You are on page 1of 14

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

I/ TÌM HIỂU CHUNG


1/ Vị đoạn trích:
*Nằm phần thứ 2 “Gia biến và lưu lạc” trong cốt truyện
3 phần của “TK”
*Sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, K định tự
vẫn. Sợ mất món hàng, Tú bà vờ hứa sẽ gả chồng cho
nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng
Bích đợi thực hiện âm mưu mới
2/ Nội dung: diễn tả lại tâm trạng cô đơn, tình cảnh bẽ
bàng và lòng hiếu thảo, thủy chung của TK
3/ Bố cục: 24 câu, gồm 3 đoạn
a/ Đoạn 1 (6 câu): Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng
Bích và tình cảnh cô đơn, bẽ bàng của Kiều
b/ Đoạn 2 (8 câu): Kiều nhớ người yêu và cha mẹ
c/ Đoạn 3 (8 câu): Tâm trạng của Kiều gửi trong cảnh
vật
4/Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (so sánh với nghệ thuật tả
cảnh- Cảnh ngày xuân)
a/ Giống nhau: ở “tả cảnh”. Cat hai bút pháp nghệ thuật
đều lấy cảnh vật làm đối tượng miêu tả
b/ Khác nhau ở ngụ tình”
*Nghệ thuật tả cảnh: cảnh vật vừa là đối tượng, vừa là
mục đích hướng tới, tác giả miêu tả trực tiếp cảnh vật
*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thì cảnh vật chỉ là phương
tiện để gửi gắm tâm trạng nhân vật. Nghĩa là cảnh vật
còn là “tâm cảnh”,hay nói cách khác là “tình trong cảnh
ấy”
*Trong “TK”, ND đa khái quát quy luật hô ứng giữa
cảnh và tình:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
=>Bình luận về cảnh vật trong đoạn “KOLNB”:
-Cảnh vật trong đoạn trích nói riêng và nhiều đoạn nói
chung (Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Kim Trọng trở lại
vườn Thúy…), bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh
tâm trạng. Ở đó có sự kết hợp tài hoa giữa ngoại cảnh
và tâm cảnh
-Cảnh ở đoạn “KOLNB” nhuồm màu tâm trạng là một
nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ, buồn
cho chính mình. Nhà thơ đã diễn tả ba nỗi buồn ấy bằng
những sắc thái khác nhau quả là tài tình. Hay nhất là 8
câu cuối
- Hoài Thanh đã nhận xét” “Thiên nhiên trong truyện
như thứ nhân vật”
II/ Phân tích cảm nhận
1/ Giới thiệu đoạn trích
a/ Dẫn dắt (VHS)
*Tác giả: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, Danh nhân
văn hóa thế giới, “một tài năng lớn, một trái tim lớn”
*Tác phẩm:
- “Truyện Kiều” là kiệt tác kết tinh tưởng và tài năng
của Tố Như
- “Viết TK, ND như có máu chảy trên đầu ngọn bút,
nước mắt thấm trên tờ giấy” (Mộng Liên Đường)
b/ Dẫn đề:
-Đọc “TK” ta bắt gặp nhiều đoạn mà “Câu thơ còn
đọng nỗi đau nhân tình” (Tố Hữu). Tiêu biểu là 22 câu
của đoạn “KOLNB”
-Đoạn trích là đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả nội tâm,
nhất là bút pháp nghệ thuật mượn cảnh ngụ tình. Qua
đó, tác giả ngợi ca tấm lòng thủy chung trong tình yêu,
hiếu thảo với cha mẹ và xót xa cho cảnh ngộ và thân
phận của nhânvật
=> Hay nhất là đoạn thơ từ câu “…” đến câu “…”
II/ Phân tích, cảm nhận
1/ Khái quát: (1 đoạn văn)
a/ Vị trí đoạn trích
b/ Kết cấu & bố cục
c/ Đặc sắc nghệ thuật
VD: ĐT nằm ở phần đầu của phần hai “Gia biến và lưu
lạc” trong cốt truyện của “TK”. Sau khi biết mình bị
MGS lừa bán vào lầu xanh, Kiều định tự vẫn. Tú Bà vớ
hứa sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi đưa K ra giam lỏng ở
lầu NB, đợi thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích kết cấu
theo diễn biến tâm trạng của nhân vật. Sáu câu đầu là
cảnh nhiên nhiên trước lầu NB qua con mắt và tấm lòng
của K. Tám câu tiếp diễn tả nỗi nhớ người yêu & cha
mẹ. Còn lại tám câu cuối là tâm trạng của K gửi trong
cảnh vật. Đây là đoạn trích đỉnh cao của bút pháp nghệ
thuật mượn cảnh ngụ tình. Ở đó cảnh vật chỉ là phượng
tiện để gửi gắm tâm trạng của nhân vật.
