You are on page 1of 9

CÂU HỎI CHƯƠNG 1

thu.doc
CHƯƠNG: 2
NHÓM CÂU HỎI HIỂU
1. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu
tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Anh/chị
hãy cho biết đó là vấn đề gì?
A. Phạm trù ý thức
B. Phạm trù vật chất
C. Phạm trù chất
D. Phạm trù lượng
ANSWER: B
2. Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người xuất phát từ hiện thực khách
quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan.
Đây là nội dung của nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc khách quan
B. Chủ quan
C. Biện chứng
D. Lịch sử cụ thể
ANSWER: A
3. Tính chất chung của thế giới vật chất, là gì?
A. Tính vận động, đứng im
B. Tính vận động, biến đổi
C. Tính phát triển, biến đổi
D. Tính liên hệ, biến đổi
ANSWER: B
4. Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại có đặc điểm chung là gì?
A. Quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể và xem chúng là khởi nguyên của
thế giới, tức quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới
bên ngoài.
B. Quy vật chất về một dạng tinh thần và xem chúng là khởi nguyên của thế giới,
tức quy vật chất về những hình ảnh, đấng quyền năng cảm tính đang tồn tại ở thế
giới bên ngoài.
C. Quy vật chất về một dạng thực tại khách quan, được con người chụp lại, chép lại,
không phụ thuộc vào cảm giác.
D. Quy vật chất về một dạng cụ thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại bên ngoài thế
giới.
ANSWER: A
5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung sau trong định nghĩa vất chất của Lênin:
“vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con
người cảm giác”?
A. Vật chất có mối quan hệ mật thiết với ý thức
B. Vật chất tồn tại bên ngoài ý thức
C. Vật chất luôn tồn tại khách quan không lệ thuộc vào ý thức
D. Vật chất có tính độc lập tương đối với ý thức
ANSWER: C
6. Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường nào?
A. Duy vật biện chứng.
B. Duy vật chất phác
C. Duy vật khách quan
D. Duy vật siêu hình
ANSWER: A
7. Dựa vào nội dung về bản chất của ý thức Anh/chị hãy cho biết đặc tính căn bản để
phân biệt trình độ phản ánh ý thức của con người với trình độ phản ánh tâm lý của
động vật là gì?
A. Tính tích cực, sáng tạo
B. Tính tích cực, năng động
C. Tính tích cực chủ động
D. Tính chủ động, sáng tạo
ANSWER: A
8. Luận điểm: “Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng
hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có” phản
ánh nội dung nào sau đây?
A. Yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền
đề vật chất hiện có.
B. Yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tế của bản thân, từ những điều kiện, xã
hiện có.
C. Yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những tiền đề vật
chất hiện có.
D. Yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tế xã hội, từ những điều kiện, tiền đề
vật chất hiện có.
ANSWER: A
CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP
9. Về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người hoặc là không thể,
hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Thậm chí
quá trình nhận thức của con người, theo họ, chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi
“tìm lại” chính bản thân mình dưới hình thức khác mà thôi. Về thực chất điều này
có nghĩa là gì?
A. Các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất
B. Các nhà triết học duy tâm đã thừa nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất
C. Các nhà triết học duy tâm đã cho rằng vật chât tồn tại khách quan
D. Các nhà triết học duy tâm cho rằng vật chất tồn tại chủ quan
ANSWER: A
10. Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là thừa nhận
sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Trong hoạt động thực tiễn điều này được
thể hiện như thế nào?
A. Lấy giới tự nhiên để giải thích tự nhiên
B. Lấy tinh thần để giải thích tự nhiên
C. Lấy ý thức để giải thích tự nhiên
D. Lấy vật chất để giải thích tự nhiên
ANSWER: A
11. Khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng chúng ta cần đăt nó trọng trạng thái
nào? Vì sao?
A. Vận động, vì thông qua vận động sự vật biểu hiện sự tồn tại, thuộc tính vốn có,
bản chất và đặc trưng của chúng
B. Vận động, vì thông qua vận động sự làm cho sự vật phát triển và biến đổi
C. Đứng im, vì chỉ có đứng im thì bản chất của sự vật mới bộc lộ
D. Đứng im, ví đứng im cũng là một trạng thái của vận động, vận động trong thăng
bằng
ANSWER: A
12. Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh
hiện thực khách quan, đã đủ điều kiện để ý thức ra đời chưa? Vì sao?
