You are on page 1of 10

BÀI TẬP PHẦN LÝ LUẬN NHẬN THỨC

1. Chọn cụm từ thích hợp, điền vào chỗ trống để có định nghĩa đúng về phạm trù
thực tiễn: "Thực tiễn là toàn bộ.......... có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội".

A. Hoạt động vật chất và tinh thần


B. Hoạt động tinh thần
C. Hoạt động vật chất
D. Hoạt động.

2. Hoạt động nào sau đây là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động thực
tiễn?
A. Mọi hoạt động vật chất của con người
B. Hoạt động tư duy sáng tạo ra các ý tưởng
C. Hoạt động nghiên cứu khoa học
D. Hoạt động sản xuất vật chất.
3. Trong phạm trù thực tiễn, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
hoạt động vật chất được hiểu là gì?
A. Hoạt động sản xuất vật chất của con người
B. Hoạt động đang diễn ra hàng ngày của con người
C. Hoạt động mà con người sử dụng các phương tiện vật chất tác động vào hiện thực
khách quan.
D. Hoạt động đấu tranh giai cấp của các tầng lớp bị áp bức, bóc lột.
4. Trường phái triết học nào phủ nhận bản chất của nhận thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong đầu óc con người.

A. Chủ nghĩa duy vật chất phác


B.Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII
C.Chủ nghĩa duy tâm.
D.Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

5. Trường phái triết học nào cho rằng nhận thức là tự nhận thức, là sự tổ hợp các
cảm giác của chủ thể.

A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan


B.Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C.Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phác.

6. Trường phái triết học nào cho rằng: Nhận thức là tự nhận thức của “tinh thần
thế giới” hay “ý niệm tuyệt đối”?

A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan


B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
C. Chủ nghĩa duy vật chất phác.
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

7. Quan điểm cho rằng: Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc
con người một cách đơn giản thụ động và nội dung của nó phụ thuộc vào đối tượng
nhận thức là của trường phái triết học nào?

A. Chủ nghĩa duy vật chất phác.


B.Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C.Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D.Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

8. Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin, bản chất của nhận thức là:
A. Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người
B. Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể về khách thể .
C. Sự tiến gần của tư duy đến khách thể.
D. Tự nhận thức của con người.
9. Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các
giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?

A. Nhận thức lý tính


B. Nhận thức khoa học
C. Nhận thức lý luận
D. Nhận thức cảm tính.

10. Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn nhận thức cảm tính?

A. Khái niệm
B. Biểu tượng
C. Cảm giác.
D. Tri giác.

11. Nhận thức cảm tính được thực hiện dưới các hình thức nào?

A. Khái niệm và suy luận


B. Cảm giác, tri giác và khái niệm
C. Cảm giác, tri giác, suy luận
D. Cảm giác, tri giác và biểu tượng

12. Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Cảm giác là hình ảnh chủ
quan về thế giới khách quan".

A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.


C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
D. Thuyết “nhị nguyên”.

13. Ghép các mệnh đề để có luận điểm đúng: “ Cảm giác là sự phản ánh các thuộc
tính..
A....tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật trực tiếp tác động vào các giác quan của con
người
B. ...riêng lẻ, bề ngoài của sự vật khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con
người.
C. ...về sự vật và lưu lại trong trí nhớ của con người và được tái hiện lại do một kích thích
nào đó.
D. ...chỉnh thể, bên trong của sự vật khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của
con người.
14. Ghép các mệnh đề để có luận điểm đúng: “Tri giác là hình ảnh...”
A. ...về sự vật và lưu lại trong trí nhớ của con người và được tái hiện lại do một kích thích
nào đó
B. ...chỉnh thể, bên trong của sự vật khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của
con người
C. ...tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật trực tiếp tác động vào các giác quan của con
người.
D. ...riêng lẻ, bề ngoài của sự vật khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con
người.
15. Ghép các mệnh đề để có luận điểm đúng: “Biểu tượng là hình ảnh...
A. ...chỉnh thể, bên trong của sự vật khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của
con người
B. ...tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật trực tiếp tác động vào các giác quan của con
người
C. ...về sự vật và lưu lại trong trí nhớ của con người và được tái hiện lại do một kích thích
nào đó.
D. ...riêng lẻ, bề ngoài của sự vật khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con
người.
16. Sự phản ánh trừu tượng, khái quát những đặc điểm chung, bản chất của các sự
vật là giai đoạn nhận thức nào?