2/ Cụ thể
a/ Cảnh thiên nhiên trước lầu NB qua tâm trạng của K
(dẫn 6 câu đầu)
*Không gian trước lầu NB: mở ra nhiều chiều.: chiều
rộng, chiều cao, chiều xa:
-non xa
-tấm trăng gần
-cát vàng cồn nọ
-Bụi hồng dặm kia
*Thời gian qua sự cảm nhận của nhân vật
-trăng
-mây sớm đèn khuya
=>Một mình bẽ bàng, cô đơn nơi đất khách quê người
cả ngày lẫn đêm bị giam lỏng ở lầu NB
*Hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều qua cảnh thiên nhiên
-Không gian rợn ngợp>< nhân vật thì cô đơn , bé nhỏ
-Các từ ngữ:
+bẽ bàng: xấu hổ, tủi thẹn
+mây sớm đèn khuya: cô đơn, lẻ loi
+nửa cảnh như chia tấm lòng: nỗi đau thương, bẽ bàng
cho duyên số, cho thân phận
=>Tuy sống giữa không gian cảnh vật êm đềm, nên thơ
“Vẽ non xa tấm trăng gần ở chung” nhưng K vẫn cô
đơn. Bởi vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
=>Tiểu kết: 6 câu thơ là bức tranh thiên nhiên trước lầu
NB và cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng của K khi bị Tú Bà
“khóa xuân”.
b/ Tám câu tiếp theo: Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ
(dẫn thơ)
*Bốn câu đầu là nỗi nhớ Kim Trọng, còn 4 câu sau nhớ
cha mẹ già. Kiều nhớ KT trước ch mẹ sau
-Có ý kiến cho rằng, ND để K nhớ KT trước là không
đúng với đạo lí làm con
-Thật ra, ND rất hợp lí khi để nhan vật nhớ người yêu
trước cha mẹ sau:
+ Trước đó trong cơn gia biến, K đã hi sinh chữ tình vì
chữ hiếu. Nàng đã bán bình cuộc cha và em
+ Bây giờ lưu lạc nơi xứ người mà KT vẫn chưa biết tin
nên K thấy mình có lỗi và thương KT. Hơn nữa việc
nhớ người yêu trước cũng là tâm lí thường tình của đôi
lứa yêu nhau
*Cùng diễn tả nỗi nhớ nhưng hai cách nhớ khác nhau, lí
do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau
-TK nhớ người yêu (dẫn lại 4 câu đầu)
+ Trên đường theo MGS về Lâm Tri thì K thương KT
cô đơn, đau khổ: “Một trời thu để riêng ai một người”.
Còn lần này nhớ KT là nhớ đến đêm trăng tình tự
cùng thề nguyền:
Vừng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song

Rồi nàng thương người yêu đau khổ “rày trông mai
chờ”
+Cách thể hiện độc đáo:
~ Dùng từ ngữ:
^ Tưởng người: tưởng nhớ. Nó khác với “xót người”
khi nhớ cah mẹ
^ Các từ ngữ chỉ không gian và thười gian cách biệt:
`Dưới nguyệt chén đồng
` Tin sương
` Rày trông mai chờ
` Bên trời góc bể…
^ Các động từ : tưởng, trông, chờ, gột rửa…
=>Tất cả góp phần diễn tả nỗi nhớ người yêu và nỗi xót
xa cho mối tình đầu tan vỡ.
