You are on page 1of 8

1.

Sự phân chia ba thời kì phát triển tâm lí: bản năng, kĩ xảo, hành vi trí tuệ dựa trên
tiêu chí chủ yếu:
a, trình độ phản ánh. b, nguồn gốc phản ánh.
c, kết quả phản ánh. d, cả a, b và c.
2. Sự phát triển tâm lý người là một quá trình:
a, không có đột biến. b, độc lập với hoạt động.
c, được quyết định bởi hoạt động chủ đạo. d, cả a, b và c.
3. Khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng khác nhau một cách có
chủ định được gọi là:
a, khối lượng chú ý. b, sự phân phối chú ý.
c, sự phân tán chú ý. d, sự di chuyển chú ý.
4. Loại chú ý do một đối tượng mới lạ gây ra gọi là chú ý:
a, không chủ định. b, có chủ định. c, sau chủ định. d, cả a, b và c.
5. Ba thời kì phát triển tâm lý: cảm giác, tri giác, tư duy được phân chia trên cơ sở:
a, trình độ phản ánh. b, nguồn gốc phản ánh.
c, kết quả phản ánh. d, cả a, b và c.
6. Ý thức của con người thể hiện năng lực:
a, nhận thức bản chất hiện thực. b, tỏ thái độ .
c, tác động tích cực trở lại hiện thực. d, cả a, b và c.
7. Tính nhạy cảm là khả năng cơ thể đáp ứng với những kích thích:
a, trực tiếp. b, gián tiếp. c, kí hiệu.
8. Bản năng là những hành vi có được bằng cơ chế:
a, di truyền sinh học.
b, tập nhiễm của cá thể.
c, di sản xã hội.
d, cả a, b và c.
9. Thời kỳ cảm giác là trình độ đầu tiên của phản ánh tâm lý, nó :
a, xuất hiện ở động vật có xương sống.
b, có khả năng trả lời từng kích thích riêng lẻ.
c, có khả năng trả lời một tổ hợp các kích thích.
d, đóng vai trò ưu thế trong phản ánh tâm lý người.
10. Hoạt động chủ đạo của trẻ sơ sinh là:
a, giao tiếp với người lớn.
b, chơi với đồ vật.
c, trò chơi phân vai có chủ đề.
d, hoạt động xã hội.
11. Bằng hoạt động, con người cải tạo hiện thực khách quan, đó là biểu hiện của mặt
nào của phản ánh tâm lý người?
a, nhận thức.
b, thái độ.
c, năng động.
d, cả a, b và c.
12. Tâm thế là hiện tượng tâm lý thuộc:
a, dưới ý thức. b, ý thức. c, siêu ý thức d. Vô thức
13. Khả năng hướng chú ý đến những đối tượng cần thiết cho hoạt động được gọi là:
a, sức tập trung chú ý. b, khối lượng chú ý.
c, sự phân phối chú ý. d, cả a và c
14. Thời kì tri giác trong sự phát triển tâm lý về phương diện loài:
a, cơ thể có khả năng trả lời từng kích thích riêng lẻ.
b, cơ thể có khả năng trả lời một tổ hợp các kích thích.
c, cơ thể có khả năng đáp ứng một tình huống mới.
d, bắt đầu ở loài giun.
15. Hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo là:
a, giao tiếp với người lớn. b, chơi với đồ vật.
c, trò chơi phân vai có chủ đề. d, cả a, b và c.
16. Yếu tố quyết định sự hình thành ý thức ở con người là:
a, lao động.
b, ngôn ngữ.
c, lao động và ngôn ngữ
d, lao động và học tập
17. Loại chú ý mà để duy trì nó cần có sự nỗ lực ý chí được gọi là chú ý:
a, không chủ định.
b, có chủ định.
c, sau chủ định.
d, cả a, b và c.
18. ý thức là hình thức phản ánh tâm lý:
a, cao nhất. b, phản ánh cái đã được phản ánh.
c, có tính năng động, cải biến thế giới. d, cả a, b và c.
19. Loại chú ý có mục đích định trước nhưng không cần sự nỗ lực của ý chí được gọi
là chú ý:
a, không chủ định.
b, có chủ định.
c, sau chủ định.
d, cả a, b và c.
20. “Một con người cụ thể, sống trong một cộng đồng xã hội nhất định”, là một:
a, con người. b, cá nhân. c, nhân cách. d, cá tính.
21. Kĩ xảo là hành vi:
a, bẩm sinh.
b, tự tạo.
c, thoã mãn các nhu cầu thuần tuý cơ thể.
d, gắn với ngôn ngữ.
22. Ý thức đựơc hình thành và biểu hiện trong:
a, quá trình lao động.
b, sản phẩm lao động.
c, cả a và b đều đúng
d, cả a và b đều sai.
23. Một học sinh luôn có ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống của nhà trường, đó
là biểu hiện của:
a, ý thức. b, tự ý thức. c, ý thức xã hội. d, cả a, b và c.

