You are on page 1of 8

CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ TRONG CÁC KIỂU CÂU KỂ

I. Chủ ngữ và vị ngữ


1. Chủ ngữ là gì?
Chủ ngữ là bộ phận chính thứ nhất của câu, trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì/Con gì)?.
2. Vị ngữ là gì?
Vị ngữ là bộ phận chính thứ hai của câu, trả lời cho câu hỏi Là gì?/Làm gì?/Thế nào?.
II. Chủ ngữ và vị ngữ trong các kiểu câu kể
1. Chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai- làm gì?
Chủ ngữ (Ai/cái gì/con gì) Vị ngữ (làm gì?)
- Chức năng – Chỉ người hoặc con vật, đồ vật, –Nêu hoạt động của người hoặc
cây cối con vật, đồ vật, cây cối
- Cấu tạo – Do: DT, CDT tạo thành –VN: do ĐT hoặc CĐT tạo thành
- Ví dụ – Bố// đưa em đi chơi. – Em bé //chạy.(Vị ngữ là động
– Chú chim nhỏ// chuyền từ cành từ)
này sang cành khác. (Chủ ngữ là –Họ // đang chuẩn bị một bữa tiệc.
cụm danh từ) (Vị ngữ là cụm động từ)
2. Chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai- thế nào?
Chủ ngữ (Ai/cái gì/con gì) Vị ngữ (thế nào)
Chức năng –Chỉ những sự vật –Chỉ đặc điểm, tính chất hoặc
trạng thái của sự vật
Cấu tạo –Thường do DT hoặc CDT tạo –Do: TT, ĐT chỉ trạng thái (hoặc
thành. cụm CTT, CĐT chỉ trạng thái) tạo
thành
Ví dụ:
–Hồ nước// rộng mênh mông. (Chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là cụm tính từ)
– Mẹ// đang rất vui. (CN là DT; VN là CTT)
3. Chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai- là gì?
Chủ ngữ (Ai/cái gì/con gì) Vị ngữ (là gì?)
Chức năng – Chỉ sự vật –Giới thiệu hoặc nêu nhận định về
người, vật
Cấu tạo –Thường do DT, CDT tạo thành –Thường do từ “là” kết hợp với DT,
CDT tạo thành.
Ví dụ:
–Bác Hồ// là vị Cha già kính yêu của cả dân tộc. (CN là DT, VN là CDT)
– Mẹ của em// là cô giáo. (CN là CDT, VN là DT)
LUYỆN TẬP
Bài 1. Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu kể theo mẫu Ai
thế nào?
a. Ông lão trong câu chuyện “Người ăn xin” ....................................................................
b. Cô giáo em ..............................................................................................................
c. Mảnh trăng đầu tháng .............................................................................................
d. Những chú gà con lông vàng ...................................................................................
Bài 2. Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu kể theo mẫu Ai -
làm gì?
a. …………………………… bay đi khắp nơi tìm hoa lấy mật.
b. …………………………. đang gặt lúa trên cánh đồng.
c. ………………………… kể cho chúng em nghe những câu chuyện ngày xưa.
d. …………………………….. chuyền cành nhanh thoăn thoắt.
Bài 3. Đọc đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu:
(1)Về đêm, cảnh vật thật im lìm. (2) Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
(3)Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. (4)Ông Ba trầm ngâm.(5)Thỉnh thoảng, ông mới đưa ra
một nhận xét dè dặt. (6)Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. (7) Ông hệt như Thần Thổ Địa của
vùng này.
a. Dùng dấu gạch chéo để phân tách giữa thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu
văn trên.
b. Trong đoạn văn có mấy câu thuộc kiểu câu kể Ai – thế nào? Đó là những câu nào?
.........................................................................................................................................
Bài 4. Đọc câu sau rồi khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, báo trước mùa về của một thức quà
thanh nhã và tinh khiết.
1. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì)? trong câu trên là:
A. Cơn gió B. Mùa hạ
C. Cơn gió mùa hạ D. Vùng sen trên hồ
2. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu trên là:
A. lướt qua vùng sen trên hồ
B. báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
C. lướt qua vùng sen trên hồ, báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và
tinh khiết
Bài 5. Đọc đoạn văn sau:
(1) Có lần, một thủy thủ rời tàu đi dạo. (2) Trên đường trở về, thấy một con
gấu trắng đang xông tới, anh khiếp đảm bỏ chạy. (3) Gấu đuổi theo. (4) Sực nhớ là
con vật này có tính tò mò, anh ném lại cái mũ. (5) Thấy mũ, gấu dừng lại, đánh hơi,
lật qua lật lại chiếc mũ. (6) Xong, nó lại đuổi. (7) Anh thủy thủ vứt tiếp găng tay, khăn,
áo choàng,... (8) Mỗi lần như vậy, gấu đều dừng lại, tò mò xem xét.
(Theo Lê Quang Long, Nguyễn Thị Thanh Huyền)
a. Dùng dấu gạch chéo (//) để tách chủ ngữ và vị ngữ của các câu (1), (3), (6), (7)
trong đoạn văn trên.
b. Vị ngữ của các câu đó trả lời cho câu hỏi nào? ..................................
Bài 6. Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu kể theo mẫu Ai làm
gì?
a. Ve kêu .....................................
b. Cô giáo em ....................................................................
c. Em bé ............................................................................
d. Gà mẹ ........
Bài 7. Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu kể Ai thế
nào?.
a. ................................................tím ngắt.
b. ........................................thật dũng cảm.
c. ........................................mịn màng như lụa.
d. .................................................trắng muốt.
Bài 8. Điền vị ngữ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau theo kiểu Ai là gì?:
a. Cao Bá Quát ...........................................
b. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi .........................................................
Chị Nhà Trò trong đoạn trích “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”...............................................
