You are on page 1of 4

CLB VĂN

Đề: Đọc Tuyển tập truyện O Hen ri, làm dàn ý cảm nhận về các vấn đề trong
Chiếc lá cuối cùng: Nhân vật cụ Bơ men, hình ảnh Chiếc lá, nhân vật Giôn xi
I. Nhân vật cụ Bơ-Men
Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

- Giới thiệu và khái quát phẩm chất của nhân vật cụ Bơ-men: Cụ Bơ-men không chỉ
là một người có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả mà còn là một nghệ sĩ thực
thụ, cống hiến cho nghệ thuật.

B. Thân bài:

*Luận điểm 1: Lý lịch nhân vật

- Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, nghèo, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác
để kiếm tiền, suốt bốn chục năm cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác của riêng mình.

- Cụ sống ở tầng dưới, trong tòa nhà mà Giôn-xi và Xiu đang ở, họ là 3 người bạn
thân với nhau.

* Luận điểm 2: Cụ Bơ-men là một người nghệ sĩ thực thụ

- Là một họa sĩ nghèo, cụ Bơ-men luôn nuôi mong ước vẽ được một kiệt tác, được
cống hiến cho nghệ thuật.

- Khi vẽ kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”, cụ đã vẽ bằng tất cả niềm say mê, tình yêu
dành cho nghệ thuật dù trong đêm tối gió rét, cụ vẫn muốn thực hiện tác phẩm đó,
đơn giản chỉ để cứu được cô bé Giôn-xi. Nghệ thuật trong cụ chính là nghệ thuật
chân chính, nghệ thuật hướng đến con người.

* Luận điểm 3: Đức hi sinh cao cả và lòng vị tha của cụ Bơ-men

- Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh và lòng vị tha.

- Khi Giôn-xi đang mất niềm tin vào cuộc đời, vào sự sống, cụ đã vẽ chiếc lá cuối
cùng trong một đêm gió bão bập bùng với hi vọng nó có thể níu kéo lại niềm hi
vọng muốn sống của cô bé. Lòng vị tha, sống vì người khác ở cụ thật đáng trân
trọng.

- Cụ đã dùng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho một cô gái trẻ, kiệt tác
“Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống được Giôn-xi nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng
của cụ. Một mạng đổi một mạng, nhưng với cụ, Giôn-xi còn trẻ và cô còn tương
lai, cô đáng được sống hơn một người già đã “gần đất xa trời” như cụ. Sự hi sinh
cao cả ấy xuất phát từ tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, của một con người vị
tha, nhân hậu.

- Tác giả để Xiu kể về cụ Bơ-men vào cuối tác phẩm để kết thúc câu chuyện gây ra
sự bất ngờ cho cả Giôn-xi và người đọc, làm nổi bật lên đức hi sinh và lòng vị tha
của cụ.

- Xiu gọi bức vẽ là “ kiệt tác” không chỉ bởi nó quá đẹp, quá giống thật mà còn vì
nó mang cả tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ-men, tình thương giữa những người nghèo
khổ, và nó có giá trị bằng chính mạng sống của cụ - một thứ không gì có thể mua
được.

C. Kết bài:

- Khái quát lại phẩm chất của nhân vật: Cụ Bơ-men khiến người đọc xúc động bởi
những phẩm chất đáng quý của một con người nhỏ bé nhưng lại cao thượng vô
cùng.

- Liên hệ và đánh giá nghệ thuật viết truyện hấp dẫn của O Hen-ri và tấm lòng nhân
đạo của ông.

II. Hình ảnh Chiếc lá

1. Mở Bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng


- Giới thiệu hình ảnh Chiếc lá cuối cùng - chi tiết đặc sắc nhất của câu chuyện.
2. Thân Bài
- Tóm tắt nội dung tác phẩm:
+ Kể về tình bạn của những người họa sĩ nghèo sống cùng một khu nhà
+ Họ đều có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật.
+ Nổi bật lên là tình bạn của Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men.
+ Giôn-xi bị mắc bệnh viêm phổi nặng, mất niềm tin vào cuộc sống, chờ chiếc lá
thường xuân cuối cùng rụng xuống, cô sẽ từ bỏ mọi hi vọng.
+ Trong đêm chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ-men đã bí mật vẽ một chiếc lá khác
lên bờ tường đối diện cửa sổ của Giôn-xi.
+ Giôn-xi lấy lại được hi vọng và được cứu sống còn cụ Bơ-men bị mất do bị
nhiễm lạnh và viêm phổi.

- Ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng:


+ Giá trị nghệ thuật: Là kiệt tác để đời của cụ Bơ-men - một tác phẩm cả đời cụ mơ
ước.
+ Giá trị về nhân đạo:
Gieo hy vọng sống cho Giôn-xi, hồi sinh cô trở lại.
Chứa đựng tình yêu thương cao cả của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi
Chứa đựng tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của cụ.

- Kết luận chung:


+ Hình ảnh chiếc lá nhấn mạnh giá trị thực sự của nghệ thuật:
Một kiệt tác là tác phẩm có thể hồi sinh hi vọng, cứu sống cả một con người.
3. Kết Bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng.

III. Nhân vật Giôn-xi


1. Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" và dẫn dắt vào vấn đề cảm nhận về
nhân vật Giôn-xi
2. Thân bài
- Khái quát về hoàn cảnh và cuộc đời của Giôn-xi
+ Là họa sĩ trẻ, nghèo, cuộc sống khó khăn
+ Mắc bệnh hiểm nghèo (viêm phổi), không có khả năng chữa trị
+ Luôn mang tâm trạng lo lắng, tuyệt vọng
- Tâm trạng của Giôn-xi khi nhìn chiếc lá thường xuân
+ Đặt sự sống của mình vào chiếc lá nhỏ bé
+ Tư tưởng buông xuôi, tuyệt vọng, mặc kệ cho sự sống trôi qua
- Tâm trạng Giôn-xi khi thấy chiếc lá cuối cùng
+ Ngạc nhiên vô cùng trước sức sống của chiếc lá nhỏ bé
+ Cô hiểu ra, lấy lại niềm tin và hy vọng vào sự sống
+ Quyết tâm chống lại bệnh tật, sống thật vui vẻ, hạnh phúc và ý nghĩa
3. Kết bài
Đánh giá và rút ra nhận xét

You might also like