You are on page 1of 1

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG LÀ 1 KIỆT TÁC

Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn người mỹ O-Hen-ri đã khắc hoạ thành công
hình ảnh kiệt tác chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân. Nó là một tác phẩm được tạo nên
bằng đôi tay của một hoạ sĩ chân chính đáng thương - cụ Bơ- men. Nó được hoàn thành bởi
lòng nhân ái trong người nghệ sĩ già, nó là “liều thuốc” cho niềm hy vọng, niềm tin trong cô
gái trẻ Giôn-xi. Cho nên trong đêm mưa bão tuyết khủng khiếp, hình ảnh người cụ già trên
một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ánh sáng mờ tỏ của chiếc đèn bão cầm tay,
cụ đã dồn hết cả tâm huyết, sức lực để vẽ lên tường một chiếc lá đổi lấy một niềm hy vọng
về sự sống cho Giôn-xi. Sáng sớm tỉnh dậy, Giôn-xi ngạc nghiên thấy chiếc lá vẫn còn, và
ngày hôm sau chiếc lá vẫn còn đó. Niềm hy vọng sống trong lòng cô gái trẻ bỗng chỗi dậy,
Giôn xi vui vẻ trở lại và bệnh tình cũng giảm dần. Nếu cụ đã cứu được Giôn-xi với tất cả tài
năng, tâm huyết và tình yêu thương thì cụ lại ra đi mãi mãi. Chiếc lá là kết tinh của cái tài
của nghệ sĩ, điều đó khiến cho tác phẩm của cụ là kiệt tác bất hủ. Nghệ thuật chân chính
phải hướng đến cái chân- thiện- mĩ, phải biết đánh thức niềm tin vào cuộc sống mở đường
cho những khát vọng.
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT BƠ-MEN

Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn mỹ O-Hen-ri đã khắc hoạ thành công hình ảnh cụ
Bơ-men không chỉ là người có tấm lòng nhân hậu, giàu đức hi sinh mà còn là người nghệ sĩ chân
chính. Cụ Bơ-men là một người hoạ sĩ nghèo, sống cô độc trong căn phòng tối om, cụ kiếm sống
bằng cách làm mẫu cho những người nghệ sĩ trẻ để kiếm tiền sống qua ngày. Mặc cho cuộc
sống nghèo khổ, cụ Bơ-men luôn giữ phẩm chất tinh thần minh mẫn, khoẻ khoắn và yêu đời.
Cho nên cụ hay chế nhạo, cay độc sự mềm yếu của bất kì ai. Cũng giống như bao hoạ sĩ, cụ có
ước mơ “vẽ một bức tranh kiệt tác” của riêng mình và để cống hiến cho nghệ thuật nhưng chưa
thực hiện được. Cụ sống ở tầng dưới trong toà nhà mà Giôn-xi và Xiu đang ở, họ là ba người
bạn thân với nhau, nên khi nghe tin Giôn-xi bị ốm và đang cảm thấy tuyệt vọng, nghĩ rằng mình
không thể khỏi bệnh được. Lòng nhân ái được khơi dậy, đã thôi thúc người nghệ sĩ già phải tìm
cách cứu lấy niềm tin, niềm hy vọng trong cô gái trẻ Giôn-xi. Cho nên trong đêm mưa tuyết
khủng khiếp, trên một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ảnh sáng mờ tỏ của chiếc đèn
bão cầm tay, cụ đã dồn hết cả tâm huyết, sức lực để vẽ lên tường một chiếc lá đổi lấy một niềm
hy vọng về sự sống cho Giôn-xi. Sáng sớm tỉnh dậy, Giôn-xi ngạc nghiên thấy chiếc lá vẫn còn,
và ngày hôm sau chiếc lá vẫn còn đó. Niềm hy vọng sống trong lòng cô gái trẻ bỗng chỗi dậy,
Giôn xi vui vẻ trở lại và bệnh tình cũng giảm dần. Nếu cụ đã cứu được Giôn-xi với tất cả tài
năng, tâm huyết và tình yêu thương thì cụ lại ra đi mãi mãi. Sự hy sinh cao cả ấy xuất phát từ
tấm lòng của người nghệ sĩ chân chính, của một con người giàu tình yêu thương. Chiếc lá cuối
cùng là một kiệt tác nghệ thuật của cụ Bơ-men, đây là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh, lòng
vị tha, sự đồng cảm sẻ chia của con người với

con người và là đỉnh cao của nghệ thuật chân chính. Chính cụ Bơ-men đã cứu sống 1 con người
bằng nghệ thuật chân chính, bằng lòng đồng cảm, sự sẻ chia. Cho nên chúng ta cần trân trọng
những tác phẩm nghệ thuật đích thực hướng tới con người, vì sự sống của con người. Như vậy,
hình tượng cụ Bơ-men cho dù chỉ được phác hoạ, nhưng vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi
cụ đã tạo ra kiệt tác bằng màu xanh hy vọng, bằng chất liệu của tình yêu thương.

You might also like