c. Yết Kiêu .....................................................................................................................
Bài 9. Tìm chủ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
a. .......................... là nhạc sĩ thiên tài người Áo.
b. .......................... là thủ đô của nước Ý.
c. .................................là đất nước mặt trời mọc..
Bài 10. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây:
a. Nắng phố huyện vàng hoe.
- Nắng phố huyện ..............................................
b. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá, cổ đeo móng hổ, quần áo sặc
sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
........................................... đang chơi đùa trước cửa hàng?
c. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
Mùa xuân ............................................
Bài 11. Dùng dấu gạch chéo (//) để tách chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau đây
và cho biết chúng thuộc kiểu câu kể nào.
a. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu.
. .....................................................................................................................................................
b. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái.
.......................................................................................................................................................
c. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống.
. .....................................................................................................................................................
d. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
. .....................................................................................................................................................
Bài 12. Dùng dấu gạch chéo (//) tách chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau.
a. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta.
..............................................................................................................
b. Một nhà bác học đang làm việc trong phòng.
..............................................................................................................
c. Nguyễn Ngọc Kí là một thiếu niên giàu nghị lực.
..............................................................................................................
d. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ.
..............................................................................................................
Bài 13. Với mỗi chủ ngữ dưới đây, hãy tạo thành 1 câu kể Ai làm gì?, 1 câu kể Ai
thế nào?
a. Chú mèo
. .....................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
b. Bác lao công trường em
. . ...................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
c. Nhân dân Việt Nam
. . ...................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
d. Các bạn học sinh
. . ...................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Bài 14. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu được ngăn cách đúng hai bộ phận chủ
ngữ và vị ngữ.
A. Bãi ngô / quê em ngày càng xanh tốt.
B. Bãi ngô quê em // ngày càng xanh tốt.
C. Hồ nước ngọt // lớn nhất thế giới là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ.
D. Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới // là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ.
E. Những con ngan nhỏ // mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.
F. Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm // chỉ to hơn cái trứng một tí.
G. Những con suối lớn // ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn
nhụi và sạch sẽ.
H. Những con suối lớn ồn ào, quanh co // đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn
nhụi và sạch sẽ.
Bài 15. Khoanh tròn chữ cái đứng trước bộ phận có thể làm vị ngữ tương ứng với
mỗi chủ ngữ sau đây:
1. Hoa phượng
A. như những đốm lửa nhỏ trong vòm lá xanh
B. vui đùa cùng với gió heo may
C. vàng rực một vùng trời
2. Cánh đồng
A. rộng mênh mông và lặng sóng
B. bao la thẳng cánh cò bay
C. như một tấm thảm nhung thêu ngàn kim tuyến lấp lánh
3. Cây bàng mùa đông
A. như chiếc ô xanh khổng lồ
B. tràn đầy lộc biếc
C. khẳng khiu, trụi lá
4. Chiếc kim giây
A. đi lại chậm rãi như một cụ già
B. chạy nhanh thoăn thoắt như những em bé hiếu động
C. bước từng bước khoan thai trên mặt đồng hồ
Bài 16. Nối chủ ngữ ở cột A với vị ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu hoàn
chỉnh.
nbChủ ngữ Vị ngữ
Nguyễn Hiền uốn khúc như một dải lụa mềm mại.
đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, sau này trở
Trời
thành một phương tiện bay tới các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki vẫn còn lất phất mưa.
Dòng sông là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Bài 17. Đọc phần văn bản sau:
(1) Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng
biển. (2) Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng vàng, phất phơ bên cạnh
những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.
(3) Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. (4) Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt
mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
(Quê hương – Theo Anh Đức)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Câu (1) thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
2. Vị ngữ của câu (1) là:
A. nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển
B. bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển
C. chen chúc của bà con làng biển
3. Chủ ngữ của câu (3) là:
A. Nắng B. Nắng sớm C. Nắng sớm đẫm chiếu

