You are on page 1of 3

Đề bài 1:

Ta làm con chim hót


Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB
Giáo dục 2005)
Phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ tâm niệm của tác giả: Sống là để cống
hiến cho

Dàn ý:
1/ Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:
– Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của
tác giả, nói
lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ
của mình
để xây dựng đất nước.
– Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường
bệnh trước khi qua đời không lâu.
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập cùng hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc
2/ Thân bài:
– Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi
gắm rất nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những
cành lộc non đâm chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới niềm tin. Nhưng
đi bên cạnh hai từ “mùa xuân” lại
là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị.
– Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp
ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ
trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa
râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng
chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả.
– Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi
người, hòa ca vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước.
– Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh- lão-bệnh-tử.
Ai cũng có lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc”
thì khát khao cống hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng
trong tim tác giả.
– Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của
mình sẽ được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây
dựng vào sự phát triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng.
3/ Kết bài:
– Nêu lên cảm nghĩ của mình về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
– Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác
giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc
xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạ

---------------------------------------------------------------------------------------
Đề 2: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

Dàn ý:

I . Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết
na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để
bảo vệ danh tiết.
I I . Thâ n bà i
1. Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm
- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến
tranh mà
phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm
mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay
chu đáo khi mẹ chồng mất
+ Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng
cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con
nhỏ,phụng dưỡng mẹ già
+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách
phũ phàng
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật,
khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố
kì ảo có thực
2. Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm
- Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến
- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt,
nhân hậu...
- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán nhiều thói xấu trong xã hội
như thói gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới... luôn chà đạp, vùi dập
người phụ nữ
III . Kết bài
- Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện
người con gái Nam Xương khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi
thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn

You might also like