A. Chưa. Vì sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có
nguồn gốc xã hội
B. Chưa. Vì sự ra đời của ý thức phải có thêm nguồn gốc tự nhiên
C. Rồi. Vì bộ não và thề giới khách quan là đủ để ý thức ra đời
D. Rồi. Vì sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực
phản ánh hiện thực khách quan là đủ để ý thức ra đời
ANSWER: A
13. Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ, sản xuất ra nhiều
loại máy móc có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Chẳng
hạn máy tính điện tử, "người máy thông minh", "trí tuệ nhân tạo". Điều đó có nghĩa
là máy móc cũng có ý thức như con người là đúng hay sai? Tại sao?
A. Sai, vì "Người máy thông minh" “trí tuệ nhân tạo”... thực ra chỉ là một quá trình
tự động được con người lập trình.
B. Sai, vì "Người máy thông minh" “trí tuệ nhân tạo”... thực ra chỉ là một quá trình
phát triển của nhận thức, được con người lập trình
C. Sai, vì "Người máy thông minh" “trí tuệ nhân tạo”... thực ra chỉ là một quá trình
vật lý được con người lập trình
D. Đúng, vì "Người máy thông minh" “trí tuệ nhân tạo”... có thể làm nhiều việc và
hiệu quả cao hơn cả con người.
ANSWER: C
14. Đảng và nhà nước ta khẳng định phải chăm lo phát triển con người toàn diện cả
về thể chất và tinh thần, vì:
A. Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần quyết định sự tồn
tại và phát triển của xã hội
B. Con người luôn không thỏa mãn với những gì mình có nên không ngừng lao động,
sáng tạo
C. Con người là trung tâm của xã hội, là chủ thể của quá trình vận động, phát triển
của xã hội
D. Con người sáng tạo ra xã hội và là chủ thể của tự nhiên
ANSWER: A
15. Quan điểm cho rằng: «Để giải thích quá trình phát triển của xã hội, giải thích
những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu này sang lĩnh
vực khác cần sử dụng phép biện chứng duy vật», là đúng hay sai? Vì sao?
A. Đúng. Vì phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của triết học
B. Đúng. Vì phép biện chứng duy vật tạo ra chức năng phương pháp luận chung
nhất, giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn
C. Sai. Vì phép biện chứng là nội dung cơ bản của triết học chứ không phải của các
lĩnh vực khác
D. Sai. Vì phép biện chứng duy vật không thể giúp con người định hướng trong việc
đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
ANSWER: B
16. Quá trình vận động phát triển của xã hội có phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người không? Vì sao?
A. Có. Vì sự vận động của xã hội do con người quyết định
B. Không. Vì quá trình vận động phát triển luôn đi từ thấp đến cao
C. Không. Vì quá trình vận động phát triển mang tính khách quan
D. Có. Vì quá trình vận động phát triển chịu sự chi phối của con người
ANSWER: C
17. Quá trình phát triển giới tự nhiên khác quá trình phát triển xã hội như thế nào?
A. Phát triển trong tự nhiên diễn ra một cách tự giác, còn phát triển trong xã hội
diễn ra tự phát thông qua hoạt động có ý thức của con người
B. Phát triển trong tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn phát triển trong xã hội
diễn ra tự giác thông qua hoạt động có ý thức của con người
C. Phát triển trong tự nhiên diễn ra một cách tự nhiên, còn phát triển trong xã hội
diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người
D. Phát triển trong tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn phát triển trong xã hội
diễn tuần tự thông qua hoạt động có ý thức của con người
ANSWER: B
18. Khi nói: “Lao động là yếu tố đầu tiên, cơ bản, quan trọng nhất tạo nên sự thống
nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên”, có nghĩa là:
A. Lao động làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn
B. Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của con người với
động vật
C. Lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mà xã hội là một bộ phận đặc thù của
tự nhiên
D. Lao động là quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, con người là trung gian
điều tiết, kiểm tra sự trao đổi chất với tự nhiên
ANSWER: D
19. Quá trình phát triển trong lĩnh vực xã hội và tư duy có phụ thuộc vào ý thức, ý
muốn chủ quan của con người không? Vì sao?
A. Không, vì phát triển quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy
B. Không, vì phát triển mang tính khách quan, nguồn gốc của nó nằm ngay trong
chính bản thân sự vật, hiện tượng
C. Có, vì xã hội và tư duy là của con người, do con người tác động
D. Có, vì xã hội và tư duy của con người luôn vận động, phát triển không ngừng
ANSWER: B
20: Nội dung nào thể hiện quan điểm của Đảng về tính kế thừa trong xây dựng và
phát triển văn hóa hiện nay của nước ta?
A. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam là xây dựng và phát triển nền văn hóa
tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa
B. Quan điểm chung của Đảng ta hiện nay là xây dựng và phát triển nền văn hóa
tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc
C. Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu
nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường... xây
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
D. Đảng ta luôn khẳng định phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa
ANSWER: C
21. Những hành động đẹp, cao cả cần được nhân rộng, những tư tưởng hẹp hỏi, ích
kỷ cần được lên án để loại bỏ. Quan điểm này thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Mối quan hệ giữa cái bản chất và hiện tượng
B. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
C. Mối quan hệ giữa cái đơn nhất và cái chung
D. Mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
ANSWER: C
22. Trong một tập thể lớp, nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì
tập thể đó có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém. Điều này thể hiện
nội dung nào sau đây?
A. Chất của tập thể lớp biến đổi
B. Lượng của tập thể lớp biến đổi
C. Độ của lớp biến đổi
D. Điểm nút của lớp biến đổi
ANSWER: A
23. Kinh nghiệm sống được đút kết từ cha ông ta là “ Hết cơn bĩ cực đến miền thái
lai”. Điều này được biểu hiện ở quan niệm nào của triết học?
A. Mặt đối lập
B. Khả năng – hiện thực
C. Mối liên hệ phổ biến
D. Phủ định biện chứng
ANSWER: D
24. Tinh thần tương thân, tương ái của cha ông ta là “môi hở, răng lạnh”. Điều này
thể hiện quan điểm nào trong triết học?
A. Phát triển
B. Tất nhiên – ngẫu nhiên
C. Cái chung – cái riêng
D. Biện chứng
ANSWER: D
25. Cách giải thích nào dưới đây là đúng khi bàn về cách thức vận động, phát triển
của mọi sự vật và hiện tượng trong đời sống xã hội?
A. Sự biến đổi về chất dẫn đến sự biến đổi về lượng
B. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
C. Sự phát triển tạo ra tiền đề cho sự vận động
D. Sự vận động là nền tảng cho sự phát triển
ANSWER: B
26. Trong đời sống xã hội, hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?
A. Bộ phim mới ra mắt được nhiều người đón nhận
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn năm 2014
C. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước
D. Sinh viên là những người trẻ, thông minh, tích cực trong mọi hoạt động
ANSWER: B
27. . Theo anh/chị, chúng ta cần tránh những quan niệm nào sau đây?
A. Bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới
B. Xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ
C. Vượt qua trở ngại, khó khăn
D. Kế thừa những giá trị của cái cũ trong hoạt động thực tiễn
ANSWER: A
28. Việc làm nào sau đây là không đúng theo quan điểm của triết học duy vật biện
chứng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong xây dựng
nền văn hóa ở nước ta hiện nay?
A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới
B. Giữ gìn, tôn vinh tất cả văn hóa của dân tộc
C. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục
D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
ANSWER: B
29. Chọn quan điểm chưa đúng với triết học Mác-Lênin về phạm trù phát triển?
A. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.
B. Cần tránh thái độ bảo thủ, thành kiến với cái mới.
C. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
D. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp không dẽ dàng.
ANSWER: A
30. Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lý?
A. Sự vận động của các phân tử
B. Sự hóa hợp và phân giải các chất
C. Sự dịch chuyển vị trí trong không gian
D. Sự vận động của các cơ thể sống
ANSWER: A
CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
31. Từ nghiên cứu định nghĩa về vật chất của Lênin, bản thân anh/chị sẽ quán triệt
nguyên tắc nào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn?
A. Biện chứng
B. Chủ quan
C. Khách quan
D. Lịch sử cụ thể
ANSWER: C
32. Từ quan niệm của phép biện chứng duy vật về vận động của vật chất, bản thân
anh/chị sẽ quán triệt quan điểm nào trong quá trình học tập và hoạt động nghề
nghiệp sau này?
A. Vận động
B. Phát triển
C. Biện chứng
D. Lịch sử cụ thể
ANSWER: A
33. Từ quan niệm vật chất, vận động của Lênin, theo anh/chị về thực chất nhiệm vụ
của khoa học chuyên ngành mà bản thân chọn, suy đến cùng là gì?
