở đầu, có kết thúc và tồn tại trong thời gian ngắn.
C. Bao gồm các trạng thái tâm lý như buồn, vui, tức giận...
D. Mang dấu ấn riêng của mỗi người và rất khó thay đổi.
Câu 3: Các trạng thái tâm lý:
A. Bao gồm những hiện tượng tâm lý hình thành trong một thời gian tương đối dài, tạo nên
những nét riêng, đặc trưng cho mỗi cá nhân và chi phối các hiện tượng tâm lý khác.
B. Bao gồm những hiện tượng tâm lý diễn ra không có mở đầu, kết thúc và tồn tại trong thời
gian tương đối dài (vài chục phút, có khi hàng tháng trời) làm nền chi các hiện tượng tâm lý
khác diễn ra.
C. Bao gồm các hiện tượng tâm lý như xu hướng , khí chất, tính cách, năng lực... của con
người.
D. Bao gồm cảm giác, tri giác, tư duy.
Câu 4: Phân theo chức năng, hiện tượng tâm lý bao gồm:
A. Các hiện tượng tâm lý vận động – cảm giác, trí tuệ, nhân cách.
B. Hiện tượng tâm lý các thể và cộng đồng.
C. Hiện tượng tâm lý, quá trình tâm lý.
D. Thuộc tính tâm lý, trạng thái tâm lý, quá trình tâm lý.
Câu 5: Phân loại cảm giác bên trong gồm:
A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại
Câu 6: Câu nào sau đây đúng:
A. Cường độ của cảm giác là thuộc tính phản ánh sức mạnh của kích thích vào trạng thái của
bộ máy thụ cảm.
B. Dạng thức của cảm giác chỉ được dùng để phân biệt các loại cảm giác cùng loại.
C. Muốn gây nên cảm giác, kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định gọi là độ nhạy cảm
giác.
D. Phạm vi giữa ngưỡng tương đối phía trên và ngưỡng tương đối phía dưới của cảm giác gọi
là vùng cảm giác.

Trường Đại học Y Dược Huế 1


Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021
Câu 7: Câu nào sau đây đúng:
A. Ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch tối đa về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thước
đủ để phân biệt được.
B. Khả năng nhận cảm khác nhau ở mức độ rất nhỏ giữa 2 kích thích gọi là độ nhạy.
C. Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỷ lệ thuận với độ nhạy cảm của cảm giác.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Dựa vào hình thức tồn tại của sự vật hiện tượng có thể chia tri giác ra làm:
A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại
Câu 9: Tư duy:
A. Là nhận thức cảm tính nảy sinh từ đời sống và hoạt động sống.
B. Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.
C. Thường nảy sinh ở hoàn cảnh có vấn đề, tình huống có vấn đề.
D. Phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng.
Câu 10: Tư duy trừu tượng
A. Có ở tất cả động vật.
B. Gồm tư duy hình tượng và tư duy ngôn ngữ - logic.
C. Gồm tư duy trực quan hình ảnh và tư duy ngôn ngữ.
D. Gồm tư duy trực quan hành động cà tư duy ngôn ngữ.
Câu 11: Phân loại tư duy theo phương diện lịch sử gồm:
A. Tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng.
B. Tư duy ngôn ngữ logic, tư duy thực hành và tư duy lý luận.
C. Tư duy phản biện và tư duy biện chứng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 12: Tư duy là:
A. Thuộc tính tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
B. Trạng thái tâm lý phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.
C. Là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 13: Ở mức độ thấp nhất: nhân cách được thể hiện dưới dạng:
A. Cá tính B. Lệ thuộc
C. Quan hệ với người xung quanh D. Cách ứng xử với xã hội
Câu 14: Các thuộc tính cơ bản của nhân cách bao gồm:
A. Năng lực, khí chất, tính cách B. Tư duy, cảm xúc, ý chí
C. Tình cảm và lý trí D. Ý chí, năng lực và tình cảm
Câu 15: Người ta thường phân các mức độ của năng lực như sau:
A. Mức độ thông thường, mức sáng tạo.
B. Mức thông thường, mức tài năng, mức thiên tài.
C. Mức chưa hoàn thành, hoàn thành khá và hoàn thành tốt.
D. Mức cơ bản, trung bình và nâng cao.