- K nhớ cha mẹ (dẫn lại 4 câu sau)
+ Từ ngữ :
~ Xót người : xót xa vì cha mẹ già yếu mà con gái đầu
long không thể phụng dưỡng
~ Các từ ngữ chỉ thời gian : hôm mai, cách mấy nắng
mưa
~ Sử dụng điển tích điển cố Trung Hoa : sân Lai, gốc tử
~ Sử dụng thành ngữ dân gian « quạt nồng ấp lạnh »
+ Hình ảnh cah mẹ già :
~ « Tựa cửa hôm mai » : mong ngóng con
~ « gốc tửu đã vừa người ôm » : mẹ cha tuổi cao, già
yếu mà con gái đầu lòng không được và không thể
phụng dưỡng
=>Thúy Kiều là người con hiếu thảo
=>Tiểu kết : 8 câu thơ
+ Diễn tả nỗi nhớ của TK , qua đó ngợi ca tấm lòng
thủy chung trong tình yêu và hiếu thảo với cha mẹ
+ Tác gỉa đã diễn đả hai nỗi nhớ khác nhau, lí do khác
mnhau và cách thể hiện độc đáo riêng.
c/ Tám câu cuối : Tâm trạng của TK gửi trong cảnh
vật (dẫn thơ)
BÀI TẬP
1/ Tìm tất cả các từ láy và chỉ ra :
a/ Từ nào láy bộ phận từ nào láy toàn bộ
b/ Từ nào tượng thanh, từ nào tượng hình :
Mẫu :
*Xa xa :
- Toàn phần
- Tượng hình
*Thấp thoáng:
- Bộ phận: âm đầu
- Tượng hình
*Man mác
-Bộ phận: âm đầu
-Tượng hình
*Rầu rầu
-Toàn phần
-Tượng hình
*Xanh xanh
-Toàn phần
-Tượng hình
*Ầm ầm
-Toàn phần
-Tượng thanh
2/ Chỉ ra các phép tu từ và từ ngữ được sử dụng
a/ Điệp ngữ: Buồn trông
b/ Nhân hóa: tiếng sóng kêu; nội cỏ rầu rầu
c/ Câu hỏi tu từ:
*Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
*Hoa trôi mam mác biết là về đâu ?
c/ Ẩn dụ :
*Câu 1 và 2 : nỗi nhớ cha mẹ, quê hương và sự cô đơn
trống vắng
*Câu 3,4,5,6 : Nỗi nhớ người yêu, nỗi xót xa cho duyên
phận, cảnh ngộ
*Câu 7,8 : Nỗi lo âu, , sự dự cảm về những tai ương,
nguy hiểm sắp bủa vây lên đời Kiều
3/ Chỉ ra 2 biện pháp, bút pháp nghệ thuật nổi bật miêu
tả tâm trạng :
*Biện pháp nghệ thuật :
-Nghệ thuật tăng tiến : lặp lại điệp ngữ « buồn trông »
diễn tả nỗi lòng của Kiều từ chỗ : buồn nhớ=> xót xa=>
lo sợ
-Nghệ thuật sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình
*Bút pháp nghệ thuật mượn cảnh ngụ tình : có bốn bức
tran, mở đầu bằng điệp ngữ « buồn trông ». Đằng sau
cảnh vật nó chất chứa tâm trạng của Kiều.
4/ 8 câu thơ diễn tả những nỗi nhớ và tâm trạng gì của
TK, chỉ ra những câu thơ nào ?
a/ Bức tranh 1 : (câu 1,2) : Nỗi nhớ cha mẹ, quê hương
và thấm thía nỗi cô đơn trống vắng của mình
b/ Bức tranh thứ 2, 3( câu 3,4,5,6) : Nỗi nhớ người yêu,
xót xa cho duyện phận và cảnh ngộ của Kiều
c/ Bức tranh thứ 4 (câu 7,8) : Tâm trạng lo âu và sự dự
cảm về tương lai đầy sóng gió
Phân tích 8 câu cuối
*Cảm nhận chung :
- 8 câu thơ là đỉnh cao của bút pháp nghệ thuật mượn
cảnh ngụ tình trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật
+ Cảnh ở đây được nhìn qua con mắt và tâm trạng của
nhân vật :
~ Từ xa (cánh buồm xa xa) đến gần (ầm ầm tiếng sóng
kêu quanh ghế ngồi)
~ Màu sắc từ nhạt đến đậm
~ Âm thanh từ tĩnh động
~ Tâm trang của Kiều diễn biến theo chiều tăng tiến :
Man mác, mông lung (2 câu đầu)=> xót xa , ngậm ngùi
(câu 3,4,5,6)=> âu lo, kinh sợ (câu 7,8)
=>Thiên nhiên rong 8 câu thơ có hai chức năng : thể
hiện ngoại cảnh và cũng thể hiện tâm cảnh. Ở phương
diện thể hiện tâm cảnh thì là một phương tiện miêu tả
nội tâm nhân vật đặc sắc của ND
- Ngoài ra nhà thơ đã sử dụng những thủ pháp, biện
pháp nghệ thuật khác cũng rất đặc sắc để góp phần
miêu tả nội tâm nhân vật :
+ Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến
+ Nghệ thuật sử dụng từ láy
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc : điệp ngữ, ẩn
dụ, nhân hóa
*Cảm nhận cụ thể
-Điệp ngữ « Buồn trông » :
+ Lặp lại 4 lần
+ Đứng đầu các dòng 6
+ Mở ra 4 bức tranh thiên nhiên không chỉ ngoại cnahr
là còn là tâm cảnh
=> « Buồn trông » : khi « buồn » thì K lại « trông ».