24. Hành vi trí tuệ giúp con người:


a, nhận thức bản chất, qui luật của hiện thực.
b, thích nghi với môi trường.
c, cải tạo thực tế khách quan.
d, cả a, b và c.
25. Con đường hình thành tự ý thức cá nhân là:
a, hoạt động và sản phẩm của hoạt động.
b, quan hệ giao tiếp với người khác, với xã hội.
c, tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội.
d, cả a, b và c.
26. Mặt năng động của ý thức thể hiện ở:
a, nhận thức sâu sắc về thế giới. b, có khả năng tỏ thái độ với đối tựơng.
c, hành động tác động trở lại thế giới. d, cả a, b và c.

27. Trong thành phần động cơ của nhân cách có yếu tố:
a, nhu cầu.
b, hứng thú.
c, lý tưởng.
d, cả a, b và c.
28. Nhân cách là tổ hợp các hiện tượng tâm lý cá nhân thuộc loại:
a, quá trình. b, trạng thái. c, thuộc tính. d, cả a, b và c.
29. Một người có khả năng thường xuyên hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghề nghiệp
được giao, với hoạt động nghề nghiệp, anh ta là người:
a, không có năng lực. b, có năng lực. c, tài năng. d, thiên tài.
30. Đối với sự hình thành nhân cách, hoạt động tích cực của cá nhân có vai trò:
a, chủ đạo. b, quyết định. c, quyết định trực tiếp. d, điều kiện.
31. Quan niệm: “ Khi ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể...,mà còn phải
nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và như thế nào”, là của nhà tâm lý học:
a, L. Vưgôtxki. b, A. Léonchiev. c, B. Lômôv. d, X. Rubinxtêin.
32. Lý tưởng là:
a, một ước mơ cao đẹp.
b, một động cơ mạnh mẽ của hoạt động con người.
c, một phẩm chất của nhân cách.
d, cả a, b và c.
33. Trong một cá nhân , nhân cách là:
a, tổ hợp các thuộc tính tâm lý. b, bộ mặt xã hội- tâm lý.
c, giá trị làm người. d, cả a, b và c.
34. Trong các đặc điểm sau, nhu cầu không có đặc điểm là:
a, tính đối tượng.
b, tính thường xuyên.
c, nội dung do những điều kiện và phương thức thoã mãn quy định.
d, bản chất xã hội.
35. Câu nói: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thu tâm lý, đạo đức của xã hội
mà nó là thành viên”, là của:
a, C. Mac. b, F.Enghen. c, V.Lênin. d, Hồ Chí Minh.
36. Nhà Tâm lý học đã chỉ ra rằng: “Nhân cách của con người sinh thành và phát triển
theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm,...”, là:
a, L. Vưgôtxki. b, A.Léonchiev. c, X.Rubinxtêin d, V.Đavưđôv.
37. Lý tưởng không phải là một:
a, quá trình tâm lý.
b, hình ảnh hấp dẫn về tương lai.
c, động cơ mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của con ngưòi.
d, phẩm chất của nhân cách.
38. Yếu tố tạo nên động lực của nhân cách là:
a, nhu cầu. b, hứng thú. c, lý tưởng. d, cả a, b và c.
39. Trong cuộc sống và hoạt động của mỗi người, khí chất được nói đến ở đặc điểm:
a, bình thản. b, ưu tư. c, nóng nảy. d, cả a, b và
c.