Trường Đại học Y Dược Huế 2


Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021
Câu 16: Khi chất linh hoạt tương ứng cới kiểu thần kinh nào sau đây:
A. Kiểu thần kinh yếu, cân bằng, linh hoạt.
B. Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, chậm.
C. Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng, linh hoạt.
D. Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt.
Câu 17: Quan niệm nhân cách bao gồm 4 tiểu cấu trúc là:
A. Xu hướng, kinh nghiệm, năng lực, tư duy.
B. Xu hướng, kinh nghiệm, năng lực, cảm xúc, tư duy.
C. Đặc điểm các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý, hiện tượng tâm lý.
D. Xu hướng, kinh nghiệm, quá trình tâm lý, thuộc tính sinh học của cá nhân.
Câu 18: Nhân cách được thể hiện như một chủ đề thực hiện một cách tích cực những hoạt động ảnh
hưởng tới người khác, đến xã hội đó là
A. Mức độ thấp nhất của nhân cách. B. Mức độ cao của nhân cách.
C. Mức độ cao nhất của nhân cách. D. Mức độ vừa của nhân cách.
Câu 19: Tính cách được thể hiện ở:
A. Hai hệ thống là nhận thức và thái độ. B. Hai hệ thống là thái độ và hành vi.
C. Hai hệ thống là phẩm chất là tài năng. D. Tất cả đều sai.
Câu 20: Có mấy loại khí chất cơ bản:
A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại
Câu 21: Sự hình thành tâm lý về phương diện loài người dựa trên cơ sở:
A. Tác động của ngoại giới ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của con người.
B. Tính chịu kích thích, tính nhạy cảm.
C. Khả năng đáp ứng các kích thích có ảnh hưởng tới sự tồn tại của cơ thể.
D. Tính đáp ứng, tính nhạy cảm.
Câu 22: Cảm giác trong ý thức là:
A. Một mức độ nhận thức khách quan của cơ thể.
B. Cơ thể tiếp nhận các loại kích thích khác nhau từ môi trường qua các cơ quan cảm giác.
C. Quá trình cơ thể thu thập các thông tin từ các giác quan về một sự vật hiện tượng một cách
trọn vẹn.
D. Quá trình cơ thể thu thập, sắp xếp các thông tin từ các giác quan về một sự vật hiện tượng
một cách trọn vẹn.
Câu 23: Tri giác trong ý thức là:
A. Quá trình cơ thể thu thập các thông tin từ các giác quan về một sự vật hiện tượng một cách
khách quan và trọn vẹn.
B. Quá trình cơ thể thu thập, giải nghĩa, lựa chọn và sắp xếp các thông tin từ các giác quan về
một sự vật hiện tượng một cách khách quan.
C. Quá trình cơ thể thu thập các thông tin từ các giác quan về một sự vật hiện tượng một cách
trọn vẹn.
D. Quá trình cơ thể thu thập, sắp xếp các thông tin từ các giác quan về một sự vật hiện tượng
một cách trọn vẹn.