Trông về đâu cũng thấy buồn. Đây là cảm xúc chủ đạo
khi Kiều bị « khóa xuân » ở lầu Ngưng Bích
-Bức tranh thứ nhất : (dẫn lại hai câu thơ) :
+ TK buồn trông về phía « cửa bể chiều hôm », tức cửa
biển lúc chiều tàn, K càng xót xa cho nỗi cô đơn, trống
vắng của người con gái lưu lạc đất khách quê người
+ Câu hỏi tu từ « thuyền ai »  thấp thoáng càng làm tăng
nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê hương. Cha mẹ già yếu ngày
đêm mong ngóng đứa con gái đầu lòng lưu lạc…
-Bức tranh thứ hai : (dẫn câu 3,4)
+ Kiều trông về phía « ngọn nước mới sa », dõi theo
những cánh hoa trôi dạt trên dòng nước mà tự hỏi «về
đâu » !. Những cánh hoa vô định trôi lạc trên dòng nước
tượng trưng cho số phận chìm nổi, vô định, không biết
đi đâu về đâu
+ Kiều thấy thương xót cho Kim Trọng không biết nàng
đã lưu lạc chân trời nào !
-Bức tranh thứ 3 (dẫn lại câu 5,6)
+Kiều trông về phía « chân mây mặt đất », về « nội
cỏ », Kiều thấy trên cái nền xanh mịt mờ là sắc tàn héo
úa của nội cỏ « rầu rầu »=> nỗi lòng héo hon, sầu tủi
của người con gái lưu lạc
+Kiều như nghĩ đến tương lai mờ mịt vì có lần nàng đã
nhìn thấy sắc cỏ rầu rầu trên mộ của Đạm Tiên trong
buổi du xuân :
Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Nàng đã dự cảm về đời mình : « Thấy ngưởi nằm đó
biết sau thế nào » ?
-Bức tranh thứ 4 (dẫn câu 7,8)
+ Nhìn gần, lắng tai nghe tiếng gió gào « gió cuốn »
chứu không phải gió thổi, tiếng sóng « ầm ầm » chứ
không phải rì rào. Tiếng sóng « kêu » chứ không phải
« reo ». Gió và sóng đã bủa vây « xung quanh ghế
ngồi »
+ Âm thanh dữ dội của gió và sóng là biểu tượng cho
những tai ương, tạo họa khủng khiếp sắp ập xuống đời
Kiều ?
*Nhận xét
-Nghệ thuật : tám câu thơ là đỉnh cao của nghệ thuật
miêu tả nội tâm nhân vật, nhất là bút pháp nghệ thuật
mượn cảnh ngụ tình
-Nội dung :
+ Diễn tả nỗi buồn nhớ, xót xa, lo sợ của Kiều khi bị
« khóa xuân » ở lầu Ngưng Bích
+ Nó chứa đựng lòng thương xót của nhà thơ đối với
nhận vật của mình
3/ Kết luận
a/ Chốt lại :
-Là một trong những đoạn miêu tả nội tâm thành
công nhất trong « TK »
-Thấy được cảnh ngộ đáng thương và tấm lòng thủy
chung, hiếu thảo của Kiều
b/ Mở ra :
-Qua đoạn trích ta thấy tài năng và tấm lòng nhân đạo
(ngợi ca phẩm chất và xót thương cho nhân vật) của đại
thi hào Nguyễn Du.
-Đọc TK , ta bắt gặp nhiều đoạn miêu tả nội tâm đặc
sắc :
+ Miêu tả nội tâm bằng bút pháp nghệ thuật mượn cảnh
ngụ tình : Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Kim Trọng trở
lại vườn Thúy
+ Miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại và độc thoại
nội tâm nhưu đoạn đoạn trích Trao duyên

You might also like