A. Nhận thức cảm tính


B. Nhận thức lý tính .
C. Nhận thức kinh nghiệm
D. Cả A, B và C.

17. Nhận thức lý tính được thực hiện dưới những hình thức nào?

A. Cảm giác, tri giác và biểu tượng


B. Phán đoán, khái niệm, suy luận
C. Khái niệm, phán đoán, suy luận.
D. Tri giác, biểu tượng, khái niệm.

18. “Khái niệm” là hình thức nhận thức của giai đoạn nào?

A. Nhận thức cảm tính


C. Nhận thức kinh nghiệm.
B. Nhận thức lý tính.
D. Nhận thức khoa học.

19. Điền vào chỗ trống để có định nghĩa đúng: Khái niệm là sự phản ánh khái quát
những đặc tính ........của sự vật hoặc của một lớp các sự vật và được thể hiện dưới
hình thức ngôn ngữ là một từ hoặc một tập hợp từ.

A. Cơ bản
B.Chủ yếu
C.Bên ngoài
D.Bản chất.

20. Điền vào chỗ trống để có luận điểm đúng: Phán đoán là hình thức của tư duy
liên kết các....... lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc
tính nào đó của đối tượng.

A. Biểu tượng
B. Khái niệm.
C. Cảm giác.
D. Tri giác.

21. Điền vào chỗ trống để có luận điểm đúng: Suy luận là hình thức của tư duy liên
kết các ........lại với nhau để rút ra tri thức mới.

A. Khái niệm
B. Biểu tượng
C. Phán đoán.
D. Tri giác.

22. Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin, bản chất của nhận thức là:
A. Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người
B. Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể.
C. Sự tiến gần của tư duy đến khách thể.
D. Tự nhận thức của chủ thể.
23. Chọn câu trả lời đúng cho các phương án sau: Một trong những vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức:
A. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức.
B. Thực tiễn là kết quả của nhận thức.
C. Thực tiễn do ý thức của con người tạo ra
D. Cȧ A, B, C.
24. Xác định quan niệm sai về thực tiễn:
A.Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức vì qua thực tiễn bộc lộ thuộc tính bản chất của
đối tượng
B.Thực tiễn là động lực của nhận thức nó đòi hỏi tư duy con người phải giải đáp những
vấn đề đặt ra
C.Thực tiễn là hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
25. Luận điểm sau đây là của nhà triết học nào: "Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng
của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan."

A. C. Mác
B. V.I. Lênin.
C. F. Ăngghen.
D. F. Heghen.

26. Điền vào chỗ trống để có quan điểm của triết học Mác - Lênin về chân lý: Chân
lý là những tri thức......với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.

A. Đầy đủ
B. Đúng đắn
C.Hợp lý
D.Phù hợp.

27. Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được khái niệm về chân lý:
"Chân lý là những ...(1) ... phù hợp với hiện thực khách quan và được ...(2) ... kiểm
nghiệm"
A. 1- cảm giác của con người; 2- ý niệm tuyệt đối
B. 1 - tri thức ; 2- thực tiễn.
C. 1- ý kiến; 2- nhiều người
D.1- quan niệm; 2- thực tiễn.
28. Trong “Bút ký triết học”, V.I.Lênin viết: “Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và
vô tận của .... đến khách thể”. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

A. Chủ thể
B. Ý thức
C. Tư duy.
D. Con người.
29. Theo quan điểm của CNDVBC tiêu chuẩn của chân lý là. ...
A. Được nhiều người thừa nhận
B. Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận
C. Thực tiễn
D. Hệ thống tri thức phù hợp.
30. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai
A. Chân lý có tính khách quan
C. Chân lý có tính trừu tượng.
B. Chân lý có tính tương đối
D. Chân lý có tính cụ thể.
31. Chọn luận điểm sai trong các luận điểm sau:
A. Hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người chứ không phải là quá trình vật chất
diễn ra trong hiện thực khách quan
B. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất không phải là hoạt động tinh thần thuần túy
của con người
C. Hoạt động thực tiễn là mọi hoạt động vật chất của con người.
D. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử - xã hội, nhằm
cải tạo tự nhiên, xã hội và cải tạo chính con người.
32. Trường phái triết học nào phủ nhận khả năng nhận thức chân lý của con người.
A. Chủ nghĩa duy vật chất phác
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
C. Chủ nghĩa hoài nghi.
D. Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII.
33. Theo quan điểm của CNDVBC luận điểm nào sau đây là sai:
A. Khả năng nhận thức thế giới của con người là vô hạn. Về nguyên tắc, không có cái gì
là không thể nhận thức được, chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi
B. Nhận thức của con người là có giới hạn và con người chỉ nhận thức được chân lý
tương đối mà thôi.
C. Nhận thức là quá trình phản ánh sáng tạo, tích cực, tự giác và biện chứng, tiến từ chưa
biết đến biết, từ biết chưa sâu sắc đến sâu sắc hơn.
D. Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
34. Điền vào chỗ trống để có quan niệm của CNDVBC: Đặc trưng của nhận thức
cảm tính là phản ánh những đặc tính....... của sự vật chưa nhận thức được những
mối liên hệ chung, bản chất của sự vật.

