You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Định nghĩa văn hóa, phân biệt văn hóa, văn vật, văn hiến, văn minh?

Phương Tây Phương Đông


Thuật ngữ “văn hoá” xuất phát từ chữ - Trung Hoa:
“cultus” của La Mã, có nghĩa là gieo + Khái niệm “văn hoá” xuất hiện lần đầu
trồng. Gieo trồng trên ruộng đất gọi là tiên trong sách vở Trung Hoa là vào thời
“agri cultus”, gieo trồng tinh thần gọi là Hán. Lưu Hướng (77 - 6 tr.CN), đời Tây
“animi cultus” (giáo dục bồi dưỡng tâm Hán, cho rằng văn hoá tức là văn trị
hồn con người). giáo hoá, chỉ hình thức cai trị đẹp đẽ.
- Thế kỷ thứ III tr.CN, ở La Mã, + Đến đời Tống, văn hoá lại được hiểu
thuật ngữ “văn hoá” chỉ “văn chương” là lễ, nhạc, điển, chương
hay “nhân văn”. - Việt Nam:
- Vào thế kỷ XVII, các nhà Triết + Trong lịch sử văn hoá Việt Nam, đầu
học Anh hiểu “văn hoá” là “tri thức”. TK XX khái niệm văn hoá mới được sử
- Vào thế kỷ XIX, những nhà dụng. Từ văn hóa người Việt dùng được
Nhân loại học phương Tây hiểu “văn người Nhật dịch từ chữ culture trong
hoá” tức là “sự phát triển cao hay thấp” ngôn ngữ phương Tây và được truyền
của con người, cộng đồng người. sang Trung Quốc, rồi qua VN khi các
- Đầu thế kỷ XX, khái niệm “văn nhà Nho duy tân đọc và dịch tân văn,
hoá” lại hiểu là “sự khác nhau” giữa các tân thư Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX.
cá nhân hoặc các dân tộc. + Còn trong lịch sử văn hóa Việt Nam,
chỉ thường dùng các khái niệm văn vật,
văn hiến, văn minh.

Các định nghĩa khác về văn hóa:

 - Edward Burnett Tylor (1871): Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm tri
thức, tín ngưỡng, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả những khả năng
và thói quen mà con người đạt được, với tư cách là một thành viên trong xã
hội.

 Gary Ferraro: “Văn hóa là phong cách, cách thức sinh sống của một cộng
đồng” hay “tất cả những gì con người có, con người nghĩ và con người làm
với tư cách là một thành viên của một xã hội”.

 UNESCO: Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá
khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành nên một
hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định
đặc tính riêng của mỗi dân tộc. (Federico Mayor Zaragoza - Tổng Giám đốc
UNESCO - 1997 - Một thập kỷ phát triển văn hóa).

 Hồ Chí Minh: “Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó do loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

 Nguyễn Từ Chi: định nghĩa văn hóa từ 2 góc độ:

• Góc nhìn báo chí – thông dụng trong cuộc sống hàng ngày: “văn hóa là kiến
thức của con người, của xã hội”

• Góc nhìn “dân tộc học” – dùng trong nghiên cứu khoa học

(Từ định nghĩa của văn hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996)

 Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình.


2. Làm rõ bản chất của văn hóa qua các mối quan hệ: văn hóa và tự nhiên, văn
hóa và xã hội, văn hóa và cá nhân.

3. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa; cấu trúc của văn hóa; biến đổi văn
hóa.

4. Khái niệm “văn hóa Việt Nam”?

5. Vấn đề phân kì văn hóa Việt Nam (khái niệm, ý nghĩa, các cách phân kì hiện nay)

6. Văn hóa VN thời kì tiền sử và sơ sử (tập trung vào đặc điểm văn hóa Đông Sơn,
Sa Huỳnh, Đồng Nai; mối quan hệ giữa văn hóa VN và văn hóa Đông Nam Á trong
giai đoạn này)

7. Văn hóa VN thiên niên kỷ đầu CN (đặc trưng 3 nền văn hóa: Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ, Chăm Pa, Óc Eo)

8. Văn hóa VN thời Đại Việt (đặc điểm cấu trúc xã hội, cấu trúc văn hóa: văn hóa
vật chất – văn hóa xã hội – văn hóa tinh thần). Trong đó chú ý tới:

- Phật giáo và Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.

- Nho giáo và đặc điểm Nho giáo ở Việt Nam

- Phong tục Việt Nam

- Hương ước (khái niệm, nội dung, đặc điểm)

- Gia đình người Việt (giai đoạn văn hóa cổ truyền)

- Làng Việt truyền thống

- Tín ngưỡng (khái niệm và các hình thức tín ngưỡng) và nghi lễ

- Các dạng văn tự chính thức trong lịch sử văn hóa Việt Nam

- Lễ hội (khái niệm và các dạng thức lễ hội cơ bản)

- Từ tưởng Nho giáo, Phật giáo


- Giai đoạn hiện đại của văn hóa VN -> VH Phương Tây -> dấu ấn VH phương Tây
trong VH VN

9. Vấn đề môi trường tự nhiên và hệ sinh thái Việt Nam (khái niệm, đặc điểm,
những tác động của môi trường tự nhiên và hệ sinh thái tới văn hóa Việt Nam).

10. Vấn đề giao lưu, tiếp xúc văn hóa (khái niệm, các hình thức giao lưu và tiếp
xúc văn hóa, nội dung các cuộc giao lưu, tiếp xúc văn hóa trong lịch sử Việt Nam).

11. Văn hóa VN từ giữa thế kỷ XIX đến nay (chú ý tới: đặc trưng văn hóa VN thời
hiện đại)

12. Vấn đề phân vùng văn hóa Việt Nam (cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phân
vùng, ý nghĩa, cách phân vùng hiện nay)

13. Nét đặc sắc của các vùng văn hóa Việt Nam

14. Văn hóa và phát triển (hằng số văn hóa VN, bản sắc văn hóa VN, xu thế phát
triển của văn hóa VN)

15. Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

You might also like