You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP BUỔI 5

1/ Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin, bản chất của nhận thức là gì?
A) Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người
B) Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể
C) Sự tác động của thế giới khách quan vào chủ thể
D) Sự tiến gần của tư duy đến khách thể
2/ Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn trực quan sinh động?
A) Biểu tượng
B) Tri giác
C) Cảm giác
D) Khái niệm
3/ Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các khái niệm?
A) Phán đoán
B) Biểu tượng
C) Cảm giác
D) Khái niệm
4/ Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học Mác-Lênin là gì?
A) Hiện thực khách quan
B) Thực tiễn
C) Khoa học
D) Nhận thức
5/ Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các phán đoán?
A) Khái niệm
B) Biểu tượng
C) Cảm giác
D) Suy lý
6/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?
A) Nhận thức cảm tính phản ánh sai sự vật
B) Nhận thức cảm tính chưa phân biệt được cái bản chất với cái không bản chất
C) Nhận thức cảm tính chưa phản ánh đầy đủ và sâu sắc sự vật
D) Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn
7/ Hình thức nhận thức nào không cần có sự tác động trực tiếp của vật vào cơ quan
cảm giác của con người?
A) Cảm giác, tri giác
B) Khái niệm, suy luận
C) Tri giác, suy luận
D) Cảm giác, khái niệm
8/ Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa lý luận và kinh
nghiệm?
A) Lý luận luôn đi trước kinh nghiệm
B) Mọi lý luận đều được xuất phát từ kinh nghiệm
C) Kinh nghiệm nhiều tự phát dẫn đến sự ra đời lý luận
D) Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm trên cơ sở kinh nghiệm
9/ Theo Mác con người phải chứng minh tính xác thực của chân lý từ đâu?
A) Hoạt động lý luận
B) Hiện thực
C) Hoạt động thực tiễn
D) Thực tế
10/ Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin, các hình thức nhận thức cảm tính
gồm?
A) Cảm giác, tình cảm, tri giác.
B) Cảm giác, tri giác, biểu tượng.
C) Kinh nghiệm, tình cảm, lý tính.
D) Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.
11/ Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin, hình thức nhận thức cảm giác là gì?
A) Là sự nhận thức bằng các cơ quan cảm giác.
B) Là hình thức đầu tiên của nhận thức.
C) Thông tin của đối tượng được thu nhận bằng cơ quan cảm giác.
D) Cả ba đáp án trên đều đúng.
12/ Hình thức nhận thức tri giác lấy thông tin từ đâu?
A) Trực tiếp từ thế giới khách quan.
B) Nó được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật đó.
C) Từ sự tưởng tượng của chủ thể nhận thức
D) Từ những suy luận của chủ thể nhận thức với những tri thức được tích lũy trước đó.
13/ Trong các giai đoạn của nhận thức cảm tính, hình thức nào đã tái hiện hình ảnh
đối tượng trong tinh thần?
A) Cảm giác (1)
B) Tri giác (2)
C) Biểu tượng (3)
D) Phương án (1); (2) và (3) đều đúng
14/ Khái niệm là gì?
A) Những thuật ngữ của con người để mô tả sự vật hoặc để trao đổi thông tin. (1)
B) Là hình thức tiên thiên, có sẳn vốn có trước khi con người xuất hiện.(2)
C) Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự
vật.(3)
D) Phương án (1); (2) và (3) đều đúng
15/ Quan niệm của triết học Mác- Lênin về hình thức tư duy khái niệm?
A) Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự
vật.(1)
B) Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc
điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật.(2)
C) Nó là cơ sở hình thành nên những phán đoán trong quá trình con người tư duy về sự
vật khách quan.(3)
D) Phương án (1); (2) và (3) đều đúng
16/ Quan niệm của triết học Mác- Lênin về hình thức tư duy phán đoán?
A) Phán đoán là biện pháp đặc biệt để khẳng định hoặc phủ định những đặc điểm, những
thuộc tính nào đó của đối tượng(1)
B) Phán đoán là cách thức dùng để dự đoán ra một đặc điểm, một thuộc tính của đối
tượng nhận thức mà các cơ quan cảm giác khộng thể biết được (2)
C) Phán đoán là một hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng
định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng (3)
D) Cả án (1); (2) và (3)
17/ Theo quan niệm của triết học Mác- Lênin, hình thức tư duy suy luận là gì?
A) Là những lập luận được suy ra từ sự quan sát thực tế.(1)
B) Là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một tri thức mới.
(2)
C) Là những suy đoán dựa trên một hiện tượng nào đó.(3)
D) Phương án (1); (2) và (3) đều đúng
18/ Tính chất nào của chân lý chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý
chí chủ quan của con người?
A) Tính cụ thể.
B) Tính tuyệt đối.
C) Tính tương đối.
D) Tính khách quan.
19/ Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, tính cụ thể của chân lý là gì?
A) Nội dung chân lý phù hợp với một mục đích nào đó của một cá nhân cụ thể.
B) Nội dung chân lý phù hợp với một quan niệm nào đó của một cá nhân cụ thể.
C) Sự phản ánh chân thực và đầy đủ về một đối tượng cụ thể.
D) Là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định
cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể.
20/ Ví dụ nào dưới đây minh họa cho tính cụ thể của chân lý?
A) Vạn vật không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chuyển từ dạng này
sang dạng khác.
B) Trong hình học Ơ-clit, hai đường thẳng song song thì không cắt nhau.
C) Các thực thể có khối lượng thì hút nhau bởi lực vạn vật hấp dẫn.
D) Vũ trụ hữu hạn nhưng vô biên.
21/ Ví dụ nào đưới đây là một chân lý?
A) Con người là kết quả của quá trình tiến hóa của sinh giới.
B) Chủ nghĩa tư bản là một chế độ xã hội vĩnh cữu.
C) Trái đất là một hành tinh có hình dạng là một khối cầu.
D) Tất cả suy luận đều xuất phát từ thực tế.
22/ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là gì?
A) Là cơ sở của nhận thức(1)
B) Là động lực của nhận thức.(2)
C) là một yếu tố hỗ trợ cho nhận thức nhưng không quan trọng (3)
D) đáp án (1) và(2)
23/ Chọn đáp án đúng và điền vào chỗ trống hoàn thiện mệnh đề sau đây: “… là
toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái
tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ”.
A) Nhận thức
B) Tri thức
C) Trí tuệ
D) Kiến thức
24/ Tổng kết toàn bộ lịch sử triết học nhân loại, Ph. Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề
cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ
giữa … với …”. Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện nhận
định trên?
A) Tư tưởng; hiện thực
B) Tư duy; tồn tại
C) Vật chất; ý thức
D) Vật chất; nhận thức

You might also like