A. ...tổng hợp, bên trong


B. ...cơ bản, bên ngoài
C...tổng thể, bên ngoài
D....riêng lẻ, bề ngoài.
35. Điền vào chỗ trống để có quan niệm của CNDVBC: “Nhận thức kinh nghiệm
được hình thành từ...... các sự vật hiện tượng.

A. ...nhận thức gián tiếp


B...nhận thức trừu tượng
C....quan sát trực tiếp
D...nhận thức tổng hợp

36. Điền vào chỗ trống để có quan niệm của CNDVBC: “Nhận thức lý luận là nhận
thức........., khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng.

A. ...trực tiếp, cụ thể


B. ... gián tiếp, trừu tượng
C. ...tự phát, trực tiếp
D. ...gián tiếp, tự phát

37. Điền vào chỗ trống để có quan niệm của CNDVBC: Nhận thức thông thường là
nhận thức được hình thành một cách...... từ hoạt động hàng ngày của con người,
phản ánh những sự vật, hiện tượng một cách cụ thể.

A. ...gián tiếp, trừu tượng


B. ...gián tiếp, tự phát
C. ...tự giác, trừu tượng
D. ...tự phát, trực tiếp

38. Điền vào chỗ trống để có quan niệm của CNDVBC: Nhận thức khoa học là nhận
thức hình thành một cách........ từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ
tất yếu của đối tượng.

A. ...tự giác, gián tiếp


B. ...trực tiếp, cụ thể
C. ...tự giác, trực tiếp
D. ...tự phát, trực tiếp

39. Điền vào chỗ trống để có quan niệm của CNDVBC: Nhận thức lý tính là giai
đoạn phản ánh......... và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của
sự vật.

A. ...trực tiếp, cụ thể


C. ...gián tiếp, trừu tượng
B. ...tự giác, trực tiếp
D. ...tự phát, trực tiếp
40. Điền vào chỗ trống để có quan niệm của CNDVBC: Về bản chất, nhận thức là
quá trình phản ánh (1)..... và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ
sở (2).....

A. ...(1) tích cực, tự giác, (2) lý luận


B...(1) tích cực, tự giác, (2) thực tiễn
C...(1) tích cực, tự giác, (2) khoa học
D...(1) tích cực, tự giác, (2) tư duy

41. Theo quan điểm của CNDVBC, luận điểm nào sau đây là sai?
A. Nhận thức kinh nghiệm tự nó không chứng minh được tính tất yếu
B. Nhận thức kinh nghiệm tự nó chứng minh được tính tất yếu
C. Lý luận không tự phát xuất hiện từ kinh nghiệm
D. Nhận thức kinh nghiệm không chỉ ra được bản chất của sự vật
42. Trong hoạt động thực tiễn không coi trọng lý luận thì sẽ thế nào?
A. Sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh viện giáo điều
B. Sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm hẹp hòi
C. Sẽ rơi vào ảo tưởng
D. Sẽ rơi vào chủ nghĩa duy lý
43. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Nhận thức lý tính phản ánh những mối liên hệ chung, bản chất của sự vật.
B. Nhận thức lý tính phản ánh sự vật sâu sắc, đầy đủ và chính xác hơn nhận thức cảm
tính.
C. Nhận thức lý tính luôn đạt đến chân lý không mắc sai lầm.
D. Nhận thức lý tính phản ánh những mối liên hệ chung, tính quy luật của sự vật
44. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là
sai?
A. Thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng.
B. Lý luận không có thực tiễn là lý luận suông
C. Lý luận có thể phát triển không cần thực tiễn
D. Lý luận có thể trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng
45. Các nhà triết học sẽ thuộc về trường phái nào khi chỉ đề cao tầm quan trọng của
giai đoạn trực quan sinh động trong quá trình nhận thức thế giới?

