You are on page 1of 12

NGỮ VĂN 6 – BÀI 2 – KẾT NỐI TRI THỨC – ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Nhân hóa là:

a) Một từ loại

b) Một biện pháp tu từ

c) Một thành phần câu

d) Một kiểu câu

Câu 2: Đâu không phải là tác dụng của nhân hóa?

a) Giúp diễn đạt trở nên hay và hấp dẫn hơn.

b) Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người.

c) Biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.

d) Giúp cho sự vật được miêu tả trở nên cụ thể và rõ ràng hơn.

Câu 3: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

a) 2 kiểu (gọi vật như gọi người; tả vật như tả người)

b) 3 kiểu (gọi vật như gọi người; tả vật như tả người; trò chuyện với vật như trò
chuyện với người).

c) 3 kiểu (gọi vật như gọi người; tả vật như tả người; vẽ vật như vẽ người).

Câu 4: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào? Vì
mây cho núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a) Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c) Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.

d) Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.


Câu 5: Câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa?Từ đó,
lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau,
mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

a) 5 danh từ

b) 7 danh từ

c) 6 danh từ

d) 9 danh từ

Câu 6: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a) Cây dừa sải tay bơi

b) Cỏ gà rung tai

c) Kiến hành quân đầy đường

d) Bố em đi cày về

Câu 7: Phép nhân hóa trong ví dụ dưới đây được tạo ra bằng cách nào? Núi
cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

a) Trò chuyện với vật như trò chuyện với người.

b) Dùng từ miêu tả hoạt động của người để miêu tả hoạt động của vật.

c) Gọi vật như gọi người.

d) Trò chuyện với vật như trò chuyện với người, dùng từ miêu tả hoạt động của
người để miêu tả hoạt động của vật.

Câu 8: Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong câu ca dao dưới đây?Đêm qua
ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn, trông sao sao mờBuồn trông con nhện chăng
tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

a) Gọi vật như gọi người, trò chuyện với vật như với người.

b) Trò chuyện với vật như với người, dùng từ miêu tả hành động của người để
miêu tả hành động của vật.
c) Gọi vật như gọi người, dùng từ miêu tả hành động của người để miêu tả hành
động của vật.

d) Gọi vật như gọi người, dùng từ miêu tả tính chất của người để miêu tả tính chất
của vật.

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ được gạch chân dưới
đây?Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười cha mái tóc
bạcĐốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ)

a) So sánh

b) Nhân hóa

c) Ẩn dụ

Câu 10: Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong ví dụ dưới đây?"Trâu ơi, ta
bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta"

a) Gọi vật như gọi người

b) Trò chuyện với vật như với người

c) Dùng từ ngữ miêu tả hành động của người để miêu tả hành động của vật

d) Dùng từ ngữ miêu tả tính chất của người để miêu tả tính chất của vật.

Câu 11: Thế giới mà Mây và sóng vẽ nên trong bài thơ đại diện cho điều gì?

a) Là thế giới của những lời tâm sự, thủ thỉ chân thành của em bé trong bài thơ.

b) Một thế giới bí ẩn, hấp dẫn và đầy cám dỗ đối với trẻ thơ.

c) Một nơi tượng trưng cho ước mơ và sự yên bình.

Câu 12: Miêu tả đúng nhất để nói về tính cách và phẩm chất của nhân vật em
bé trong bài thơ là:

a) Có một tấm lòng bao la và tình mẫu tử vô bờ bến.

b) Tính cách ngây thơ và có phần dại khờ trước những thứ mới lạ.
c) Cho rằng hạnh phúc là một thứ luôn ở xa tầm tay mình và phải cố gắng để có
được.

d) Đối với cậu, tình mẫu tử giống như một điểm tựa vững chắc giúp cậu không bị
sa lầy.