Bài 18. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Hai cây cau của bà tôi phải chật vật lắm mới vượt qua được bóng râm của
những cây mít, cây nhãn cổ thụ và hàng bưởi đã lên cao. Thân cau thẳng tắp. Ngọn
cau vút lên nhanh thoăn thoắt. Những tàu cau xanh mướt hơi rủ xuống mềm mại. Từng
đốt trên thân cau phủ một sắc xanh mờ, hơi mốc lên của những đám rêu và địa y.
Những buổi sớm, khi cau trổ hoa, một mùi hương thanh khiết, nhẹ nhàng lan tỏa khắp
vườn nhà.
(Theo Mai Liên)
Bài 19. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
(1) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh . (2)
Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền
ảo. (3) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm
âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. (4) Tôi lim dim mắt ngắm mấy con
ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường…
(Đường đi Sa Pa – Theo Nguyễn Phan Hách)
1. Câu (1) thuộc kiểu câu:
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
2. Chủ ngữ trong câu (2) là: ..........................................................................................
3. Vị ngữ trong câu (3) là ..............................................................................................
4. Vị ngữ trong câu (4) là:
..........................................................................................................................................
5. Đoạn văn trên có........từ láy. Đó là các từ:..................................................................
Bài 20. Đọc đoạn trích sau:
Trái vải tiến vua chỉ nhỉnh hơn cái chén hạt mít dùng để pha trà tàu một chút.
Vỏ của nó không đỏ mà ong óng một màu nâu, nhẵn lì chứ không có gai gồ ghề... Cùi
vải dày như cùi dừa nhưng không trắng bạch mà trắng ngà.
(Theo Vũ Bằng)
a. Gạch chân các từ ghép phân loại trong đoạn trích.
b. Dùng dấu gạch chéo (//) để tách chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu trong đoạn trích
trên.
c. Các câu trong đoạn trích thuộc kiểu câu kể nào? .............................
Bài 21. Đọc đoạn trích của Ngô Văn Phú:
(1) Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. (2) Cà chua thắp đèn
lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. (3) Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất.
(4) Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.
a. Chủ ngữ của câu (1) là: ...................................................................
b. Vị ngữ của câu (4) là: .......................................................................
c. Đoạn văn có ..... câu kể Ai là gì?.
Bài 22. Đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật: ....................................
Bài 23. Dùng dấu gạch chéo (//) để tách thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu
sau:
a. Mặt trời lên cao dần.
b. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống.
c. Hồi ông Năm mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.
d. Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa
đạn.
e. Phát hiện của nhà thiên văn học làm mọi người sửng sốt.
Bài 24. Em hãy thêm chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành những câu hoàn
chỉnh.
a. Từ trên cao nhìn xuống, …………………..…… như một chiếc gương bầu dục lớn,
sáng long lanh.
b. ………………………….. chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình.
c. Trong vòm lá, …………………….….. đang ríu rít trò chuyện.
d. Ngoài vườn, …………………….………….. đang nở rộ.
e. Trên trời cao, ……………………….. mải miết bay về tổ.
Bài 25. Đọc đoạn văn sau đây rồi trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu.
(1) Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. (2)
Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả vạn búp
lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn
quanh thân cây. (3) Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn
như chiếc tai thỏ. (4) Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy
thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một
màu áo lục non lỗ đỗ…
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
a. Chủ ngữ của câu (1) là: ...................................................................
b. Gạch chân vị ngữ của câu (2).
c. Chủ ngữ của câu (3) là: .............................................................................................................

You might also like