Trường Đại học Y Dược Huế 3


Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021
Câu 24: Các thời kỳ phát triển của ý thức:
A. Cảm giác, tri giác, trí tuệ. B. Cảm giác, kỹ xảo, tư duy.
C. Bản năng, kỹ xảo, tư duy. D. Bản năng, kỹ xảo, trí tuệ.
Câu 25: Ý thức là khả năng:
A. Con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được.
B. Con người ý thức tổ chức kỷ luật, là cấp độ đặc biệt trong tâm lý người.
C. Phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có.
D. Phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ.
Câu 26: Cấu trúc của ý thức gồm:
A. Năng lực nhận thức, thái độ cảm xúc, năng lực điều khiển.
B. Mặt nhận thức, mặt cảm xúc, mặt năng động.
C. Mặt nhận thức, mặt thái độ, mặt năng động.
D. Mặt nhận thức, mặt thái độ, mặt cảm xúc.
Câu 27: Ý thức con người được hình thành trên cơ sở:
A. Lao động, ngôn ngữ và giao tiếp trong lao động.
B. Con người giao tiếp trong lao động.
C. Đối chiếu sản phẩm lao động với mô hình tâm lý.
D. Sử dụng và chế tạo các công cụ lao động.
Câu 28: Vô thức ở tầng bảng năng:
A. Hướng tâm lý sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó.
B. Mang tính bẩm sinh, di truyền.
C. Cảm nhận được một cái gì đó nhưng không rõ nguyên nhân.
D. Bản năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục, tiềm tàng ở vỏ não.
Câu 29: Stress theo quan điểm của Hans Selye là một phản ứng như sau của cơ thể:
A. Sinh lý B. Tâm lý C. Xã hội D. Thích nghi
Câu 30: Hoạt động chức năng của cơ thể đạt cao nhất khi stress ở mức độ
A. Thấp B. Vừa C. Cao D. Kéo dài
Câu 31: Bản chất của phản ứng stress là phản ứng:
A. Sinh lý B. Tâm lý C. Miễn dịch D. Thích nghi
Câu 32: Kết quả mong đợi của phản ứng stress là:
A. Né tránh các tác nhân kích thích. B. Loại bỏ cường độ tác nhân kích thích.
C. Giảm cường độ tác nhân kích thích. D. Đạt được trạng thái thích nghi mới.
Câu 33: Chiến lược đối phó để hạ chế và kiểm soát stress hiệu quả nhất là:
A. Tìm cách giải quyết nguyên nhân stress. B. Chia sẻ cảm xúc, tìm sự trợ giúp xã hội.
C. Tin rằng mọi việc sẽ trôi qua. D. Tự trách bản thân.
Câu 34: Mức độ ảnh hưởng của stress mỗi cá nhân phụ thuộc vào:
A. Yếu tố gây stress.
B. Mức độ stress mà cá nhân chịu đựng.
C. Nhận thức và đánh giá của cá nhân về bối cảnh stress và khả năng chịu đựng của cơ thể.
D. Bối cảnh stress mà cá nhân đối mặt.
Trường Đại học Y Dược Huế 4
Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021
Câu 35: Hans Selye là người đầu tiên khởi xướng trục phản ứng stress của cơ thể là:
A. Trục dưới đồi – tuyến giáp – vỏ thượng thận.
B. Trục dưới đồi – tuyến yên – tủy thượng thận.
C. Trục dưới đồi – tuyến yên – vỏ thượng thận.
D. Trục dưới đồi – tuyến giáp – vỏ thượng thận.
Câu 36: Nhược điểm lớn nhất của mô hình đáp ứng thích nghi chung của Hans Selye:
A. Không đề cập đến phản ứng sinh lý.
B. Không đề cập đến phản ứng tâm lý và xã hội.
C. Stress là phản ứng đặc hiệu.
D. Không làm rõ mối quan hệ giữa stress và bệnh tật.
Câu 37: Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp:
A. Thông điệp B. Định kiến C. Nguồn D. Phản hồi
Câu 38: Một trong những loại giao tiếp được phân loại theo quy cách gồm có:
A. Giao tiếp vật chất. B. Giao tiếp hình ảnh.
C. Giao tiếp chính thức. D. Giao tiếp bằng lời.
Câu 39: Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển các mối quan hệ tiếp xúc giữa cá nhân với các
nhân hoặc với nhóm, xuất phát từ:
A. Tác động tương hỗ và tri giác. B. Nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động.
C. Tìm hiểu người khác. D. Trao đổi thông tin.
Câu 40: Điều kiện cần thiết nhất để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả:
A. Ngôn ngữ thống nhất.
B. Sự hiểu biết về hoàn cảnh xảy ra.
C. Nắm bắt được diễn biến tâm lý đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
D. Thông cảm nhau.
Câu 41: Giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành:
A. Tri thức. B. Cảm giác. C. Tri giác. D. Tâm lý nhân cách.
Câu 42: Giao tiếp giữa cán bộ Y tế với bệnh nhân là giao tiếp đặc biệt vì:
A. Bệnh nhân là người quyết định trong quá trình giao tiếp.
B. Bệnh nhân là người chủ động trong quá trình giao tiếp.
C. Bệnh nhân là người quyết định phương pháp điều trị.
D. Diễn biến tâm lý bệnh nhân phức tạp và giảm sút.
Câu 43: Kỳ vọng cơ bản của bệnh nhân đối với cán bộ y tế là:
A. Kỹ năng giao tiếp. B. Kỹ năng chuyên môn.
C. Kỹ năng lắng nghe. D. Kỹ năng chia sẻ cảm xúc.
Câu 44: Trong giai đoạn tiếp xúc đầu tiên, cán bộ y tế cần:
A. Hỏi bệnh nhân những thông tin cơ bản của họ.
B. Tạo bầu không khí cởi mở thoải mái.
C. Sử dụng câu hỏi đóng và mở để hỏi bệnh nhân.
D. Đưa ra những lời khuyên về sức khỏe cho bệnh nhân.