Câu 13: "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi
này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào". Hãy nêu các biện pháp nghệ
thuật đã được sử dụng trong câu trên.

a) So sánh

b) Trần thuật

c) Liệt kê

d) Điệp cấu trúc

Câu 14: Tác giả của bai thơ “Mây và sóng” R. Tago đã đạt thành tựu lớn gì?

a) Nhà văn châu Á đầu tiên đạt giải Nobel

b) Nhà văn đầu tiên trên thế giới được trao giải Nobel

c) Nhà văn châu Âu trên thế giới được trao giải Nobel

Câu 15: Tác phẩm “Mây và sóng” thuộc thể loại nào?

a) Thơ tình

b) Thơ tự do

c) Truyện ngụ ngôn

d) Tiểu thuyết

Câu 16: Đứa con đã so sánh mình với gì?

a) Sóng và gió

b) Mây và gió

c) Mây và song
d) Trăng và gió

Câu 17: Đứa con so sánh mẹ mình với gì?

a) Trăng và bến bờ kì lạ

b) Đại dương và bến bờ kì lạ

c) Đại dương và gió

d) Trăng và gió

Câu 18: Bài thơ "Mây và sóng" là lời kể của ai?

a) Đại dương

b) Mây

c) Người mẹ

d) Người con

Câu 19: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?

a) Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh

b) Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh

c) Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ

d) Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ

Câu 20: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai?

a) Lời của người mẹ nói với đứa con

b) Lời của đứa con nói với mẹ

c) Lời của con nói với bạn bè

d) Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.

Câu 21: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là
gì?
a) Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau

b) Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

c) Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt

d) Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 22: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?

a) Tình mẫu tử thiêng liêng

b) Tình bạn bè thắm thiết

c) Tình anh em sâu nặng

d) Tình yêu thiên nhiên sâu sắc

Câu 23: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì?

a) Mây

b) Sóng

c) Người mẹ

d) Em bé

Câu 24: Nội dung chính của bài thơ là gì?

a) Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ

b) Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ

c) Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ

Câu 25: Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”
được hiểu như thế nào?

a) Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được

b) Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào

c) Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
d) Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng
chẳng thể biết hết được

Câu 26: Văn bản "Mây và sóng" thuộc thể loại nào?

a) Thơ ngũ ngôn

b) Thơ lục bát

c) Thơ tự do

d) Thơ văn xuôi

Câu 27: Văn bản "Mây và sóng" có phương thức biểu đạt nào?

a) Tự sự

b) Biểu cảm kết hợp tự sự

c) Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

d) Tự sự kết hợp miêu tả

Câu 28: Phép ẩn dụ:

a) Có thể tìm thấy ở từ loại danh từ

b) Có thể tìm thấy ở cả hai từ loại trên

c) Có thể tìm thấy ở từ loại tính từ

Câu 29: Chọn ý đúng nhất nói về khái niệm Ẩn dụ:

a) Là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả
con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con
người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

b) Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

c) Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng,
khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.
d) Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 30: Có các kiểu ẩn dụ sau:

a) hình thức

b) cách thức

c) phẩm chất

d) chuyển đổi cảm giác

e) Lấy bộ phận để gọi toàn thể

Câu 31: Chọn các ý đúng nói về bản chất của ẩn dụ:

a) thực chất là một kiếu so sánh ngầm trong đó yếu tô được so sánh giảm đi chỉ còn
yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.

b) Muốn có được phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm
phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu

c) là một phép chuyển nghĩa lâm thời (gắn với văn cảnh cụ thể) khác với phép
chuyển nghĩa thường xuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển
nghĩa lâm thời mà thôi.

Câu 32: Chọn các ý đúng nói về ẩn dụ hình tượng:

a) là cách gọi sự vật A bằng sự vật B

b) VD: Người Cha mái tóc bạc (Lấy hình tượng Người Cha để chỉ Bác Hồ)

c) là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.

d) VD: Về thăm quê Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.Nhìn "hàng
râm bụt" với những bông hoa đỏ rực, tác giả tưởng như những ngọn đèn "thắp lên
lửa hồng".

e) là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.