40. Ý kiến: “Nhân cách là cái sinh thành và phát triển trong cuộc đời...”nói về một đặc
điểm của nhân cách- đó là tính:
a, thống nhất. b, ổn định. c, tích cực. d, giao lưu.
41. Khả năng làm nảy sinh khát vọng và tăng hiệu quả hoạt động, làm giảm mệt mỏi
của con người trong hoạt động, thuộc về:
a, nhu cầu. b, hứng thú. c, lí tưởng. d, niềm tin.
42. Trong các từ sau đây, từ không dùng để chỉ tính cách là:
a, tính tình. b, tính nết. c, tính khí. d, cả a, b và c.
43. Trong các yếu tố sau, yếu tố có vai trò tiền đề của năng lực là:
a, tư chất. b, thiên hướng. c, tri thức. d, hoạt động.
44. Đối với sự phát triển nhân cách, giáo dục đóng vai trò chủ đạo bởi giáo dục là sự
tác động có:
a, mục đích. b, nội dung.
c, kế hoạch, phương pháp, phương tiện. d, cả a, b và c.
45. Qua giao lưu, cá nhân:
a, gia nhập các quan hệ xã hội. b, lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội.
c, được đánh giá. d, cả a, b và c.
46. Xác định chiều hướng và trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách
là chức năng của:
a, nhu cầu. b, thế giới quan. c, lý tưởng. d, niềm tin.
47. Khí chất của con người biểu hiện ở tính:
a, độc ác. b, nóng nảy. c, nhẹ dạ. d, hiền lành.
48. Động lực của nhân cách có yếu tố thành phần là:
a, hứng thú. b, lý tưởng. c, niềm tin. d, cả a, b và c.
49. Một người thường có sáng kiến trong hoạt động nghề nghiệp, nhờ đó anh ta hoàn
thành nhiệm vụ tốt hơn những người khác. Người đó là người:
a, không có năng lực.
b, có năng lực.
c, có tài năng.
d, thiên tài.
50. Tập thể tác động đến nhân cách bằng:
a, hoạt độnh cùng nhau. b, dư luận xã hội.
c, truyền thống và bầu không khí tâm lý. d, cả a, b và c.
51. Để nghiên cứu và hình thành, phát triển tâm lý người cần phải tổ chức:
a, hoạt động .
b, giao tiếp.
c. Hoạt động và giao tiếp
52. Trường hợp những đứa trẻ do động vật nuôi từ bé có tâm lý không phát triển hơn
tâm lý động vật là do chúng đã không:
a. a, có các quan hệ xã hội.
b. b, thực hiện hoạt động và giao tiếp.
c. c, lĩnh hội được nền văn hoá xã hội của loài người.
d, cả a, b và c.
53. Yếu tố quyết định bản chất xã hội của tâm lý người là:
a, sự thích nghi với môi trường xã hội. b, quan hệ xã hội.
c, tác động của những người xung quanh. d, sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội.
54. Sự phát triển tâm lý trẻ em:
a, tuân theo qui luật chung của mọi sự phát triển.
b, có những qui luật đặc thù.
c, có sự thay đổi về chất lượng.
d, cả a, b và c.
55. Câu nói : “Ba cấp độ của nhân cách tồn tại trong bản thân nó như đại biểu của cái
toàn thể”, là nói về một đặc điểm của nhân cách. Đó là tính:
a, thống nhất.b, ổn định. c, tích cực. d, cả a, b và c.
56. Thông qua hoạt động, cá nhân lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội- lịch sử, hình
thành và bộc lộ nhân cách bằng quá trình:
a, chủ thể hoá.
b, khách thể hoá.
c, chủ thể hóa và khách thể hóa
d. Ý thức hóa
56. Hoạt động chủ đạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách, nó là yếu tố
có ý nghĩa:
a, duy nhất. b, quan trọng nhất.
c, quyết định trong một giai đoạn phát triển nhất định. d, cả a, b và c.
57. Điều kiện tồn tại một tập thể là:
a, một nhóm người. b, có mục đích chung.
c, có một hoạt động chung. d, cả a, b và c.
58. Vai trò định hướng và thúc đẩy hoạt động của con người thuộc về:
a, nhu cầu. b, hứng thú. c, thế giới quan . d, động cơ.
59. Bộ mặt xã hội - tâm lý của cá nhân được gọi là:
a, con người. b, cá tính. c, nhân cách. d, cả a, b và c.
60. Hạt nhân của ý thức con ngưòi là:
a, nhận thức lý tính. b, thái độ đối với hiện thực.
c, tính tích cực, năng động. d, cả a, b và c.
61. Một người rất đói, nếu ăn quá nhiều thì sẽ chán không thể ăn thêm ,nhưng sau
một thời gian lại tiếp tục đói và muốn ăn; đó là biểu hiện đặc điểm của nhu cầu:
a, tính đối tượng.
b, tính chu kì.
c, bản chất xã hội.
d, nội dung nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoã mãn quy định.
62. Ở loài người, hệ thống mhu cầu của thế hệ sau thường khác với thế hệ trước, sự
khác biệt đó được tạo nên bởi:
a, tính đối tượng của nhu cầu.
b, Nội dung nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nhu cầu
quy định.
c, tính chu kì của nhu cầu.

You might also like