Trường Đại học Y Dược Huế 5


Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021
Câu 45: Nắm vững sinh lý, tâm lý và xã hội giúp cho thầy thuốc:
A. Điều trị cho bệnh nhân qua cơn hiểm nghèo của bệnh tật.
B. Tư vấn cho bệnh nhân tự điều trị bệnh tật.
C. Tư vấn cho người bệnh giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
D. Điều trị cho người bệnh một cách toàn diện.
Câu 46: Trong 3 yếu tố sinh lý, tâm lý và xã hội thì:
A. Sinh lý là yếu tố quan trọng nhất.
B. Tâm lý là yếu tố quan trọng nhất.
C. Sinh lý là tâm lý là yếu tố quan trọng.
D. Không phân biệt mặt nào là quan trọng nhất, 3 yếu tố tác động qua lại lẫn nhau.
Câu 47: Trong giai đoạn thích nghi của phản ứng Stress, nếu chức năng tâm lý, sinh lý của cơ thể
được phục hồi thì phản ứng sẽ chuyển sang giai đoạn:
A. Giai đoạn báo động. B. Giai đoạn phản ứng.
C. Giai đoạn thích nghi. D. Giai đoạn hồi phục bình thường,
Câu 48: “Các biến đổi sinh lý, tâm lý của giai đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và tạm
thời, hoặc là nhẹ nhàng hơn và kéo dài” thuộc giai đoạn nào trong 3 giai đoạn stress?
A. Giai đoạn cảnh báo. B. Giai đoạn thích nghi.
C. Giai đoạn kiệt quệ. D. Giai đoạn cảnh báo và kiệt quệ.
Câu 49: Thầy thuốc phải để lại cho người bệnh những ấn tượng tốt bằng chính thái độ ân cần và hết
lòng vì người bệnh, quan tâm tới hạnh phúc của người bệnh nhằm tạo:
A. Lòng tin của người bệnh đối với cán bộ y tế.
B. Ấn tượng đối với bệnh nhân.
C. Kỷ niệm tốt đối với bệnh nhân.
D. Bề ngoài với bệnh nhân.
Câu 50: Để điều trị tốt các bệnh mãn tính thầy thuốc cần:
A. Điều trị dài ngày.
B. Điều trị bằng thuốc đặc hiệu.
C. Ứng dụng các kỹ thuật y học hiện đại.
D. Phối hợp thuốc, kỹ thuật y học và tấm lòng người thầy thuốc.
Câu 51: Ngoài trang thiết bị phục vụ người bệnh, những vấn đề gì có thể tác động tâm lý người bệnh
khi họ đến khám bệnh tại bệnh viện?
A. Trình độ cán bộ chuyên môn.
B. Tổ chức và những quy định trong bệnh viện, tác phong, thái độ thầy thuốc và NV y tế.
C. Số lượng cán bộ y tế đông.
D. Bệnh nhân phải chi trả ít tiền.
Câu 52: Quan niệm tâm lý là hiện tượng phụ, thể chất và tâm lý tách rời nhau dẫn đến vấn đề gì trong
y học?
A. Chỉ tìm ra những nguyên nhân thực thể mà bỏ qua những hiện tượng tâm lý và cho là vô
hình.
B. Không có ảnh hưởng gì trong y học.