A. Chủ nghĩa duy lý


C. Chủ nghĩa kinh nghiệm
B. Chủ nghĩa duy cảm
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

46. Các nhà triết học sẽ thuộc về trường phái nào khi chỉ đề cao tầm quan trọng của
giai đoạn tư duy trừu tượng trong quá trình nhận thức thế giới?

A. Chủ nghĩa duy lý


B. Chủ nghĩa duy cảm
C. Chủ nghĩa kinh nghiệm
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

47. Các nhà triết học sẽ thuộc về trường phái nào khi chỉ đề cao tầm quan trọng của
thực tiễn trong quá trình nhận thức thế giới?

A. Chủ nghĩa duy lý


B. Chủ nghĩa duy cảm
C. Chủ nghĩa kinh nghiệm
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

48. Trong phạm trù thực tiễn, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
hoạt động vật chất được hiểu là gì?
A. Hoạt động sản xuất vật chất của con người
B. Hoạt động đang diễn ra hàng ngày của con người
C. Hoạt động mà con người sử dụng các phương tiện vật chất tác động vào hiện thực
khách quan
D. Hoạt động đấu tranh giai cấp của các tầng lớp bị áp bức, bóc lột
49. Giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) có vai trò gì đối với quá
trình nhận thức?
A. Cung cấp tư liệu để nhận thức lý tính khái quát, tìm ra bản chất của sự vật
B. Kiểm tra chân lý có phù hợp với hiện thực hay không
C. Khái quát, tìm ra bản chất của sự vật, đồng thời định hướng cho nhận thức lý tính.
D. Cung cấp những thông tin phản ánh gần đúng bản chất của sự vật.
50. Giai đoạn nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) có vai trò gì đối với quá trình
nhận thức?
A. Cung cấp tư liệu để nhận thức lý tính khái quát, tìm ra bản chất của sự vật
B. Kiểm tra chân lý có phù hợp với hiện thực hay không
C. Khái quát, tìm ra bản chất của sự vật, đồng thời định hướng cho nhận thức cảm tính
D. Cung cấp những thông tin phản ánh gần đúng bản chất của sự vật.
51. Khi khẳng định thực tiễn đóng vai trò là động lực của nhận thức, điều đó có
nghĩa là gì?
A. Thực tiễn luôn đặt ra những mâu thuẫn cần phải giải quyết
B. Thực tiễn luôn đặt ra nhiều vấn đề mà chủ thể nhận thức cần quan tâm
C. Thực tiễn quyết định cách thức nhận thức của chủ thể
D. Thực tiễn sẽ kiểm tra chân lý có phù hợp với hiện thực hay không
52. CNDVBC khẳng định thực tiễn đóng vai trò là động lực của nhận thức, điều này
có ý nghĩa gì đối với việc chọn lựa các đề tài khoa học?
A. Nên chọn những đề tài mà thực tiễn đang nảy sinh nhiều mâu thuẫn
B. Nên chọn những đề tài phản ánh đời sống hàng ngày của người dân
C. Nên chọn những đề tài gắn liền với hoạt động sản xuất vật chất
D. Nên chọn những đề tài mang tính ứng dụng cao
53. Nhận thức và ý thức khác nhau cơ bản ở điểm nào sau đây?
A. Ý thức là quá trình phản ánh thế giới, còn nhận thức là hoạt động của tự duy
B. Ý thức là quá trình phản ánh thế giới, còn nhận thức cũng là quá trình ấy nhưng mang
tính chủ động nhằm tạo ra tri thức
C. Ý thức là chức năng cơ bản của bộ não người, còn nhận thức chỉ là một mặt của ý
thức.
D. Ý thức là chức năng cơ bản của bộ não người còn nhận thức không có chức năng ấy.
54. Câu nói: “Thực tiễn cao hơn lý luận” nghĩa là gì?
A. Lý luận luôn theo sau thực tiễn
B. Lý luận luôn bám sát vào thực tiễn
C. Thực tiễn là thước đo cho trình độ phát triển của lý luận
D. Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý
55. Nếu thực tiễn mà thiếu lý luận khoa học, cách mạng soi đường thì sẽ thế nào?
A. Thực tiễn sẽ không vận động, phát triển được
B. Thực tiễn sẽ trở thành hoạt động mù quáng
C. Thực tiễn sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn khó giải quyết
D. Thực tiễn sẽ mất đi vai trò quan trọng của mình

You might also like