You are on page 1of 1

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”


(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Ở thời kì mà những quy phạm khắc khe ràng buộc lên con người, cuộc đời của người phụ nữ luôn không nhận được sự tôn
trọng. Cũng chính vì điều đó đã tác động lên ngòi bút của Nguyễn Dữ khiến ông phản ánh, lên án chế độ nam quyền độc
hại thông qua câu chuyện về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Là một người phụ
nữ nết na, thuỳ mị, “lại thêm tư dung tốt đẹp”, nàng đã khiến cho Trương Sinh, một chàng trai say đắm trước vẻ đẹp ấy
của nàng phải đem 100 lạng vàng sang để hỏi cưới. Dẫu rằng đây chẳng phải mối hôn sự do nàng làm chủ, nhưng khi về
nhà chồng, nàng vẫn hết mực săn sóc, yêu thương, nhẫn nhịn trước bản tính hay ghen, đa nghi vô cớ của Trương Sinh, đã
luôn “giữ gìn khuôn phép” khiến cho vợ chồng không phải trở nên thất hoà. Bên cạnh đó, đối với mẹ chồng và con, Vũ
Nương vẫn luôn dành một sự kính trọng đối với mẹ, cùng sự nâng niu, yêu thương vô bờ bến đối với con trai. Khổ nỗi
Trương Sinh là con của nhà giàu nhưng lại không được ăn học nên phải đi lính, nàng đã phải thay Trương Sinh vừa chăm
sóc mẹ chồng lẫn bé Đản – con trai nàng. Đối với con, nàng vừa là người mẹ hiền lại vừa là người cha của bé Đản, Vũ
Nương chính là hiện thân cho hình ảnh người mẹ tuyệt vời luôn yêu thương và chăm sóc con mình, lo lắng và thấu hiểu
cho nỗi thiếu thốn của đứa con trai tội nghiệp. Chính vì từ nhỏ con nàng thiếu đi tình yêu thương của cha, nàng xót xa vì
điều đó nên nàng đã phải trỏ bóng mình trên tường mà bảo là cha của con nàng. Qua đây, ta thấy rõ được đây là vẻ đẹp
của người mẹ tần tảo luôn chăm lo cho người con của mình khi không có cha bên cạnh. Đặc biệt, đối với mẹ chồng, Vũ
Nương luôn chăm sóc bà như chăm sóc cha mẹ ruột khi bị bệnh để thay phần Trương Sinh trả công ơn sinh dưỡng, nàng
“hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Mối quan hệ của mẹ chông và con dâu
ở thời phong kiến rất khó dung hoà, nhưng nhờ sự ân cần, tình thương của nàng đã khiến cho định kiến đó thay đổi qua
câu nói trước khi mất của mẹ Trương Sinh: “Sau này, trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu
đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phải phụ mẹ.”. Mối quan hệ thắm thiết tình mẹ con của 2
người đã giúp tôi liên tưởng đến mối quan hệ giữa Thoại Khanh và mẹ chồng của cô. Là một chuyện cổ Nam Bộ nổi
tiếng, tác phẩm này đã được chuyển thể thành nhiều hình thức sân khấu biểu diễn và khiến cho trái tim của nhiều thế hệ
phải lay động vì sự hiếu thảo, trung trinh của người phụ nữ Việt Nam. Đó chính là những tấm gương tiêu biểu đại diện
cho phẩm chất đáng quý của người con dâu, hay cũng là đại diện cho hình mẫu người phụ nữ truyền thống lấy đạo hiếu
làm trọng. Bởi nét đẹp thuần khiết ấy mà ta thấy rõ tâm hồn đáng nể trọng trong trái tim của người phụ nữ Việt Nam hiện
lên qua hình ảnh Vũ Nương và Thoại Khanh, mang một nét đẹp trong sáng như của Vũ Nương dành mẹ chồng của mình
trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Thế nhưng, nhân gian biến đổi khôn lường, đổi lại
tấm lòng sắt son ấy là một số phận đầy gian truân, vất vả. Nàng là nạn nhân, phải chịu đựng chế độ trọng nam, khinh nữ
của xã hội phong kiến xưa. Điều này đã được thể hiện qua mối hôn sự không bình đẳng với việc Trương Sinh mang 100
lạng vàng qua hỏi cưới và đã rước được nàng về làm vợ. Điều bất công này đã hiện nên một cách rõ rệt thông qua đoạn
đối thoại giữa nàng và Trương Sinh khi chồng nghi nàng “ thất tiết”. Nàng đã phải van xin tha thiết chồng, lấy hoàn cảnh
gia đình của chính mình, đánh mất đi danh dự của bản thân để đổi lại tia hi vọng giữ gìn ước mơ hạnh phúc mà nàng đã ấp
ủ bấy lâu. Tuy nhiên, Trương Sinh không nghe dù cho cả xóm làng khuyên ngăn, dẫn đến việc nàng đã phải “gieo mình
xuống sông” để chứng minh cho tấm lòng thanh khiết của mình với câu nói trước khi chết: “kẻ bạc mệnh… Phỉ nhổ”. Từ
chi tiết đó tác giả đã khiến cho ta thấy rõ được số phận đầy oan trái của người nữ trong xã hội phong kiến độc án và đầy
bất công. Đồng thời, nàng cũng là người phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến cho nàng không
được ở gần chồng mà phải một mình chăm nuôi cả gia đình. Nàng đã không được hưởng sự hạnh phúc mà mình đáng dc
có, luôn phải chịu những điều tồi tệ của phong kiến thời xưa. Qua đó, tôi cảm thấy số phận của Vũ Nương rất đáng
thương, tác giả phải cho cô tìm đến cái chết để giải thoát khỏi sự bần cùng của nàng, thông qua số phận ngang trái ấy mà
lên án những rường mối phong kiến kìm hãm quyền được sống của con người trong xã hội xưa mục nát. Sự lên án và
phản ánh cuộc sống đó cũng chính là tư tưởng tiến bộ, hướng đến tấm lòng nhân đạo, hướng về quyền được sống, quyền
được bình đẳng của con người trong quan niệm văn chương của tác giả Nguyễn Dữ.

You might also like