Trường Đại học Y Dược Huế 6


Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021
C. Thuận lợi hơn trong chẩn đoán.
D. Thuận lợi hơn trong điều trị.
Câu 53: Đạo đức có nguồn gốc ở:
A. Bất cứ nơi nào có con người. B. Nơi nào có mối quan hệ.
C. Nơi nào có mối quan hệ xã hội. D. Xã hội Công xã nguyên thủy.
Câu 54: Đạo đức xã hội là:
A. Hình thái ý thức xã hội.
B. Hình thái ý thức xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người.
C. Những nguyên tắc, chuẩn mực do xã hội đề ra.
D. Những phép tắc căn cứ vào chế độ kinh tế, chế độ chính trị mà đặt ra.
Câu 55: Bản thân Đạo đức có ý nghĩa:
A. Chủ quan B. Khách quan
C. Nhân sinh quan D. Chủ quan và khách quan
Câu 56: Đạo đức xã hội có chức năng:
A. Giáo dục, điều chỉnh hành vi. B. Giáo dục, nhận thức.
C. Giáo dục, điều chỉnh, nhận thức. D. Điều chỉnh hành vi, nhận thức.
Câu 57: Bản chất của đạo đức xã hội là:
A. Sự điều chỉnh mối quan hệ xã hội. B. Biện pháp giải quyết các mâu thuẫn xã hội.
C. Làm cho xã hội phát triển, tiến bộ. D. Một hình thái ý thức xã hội.
Câu 58: Đặc điểm đạo đức ở xã hội Công xã nguyên thủy là:
A. Ý thức xã hội xuất hiện từ “Ý thức xã hội nguyên thủy”.
B. Ý thức cá thể đồng nhất với ý thức tập thể.
C. Ý thức đạo đức gắn với cuộc sống tinh thần tổ tiên là tôn giáo nguyên thủy.
D. Ý thức xã hội xuất hiện từ “Ý thức bầy đàn đơn thuần”.
Câu 59: Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ có đặc điểm:
A. Có tính đồng nhất. B. Có tính đối kháng.
C. Không đồng nhất.
D. Sản xuất CHNL là cơ sở của đạo đức CNHL.
Câu 60: Đặc điểm của đạo đức xã hội phong kiến là:
A. Tư tưởng đối kháng là nguyên lý đạo đức.
B. Có tính đối kháng.
C. Giai cấp phong kiến thống trị xã hội.
D. Tư tưởng quyền uy là nguyên lý đạo đức.
Câu 61: Đạo đức học là môn khoa học:
A. Nghiên cứu về quy luật phát sinh, phát triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã
hội.
B. Nghiên cứu xác lập hệ thống những khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực đạo đức cơ
bản.
C. Nghiên cứu về nguyên tắc, chuẩn mực của đời sống đạo đức con người và xã hội.
D. Nghiên cứu về quy luật phát sinh những phạm trù, những chuẩn mực đạo đức cơ bản.

Trường Đại học Y Dược Huế 7


Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021
Câu 62: Đạo đức y học là:
A. Những nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội để các thành viên của ngành y tế tự giác thực
hiện nhằm đem lại sức khỏe cho con người.
B. Học thuyết nghĩa vụ của người cán bộ y tế và trách nhiệm công nhân của người ấy trước
xã hội.
C. Khoa học về lý luận, phẩm cách của người cán bộ y tế và bản chất giai cấp của vấn đề ấy.
D. Những nguyên tắc, chuẩn mực của ngành y liên quan đến các hoạt động đem lại sức khỏe
cho con người.
Câu 63: Lĩnh vực nghề nghiệp của ngành y có các phạm vi nguyên tắc chuẩn mực sau:
A. Luật pháp hành nghề y tế, học thuyết nghĩa vụ của người cán bộ y tế.
B. Luật pháp hành nghề y tế, tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ y tế.
C. Luật pháp hành nghề y tế, trách nhiệm công nhân của người cán bộ y tế.
D. Luật pháp hành nghề y tế, phẩm cách của người cán bộ y tế.
Câu 64: Các mối quan hệ cơ bản nói lên tính chất luân lý của đạo đức y học là:
A. Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân, đồng nghiệp, nghề nghiệp, khoa học.
B. Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân, nghề nghiệp, công việc, khoa học.
C. Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân, người nhà, nghề nghiệp, khoa học.
D. Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân, công việc, đồng nghiệp, nghề nghiệp.
Câu 65: Quan điểm “Toàn thể dân chúng là thầy thuốc... kẻ đi đường có bổn phận thăm hỏi bệnh nhân
và không được lặng thinh, lẳng lặng bỏ đi” có từ nền văn minh nào?
A. La Mã B. Ai Cập C. Lưỡng Hà D. Hy Lạp
Câu 66: “Cái đức của người thầy thuốc là cứu người mà không thấy mình cứu người, vì đấy là lý
đương nhiên như chim bay, cá lội, gió thổi”, đây là quan điểm của Thầy:
A. Khổng Tử B. Lão Tử C. Mạnh Tử D. Tuân Tử
Câu 67: Người đặt nền móng cho việc xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề y là:
A. Hyppocrates B. Apolon C. Lão Tử D. Khổng Tử
Câu 68: Điều lệ Nuremberg được ban hành vào năm:
A. 1932 B. 1937 C. 1947 D. 1948
Câu 69: Lịch sử Y học bắt đầu vào khoảng:
A. 7.000 năm trước công nguyên B. 17.000 năm trước công nguyên
C. 27.000 năm trước công nguyên D. 37.000 năm trước công nguyên
Câu 70: Người nguyên thủy biết săn sóc bà mẹ trẻ em là nhờ:
A. Những hoạt động y học do người phụ nữ tích lũy kinh nghiệm trong nuôi con.
B. Người phụ nữ tích lũy kinh nghiệm trong quá trình nuôi con.
C. Người phụ nữ tích lũy kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác.
D. Người phụ nữ hoạt động y học lâu đời tích lũy lại.
Câu 71: Con người thời tiền sử chưa biết:
A. Lấy vỏ cây, da thú để làm chăn.
B. Kê sàn cao để chống ẩm ướt.