Câu 33: Chọn các ý đúng nói về ẩn dụ phẩm chất:


a) là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.

b) là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.

c) là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng
để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm

d) VD: Chỉ có thuyền mới hiểu / Biển mênh mông nhường nào.

e) VD: Ớ bầu thì tròn, ở ống thì dài.

Câu 34: Mới được nghe giọng hờn dịu ngọtHuế giải phóng nhanh mà anh lại
muộn về.(Tố Hữu)

a) Ẩn dụ phẩm chất

b) Ẩn dụ hình thức

c) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

d) Ẩn dụ hình tượng

Câu 35: Tác dụng của ẩn dụ:

a) Làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn
dụ chính là tính biểu cảm

b) Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau (thuyền -
biển, mận - đào, thuyền - bến, biển - bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều
đối tượng khác nhau.

c) luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu.

d) là một cách phát hiện ra đặc điểm có thực, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng được
miêu tả mà người khác chưa nghĩ đến, gây cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc,
mới mẻ, bất ngờ, thú vị về sự vật,-hiện tượng đó.

Câu 36: Dưới trăng quyên đã gọi hèĐầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
(Nguyễn Du)

a) Ấn dụ hình tượng
b) Ấn dụ hình thức

c) Ấn dụ chuyển đổi cảm giác

d) Ẩn dụ cách thức

Câu 37: Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,
vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.(Nguyễn Tuân)

a) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

b) Ẩn dụ phẩm chất

c) Ẩn dụ hình tượng

d) Ẩn dụ hình thức

Câu 38: Câu “Cái bi đông này phải sơn màu lá cây để nó lẫn với màu quân
phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc mà cháu” có những đại từ nào?

a) Cháu, nó.

b) Nó, cháu, thằng giặc.

c) Này, nó, cháu.

d) Cái, nó, cháu

Câu 39: Câu “Sau này nhất định em sẽ trở thành nhà địa lí học nổi tiếng đấy”
có những từ nào là đại từ?

a) Em, đấy.

b) Này, em.

c) Này, em, đấy.

d) Này, đấy

Câu 40: Đâu không phải là đại từ xưng hô chỉ ngôi thứ nhất trong các đại từ
sau?

a) Tôi
b) Mày

c) Chúng tôi

d) Chúng ta

Câu 41: Dòng nào chỉ gồm những đại từ xưng hô chỉ ngôi thứ hai trong dãy
các đại từ sau?

a) Tôi, chúng tôi, ta, chúng ta

b) Họ, bọn họ, nó, chúng nó

c) Mày, bọn mày, cậu, các cậu

d) Ai, gì, nào, bao nhiêu

Câu 42: Xác định đại từ xưng hô có trong câu hai câu thơ sau:Mình về mình
có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng người

a) Mình, ta

b) Hoa, người

c) Nhớ d) Về

Câu 43: Đại từ hắn thay thế cho cụm từ nào trong đoạn văn sau: Chuyện bố
tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng
sếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay bên cạnh cái bàn nguội của bố
tôi, vì mấy giọt vôi bắn vào đôi giày của hắn.

a) Từ hắn thay thế cho từ "bố tôi"

b) Từ hắn thay thế cho từ "nó"

c) Từ hắn thay thế cho cụm từ “thằng sếp Tây”

d) Từ hắn thay thế cho cụm từ "người thợ quét vôi"

Câu 44: Tìm đại từ trong câu văn: Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi
quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.

a) Tôi
b) Tôi, nó

c) Tôi, Kiều Phương

d) Nó, Mèo

Câu 45: Trong câu: “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?

a) Ngôi thứ hai.

b) Ngôi thứ ba số ít.

c) Ngôi thứ nhất số nhiều.

d) Ngôi thứ nhất số ít.

ĐÁP ÁN
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
B D B B A D D C C A
Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20
B A,B,D B,C,D A B C A D D D
Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30
B A D D D D C A D A,B,C,D
Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40
A,B,C A,B A,D,E C A,B,C B A C C B
Câu 41 Câu 42 Câu 43 Câu 44 Câu 45
C A C B D

You might also like