A. Nghiên cứu sự vận động của các sự vật, hiện tượng thuộc chuyên ngành trong
các phạm vi, lĩnh vực, trình độ, kết cấu khác nhau
B. Nghiên cứu sự phát triển của các sự vật, hiện tượng thuộc chuyên ngành trong
các phạm vi, lĩnh vực, trình độ, kết cấu khác nhau
C. Nghiên cứu sự đứng im của các sự vật, hiện tượng thuộc chuyên ngành trong các
phạm vi, lĩnh vực, trình độ, kết cấu khác nhau
D. Nghiên cứu sự biện chứng của các sự vật, hiện tượng thuộc chuyên ngành trong
các phạm vi, lĩnh vực, trình độ, kết cấu khác nhau
ANSWER: A
34. Để hạn chế thất bại và có nhiều thành công trong học tập cũng như hoạt động
thực tiễn, anh/chị cần phải làm gì?
A. Nghiên cứu kỹ các điều kiện khách quan và nâng cao năng lực chủ quan của bản
thân
B. Nghiên cứu thực tiễn, phát huy kinh nghiệm của bản thân
C. Nghiên cứu thực tế khách quan, tiền đề vật chất hiện có
D. Tăng cường thực tế xã hội, ý chí của bản thân, nhờ sự giúp đỡ của những người
xung quanh
ANSWER: A
35. Khi con người phát hiện được cấu trúc của nguyên tử thì có làm cho quan niệm
về nguyên tử của các nhà triết học cổ đại mất đi không? Vì sao?
A. Không, vì thế giới vật chất bao la rộng lớn, vô vàn các sự vật, hiện tượng
B. Có, vì thế giới vật chất vô hạn và vô tận
C. Không, vì thế giới vật chất không thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và
bất biến để đặc trưng chung cho vật chất
D. Có, vì thế giới vật chất không thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất
biến để đặc trưng chung cho vật chất
ANSWER: D
CÂU HỎI VẬN DỤNG SÁNG TẠO
36. Là một sinh viên, anh/chị cần làm gì để góp phần xây dựng nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, phát triển?
A. Có kiến thức, có tình cảm cách mạng trong sáng, ý chí vươn lên trong cuộc sống
B. Có kiến thức, nắm vững khoa học - công nghệ hiện đại, có tình cảm, ý chí vươn
lên trong cuộc sống
C. Có kiến thức, nắm vững khoa học - công nghệ hiện đại, có tình cảm cách mạng
trong sáng, ý chí vươn lên trong cuộc sống
D. Nắm vững khoa học - công nghệ hiện đại, có tình cảm cách mạng trong sáng, ý
chí vươn lên trong cuộc sống
ANSWER: C
37. Anh/chị cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm
triết học?
A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”
B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”
C. Tiến hành phê bình và tự phê bình
D. Điều hòa mâu thuẫn
ANSWER: C
38. Anh/chị vận dụng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống như thế
nào?
A. Khi có mâu thuẫn xảy ra tùy vào điều kiện đã đủ và chín muồi thì không “dĩ hòa
vi quý”, cũng không nóng vội, không bảo thủ khi giải quyết sự việc
B. Khi có mâu thuẫn xảy ra thì phải biết phân loại mâu thuẫn và giải quyết nó
C. Khi có mâu thuẫn xảy ra thì phải vạch ra phương pháp giải quyết nó
D. Khi có mâu thuẫn xảy ra phải tìm cách giải quyết mâu thuẩn
ANSWER: A
39. Anh/chị vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động thực tiễn như thế nào?
A. Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể luôn đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất
B. Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể cần tìm hình thức, phương pháp
tác động phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của nó
C. Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể luôn đặt nó trong sự vận động,
phát hiện xu hướng biến đổi của nó
D. Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể luôn đặt nó vừa trong điều kiện,
môi trường, hoàn cảnh, trong từng giai đoạn, vừa trong cả quá trình
ANSWER: A
40. Anh/chị vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động thực tiễn như thế nào?
A. Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể phải vạch ra được tính tất yếu và
các qui luật chi phối sự vận động của nó
B. Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể luôn đặt nó trong mối liên hệ với
đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt, các mối liên hệ trung
gian, gián tiếp
C. Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể luôn đặt nó trong sự vận động,
phát hiện xu hướng biến đổi của nó
D. Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể luôn đặt nó vừa trong điều kiện,
môi trường, hoàn cảnh, trong từng giai đoạn, vừa trong cả quá trình
ANSWER: B

You might also like