Trường Đại học Y Dược Huế 8


Tâm lý y học – Đạo đức y học Năm học 2020-2021
C. Đục mổ xương sọ để giải quyết vết thương.
D. Dùng lửa sưởi ấm, chống ẩm, ăn chín.
Câu 72: Y học tà thuật được thay bằng y học chân chính vào thời kì:
A. Y học cổ Ai Cập. B. Y học cổ Ấn Độ.
C. Y học cổ La Mã. D. Y học cổ Hy Lạp.
Câu 73: Học thuyết Âm dương ngũ hành của các nhà y học Trung Quốc là:
A. Cơ sở dùng để nhận thức và khái quát mọi hiện tượng sinh lý, bệnh lý của con người.
B. Phương pháp dùng để nhận thức và khái quát mọi hiện tượng sinh lý, bệnh lý của con
người.
C. Học thuyết có liên quan mật thiết với phép xem mạch và việc điều trị bằng châm cứu.
D. Lý luận và phương pháp dùng để nhận thức, khái quát mọi hiện tượng sinh lý, bệnh lý của
con người.
Câu 74: Nền y học cổ Trung Quốc sử dụng dụng cụ châm cứu, xoa bóp bằng:
A. Đá B. Đồng C. Bạc D. Vàng
Câu 75: Hérophile được coi là cha đẻ của:
A. Sinh lý học B. Giải phẫu bệnh học
C. Giải phẫu học D. Khoa học thực nghiệm
Câu 76: Erasistrate được coi là cha đẻ của:
A. Sinh lý học B. Giải phẫu bệnh học
C. Giải phẫu học D. Khoa học thực nghiệm
Câu 77: Các đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý:
A. Tính chủ thể, khái quát, tính gián tiếp, tính thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và
biểu hiện bên ngoài.
B. Tính có vấn đề, tính khái quát, tính thống nhất.
C. Tính chủ thể, tính tổng thể, tính thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và biểu hiện
bên ngoài.
D. Tính xã hội và giáo dục, rèn luyện.
Câu 78: Bản chất của các hiện tượng tâm lý:
A. Là biểu hiện của vật chất, có bản chất là phản xạ không điều kiện.
B. Không phải là biểu hiện của vật chất.
C. Là sự phản ánh thế giới khách quan, mang tính xã hội và lịch sử.
D. Tất cả đều sai.
Câu 79: Trong tâm lý y học, thuật ngữ “Tâm lý” được hiểu là:
A. Hiện tượng cảm xúc, tình cảm. B. Hiện tượng tinh thần.
C. Quá trình tâm lý tình cảm, tư duy. D. Nhu cầu, hứng thú.
Câu 80: Chức năng của hiện tượng tâm lý:
A. Chức năng định hướng, Chức năng động lực.
B. Chức năng điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh.
C. Chức năng định hướng, Chức năng động lực, Chức năng điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh.
D. Tất cả đều sai.

Trường Đại học Y Dược Huế 9

You might also like